Việt Nam được biết đến là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền
thống gắn liều với lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc. Các LNTT hình thành, tồn tại
và trải qua nhiều thăng trầm và phát triển cho đến nay. LNTT đã chứng tỏ được sức
sống bền bỉ của mình góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa của cha ông chúng ta để lại
và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta
đều quan tâm đến sự phát triển của các LNTT. Bên cạnh đó, phát triển LNTT là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới”, góp phần đem lại bộ mặt mới cho khu vực nông thôn, giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo
việc làm ổn định giảm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữ vững trật tự an
ninh xã hội, hạn chế di dân tự do và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Việc bảo tồn và phát triển nghề, LNTT có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã
hội ở nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, trong nhiều
năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành các chủ trương, chính sách về
khuyến khích phát triển và bảo tồn LNTT. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 52/NĐ/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn để định
hướng các cơ quan quản lý nhà nước triển khai quản lý PTBV làng nghề truyền thống
[28]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 2636/QĐ-BNN-
CB ngày 31/10/2011 phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển LNTT đến năm
2020 [10], gần nhất là Quyết định 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 phê duyệt Chương
trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 [95].
195 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống từ thực tiễn vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------
TRẦN KIM BÁ
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI - 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
---------------------
TRẦN KIM BÁ
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Ngành: Chính sách công
Mã số: 934.04.02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Vũ Trọng Bình
2. TS. Hoàng Vũ Quang
HÀ NỘI - 2023
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Chính sách phát triển bền vững làng nghề
truyền thống từ thực tiễn Vùng Đồng bằng sông Hồng” là công trình nghiên cứu
khoa học độc lập của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu trong luận án là kết quả
nghiên cứu do tôi thực hiện, có kế thừa và trích dẫn đầy đủ kết quả nghiên cứu của
các tác giả đã công bố. Số liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án
Trần Kim Bá
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 5
5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................... 10
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 10
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ......................................................................................................... 11
1.1. Nhóm các công trình khoa học đã công bố liên quan đến phát triển bền
vững .................................................................................................................. 11
1.2. Nhóm các công trình khoa học đã công bố liên quan đến chính sách công
và đánh giá chính sách công ............................................................................. 13
1.3. Nhóm các công trình khoa học đã công bố liên quan đến làng nghề truyền
thống ................................................................................................................. 16
1.4. Nhóm các công trình khoa học đã công bố liên quan đến chính sách phát
triển bền vững làng nghề truyền thống ............................................................. 17
1.5. Khoảng trống và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu .......................................... 22
1.5.1. Đánh giá chung về các công trình đã công bố ................................................ 22
1.5.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu .................................................................. 23
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 24
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ............................ 25
2.1. Một số khái niệm ................................................................................................ 25
2.1.1. Làng nghề và làng nghề truyền thống ............................................................. 25
2.1.2. Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh ........................................................ 28
2.1.3. Chính sách và chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống .......... 31
v
2.2. Các đặc điểm phát triển bền vững làng nghề truyền thống gắn với đặc thù vùng .... 33
2.2.1. Đặc điểm phát triển bền vững làng nghề truyền thống gắn với đặc thù
vùng về kinh tế ................................................................................................. 34
2.2.2. Đặc điểm phát triển bền vững làng nghề truyền thống gắn với đặc thù
vùng về xã hội .................................................................................................. 36
2.3. Mục tiêu, vai trò và nội dung của chính sách phát triển bền vững làng nghề
truyền thống ...................................................................................................... 39
2.3.1. Mục tiêu của chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống ........... 39
2.3.2. Vai trò của chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống ............... 40
2.3.3. Nội dung chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống ................. 42
2.3.4. Chủ thể chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống .................... 46
2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền
thống ................................................................................................................. 47
2.4. Kinh nghiệm và bài học rút ra về chính sách phát triển bền vững làng nghề
truyền thống tại một số vùng, một số địa phương của nước ta ........................ 51
2.4.1. Kinh nghiệm về chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống
tại Vùng Đông Nam bộ .................................................................................... 51
2.4.2. Kinh nghiệm về chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống
tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................ 54
2.4.3. Bài học rút ra cho Vùng Đồng bằng sông Hồng về chính sách phát triển
bền vững làng nghề truyền thống ..................................................................... 56
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 57
Chương 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG .............................................................................................................. 58
3.1. Khái quát về làng nghề truyền thống ở Vùng Đồng bằng sông Hồng ............... 58
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Vùng Đồng bằng sông Hồng .................. 58
3.1.2. Kết quả phát triển làng nghề truyền thống ở Vùng Đồng bằng sông Hồng .... 60
3.1.3. Một số thách thức trong phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở
Vùng Đồng bằng sông Hồng ............................................................................ 62
vi
3.2. Thực trạng về chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở
Vùng Đồng bằng sông Hồng ............................................................................ 65
3.2.1. Phân tích thực trạng nội dung các chính sách phát triển bền vững làng
nghề truyền thống ở Vùng Đồng bằng sông Hồng ........................................... 65
3.2.2. Thực trạng hoạt động của các chủ thể trong triển khai thực hiện chính
sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở Vùng Đồng bằng sông
Hồng ................................................................................................................. 98
3.2.3. Kết quả thực hiện mục tiêu của chính sách phát triển bền vững làng nghề
truyền thống ở Vùng Đồng bằng sông Hồng ................................................. 101
3.3. Đánh giá chung về thực trạng chính sách phát triển bền vững làng nghề
truyền thống ở Vùng Đồng bằng sông Hồng ................................................. 106
3.3.1. Những ưu điểm .............................................................................................. 106
3.3.2. Những hạn chế .............................................................................................. 108
3.3.3. Nguyên nhân ................................................................................................. 113
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 115
Chương 4. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÀNG
NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỪ THỰC TIỄN VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG................................................................................................ 116
4.1. Bối cảnh mới trong phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở Vùng
Đồng bằng sông Hồng .................................................................................... 116
4.1.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và hiện thực hóa các cam kết ................ 116
4.1.2. Sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng và nhu cầu của thị trường đối với
sản phẩm làng nghề truyền thống ................................................................... 116
4.1.3. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và yêu cầu ứng dụng
thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất của làng nghề
truyền thống .................................................................................................... 117
4.1.4. Chủ trương đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới ....................................................................................... 118
vii
4.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện chính sách phát triển bền vững làng
nghề truyền thống ........................................................................................... 118
4.2.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền
thống ở Vùng Đồng bằng sông Hồng ............................................................. 118
4.2.2. Định hướng hoàn thiện chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền
thống ở Vùng Đồng bằng sông Hồng ............................................................. 121
4.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống
ở Vùng Đồng bằng sông Hồng ....................................................................... 122
4.3.1. Hoàn thiện các nội dung chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền
thống ở Vùng Đồng bằng sông Hồng ............................................................. 122
4.3.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển bền
vững làng nghề truyền thống ở Vùng Đồng bằng sông Hồng ........................ 133
4.3.3. Tăng cường sự tham gia và phối hợp của các chủ thể trong tổ chức thực hiện
chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở Vùng Đồng bằng
sông Hồng ....................................................................................................... 135
4.3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách phát triển
bền vững làng nghề truyền thống ở Vùng Đồng bằng sông Hồng ................. 138
Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 140
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 141
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 143
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 156
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCN Cụm công nghiệp
CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
KCN Khu công nghiệp
KT-XH Kinh tế - xã hội
LNTT Làng nghề truyền thống
PTBV Phát triển bền vững
UBND Ủy ban nhân dân
ix
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1. Số LNTT vùng ĐBSH tính đến năm 2020 .................................................... 60
Bảng 3.2. Cơ cấu LNTT theo nhóm ngành nghề tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ..... 61
Bảng 3.3. Kết quả lấy ý kiến về chính sách quy hoạch phát triển LNTT ở Vùng
ĐBSH ............................................................................................................................. 67
Bảng 3.4. Tổng hợp nguồn cung cấp nguyên liệu LNTT ở Vùng ĐBSH ..................... 72
Bảng 3.5. Kết quả lấy ý kiến về chính sách phát triển vùng nguyên liệu cho LNTT ở
Vùng ĐBSH ................................................................................................................... 72
Bảng 3.6. Kết quả lấy ý kiến về chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng trong phát triển
LNTT .............................................................................................................................. 75
Bảng 3.7. Kết quả lấy ý kiến về chính sách vốn, tín dụng trong phát triển LNTT ....... 77
Bảng 3.8. Thị trường tiêu thụ của các cơ sở công nghiệp LNTT Hà Nội năm 2020 .... 80
Bảng 3.9. Thị trường xuất khẩu của một số mặt hàng chính, năm 2020 ....................... 80
Bảng 3.10. Kết quả lấy ý kiến về chính sách xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản
phẩm cho các LNTT ....................................................................................................... 81
Bảng 3.11. Số hộ và lao động tham gia sản xuất LNTT năm 2020 ............................... 83
Bảng 3.12. Kết quả đào tạo nghề nông thôn ở Vùng ĐBSH giai đoạn 2016 - 2020 ..... 83
Bảng 3.13. Kết quả lấy ý kiến về chính sách đào tạo nghề trong PTBV LNTT ........... 85
Bảng 3.14. Tình hình LNTT có nguy cơ mai một ở Vùng ĐBSH so với các Vùng
khác ................................................................................................................................ 89
Bảng 3.15. Kết quả lấy ý kiến về chính sách bảo tồn và phát triển LNTT ........................ 91
Bảng 3.16. So sánh một số chỉ tiêu khi sử dụng lò hộp và lò gas ở Bát Tràng năm
2020 ................................................................................................................................ 94
Bảng 3.17. Công nghệ sử dụng tại một số LNTT tỉnh Bắc Ninh 2020 ......................... 94
Bảng 3.18. Kết quả lấy ý kiến về chính sách khoa học - công nghệ trong hỗ trợ
PTBV LNTT .................................................................................................................. 95
Bảng 3.19. Kết quả lấy ý kiến về chính sách bảo vệ môi trường tại các LNTT ........... 97
Bảng 3.20. Kết quả lấy ý kiến về hiệu quả tham gia của các bên liên quan trong
triển khai thực hiện chính sách PTBV LNTT .............................................................. 100
Bảng 3.21. Kết quả lấy ý kiến về mục tiêu của chính sách PTBV LNTT ở Vùng
ĐBSH ........................................................................................................................... 101
Bảng 3.22. Kết quả thực hiện mục tiêu của chính sách PTBV LNTT về kinh tế ở
Vùng ĐBSH ................................................................................................................. 103
x
Bảng 3.23. Kết quả thực hiện mục tiêu của chính sách PTBV LNTT về xã hội ở
Vùng ĐBSH ................................................................................................................. 104
Bảng 3.24. Kết quả thực hiện mục tiêu của chính sách PTBV LNTT về môi trường
ở Vùng ĐBSH .............................................................................................................. 105
Bảng 4.1. Dự báo thị trường xuất khẩu chính của các nhóm ngành hàng .........................
Bảng 4.2. Số lượng LNTT gắn với du lịch đến năm 2030 .......................................... 130
Sơ đồ 1. Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp ..................................................................... 5
Sơ đồ 2. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp ...................................................................... 6
Sơ đồ 3. Khung phân tích luận án .................................................................................... 8
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được biết đến là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền
thống gắn liều với lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc. Các LNTT hình thành, tồn tại
và trải qua nhiều thăng trầm và phát triển cho đến nay. LNTT đã chứng tỏ được sức
sống bền bỉ của mình góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa của cha ông chúng ta để lại
và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta
đều quan tâm đến sự phát triển của các LNTT. Bên cạnh đó, phát triển LNTT là một
trong những nhiệm vụ quan trọng của “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới”, góp phần đem lại bộ mặt mới cho khu vực nông thôn, giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo
việc làm ổn định giảm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữ vững trật tự an
ninh xã hội, hạn chế di dân tự do và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Việc bảo tồn và phát triển nghề, LNTT có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã
hội ở nông thôn theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, trong nhiều
năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành các chủ trương, chính sách về
khuyến khích phát triển và bảo tồn LNTT. Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 52/NĐ/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn để định
hướng các cơ quan quản lý nhà nước triển khai quản lý PTBV làng nghề truyền thống
[28]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 2636/QĐ-BNN-
CB ngày 31/10/2011 phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển LNTT đến năm
2020 [10], gần nhất là Quyết định 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 phê duyệt Chương
trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 [95].
Tuy nhiên, việc phát triển các LNTT cũng gặp không ít khó khăn, trong đó,
thị trường tiêu thụ là khó khăn lớn nhất hiện nay. Bởi lẽ, sản phẩm của LNTT có giá
thành cao, mẫu mã sản phẩm chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu người tiêu dùng
cả trong và ngoài nước. Đây là một thực tế khiến cho hàng Việt Nam truyền thống
chưa đến nhiều với những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như: Anh, Mỹ,
Pháp và Đức... Hầu hết các LNTT hiện nay vẫn phát triển manh mún, nhỏ lẻ, khó
cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện đại từ
các nước trong khu vực. Đặc biệt, việc đăng ký thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng
2
sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư, hỗ trợ. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, dạy
nghề truyền thống chưa phát huy hiệu quả tại các LNTT; các mô hình đào tạo nghề
chưa thu hút được đông đảo lao động nông thôn tham gia, chất lượng đào tạo còn
hạn chế và thiếu tính bền vững. Điều này làm hạn chế sự phát triển của LNTT.
Ngoài ra, năng lực nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong các
LNTT còn thấp, chưa có đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiên cứu, sáng tác mẫu mã
mới cho sản phẩm thủ công. Mặt khác, vấn đề ô nhiễm môi trường LNTT cũng còn
nhiều bất cập khi hệ thống xử lý thải tại các LNTT chưa được đầu tư hoặc đầu tư
chưa bài bản khiến những hệ quả về môi trường trong phát triển LNTT ngày càng
biểu hiện rõ rệt. Vì vậy, phát triển triển bền vững LNTT một cách hài hòa trên ba
mặt kinh tế, xã hội và môi trường sẽ là hướng đi hiệu quả giúp các LNTT phát triển
ổn định và làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Vùng ĐBSH bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cửa ngõ ở
phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực
kinh tế phát triển năng đông là Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Vùng ĐBSH có dân cư
đông đúc với khoảng 20 triệu người chiếm khoảng 22% tổng dân số trong cả nước. Nói
đến vùng ĐBSH không thể không nói đến các LNTT có lịch sử hình thành và phát triển
hàng trăm năm, như: G