Đề tài luận án được lựa chọn nghiên cứu xuất phát từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về đổi mới
giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế quốc tế như hiện nay,
Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về nguồn nhân lực, cần nhiều hơn nữa
nguồn nhân lực chất lượng cao, kỹ năng chuyên môn tốt đáp ứng được yêu cầu của
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày
04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới giáo
dục, đào tạo, trong đó, định hướng về đổi mới giáo dục nghề nghiệp, xác định một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nghề nghiệp là tập trung đào tạo nhân lực có kiến
thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với
nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực
hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động
trong nước và quốc tế [4].
Luật Giáo dục Nghề nghiệp năm 2014 ra đời đã tạo ra cơ hội cho các trường cao
đẳng phát triển đảm đương nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, nghề, với
nhiều cấp độ, trình độ, kỹ năng, tay nghề. Trong đó, đã điều chỉnh các trường cao đẳng
từ hệ thống giáo dục đại học sang hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Nghị quyết số
76/NQ-CP ngày 03/9/2016 của Chính phủ đã thống nhất giao Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, từ ngày
01/01/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chính thức tiếp nhận chuyển
giao công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, tiếp nhận toàn bộ trường
trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng từ Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Đây là bước
chuyển biến căn bản, toàn diện trong giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục nghề
nghiệp nói riêng, phấn đấu mục tiêu chiến lược “đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình
độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong
khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Phổ cập nghề cho người lao động, góp phần
thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc,
đảm bảo an sinh xã hội” [17].
Thứ hai, xuất phát từ vai trò và thực tiễn đội ngũ giảng viên trong các trường
cao đẳng công lập hiện nay
Đội ngũ giảng viên có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, quyết định việc đảm bảo
chất lượng giáo dục của hệ thống các trường đại học, cao đẳng là nhân tố quyết định
chất lượng, hiệu quả giáo dục. Chất lượng đội ngũ giảng viên không chỉ thể hiện ở
trình độ chuyên môn và năng lực giảng dạy, ngoại ngữ, tin học, không chỉ đào tạo
ngành, nghề mà còn ở khả năng giáo dục nhân cách cho người học. Giảng viên phải
đáp ứng những chuẩn mực cao về xã hội và đạo đức, là tấm gương mẫu mực cho sinh
viên học tập, noi theo.
Đề án về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006
- 2020 đã nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo đối với sự nghiệp
giáo dục đào tạo: “Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ
về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn
cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến” [14].
Các trường cao đẳng công lập, là chủ thể quan trọng trong việc đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
theo nhu cầu của thị trường lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế. Trong khi các trường cao đẳng nói chung và trường cao đẳng
công lập nói riêng hiện nay đang đứng trước những khó khăn về phân cấp quản lý, cơ
chế quản lý, mô hình hoạt động, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra
và điều kiện đảm bảo chất lượng đối với giáo dục nghề nghiệp trong thời kỳ đổi mới
giáo dục đào tạo. Khó khăn lớn nhất là những hạn chế về quy mô, cơ cấu, chất lượng
đội ngũ giảng viên, trong đó có bất cập về trình độ theo chuẩn chức danh nghề nghiệp
và năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên, cùng với những hạn chế về kỹ năng, năng
lực thực tiễn nghề nghiệp trước yêu cầu đổi mới giáo dục nghề nghiệp. Tình trạng đó
dẫn đến trong hệ thống các trường cao đẳng công lập, vẫn còn tình trạng đội ngũ giảng
viên vừa thiếu lại vừa thừa, “thừa thầy” (thừa nhân lực thuộc loại hình đào tạo theo
hướng nghiên cứu, lý thuyết hàn lâm), “thiếu thợ” (thiếu đội ngũ nhân lực được đào
tạo theo hướng phát triển kỹ năng, năng lực ứng dụng, thực hành nghề nghiệp), ảnh
hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục nghề nghiệp của các trường cao đẳng công
lập. Vì vậy, việc phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo
này càng trở nên cấp bách.
Thứ ba, xuất phát từ vai trò và thực tiễn chính sách phát triển đội ngũ giảng viên
trong các trường cao đẳng công lập ở Việt Nam hiện nay
Chính sách đối với đội ngũ giảng viên là một trong những công cụ chủ yếu của
quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, là yếu tố quan trọng hàng đầu và có vai trò
quyết định đối với sự phát triển đội ngũ giảng viên, góp phần phát triển các trường đại
học, cao đẳng. Một hệ thống chính sách phù hợp, đồng bộ sẽ có tác động thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển đội ngũ giảng viên, góp phần quyết định nâng cao chất lượng
công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và ngược lại.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều cơ chế, chính
sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng để tạo điều kiện, môi
trường pháp lý thuận lợi cho việc tổ chức, thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo
dục, đào tạo, góp phần quan trọng vào việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao,
tăng quy mô, chất lượng, cơ cấu, tỷ lệ đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân, những chính sách này vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đội ngũ giảng
viên các trường cao đẳng nói chung và trường cao đẳng công lập nói riêng trong tình
hình mới. Thực tế, chính sách chưa đủ mạnh để đội ngũ giảng viên yên tâm cống hiến,
chưa tạo thành động lực mạnh mẽ để thu hút giảng viên nước ngoài, các nhà doanh
nghiệp thành đạt có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về làm công tác giảng dạy, đồng thời
chưa đủ sức “răn đe”, sàng lọc, chấm dứt hợp đồng đối với giảng viên không đủ trình
độ, năng lực và phẩm chất.
224 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng công lập ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ THÚY NGA
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
LÊ THỊ THÚY NGA
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ
2. PGS.TS. HÀ THẾ TRUYỀN
HÀ NỘI - 2023
CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trong
các trường cao đẳng công lập ở Việt Nam”, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo
điều kiện của tập thể Lãnh đạo, các nhà khoa học, các Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy,
các cán bộ, chuyên viên, giảng viên Khoa Quản lý Nhà nước về xã hội, Ban Quản lý
đào tạo Sau đại học và các khoa, phòng, ban chức năng Học viện Hành chính Quốc
gia. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Nguyễn Thị Thu Hà,
PGS.TS.Hà Thế Truyền là Thầy, Cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để
em hoàn thành luận án này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể Lãnh đạo, bạn bè, đồng
nghiệp Học viện Quản lý giáo dục - nơi em đang công tác, đã hết sức tạo điều kiện hỗ
trợ giúp đỡ.
Xin cảm ơn gia đình và con gái bé nhỏ đã luôn bên cạnh động viên, khích lệ
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án.
Vì còn những hạn chế về năng lực, kinh nghiệm nghiên cứu, luận án không
tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của các nhà
khoa học, Thầy, Cô và bạn đọc.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Lê Thị Thúy Nga
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận án với đề tài “Chính sách phát triển đội ngũ
giảng viên trong các trường cao đẳng công lập ở Việt Nam” là công trình
nghiên cứu độc lập do nghiên cứu sinh thực hiện, các số liệu và tài liệu tham
khảo có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng, các kết quả được trình bày trong luận án là
trung thực, khách quan và chưa từng được công bố bất kì một nơi nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Lê Thị Thúy Nga
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 4
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 8
6. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 8
7. Ý nghĩa của luận án ................................................................................................. 9
8. Cấu trúc của luận án .............................................................................................. 10
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................. 11
1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước liên quan đến đề tài luận
án ............................................................................................................................... 11
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đội ngũ giảng viên trong các trường cao
đẳng ..................................................................................................................... 11
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chính sách và chính sách công .................. 17
1.1.3.Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển đội ngũ giảng viên ... 19
1.2. Nhận xét về kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho
luận án tiếp tục nghiên cứu ....................................................................................... 28
1.2.1. Nhận xét về kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu ............................... 28
1.2.2. Các vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .............................................. 31
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................ 32
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP ................ 34
2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài luận án................................................... 34
2.1.1. Trường cao đẳng công lập ......................................................................... 34
2.1.2. Đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công lập .......................................... 36
2.1.3. Phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công lập .......................... 39
2.1.4. Chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công lập ........ 41
2.2. Vai trò của chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công
lập ........................................................................................................................ 46
2.3. Nội dung chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công
lập .............................................................................................................................. 49
2.3.1. Chính sách tuyển dụng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công lập ..... 50
2.3.2. Chính sách sử dụng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công lập .......... 51
2.3.3. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công
lập ........................................................................................................................ 53
2.3.4. Chính sách tạo động lực đối với đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công
lập ........................................................................................................................ 54
2.4. Các yếu tố tác động đến chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trường cao
đẳng công lập ............................................................................................................ 57
2.4.1. Điều kiện kinh tế, xã hội ........................................................................... 57
2.4.2. Năng lực của đội ngũ hoạch định và thực thi chính sách ......................... 58
2.4.3. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất ............................................... 60
2.4.4. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ..................................................... 60
2.4.5. Sự phát triển của khoa học và công nghệ .................................................. 61
2.4.6. Sự phối hợp trong hoạch định và thực thi chính sách ............................... 62
2.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam về chính sách phát
triển đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng công lập ................................... 62
2.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách phát triển đội ngũ giảng
viên trong các trường cao đẳng công lập ............................................................ 62
2.5.2. Bài học cho Việt Nam về chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các
trường cao đẳng công lập .................................................................................... 68
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 70
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG
VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ... 71
3.1. Thực trạng về đội ngũ giảng viên trong các trường cao đẳng công lập ở Việt
Nam ........................................................................................................................... 71
3.1.1. Hệ thống các trường cao đẳng công lập ở Việt Nam ................................ 71
3.1.2. Số lượng đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng công lập ................ 71
3.1.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên tại các trường cao đẳng công lập ................... 72
3.1.4. Chất lượng đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng công lập .................. 74
3.2. Phân tích thực trạng chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường
cao đẳng công lập ở Việt Nam .................................................................................. 82
3.2.1. Thực trạng chính sách tuyển dụng đội ngũ giảng viên trong các trường cao
đẳng công lập ở Việt Nam ................................................................................... 83
3.2.2. Thực trạng chính sách sử dụng đội ngũ giảng viên trong các trường cao
đẳng công lập ở Việt Nam ................................................................................... 89
3.2.3. Thực trạng chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trong các
trường cao đẳng công lập ở Việt Nam ................................................................ 91
3.2.4. Thực trạng chính sách tạo động lực đối với đội ngũ giảng viên trong các
trường cao đẳng công lập ở Việt Nam ................................................................ 94
3.3. Đánh giá thực trạng chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường
cao đẳng công lập ở Việt Nam ................................................................................ 106
3.3.1. Kết quả đạt được của chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trong các
trường cao đẳng công lập .................................................................................. 106
3.3.2. Hạn chế của chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường cao
đẳng công lập..................................................................................................... 110
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế của chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trong
các trường cao đẳng công lập ............................................................................ 117
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 120
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG CAO
ĐẲNG CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM .................................................................. 122
4.1. Định hướng về phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công lập ......... 122
4.1.1. Định hướng về giáo dục nghề nghiệp ..................................................... 122
4.1.2. Định hướng về phát triển các trường cao đẳng ....................................... 125
4.1.3. Định hướng về phát triển đội ngũ giảng viên ......................................... 126
4.1.4. Định hướng về phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng công lập
........................................................................................................................... 128
4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng
công lập ................................................................................................................... 131
4.2.1. Nhóm giải pháp chung ............................................................................ 131
4.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể ............................................................................ 135
4.3. Khuyến nghị đối với cơ quan trung ương và chính quyền địa phương ......... 151
4.3.1. Khuyến nghị đối với cơ quan trung ương ............................................... 151
4.3.2. Khuyến nghị đối với chính quyền địa phương ........................................ 152
Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 153
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nghĩa của từ
1 CĐCL Cao đẳng công lập
2 CĐN Cao đẳng nghề
3 CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4 CNTT Công nghệ thông tin
5 CSVC Cơ sở vật chất
6 ĐNCBQL Đội ngũ cán bộ quản lý
7 ĐNGV Đội ngũ giảng viên
8 ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng
9 GDNN Giáo dục nghề nghiệp
10 GDĐH Giáo dục đại học
11 GDTX Giáo dục thường xuyên
12 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
13 HTQT Hợp tác quốc tế
14 HNQT Hội nhập quốc tế
15 KTTT Kinh tế thị trường
16 KT-XH Kinh tế - xã hội
17 LĐTB&XH Lao động thương binh và Xã hội
18 NCKH Nghiên cứu khoa học
19 NXB Nhà xuất bản
20 QLNN Quản lý nhà nước
21 UBND Ủy ban nhân dân
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mô hình phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler .................. 40
Sơ đồ 2.2. Nội dung chính sách phát triển đội ngũ giảng viên trường CĐCL ............. 49
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ bố trí, sử dụng đội ngũ giảng viên .................................................... 53
BẢNG
Bảng 3.1. Giảng viên tham gia các chương trình ĐTBD năm 2014 - 2019 ................. 81
Bảng 3.2. Ý kiến của giảng viên về chính sách tuyển dụng giảng viên trong các trường
cao dẳng công lập ở Việt Nam hiện nay ..................................................... 85
Bảng 3.3. Ý kiến của giảng viên về tiêu chí tuyển dụng giảng viên trong các trường
cao đẳng công lập hiện nay ......................................................................... 86
Bảng 3.4. Ý kiến của cán bộ quản lý nhà trường về các tiêu chí tạo nguồn giảng viên
cho các trường cao đẳng công lập hiện nay ................................................ 87
Bảng 3.5. Ý kiến của cán bộ quản lý - chủ thể ban hành chính sách về các tiêu chí tạo
nguồn giảng viên cho các trường cao đẳng công lập hiện nay ................... 88
Bảng 3.6. Căn cứ tính tiền lương đối với đội ngũ giảng viên trường cao đẳng ........... 95
công lập năm 2019 - 2020 ............................................................................................ 95
Bảng 3.7. Ý kiến của giảng viên về chính sách tạo động lực làm việc bằng tiền thưởng
đối với đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳngcông lập ....................... 97
Bảng 3.8. Ý kiến của giảng viên về chính sách tạo động lực bằng trợ cấp đối với đội
ngũ giảng viên trong trường cao đẳng công lập ........................................ 101
Bảng 3.9. Ý kiến của giảng viên về chính sách tạo động lực bằng biện pháp phi tài
chính đối với đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng công lập ........... 103
Bảng 3.10. Ý kiến của cán bộ quản lý nhà trường về chính sách tạo động lực đối với
đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng công lập ................................. 105
Bảng 3.11. Ý kiến của cán bộ quản lý nhà trường về chính sách tạo động lực đối với
đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng công lập ................................. 106
Bảng 3.12. Đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý về mức độ phù hợp của chính sách
phát triển đội ngũ giảng viên các trường cao đẳng công lập .................... 107
Bảng 3.13. Đánh giá của cán bộ quản lý - chủ thể ban hành chính sách về mức độ phù
hợp của chính sách phát triển đội ngũ giảng viên các trường CĐCL ....... 107
Bảng 3.14. Đánh giá của giảng viên về chính sách tạo động lực làm việc bằng tiền
lương đối với đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công lập .................... 113
Bảng 3.15. Ý kiến của giảng viên về chính sách tạo động lực làm việc bằng phụ cấp
đối với đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công lập ............................... 115
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Số lượng giảng viên tại các trường cao đẳng nghề nghiệp ...................... 72
Biểu đồ 3.2. Số lượng giảng viên theo vùng kinh tế - xã hội ....................................... 74
Biểu đồ 3.3. Trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên ......................................... 75
Biểu đồ 3.4. Kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên ......................................... 77
Biểu đồ 3.5. Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giảng viên ............................................. 78
Biểu đồ 3.6. Trình độ tin học của đội ngũ giảng viên .................................................. 79
Biểu đồ 3.7. Trình độ nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên ............................... 80
Biều đồ 3.8. Ý kiến của giảng viên về mức độ đồng ý về cơ hội sử dụng đội ngũ giảng
viên vào các vị trí lãnh đạo, quản lý ....................................................... 90
Biều đồ 3.9. Ý kiến của giảng viên về cơ chế tham gia chính sách đào tạo bồi dưỡng
của đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng công lập ............................. 93
Biều đồ 3.10. Đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý về chất lượng đào tạo bồi dưỡng
của đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng công lập hiện nay .............. 94
Biều đồ 3.11. Đánh giá của đội ngũ giảng viên về mức độ tham gia chính sách đào tạo
bồi dưỡng .................................................................................................. 109
Biều đồ 3.12. Đánh giá của ĐNCBQL và CBQL - Chủ thể ban hành chính sách về
hiệu quả chính sách sử dụng ĐNGV tại các trường CĐCL ...................... 110
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài luận án được lựa chọn nghiên cứu xuất phát từ những lý do sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về đổi mới
giáo dục, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế quốc tế như hiện nay,
Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về nguồn nhân lực, cần nhiều hơn nữa
nguồn nhân lực chất lượng cao, kỹ năng chuyên môn tốt đáp ứng được yêu cầu của
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày
04/11/2013 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 khóa XI của Đảng về đổi mới giáo
dục, đào tạo, trong đó, định hướng về đổi mới giáo dục nghề nghiệp, xác định một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nghề nghiệp là tập trung đào tạo nhân lực có kiến
thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với
nhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực
hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động
trong nước và quốc tế [4].
Luật Giáo dục Nghề nghiệp năm 2014 ra đời đã tạo ra cơ hội cho các trường cao
đẳng phát triển đảm đương nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, nghề, với
nhiều cấp độ, trình độ, kỹ năng, tay nghề. Trong đó, đã điều chỉnh các trường cao đẳng
từ hệ thống giáo dục đại học sang hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Nghị quyết số
76/NQ-CP ngày 03/9/2016 của Chính phủ đã thống nhất giao Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, từ ngày
01/01/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chính thức tiếp nhận chuyển
giao công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, tiếp nhận toàn bộ trường
trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng từ Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Đây là bước
chuyển biến căn bản, toàn diện trong giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục nghề
nghiệp nói riêng, phấn đấu mục tiêu chiến lược “đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng
được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình
độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong
khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Phổ cập nghề cho người lao động, góp phần
thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc,
đảm bảo an sinh xã hội” [