Hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, là một công cụ
giúp cho các nền kinh tế phát huy nội lực để phát triển. Nhờ hội nhập kinh tế quốc
tế, các quốc gia có thể tận dụng được nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và những
tiến bộ khoa học kỹ thuật của các chủ thể kinh tế trên thế giới để phục vụ cho công
cuộc phát triển đất nước.
175 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRƯƠNG MINH TUỆ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
HÀ NỘI - 2015
BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRƯƠNG MINH TUỆ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 62.34.02.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Lê Văn Ái
2. TS. Nguyễn Thị Lan
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án " Chính sách tài chính nhằm phát triển công
nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam " là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư
liệu sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, có xuất xứ rõ ràng và
được ghi trong tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
TRƯƠNG MINH TUỆ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ...........................................................................................................11
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI
CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ..............................11
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ.......................... 11
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm CNHT.................................................................... 11
1.1.2. Vị trí của công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng giá trị .................... 17
1.1.3. Nội dung và điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ .............................. 19
1.2. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ......... 25
1.2.1. Tài chính công và chính sách tài chính công.......................................... 25
1.2.2. Những tác động của chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ ................................................................................................... 40
1.2.3. Những tiêu chí đánh giá tác động của chính sách tài chính công đến phát
triển công nghiệp hỗ trợ................................................................................... 45
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng việc sử dụng chính sách tài chính công phát triển
công nghiệp hỗ trợ ........................................................................................... 49
1.3. KINH NGHIỆM SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ - BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM .................. 53
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ............................................ 53
1.3.2. Bài học về sử dụng chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ cho Việt Nam ............................................................................ 59
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................63
CHƯƠNG 2. ...........................................................................................................64
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG THÚC ĐẨY .................64
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM ................................64
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA VIỆT NAM 64
2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ ............................................................................................... 75
2.2.1. Văn bản pháp luật thực thi chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển
công nghiệp hỗ trợ ........................................................................................... 75
2.2.2. Thực tiễn áp dụng chính sách tài chính công trong lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ ở một số ngành cụ thể............................................................................ 79
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG THÚC ĐẨY
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM ..................................... 86
2.3.1. Tình hình thực hiện chính sách tài chính công thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam................................................................................. 86
2.3.2. Đánh giá chung.....................................................................................100
2.3.3. Những hạn chế ......................................................................................103
2.3.4. Các nguyên nhân...................................................................................105
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................110
CHƯƠNG 3. .........................................................................................................111
GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ...............................111
3.1. CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
............................................................................................................................111
HỖ TRỢ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020...............................................................111
3.1.1. Cơ hội và thách thức phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đến 2020111
3.1.2. Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020 .......................112
3.2. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH
CÔNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐẾN NĂM 2020......114
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH CÔNG PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ...................................................................118
3.3.1. Một số giải pháp chung.........................................................................118
3.3.2. Các giải pháp cụ thể hoàn thiện chính sách tài chính công phục vụ phát
triển CNHT theo quy hoạch đến năm 2020 .....................................................125
3.3.3. Các giải pháp có tính bổ trợ..................................................................142
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................155
KẾT LUẬN...........................................................................................................156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................158
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 - Mô hình phân chia của các công nghiệp hỗ trợ ................................. 17
Sơ đồ 1.2: công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá trị của nhà lắp ráp........................ 18
Sơ đồ 1.3. Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ......................................... 19
Sơ đồ 1.4: Các yếu tố của một chính sách theo cách tiếp cận khung logic............ 28
Bảng 2.1. Kim ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu một số công nghiệp hỗ trợ giai
đoạn 2010-2014 ................................................................................................. 888
Biểu đồ 2.1: Tổng hợp kim ngạch nhập khẩu và thuế nhập khẩu một số công
nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2010-2014 .................................................................... 899
Sơ đồ 3.1. Khả năng xuất khẩu .........................................................................1533
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNHT: Công nghiệp hỗ trợ
JETRO: Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CNĐT: Công nghiệp điện tử
NCKH: Nghiên cứu khoa học
NCS: Nghiên cứu sinh
ĐTPT: Đầu tư phát triển
CNH & HĐH: Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP: Tổng thu nhập quốc dân
KTQT: Kinh tế quốc tế
TCNN: Tài chính Nhà nước
NSNN: Ngân sách Nhà nước
FTA: Hiệp định thương mại tự do
BHXH: Bảo hiểm xã hội
KT-XH: Kinh tế - xã hội
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
GTGT: Giá trị gia tăng
TSCĐ: Tài sản cố định
WTO: Tổ chức Thương mại Quốc tế
USD: Đô la Mỹ
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
ODA: Đầu tư gián tiếp nước ngoài
CKD: Việc lắp ráp ôtô sử dụng hoàn toàn các linh kiện đồng bộ từ
nguồn nhập khẩu.
IKD: Việc lắp ráp ôtô sử dụng kết hợp các linh kiện không đồng bộ
từ nguồn nhập khẩu và các linh kiện nội địa hoá
SKD: Việc lắp ráp ôtô sử dụng chủ yếu các linh kiện nhập khẩu, kết
hợp một số ít linh kiện nội địa hoá
VDB: Ngân hàng Phát triển Việt Nam
EU: Liên minh châu Âu
WB: Ngân hàng thế giới
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu chế xuất
KH&CN: Khoa học và công nghệ
1PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, là một công cụ
giúp cho các nền kinh tế phát huy nội lực để phát triển. Nhờ hội nhập kinh tế quốc
tế, các quốc gia có thể tận dụng được nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý và những
tiến bộ khoa học kỹ thuật của các chủ thể kinh tế trên thế giới để phục vụ cho công
cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, để thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế
thì ngoài cải thiện môi trường đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục
hành chính, chính sách đầu tư thông thoáng, các quy định, thủ tục pháp lý đơn
giản, hiệu quả, đồng bộ, kịp thời có thể hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp nước
ngoài cũng như doanh nghiệp trong nước còn yêu cầu một sự hỗ trợ, hợp tác mạnh
mẽ từ các doanh nghiệp nội địa. Mặt khác, khi trình độ phân công lao động quốc tế
và phân chia quá trình sản xuất đã đạt đến mức độ rất cao, thì không một sản phẩm
công nghiệp nào còn được sản xuất tại một không gian, địa điểm hay một công ty
duy nhất của một quốc gia mà được phân chia thành nhiều công đoạn ở các công ty
đặt tại các vùng lãnh thổ, quốc gia, châu lục khác nhau.
Thực tiễn đã chứng minh, một trong những tiền đề quan trọng để thu hút và
hỗ trợ cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp nói
riêng, và nền kinh tế nói chung, chính là sự phát triển mạnh mẽ của các CNHT.
Nói cách khác, một nền CNHT đồng bộ có khả năng đáp ứng những yêu cầu về số
lượng và chất lượng của nền công nghiệp chế tác và lắp ráp được coi “ bà đỡ” cho
việc phát triển công nghiệp chế tác lắp ráp tạo ra sản phẩm hàng hóa cuối cùng đưa
vào lưu thông
Trong thời gian qua ở Việt Nam, môi trường đầu tư - kinh doanh từng bước
được cải thiện, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. Việt Nam đang trở thành
2điểm hấp dẫn đầu tư ở khu vực châu Á, trong đó có ngành công nghiệp. Song, Việt
Nam còn nhiều vấn đề phải giải quyết để đón nhận có hiệu quả làn sóng đầu tư mới
này, trong đó có vịêc phát triển CNHT.
Ở Việt Nam, phát triển CNHT là một vấn đề mới được nhận thức và quan tâm
trong những năm gần đây, cho dù sản phẩm của nó vẫn có mặt trong các doanh
nghiệp nhà nước sản xuất công nghiệp. Về tổng thể CNHT ở Việt Nam vẫn chưa
được định hình rõ nét và càng thiếu các cơ chế tài chính cần thiết để hỗ trợ phát
triển CNHT. Mặc dù tính pháp lý ở mức thấp, nội dung còn chung chung và còn
chậm trễ, song Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 và Quyết định
1483/2011/QĐ-TTg ngày 26/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ được coi là luồng
gió mới đối với vấn đề nhận thức và chính sách phát triển CNHT Việt Nam.
Hơn nữa, cả trong lý thuyết và thực tế quản lý nhà nước, còn thiếu vắng các
công trình nghiên cứu sâu, toàn diện cần thiết về phát triển CNHT nhìn từ góc độ
tài chính.
Trong bối cảnh đó, đề tài “Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp
hỗ trợ ở Việt Nam” là có tính cấp thiết cả về khoa học và thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
“Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đã được nhắc đến trong “Lợi thế cạnh
tranh của các quốc gia” [78]. Trong đó, cụm từ này đã được phân tích như là một
trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia [78]. Nhưng
các nghiên cứu về CNHT nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia Đông Á, đặc biệt là
Nhật Bản, nơi ra đời khái niệm CNHT. Tình hình thuê ngoài và các nhà cung ứng
cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã được phân tích trong “Nền kinh tế
không biên giới” [79]; Trong công trình đó, nhóm tác giả Fujita, M., Krugman, P.,
3and Venables, A. (1999) đã chỉ ra chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở châu Á, đặc
biệt là Thái Lan, Ma-lay-xi-a, Inđô-nê-xi-a đã sử dụng hệ thống thầu phụ được
hình thành với vai trò mạnh mẽ của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn
đầu tư từ Nhật Bản.
Năm 2008, Kimura F. đã đúc kết kinh nghiệm phát triển CNHT trong cuốn
“The Mechanics of Production Networks in Southeast Asia: The Fragmentations
Theory Approach” [81]. Đây là tài liệu hữu ích cho các nước đang phát triển về
chính sách phát triển CNHT qua các thời kỳ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Các
chính sách này tập trung vào một số điểm chính: thu hút đầu tư nước ngoài vào
phát triển CNHT, quy định về tỷ lệ nội địa hoá và các hỗ trợ mạnh mẽ hiệu quả từ
phía Chính phủ dành cho liên kết doanh nghiệp, như là điều kiện tiên quyết để phát
triển CNHT.
Năm 1998, nghiên cứu của Goh Ban Lee, đại học Sains, Ma-lay-xi-a “Liên kết
giữa các Tập đoàn đa quốc gia và các CNHT nội địa” (Linkage between the
Multinational Corporations and Local Supporting Industries) đã đánh giá rất cao
vai trò của chính sách phát triển nguồn nhân lực và các chính sách hỗ trợ liên kết
của chính phủ Ma-lay-xi-a giữa các tập đoàn Đầu tư giáo dục của Nhật Bản với các
doanh nghiệp nội địa sản xuất linh kiện cho ngành điện tử.
Năm 2002, Noor, Halim, Clarke, Roger, Driffield và Nigel Năm 2002, Noor,
Halim, Clarke, Roger, Driffield và Nigel chỉ ra vai trò quan trọng của hỗ trợ từ
phía chính phủ cho đổi mới và sáng tạo của các doanh nghiệp nội địa trong phát
triển cung ứng cho ngành điện tử, trong: “Tập đoàn đa quốc gia và các nỗ lực công
nghệ của doanh nghiệp địa phương: trường hợp nghiên cứu ngành công nghiệp
điện và điện tử Ma-lay-xi-a” (Multinational cooperation and technological effort
by local firm: a case study of the Malaysian Electronics and Electrical Industry).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước:
4Tháng 3 năm 2004, báo cáo nghiên cứu điều tra “Xây dựng và đẩy mạnh
CNHT ở Việt Nam” do JETRO thực hiện được coi là tài liệu đầu tiên đánh giá về
các CNHT ở Việt Nam. Tác giả đã khẳng định CNHT ở Việt Nam đã bắt đầu hình
thành. Mặc dù nhận thức của các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp thời điểm đó
còn rất thấp, các doanh nghiệp tư nhân và khối doanh nghiệp FDI đang vươn lên và
khá chủ động trong việc nắm bắt các cơ hội.
Năm 2004, Nguyễn Kế Tuấn đăng trên tạp chí Kinh tế và Phát triển, “Phát
triển CNHT trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam” đã đề cập đến: khái
niệm, vai trò, các nhân tố tác động đến phát triển CNHT, đề xuất một số chính sách
chủ yếu về phát triển CNHT, đặc biệt là quan điểm để lựa chọn xây dựng chính
sách phát triển CNHT cho Việt Nam.
Năm 2005, Trần Văn Thọ, “Biến động kinh tế Đông Á và con đường công
nghiệp hoá Việt Nam”, đã phân tích con đường phát triển công nghiệp ở Việt Nam
theo hướng toàn cầu hoá, thông qua phát triển CNHT như là lĩnh vực của hệ thống
doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Tại Hội thảo về CNHT của JETRO.
Năm 2005, Phan Đăng Tuất, trong “Trở thành nhà cung cấp cho các doanh
nghiệp Nhật Bản – Con đường nào cho Việt Nam”, trong “Kế hoạch hành động về
phát triển CNHT Việt Nam” tại Diễn đàn Liên kết hội nhập cùng phát triển.
Năm 2008 và trong “CNHT, vấn đề trọng đại” đăng trên Báo Công Thương số
Tết 2009, đã khẳng định các vai trò quan trọng của CNHT đối với nền kinh tế, yêu
cầu về DNNVV và sự hợp tác với Nhật Bản trong phát triển CNHT ở Việt Nam.
Năm 2007, Bộ công nghiệp (nay là Bộ công thương) đã phê duyệt Quy hoạch
phát triển CNHT Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020. Trong quy hoạch
này, lần đầu tiên khái niệm CNHT được chính thức hoá ở Việt Nam. Theo quy
hoạch này, kế hoạch và các giải pháp phát triển CNHT: tạo dựng môi trường đầu
5tư, phát triển khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực,
liên kết doanh nghiệp đã được đề xuất cho 5 ngành công nghiệp ưu tiên: Điện tử
tin học, Dệt may, Da giày, sản xuất lắp ráp ô tô, Cơ khí.
Năm 2014, Bộ trưởng Bộ công thương đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có 3 lĩnh vực ưu tiên:
Linh kiện phụ tùng, Dệt may - da giày, Công nghệ cao.
Cuốn “Xây dựng các CNHT ở Việt Nam”, GS. Ohno chủ biên năm 2007, đã
trình bày các kết quả khảo sát về thực trạng các CNHT.
Cuốn “CNHT Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà sản xuất Nhật Bản”;
Nguyễn Thị Xuân Thuý đã tổng kết lịch sử ra đời của khái niệm CNHT và đề xuất
khái niệm cho Việt Nam trong chương 2 “CNHT, Tổng quan về khái niệm và sự
phát triển”; đề xuất việc xây dựng cơ sở dữ liệu CNHT ở chương IV “Thiết kế cơ
sở dữ liệu cho CNHT”.
Năm 2005, trong cuốn sách “Cải thiện hoạch định chính sách công nghiệp ở
Việt Nam”, Mitarai với chương “Các vấn đề của ngành công nghiệp điện tử ở các
nước ASEAN và khuyến nghị với Việt Nam” đã phân tích bài học về tận dụng lợi
thế cạnh tranh quốc gia của các nước ASEAN khi phát triển CNĐT, Mori trong
chương “Chiến lược mua sắm tối ưu: Các yếu tố quyết định tỷ lệ nội địa hoá trong
bối cảnh cạnh tranh và liên kết khu vực” đã chỉ ra các vấn đề liên quan đến phát
triển CNHT cho Việt Nam ở một số ngành, trong đó có CNĐT.
Năm 2006, Bộ Bưu chính Viễn thông đã công bố “Nghiên cứu xây dựng kế
hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử tại Việt Nam giai đoạn 2006 -2010”
với các kết quả phân tích đánh giá kỹ lưỡng ngành CNĐT do Hiệp hội Doanh
nghiệp điện tử thực hiện năm 2006 và đề xuất các định hướng phát triển đến năm
2010, trong đó có các chính sách quan trọng cho CNHT.
6Năm 2008, Đại học Ngoại thương có đề tài “Nghiên cứu chuỗi giá trị toàn
cầu và khả năng tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam” do
Nguyễn Hoàng Ánh chủ nhiệm. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, trong giai đoạn hiện
nay và sắp tới, Việt Nam nên tập trung vào công đoạn sản xuất, là khâu có thể
tranh thủ sự hợp tác của các tập đoàn điện tử quốc tế, chứ chưa nên tham gia vào
khâu thiết kế, phân phối của chuỗi giá trị.
Ngoài ra, có thể kể đến các công trình đã nghiên cứu về CNHT và tài chính
thúc đẩy CNHT như sau:
- Vũ Nhữ Thăng(2013) - Giải pháp tài chính phát triển CNHT, đề tài NCKH
cấp Bộ, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách- Bộ Tài chính. Đây là đề tài giải
quyết những vấn đề về tài chính đối với phát triển CNHT. Tuy nhiên, đề tài nghiên
cứu này còn nặng về phân tích thực tế, phần lý luận về nội hàm CNHT và công cụ
Tài chính không được nhóm tác giả tập trung nghiên cứu nhiều.
- Hoàng Văn Châu (2008), Chính sách phát triển CNHT của Việt Nam, Đề tài
NCKH cấp nhà nước. Công trình nghiên cứu dưới góc độ chính sách, phần nghiên
cứu khía cạnh lý luận về tài chính tác động đến nền CNHT chưa được nhiều.
- Trương Đình Tuyển – Bộ Thương mại “ Phát triển CNHT Kiến nghị cách
tiếp cận và chính sách cho Việt Nam” tại cuộc hội thảo do Viện Chiến lược và
chính sách – Bộ tài chính phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách
công nghiệp đồng tổ chức tháng 12 năm 2011 tại Hà nội. Đây là bài tham luận có
nhiều ý tưởng độc đáo xét trên góc độ lý luận cũng như thực tiễn.
- Trương Thị Chí Bình (2011),“Chính sách tài chính cho phát triển CNHT ở
Việt Nam” Hội thảo khoa học Viện Chiến lược và chính sách - Bộ tài chính phối
hợp với Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp.Bài tham luận nêu
bật những bất cập của chính sách tài chính cho phát triển CNHT ở Việt Nam và đề
7cập đến kinh nghiệm sử dụng chính sách tài chính thúc đẩy phát triển CNHT ở một
số nước. Đặc biệt bài tham luận phân tích làm rõ những bất cập về chính sách
chung và chính sách tài chính đối với vấn đề phát triển CNHT thể hiện trong Quyết
định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, từ đó đưa ra
những đề xuất hoàn thiện.
- Trần Đình Thiên và Lê Văn Hưng (2011)- CNHT: khái niệm, kinh nghiệm
phát triển và gợi ý- Hội thảo Viện Chiến lược và chính sách - Bộ Tài chính phối
hợp với Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp. Những quan niệm
về CNHT ở các nước và trình bày chứng kiến của hai tác giả về CNHT dưới góc
độ nhận thức về khái niệm, đặc biệt bài tham luận đã đưa ra những gợi ý về phát