Công nghệlà công cụ đểphát triển kinh tế, xã hội một cách nhanh chóng và
bền vững trong môi trường cạnh tranh quốc tế, điều này đã được các quốc gia trên
thếgiới thừa nhận. Công nghệlạc hậu thường dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu
hao nguyên vật liệu, năng lượng cao, nguy cơgây ô nhiễm môi trường, sản phẩm
khó đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của thịtrường và tính cạnh tranh của sản phẩm
không cao. Công nghệ được coi là yếu tốtác động trực tiếp tới năng suất, chất
lượng sản phẩm và ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sựphát
triển thịnh vượng của quốc gia. Đặc biệt trong nền kinh tếthịtrường, các doanh
nghiệp muốn phát triển bền vững, tạo dựng uy tín và phát triển thương hiệu của
mình thì không thểkhông tiến hành các hoạt động ĐMCN.
Nhà nghiên cứu quản lý nổi tiếng Perter Drucker đã khẳng định “Đổi mới
công nghệ đã trởthành một công cụquan trọng của kinh doanh hiện đại”, điều đó
có nghĩa là ĐMCN đã trởthành yếu tố ưu tiên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định
đến sựthành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tếthịtrường. Tuy nhiên trên thực
tế, để ĐMCN ngoài việc doanh nghiệp phải hiểu rõ được quá trình đổi mới và các
yếu tố ảnh huởng trực tiếp, gián tiếp hay các yếu tốbên trong và bên ngoài ảnh
hưởng tới ĐMCN thì cũng phải thấy được những khó khăn nhất định đểkhắc phục
nhưnguồn vốn đểtiếp nhận công nghệ, cách đánh giá công nghệ, cách lựa chọn
công nghệthích hợp, phương thức chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực cần có
đểphục vụcho quá trình ĐMCN, cũng nhưphải nắm rõ các chính sách, cơchếcủa
Nhà nước trong hoạt động ĐMCN, v.v.
Hiện nay, chính sách nhà nước về ĐMCN của Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng đã khẳng định được nhận thức của Nhà nước và thành phốHà Nội
trong việc thúc đẩy hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp. Hoạt động ĐMCN sở
dĩcó sức lan tỏa rộng; bởi vì, thứnhất xét từgiác độNhà nước trong việc quản lý
ĐMCN sẽgóp phần hạn chếtác động tiêu cực của công nghệtới môi trường và tới
lợi ích của xã hội; thứhai, xét từgiác độdoanh nghiệp sẽgóp phần nâng cao năng
2
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường. Đến nay, hoạt động ĐMCN của
doanh nghiệp nói chung và chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nói riêng đã
được trình bày ởcác khía cạnh, các quan điểm, các đối tượng nghiên cứu, các
trường phái khác nhau bằng những phương pháp nghiên cứu khác nhau thông qua
các công trình nghiên cứu ởtrong và ngoài nước. Các công trình này đã có những
đóng góp thiết thực cảvềlý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn
chưa cung cấp được các thông tin đầy đủvềcác yếu tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh
giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN theo cách tiếp cận
công cụchính sách, đứng trên giác độquản lý nhà nước vềkhoa học và công nghệ
nói chung và ĐMCN nói riêng. Đây là nội dung cần tiếp tục nghiên cứu bổsung để
hoàn thiện hơn. Qua đó, luận án bổsung làm rõ khái niệm ĐMCN phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, từ đó đềxuất các nhóm tiêu chí đánh giá chính
sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Kết luận số234-TB/TW ngày1/4/2009 của BộChính trịvà Nghịquyết số
22/2008/NQ-CP ngày 28/5/2009 của Chính phủ đã xác định nhiệm vụphải tập
trung đẩy nhanh tốc độ ĐMCN trong các ngành kinh tế. Ngày 10/5/2011, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số677/QĐ-TTg vềviệc phê duyệt
“Chương trình ĐMCN Quốc gia đến năm 2020”; theo đó mục tiêu của chương trình
đến năm 2015 thì sốlượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng trung bình
10%/năm và đến năm 2020 sốlượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng trung
bình 15%/năm, trong đó có 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệcao. Thủtướng
cũng đã ban hành quyết định số418/QĐ-TTg, ngày 11/4/2012 phê duyệt “Chiến
lược phát triển khoa học và công nghệgiai đoạn 2011 - 2012”; theo đó ĐMCN là
một yếu tốquan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Nhưvậy, ĐMCN đang là
vấn đề được thực tiễn rất quan tâm
212 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1975 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------*********----------------
NGUYỄN HỮU XUYÊN
CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP
ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)
Mã số: 62.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Quang Tuấn
2. PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà
HÀ NỘI, NĂM 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các thông tin, số liệu, dữ liệu trong luận án có nguồn
gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Hữu Xuyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và
tạo điều kiện thuận lợi của giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quang Tuấn và PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà
về sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy tâm huyết trong suốt quá trình làm luận án.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Khoa học quản lý -
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ và có những góp ý để luận án được
hoàn thành tốt hơn, đặc biệt là sự góp ý chân thành của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc
Huyền và PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà.
Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thuộc Viện Đào tạo sau đại học - Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, hướng
dẫn qui trình thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu.
Xin được cảm ơn tác giả của những công trình nghiên cứu khoa học liên
quan tới luận án, các doanh nghiệp, các chuyên gia đã giúp tôi có những thông tin
cần thiết để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và hoàn thiện luận án.
Cám ơn bố mẹ và gia đình đã động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Hữu Xuyên
iii
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN i
ii
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Vii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP 8
NGHIÊN CỨU VỂ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY
DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1.1. Tổng quan nghiên cứu về chính sách nhà nước nhằm thúc 8
đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 13
1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu 20
1.2. Phương pháp nghiên cứu 21
1.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 21
1.2.2. Quy trình nghiên cứu 22
1.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC 26
NHẰM THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
2.1. Công nghệ và đổi mới công nghệ 26
2.1.1. Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ 26
2.1.2. Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ đối với phát triển 32
kinh tế, xã hội và doanh nghiệp
2.1.3. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp34
2.2. Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới 37
công nghệ
iv
2.2.1. Khái niệm và vai trò của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy 37
doanh nghiệp đổi mới công nghệ
2.2.2. Mục tiêu của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp 41
đổi mới công nghệ
2.2.3. Nguyên tắc của chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh 43
nghiệp đổi mới công nghệ
2.2.4. Các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới 44
công nghệ
2.2.5. Các tiêu chí đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh 51
nghiệp đổi mới công nghệ
2.2.6. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chính sách nhà nước nhằm thúc 56
đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH NHÀ 61
NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
3.1. Kinh nghiệm về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh 61
nghiệp đổi mới công nghệ của một số quốc gia trên thế giới
3.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ 61
3.1.2. Kinh nghiệm của một số nước Châu Âu 63
3.1.3. Kinh nghiệm của một số nước Châu Á 64
3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 77
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÀ 78
NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ
NỘI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
4.1. Tổng quan thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh 78
nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
từ năm 2000 đến 2012
v
4.1.1. Thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam 78
từ năm 2000 đến 2012
4.1.2. Thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa 81
bàn Hà Nội từ năm 2000 đến 2012
4.2. Thực trạng chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh 92
nghiệp đổi mới công nghệ từ năm 2000 đến 2012
4.2.1. Mục tiêu chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiêp đổi 92
mới công nghệ từ năm 2000 đến 2012
4.2.2. Các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiêp trên địa 93
bàn Hà Nội đổi mới công nghệ từ năm 2000 đến 2012
4.3. Đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp 108
đổi mới công nghệ từ năm 2000 đến 2012
4.3.1. Đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên 108
địa bàn Hà Nội đổi mới công nghệ theo các nhóm tiêu chí
4.3.2. Đánh giá ưu, nhược điểm của chính sách nhà nước nhằm thúc 120
đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 126
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC 127
NHẰM THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước đối với việc hoàn thiện chính sách 127
nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ
5.1.1. Bối cảnh quốc tế 127
5.1.2. Bối cảnh trong nước 128
5.2. Quan điểm của Nhà nước nhằm hoàn thiện chính sách thúc 129
đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ đến năm 2020
5.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy 131
doanh nghiệp đổi mới công nghệ
5.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường thể chế nhằm thúc đẩy 131
doanh nghiệp đổi mới công nghệ
vi
5.3.2. Nhóm giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới 135
công nghệ
5.3.3. Nhóm giải pháp về đào tạo, thông tin, tuyên truyền nhằm thúc 143
đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ
5.3.4. Các giải pháp khác 145
5.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp 146
5.4.1. Đối với Nhà nước 146
5.4.2. Đối với doanh nghiệp 148
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 149
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 152
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC 164
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APCTT : Trung tâm Chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái Bình Dương
CGCN : Chuyển giao công nghệ
CIEM : Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
CN : Công nghệ
CTG : Các tác giả
CSNN : Chính sách nhà nước
ĐMCN : Đổi mới công nghệ
DN : Doanh nghiệp
ĐHKTQD : Đại học Kinh tế Quốc dân
ESCAP : Uỷ ban kinh tế và xã hội khu vực Châu á Thái Bình Dương
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT : Giá trị gia tăng
GSO : Tổng cục thống kế
HASMEA : Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội
KH&CN : Khoa học và công nghệ
NISTPASS : Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
QLNN : Quản lý nhà nước
R&D : Nghiên cứu và triển khai
VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
UNDP : Chương trình phát triển Liên hợp quốc
WEF : Diễn đàn kinh tế thế giới
viii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 4.1: Thực trạng tiến hành các hoạt động đầu tư ĐMCN của các doanh 84
nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Bảng 4.2: Lý do ĐMCN của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 88
Bảng 4.3: Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 89
Bảng 4.4: Đánh giá của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về việc ban hành 94
các chính sách liên quan tới ĐMCN
Bảng 4.5: Đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về bộ máy 97
QLNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN
Bảng 4.6: So sánh lợi ích giữa các hình thức ưu đãi của chính sách kinh tế 104
Bảng 4.7: Khả năng nhận biết chính sách của các doanh nghiệp trên địa bàn 109
Hà Nội khi chính sách ĐMCN ban hành
Bảng 4.8: Mức độ nhận biết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về 109
nội dung chính sách liên quan tới ĐMCN
Bảng 4.9: Nhận thức của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về mức độ cần 112
thiết phải tiến hành các hoạt động ĐMCN
Bảng 4.10: Đánh giá của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về các qui định 116
để được hưởng ưu đãi
HÌNH VẼ
Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu về chính sách nhà nước nhằm thúc 21
đẩy doanh nghiệp ĐMCN
Hình 1.2: Quy trình nghiên cứu về CSNN nhằm thúc đẩy DN ĐMCN 22
Hình 2.1: Các thành phần cấu thành công nghệ 29
Hình 2.2: Các hoạt động đổi mới công nghệ 31
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa hệ thống công nghệ với hệ thống KT-XH 33
Hình 2.4: Nội dung phân tích CSNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN 38
Hình 2.5: Các yếu tố của một chính sách theo cách tiếp cận khung logic 39
ix
Hình 2.6: Cây mục tiêu CSNN nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN 41
Hình 4.1: Các hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp Việt Nam 80
Hình 4.2: Trình độ công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội 83
Hình 4.3: Tỷ lệ đầu tư ĐMCN/doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn 85
Hà Nội
Hình 4.4: Nhu cầu hiện tại của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đối 87
với các hoạt động ĐMCN
Hình 4.5: Mức độ khó khăn về vốn và huy động vốn cho ĐMCN của các 91
doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Hình 4.6: Đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về chính 95
sách nhà nước buộc doanh nghiệp phải tiến hành ĐMCN
Hình 4.7: Mức độ nhận biết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về 110
nội dung ưu đãi thuế cho ĐMCN
Hình 4.8: Mức độ nhận biết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về 110
nội dung ưu đãi tín dụng cho ĐMCN
Hình 4.9: Mức độ nhận biết của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về 111
nội dung hỗ trợ trực tiếp cho ĐMCN
Hình 4.10: Hiệu lực chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa bàn Hà 113
Nội ĐMCN
Hình 4.11: Hiệu quả của chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên địa 115
bàn Hà Nội ĐMCN
Hình 4.12: Tính phù hợp của chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên 116
địa bàn Hà Nội ĐMCN
Hình 4.13: Đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội về qui định 117
đăng ký để được hưởng ưu đãi
Hình 4.14: Tính bền vững của chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp trên 119
địa bàn Hà Nội ĐMCN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Công nghệ là công cụ để phát triển kinh tế, xã hội một cách nhanh chóng và
bền vững trong môi trường cạnh tranh quốc tế, điều này đã được các quốc gia trên
thế giới thừa nhận. Công nghệ lạc hậu thường dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu
hao nguyên vật liệu, năng lượng cao, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm
khó đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm
không cao. Công nghệ được coi là yếu tố tác động trực tiếp tới năng suất, chất
lượng sản phẩm và ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sự phát
triển thịnh vượng của quốc gia. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp muốn phát triển bền vững, tạo dựng uy tín và phát triển thương hiệu của
mình thì không thể không tiến hành các hoạt động ĐMCN.
Nhà nghiên cứu quản lý nổi tiếng Perter Drucker đã khẳng định “Đổi mới
công nghệ đã trở thành một công cụ quan trọng của kinh doanh hiện đại”, điều đó
có nghĩa là ĐMCN đã trở thành yếu tố ưu tiên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định
đến sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trên thực
tế, để ĐMCN ngoài việc doanh nghiệp phải hiểu rõ được quá trình đổi mới và các
yếu tố ảnh huởng trực tiếp, gián tiếp hay các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh
hưởng tới ĐMCN thì cũng phải thấy được những khó khăn nhất định để khắc phục
như nguồn vốn để tiếp nhận công nghệ, cách đánh giá công nghệ, cách lựa chọn
công nghệ thích hợp, phương thức chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực cần có
để phục vụ cho quá trình ĐMCN, cũng như phải nắm rõ các chính sách, cơ chế của
Nhà nước trong hoạt động ĐMCN, v.v.
Hiện nay, chính sách nhà nước về ĐMCN của Việt Nam nói chung và Hà
Nội nói riêng đã khẳng định được nhận thức của Nhà nước và thành phố Hà Nội
trong việc thúc đẩy hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp. Hoạt động ĐMCN sở
dĩ có sức lan tỏa rộng; bởi vì, thứ nhất xét từ giác độ Nhà nước trong việc quản lý
ĐMCN sẽ góp phần hạn chế tác động tiêu cực của công nghệ tới môi trường và tới
lợi ích của xã hội; thứ hai, xét từ giác độ doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng
2
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đến nay, hoạt động ĐMCN của
doanh nghiệp nói chung và chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nói riêng đã
được trình bày ở các khía cạnh, các quan điểm, các đối tượng nghiên cứu, các
trường phái khác nhau bằng những phương pháp nghiên cứu khác nhau thông qua
các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Các công trình này đã có những
đóng góp thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn
chưa cung cấp được các thông tin đầy đủ về các yếu tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh
giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN theo cách tiếp cận
công cụ chính sách, đứng trên giác độ quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
nói chung và ĐMCN nói riêng. Đây là nội dung cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung để
hoàn thiện hơn. Qua đó, luận án bổ sung làm rõ khái niệm ĐMCN phù hợp với điều
kiện và hoàn cảnh của Việt Nam, từ đó đề xuất các nhóm tiêu chí đánh giá chính
sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Kết luận số 234-TB/TW ngày 1/4/2009 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số
22/2008/NQ-CP ngày 28/5/2009 của Chính phủ đã xác định nhiệm vụ phải tập
trung đẩy nhanh tốc độ ĐMCN trong các ngành kinh tế.. Ngày 10/5/2011, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 677/QĐ-TTg về việc phê duyệt
“Chương trình ĐMCN Quốc gia đến năm 2020”; theo đó mục tiêu của chương trình
đến năm 2015 thì số lượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng trung bình
10%/năm và đến năm 2020 số lượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng trung
bình 15%/năm, trong đó có 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thủ tướng
cũng đã ban hành quyết định số 418/QĐ-TTg, ngày 11/4/2012 phê duyệt “Chiến
lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2012”; theo đó ĐMCN là
một yếu tố quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Như vậy, ĐMCN đang là
vấn đề được thực tiễn rất quan tâm.
Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, là vùng kinh tế trọng điểm, là trung tâm đầu
não về chính trị, văn hoá, giáo dục của cả nước, đồng thời có tiềm năng phát triển
về kinh tế, xã hội, công nghệ trong tương lai. Luận án lựa chọn các doanh nghiệp
trên địa bàn Hà Nội nhằm ba mục đích: (i) phù hợp với khả năng tiến hành khảo sát
3
thực địa của nghiên cứu sinh, (ii) đảm bảo được tính đại diện của mẫu khảo sát và
(iii) đóng góp phần nhỏ trong việc phân tích, hoàn thiện chính sách nhà nước nhằm
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN trong thời gian vừa qua, từ đó đưa ra các kiến nghị
về chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nói chung và các doanh nghiệp
trên địa bàn Hà Nội ĐMCN nói riêng.
Vì những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Chính sách nhà nước
nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ: nghiên cứu trường hợp các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới luận án1
Qua quá trình tìm hiểu của nghiên cứu sinh, đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu liên quan tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, chính sách ĐMCN,
chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN ở ngoài nước và trong nước. Mỗi công
trình nghiên cứu đều có đóng góp tích cực ở các giác độ tiếp cận khác nhau cả về
mặt lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh phát hiện được
khoảng trống trong hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp, chính sách thúc đẩy
ĐMCN nhằm gợi mở và phục vụ cho quá trình nghiên cứu của luận án.
3. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu nghiên cứu của luận án: (i) xây dựng khung lý thuyết về chính sách
nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN trên cơ sở kế thừa và phát triển các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của
một số quốc gia trên thế giới về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN; (ii) phân tích thực trạng ĐMCN, đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc
đẩy doanh nghiệp ĐMCN giai đoạn 2000 đến 2012 (nghiên cứu trường hợp các
doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội); (iii) đề xuất một số nhóm giải pháp hoàn thiện
chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ trả lời các câu hỏi sau:
- Đổi mới công nghệ là gì? Hành vi của doanh nghiệp trong việc ra quyết
định ĐMCN phụ thuộc vào những yếu tố nào?
1 Phần này được trình bày chi tiết trong Chương 1, mục 1.1
4
- Chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ cần
được hiểu như thế nào và nó bao gồm những loại chính sách nào?
- Kể từ khi Luật KH&CN được ban hành (2000), chính sách nhà nước về
ĐMCN đã có tác động như thế nào tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp (nghiên
cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội)?
- Việc ban hành, thực thi chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN bị chi phối bởi những yếu tố nào?
- Nhà nước cần làm gì, thứ tự ưu tiên ra sao để hoàn thiện chính sách nhằm
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN?
Từ những mục tiêu thể hiện ở các câu hỏi nêu trên, luận án phải thực hiện
được các nhiệm vụ, nội dung sau:
- Thứ nhất, luận án nghiên cứu tổng quan các đề tài, công trình nghiên cứu
liên quan tới chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN ở ngoài
nước và trong nước dựa trên các giác độ tiếp cận khác nhau.
- Thứ hai, luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách nhà nước nhằm
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
- Thứ ba, thông qua kinh nghiệm về chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy
doanh nghiệp ĐMCN của một số quốc gia trên thế giới, Luận án rút ra một số bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Thứ tư, luận án phân tích thực trạng ĐMCN của các doanh nghiệp nói
chung và các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nói riêng, từ đó chỉ ra những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân làm hạn chế hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp
trên địa bàn Hà Nội.
- Thứ năm, luận án đánh giá các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh
nghiệp ĐMCN, từ đó chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân làm hạn
chế tác động của chính sách nhà nước đối với hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp.
- Thứ sáu, luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách nhà nước
nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn
Hà Nội nói riêng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.
5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp
và các chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu, đánh giá chính sách nhà nước nhằm
thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN (bao gồm các chính sách của Trung ương và của địa
phương ban hành). Đối tượng thụ hưởng chính sách là các doanh nghiệp thực hiện
hoạt động ĐMCN, trong đó chú trọng nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hơn nữa, luận án đánh giá chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN trên cơ sở nhận thức, đánh giá, phản hồi của doanh nghiệp về các chính
sách chung do Nhà nước đã ban hành; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội
dung chính sách nhà nước nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
Phạm vi không gian: Luận án thu thập số liệu thứ cấp về thực trạng ĐMCN
của các doanh nghiệp trên toàn quốc; tuy nhiên luận án giới hạn việc điều tra khảo
sát đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các hoạt động ĐMCN để tạo ra