Thuế nhà ở, đất ở là một trong những loại thuế xuất hiện sớm nhất trong hệ
thống thuế của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế thị
trường phát triển và hÇu hÕt c¸c quèc gia ®Òu cã xu h-íng tiÕp tôc hoµn thiÖn lo¹i
thuÕ nµy. Ở Việt Nam, hiện nay đã có chính sách động viên thuế đối nhà ở, đất ở
thông qua các sắc thuế như: thuế nhà, đất (từ ngày 01/01/2012 được thay bằng thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp); lệ phí trước bạ. Việc triển khai thực hiện chính sách
thuế nhà ở, đất ở bước đầu đã phát huy được một số tác dụng tích cực trên các khía
cạnh tài chính, kinh tế, xã hội,.Tuy nhiên trong những năm gần đây, Việt Nam đã
có những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được cải
thiện rõ rệt, khối lượng tài sản mà nhất là nhà ở và đất ở trong dân cư vì vậy cũng
được gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trước những yêu cầu nhiệm vụ mới trong giai
đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, trước xu thế mở rộng hội nhập và trước những diễn
biến phức tạp, đa dạng về tài sản, thu nhập của dân cư, hệ thống chính sách động
viên cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế đối với nhà ở và đất ở hiện
hành đã bộc lộ những khiếm khuyết trên nhiều mặt, như: giá tính thuế, biểu thuế,
thuế suất, việc tuân thủ thuế, ngay cả việc hoạch định, tổ chức và kiểm soát việc
thực hiện chính sách. Ngoài ra, xu hướng chung của các quốc gia, đặc biệt các
quốc gia đang phát triển là hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nhà ở, đất ở, làm rõ
sự cần thiết của mỗi chính sách thuế, cũng như làm sáng tỏ quy trình chính sách, cơ
sở đánh thuế, các khả năng và hình thức thuế đánh vào nhà ở, đất ở. Vì vậy, việc
nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế đối với nhà ở, đất ở phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội mới, đáp ứng yêu cầu trọng tâm của công cuộc cải cách thuế
và xu hướng phát triển chung của chính sách thuế trên thế giới là điều cần thiết, cho
nên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu luận án của mình là “Chính sánh
thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam”.
225 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2265 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
PHẠM VĂN BÌNH
CCHHÍÍNNHH SSÁÁCCHH TTHH UUẾẾ NNHHÀÀ ỞỞ,, ĐĐẤẤTT ỞỞ
TTẠẠII VVIIỆỆTT NNAAMM
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế (Khoa học Quản lý)
Mã số: 62.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền
2. PGS.TS. Lê Xuân Bá
Hà Nội- 2013
- 2 -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực. Những tư liệu
được sử dụng trong luận án đều có nguồn gốc
trích dẫn rõ ràng.
Tác giả Luận án
Phạm Văn Bình
- 3 -
MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ 1
LỜI CAM ĐOAN 2
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 9
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ 10
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 11
LỜI MỞ ĐẦU 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
CHÍNH SÁCH THUẾ NHÀ Ở, ĐẤT Ở 26
1.1. Tổng quan về nhà ở, đất ở và chính sách nhà ở, đất ở 26
1.1.1. Nhà ở, đất ở 26
1.1.2. Chính sách nhà ở, đất ở 30
1.2. Chính sách thuế nhà ở, đất ở 33
1.2.1. Thuế nhà ở, đất ở 33
1.2.2. Khái niệm chính sách thuế nhà ở, đất ở 41
1.2.3. Nội dung của chính sách thuế nhà ở, đất ở 45
1.2.4. Đánh giá chính sách thuế nhà ở, đất ở 56
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thuế nhà ở, đất ở 61
1.3. Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại một số nước, vùng lãnh thổ
trên thế giới và bài học cho Việt Nam 67
1.3.1. Chính sách thuế nhà ở, đất ở tại một số nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới 67
1.3.2. Những bài học rút ra cho Việt Nam từ việc nghiên cứu chính sách
thuế nhà ở, đất ở của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới 75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 77
- 4 -
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THUẾ
NHÀ Ở, ĐẤT Ở TẠI VIỆT NAM 79
2.1. Thực trạng nhà ở, đất ở tại Việt Nam 79
2.1.1. Thực trạng đất ở tại Việt Nam 79
2.1.2. Thực trạng nhà ở tại Việt Nam 81
2.1.3. Đánh giá thực trạng nhà ở, đất ở tại Việt Nam 87
2.2. Thực trạng chính sách thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam 89
2.2.1. Thực trạng chính sách thuế đăng ký nhà ở, đất ở 90
2.2.2. Thực trạng chính sách thuế sử dụng nhà ở, đất ở 93
2.2.3. Thực trạng công cụ của chính sách thuế nhà ở, đất ở 104
2.3. Đánh giá chính sách thuế nhà ở, đất ở 110
2.3.1. Đánh giá chung về chính sách thuế nhà ở, đất ở theo tiêu chí
đánh giá chính sách 110
2.3.2. Thành công của chính sách thuế nhà ở, đất ở và nguyên nhân 117
2.3.3. Hạn chế của chính sách thuế nhà ở, đất ở và nguyên nhân 120
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 128
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
THUẾ NHÀ Ở, ĐẤT Ở TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 130
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng tới việc hoàn
thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở 130
3.1.1. Những thuận lợi trong việc hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở 130
3.1.2. Những khó khăn trong việc hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở 131
3.2. Quan điểm, mục tiêu và yêu cầu hoàn thiện chính sách thuế
nhà ở, đất ở tại Việt Nam đến năm 2020 133
3.2.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở 133
3.2.2. Mục tiêu hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở 134
3.2.3. Yêu cầu hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở 135
3.3. Các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở 136
- 5 -
3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện quy trình chính sách và quản lý thuế
nhà ở, đất ở 137
3.3.2. Các giải pháp hoàn thiện nội dung chính sách thuế nhà ở, đất ở 143
3.4. Các điều kiện để thực hiện thành công các giải pháp hoàn
thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở 172
3.4.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến đất 173
đai, xây dựng và nhà ở
3.4.2. Chuyên nghiệp hóa hoạt động của các đơn vị định giá tài sản 174
3.4.3. Kiểm soát chặt chẽ các giao dịch bất động sản, sớm xây dựng
và công bố chỉ số giá bất động sản 175
3.4.4. Sự quyết tâm của các cấp, các ngành trong công cuộc cải cách
nói chung và cải cách chính sách thuế nói riêng 177
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 177
KẾT LUẬN 179
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 181
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183
PHỤ LỤC 189
- 6 -
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
BĐS Bất động sản
GCN Giấy chứng nhận
GDP Tổng sản phẩm trong nước
HĐND Hội đồng Nhân dân
M2 Mét vuông
NH Ngân hàng
NSNN Ngân sách nhà nước
QSD Quyền sử dụng
QSH Quyền sở hữu
TP Thành phố
UBND Ủy ban Nhân dân
USD Đô la Mỹ
VNĐ Đồng Việt Nam
- 7 -
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT TÊN BẢNG Trang
1 Bảng 1: Tiến độ quá trình điều tra 24
2 Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất tính đến 01/01/2011 ở Việt Nam 79
3 Bảng 2.2: Cơ cấu đất sử dụng đất phân theo vùng 80
4 Bảng 2.3: Số hộ có nhà ở và chưa có nhà ở 81
5 Bảng 2.4: Chất lượng nhà ở chia theo thành thị/nông thôn và loại 82
nhà năm 2011
6 Bảng 2.5: Diện tích nhà ở bình quân đầu người chia theo thành 84
thị/nông thôn năm 2011
7 Bảng 2.6: Phân bố phần trăm (%) số hộ có nhà ở chia theo diện tích sử 85
dụng ở thành thị và nông thôn năm 1999 và năm 2011
8 Bảng 2.7: Số hộ có nhà ở chia theo năm đưa vào sử dụng ở thành 86
thị/nông thôn và quyền sở hữu
9 Bảng 2.8: Tổng hợp các khoản thu liên quan đến đất đai và thu từ 89
thuế nhà ở, đất ở
10 Bảng 2.9: Kế hoạch và thực hiện thu của chính sách thuế nhà ở, đất ở 111
11 Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá về mục tiêu tổng thể của chính sách 112
nhà ở, đất ở
12 Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá của đối tượng nộp thuế và hoạch định 113
chính sách về lệ phí trước bạ
13 Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá của đối tượng nộp thuế và hoạch định 114
chính sách về việc thực hiện mục tiêu của chính sách
thuế sử dụng nhà ở, đất ở
14 Bảng 2.13: Ý kiến điều tra người nộp thuế về việc nắm bắt thông 116
tin về chính sách thuế nhà ở, đất ở
15 Bảng 2.14: Ý kiến đánh giá các khâu của quy trình chính sách 124
- 8 -
16 Bảng 3.1: Ý kiến của đối tượng nộp thuế và hoạch định chính sách 148
về giá nhà ở, đất ở tính lệ phí trước bạ
17 Bảng 3.2: Ý kiến của đối tượng nộp thuế và hoạch định chính sách 149
về thuế suất đối với thuế đăng ký nhà ở, đất ở
18 Bảng 3.3: Ý kiến của đối tượng nộp thuế và hoạch định chính sách 151
về khả năng đánh thuế sử dụng đối với nhà ở
19 Bảng 3.4: Ý kiến của đối tượng nộp thuế và hoạch định chính sách 153
về đối tượng nộp thuế đối với thuế sử dụng nhà ở
20 Bảng 3.5: Ý kiến của đối tượng nộp thuế và hoạch định chính sách 155
về giá tính thuế sử dụng nhà ở
21 Bảng 3.6: Ý kiến của đối tượng hoạch định chính sách về phân 164
chia diện tích vượt hạn mức đối với đất ở
22 Bảng 3.7: Ý kiến của đối tượng nộp thuế và hoạch định chính sách 165
về giá tính thuế sử dụng đất ở
23 Bảng 3.8: Ý kiến của đối tượng nộp thuế và hoạch định chính sách 168
về thuế suất thuế sử dụng đất ở trong hạn mức
24 Bảng 3.9: Ý kiến của đối tượng nộp thuế và hoạch định chính sách 169
về biểu thuế lũy tiến theo hạn mức sử dụng đất ở
25 Bảng 3.10: Ý kiến của đối tượng nộp thuế và hoạch định chính 171
sách về thuế suất đối với đất ở sử dụng sai mục đích và
lấn chiếm
- 9 -
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT TÊN HÌNH VẼ Trang
1 Hình 1.1: Đặc điểm của nhà ở, đất ở 28
2 Hình 1.2: Vị trí của thuế nhà ở, đất ở 34
3 Hình 1.3: Các khả năng đánh thuế vào nhà ở, đất ở 38
4 Hình 1.4: Các cấp độ mục tiêu của chính sách thuế nhà ở, đất ở 46
5 Hình 1.5: Quá trình đánh giá chính sách thuế nhà ở, đất ở 60
6 Hình 1.6: Quy trình chính sách thuế nhà ở, đất ở 62
- 10 -
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang
1 Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng căn hộ năm 2011 so với năm 1999 82
2 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phân loại nhà ở năm 2011 83
3 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ phần trăm theo diện tích nhà ở bình quân đầu người 84
của các hộ tại thành thị và nông thôn năm 2011
4 Biểu đồ 2.4: Số lượng cán bộ làm trong ngành thuế ở Việt Nam và 106
một số nước
- 11 -
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
STT TÊN PHỤ LỤC Trang
1 Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra đối tượng nộp thuế 189
2 Phụ lục 2: Mẫu phiếu điều tra đối tượng hoạch định chính sách 192
3 Phụ lục 3: Đánh giá kết quả điều tra đối tượng nộp thuế theo các
giá trị: trung bình, độ lệch chuẩn. 195
4 Phụ lục 4: Đánh giá kết quả điều tra đối tượng hoạch định chính
sách theo các giá trị: trung bình, độ lệch chuẩn. 201
5 Phụ lục 5: Các phương pháp định giá nhà ở, đất ở 206
6 Phụ lục 6: Tỷ lệ động viên của thuế sử dụng đất tính theo khung
giá đất của chính phủ tại Nghị định số 123/2007/NĐ-CP 219
7 Phụ lục 7: Bảng tính thử thuế sử dụng đất ở nếu có tính đến hạn mức
công nhận đất ở và áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến đề xuất 220
- 12 -
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế nhà ở, đất ở là một trong những loại thuế xuất hiện sớm nhất trong hệ
thống thuế của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế thị
trường phát triển và hÇu hÕt c¸c quèc gia ®Òu cã xu h•íng tiÕp tôc hoµn thiÖn lo¹i
thuÕ nµy. Ở Việt Nam, hiện nay đã có chính sách động viên thuế đối nhà ở, đất ở
thông qua các sắc thuế như: thuế nhà, đất (từ ngày 01/01/2012 được thay bằng thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp); lệ phí trước bạ. Việc triển khai thực hiện chính sách
thuế nhà ở, đất ở bước đầu đã phát huy được một số tác dụng tích cực trên các khía
cạnh tài chính, kinh tế, xã hội,...Tuy nhiên trong những năm gần đây, Việt Nam đã
có những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được cải
thiện rõ rệt, khối lượng tài sản mà nhất là nhà ở và đất ở trong dân cư vì vậy cũng
được gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trước những yêu cầu nhiệm vụ mới trong giai
đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, trước xu thế mở rộng hội nhập và trước những diễn
biến phức tạp, đa dạng về tài sản, thu nhập của dân cư, hệ thống chính sách động
viên cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế đối với nhà ở và đất ở hiện
hành đã bộc lộ những khiếm khuyết trên nhiều mặt, như: giá tính thuế, biểu thuế,
thuế suất, việc tuân thủ thuế, ngay cả việc hoạch định, tổ chức và kiểm soát việc
thực hiện chính sách... Ngoài ra, xu hướng chung của các quốc gia, đặc biệt các
quốc gia đang phát triển là hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nhà ở, đất ở, làm rõ
sự cần thiết của mỗi chính sách thuế, cũng như làm sáng tỏ quy trình chính sách, cơ
sở đánh thuế, các khả năng và hình thức thuế đánh vào nhà ở, đất ở. Vì vậy, việc
nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế đối với nhà ở, đất ở phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội mới, đáp ứng yêu cầu trọng tâm của công cuộc cải cách thuế
và xu hướng phát triển chung của chính sách thuế trên thế giới là điều cần thiết, cho
nên, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu luận án của mình là “Chính sánh
thuế nhà ở, đất ở tại Việt Nam”.
- 13 -
2. Tổng quan quá trình nghiên cứu
Khi đề cập đến chính sánh thuế nhà ở, đất ở thì các nghiên cứu thường tập
trung vào các mảng nội dung như: thứ nhất, các nghiên cứu về nhà ở, đất ở; thứ hai,
các nghiên cứu về cơ sở để đưa ra chính sách thuế nhà ở, đất ở; thứ ba, thuế và
chính sách thuế nhà ở, đất ở. Trên cơ sở này, Nghiên cứu sinh cũng sẽ tổng luận
theo ba mảng nội dung chính nêu trên, tuy nhiên để có những đánh giá sát thực về
tình hình nghiên cứu, cũng như phù hợp với phạm vi nghiên cứu, Tác giả sẽ tóm
lược theo hai nhóm nghiên cứu: nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và nghiên
cứu của các tác giả trong nước.
- Nghiên cứu trong nước:
Đối với Việt Nam, phát triển và quản lý tốt thị trường nhà ở, đất ở, cũng như
hoàn thiện chính sách thuế nói chung và thuế nhà ở, đất ở nói riêng luôn là một yêu
cầu cấp thiết được đặt ra trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm
vừa qua, Quốc hội, Chính phủ, cũng như các bộ, ngành đã dành nhiều thời gian và
công sức nhằm tìm kiếm giải pháp hữu hiệu để quản lý, phát triển thị trường nhà ở,
đất ở, cũng như hoàn thiện hệ thống chính sách thuế nhà ở, đất ở và trên thực tế
cũng đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ về các mặt, nhất là về quản lý thị
trường, tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội,…. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về việc hoàn thiện chính sách thuế nhà ở, đất ở trong điều
kiện kinh tế mới như hiện nay còn chưa mang tính hệ thống và toàn diện, cụ thể:
Thứ nhất, các nghiên cứu về nhà ở, đất ở: nhiều nhà khoa học bước đầu cũng
đã đạt được những thành công quan trọng trong việc nghiên cứu về nội dung này,
như: các nghiên cứu của GS.TS. Phạm Quang Phan (2001) trên Tạp chí Kinh tế
và Phát triển số tháng 9 đã có nhiều ý kiến đánh giá về các loại hàng hóa trong thị
trường BĐS hiện nay ở Việt Nam, trong đó có những phân tích về nhà ở, đất ở.
Cũng liên quan đến chủ đề này UBND Thành phố Hà Nội cũng đã tổ chức hội thảo
về “Thị trường nhà đất ở Hà Nội - thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước” (năm 2002). Bên cạch đó, một số tác giả xuất bản các cuốn sách chuyên khảo
đề cập tới nội dung này, như: PGS.TS. Lê Xuân Bá với “Sự hình thành và phát
triển thị trường BĐS trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam“, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật (năm 2003); PGS.TS. Thái Bá Cẩn và Ths. Trần Nguyên Nam với “Thị
- 14 -
trường BĐS- Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam“, Nhà xuất bản Tài
chính (năm 2003); … Đề cập sâu hơn tới các hoạt động quản lý thị trường nhà ở,
đất ở cũng đã xuất hiện nhiều công trình nhiên cứu, cụ thể TS. Nguyễn Dũng Tiến
(Viện nghiên cứu Địa chính) với bài “Công tác địa chính – nhà đất một thời bất cập
với thị trường BĐS” (năm 2006); đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của Nguyễn
Đình Bồng thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên đề tài là “Nghiên cứu đổi
mới hệ thống quản lý đất đai để hình thành và phát triển thị trường BĐS ở Việt
Nam” (năm 2005) và đề tài cấp nhà nước của TS. Đinh Văn Ân thuộc Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương với đề tài “Chính sách phát triển thị trường
bất động sản ở Việt Nam” (năm 2010); về phân tích thực trạng nhà ở, đất ở được
nêu trong hội thảo “Chiến lược phát triển nhà“ được Bộ Xây dựng tổ chức năm
2011 và báo cáo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 của Tổng cục
Thống kế,... Bản thân NCS cũng đã có bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
"Phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay"- Tạp chí Nghiên cứu Tài chính
Kế toán số 2(31) (năm 2006), và "Minh bạch thị trường bất động sản ở Việt Nam
hiện nay”- Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán số 11(88), năm 2010). Các
nghiên cứu trên tập trung phân tích các loại hàng hóa chủ yếu và truyền thống
trong thị trường BĐS, đồng thời cũng đề cập đến những cách thức quản lý thị
trường, trong đó có cập đến nội dung phân bổ đất đai cho các ngành kinh tế và
quản lý đất đai sao cho có hiệu quả, thống kê số liệu về thực trạng nhà ở, đất ở
đến ngày 01/01/2009. Các nghiên cứu này là rất quan trọng, tuy nhiên, các
nghiên cứu chưa phân tích sâu về những đặc điểm tiêu biểu nhà ở, đất ở để lột tả
được sự “đặc biệt“ của loại hàng hóa và thị trường này, cũng như chưa có những
số liệu cập nhật về thực trạng thị trường nhà ở, đất ở; nhất là chưa có những
đánh giá đầy đủ về thực trạng nhà ở, đất ở tại Việt Nam để làm tiền đề cho các
giải pháp quản lý thị trường hiệu quả trong điều kiện hội nhập như hiện nay.
Như vậy, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: Những đặc trưng
tiêu biểu của nhà ở, đất ở là gì? Số liệu về nhà ở, đất ở và chất lượng nhà ở, đất ở
hiện nay ra sao? Đánh giá về thực trạng nhà ở, đất ở hiện nay như thế nào?
Thứ hai, một trong những mảng nội dung nền tảng khi nghiên cứu về chính
sách thuế nhà ở, đất ở của mỗi quốc gia, đó chính là phải làm rõ quan hệ sở hữu đối
- 15 -
với nhà ở, đất ở; cũng như làm rõ bản chất của thuế nhà ở, đất ở. Về các nội dung
này, trong thời gian vừa qua đã có một số công trình nghiên cứu của các Bộ, ngành,
các Viện nghiên cứu, các nhà khoa học, như: đề tài khoa học cấp nhà nước do
PGS.TS Nguyễn Văn Thạo là chủ nhiệm đề tài với chủ đề “Thực trạng vấn đề sở
hữu và phương hướng giải quyết ở nước ta hiện nay” (năm 2005); đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ thuộc Bộ Tài chính do TS. Hà Quý Tình là chủ nhiệm với chủ đề
“Lý luận địa tô và vận dụng để giải quyết một số vấn đề về đất đai ở Việt Nam”
(năm 2005); hay sách chuyên khảo của tác giả Trần Quang Huy (chủ biên) và Phạm
Xuân Hoàng “Quyền sử dụng đất trong thị trường BĐS ở Việt Nam“, Nhà xuất bản
Tư pháp, Hà Nội (năm 2004)... Theo đánh giá chung, các nghiên cứu trên đã một
lần nữa khẳng định đất đai là thuộc sở hữu toàn dân và các nghiên cứu cũng đã có
những phân tích bước đầu về các quyền đối với BĐS nói chung và nhà ở, đất ở nói
riêng trong một nền kinh tế thị trường hội nhập như ở Việt Nam hiện nay. Tuy
nhiên, về lý luận, các nghiên cứu trên cũng còn có những quan điểm chưa thống
nhất như: có một số đề xuất cần xem xét để quy định có nhiều hình thức sở hữu về
đất đai, nhất là trong điều kiện hội nhập như hiện nay, hay khi phân tích về lý luận
địa tô của C.Mác vẫn tập trung vào phân tích về địa tô đối với đất nông nghiệp, còn
việc vận dụng lý luận về địa tô này trong trường hợp đất ở là như thế nào thì gần
như chưa đề cập đến.
Bên cạnh đó, cũng có không ít các công trình nghiên cứu sâu về quản lý nhà
nước hoặc nghiên cứu về các công cụ tài chính nhằm quản lý thị trường nhà ở, đất
ở. Một số nghiên cứu sinh cũng đã chọn đề tài về lĩnh vực này để làm luận án tiến
sỹ kinh tế, như: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Văn Hoàng với đề tài “Nâng cao năng
lực quản lý Nhà nước đối với thị trường nhà ở, đất ở đô thị (ứng dụng tại Hà Nội)
(năm 2008); Luận án tiến sỹ của Trần Tú Cường với đề tài “Tăng cường vai trò
quản lý Nhà nước đối với đất đai trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Hà Nội“
(năm 2008); Luận án tiến sỹ của Lê Văn Bình với đề tài “Giải pháp tài chính phát
triển thị trường BĐS Việt Nam” (năm 2009). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên phần
lớn là những nghiên cứu chung về quản lý Nhà nước, cũng như chính sách tài chính
đối với nhà ở, đất ở, chưa đi vào trực diện vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Đề cập một
cách chi tiết hơn tới giá cả nhà ở, đất ở có đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu
- 16 -
một số nguyên nhân cơ bản làm biến động giá đất đô thị trên thị trường và đề xuất
phương pháp xác định giá đất đô thị phù hợp với nước ta” do Bùi Ngọc Tuân là chủ
nhiệm (năm 2005); bản thân NCS cũng đã có những công trình nghiên cứu cụ thể
về các phương pháp xác định giá BĐS, như "Bàn về định giá tài sản đảm bảo vay
vốn ngân hàng trong điều kiện hội nhập” (đồng tác giả)- Tạp chí Ngân hàng số 2,
tháng 1 năm 2007, "Phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam hiện nay"- Tạp chí
Nghiên cứu Tài chính Kế toán số 3(32) (năm 2006), “Dịch vụ định giá bất động sản
ở Việt Nam hiện nay”- Tạp chí Xây dựng tháng 9, năm 2009 . Bên cạch đó, cũng đã
có nhiều tác giả đi vào nghiên cứu độc lập về định giá BĐS: Đoàn Văn Trường, Các
phương pháp thẩm định giá trị BĐS, nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật (năm 1999),
tác giả Nguyễn Minh Hoàng, Phạm Văn Bình, Giáo trình định giá tài sản, nhà xuất
bản Tài chính (năm 2011). Những nghiên cứu trên đây đã bước đầu phân tích được
những nét cơ bản về giá cả BĐS, đặc biệt là các phương pháp định giá BĐS, trong
đó có định giá nhà ở, đất ở; tuy nhiên các phân tích đó chưa làm nổi bật được vai trò
của công cụ này đối với việc quản lý thị trường, hơn nữa các phương pháp định giá
đưa ra cũng chưa hoàn toàn đầy đủ, rõ ràng và hiện đại, chưa khẳng định rõ cơ sở
giá trị ưu tiên trong tính thuế là giá trị thị trường hay phi thị trường và phương pháp
định giá nào là phương pháp chủ đạo, hay việc vận dụng các phương pháp đó trong
điều kiện của Việt Nam như thế nào cho thích hợp.
Như vậy, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: Việc vận dụng lý
luận địa tô của C.Mác trong trường hợp đất ở như thế nào? Những cơ sở để đánh
thuế nhà ở, đất ở là gì