Luận án Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

2.3.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra thuếThanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan thuế nhận xét, đánhgiá về tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế; phát hiện, ngăn chặn và xử lý nhữnghành vi trái pháp luật của người nộp thuế.Nội dung của công tác thanh tra, kiểm tra đối với người nộp thuế baogồm: Thanh tra, kiểm tra đăng ký thuế; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hànhchế độ kế toán, sổ sách, chứng từ, hóa đơn; Thanh tra, kiểm tra việc kê khai,tính thuế và nộp thuế.Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế, hoạt động thanhtra, kiểm tra thuế là một nội dung rất cơ bản trong việc thực hiện các chứcnăng của cơ quan quản lý thuế. Cơ quan thuế không còn cần thiệp trực tiếpvào quá trình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, trừ các trường hợp pháthiện các sai sót, vi phạm hoặc các dấu hiệu không chấp hành Luật thuế. Cơquan thuế có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để người nộp thuếhiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việctuân thủ nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và thông qua công tác kiểm tra,thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi gian lận, gây thất thu thuếcủa người nộp thuế. Các hình thức xử lý tương ứng với mức độ vi phạm đượcthực thi nghiêm minh, công bằng sẽ là công cụ cảnh báo, răn đe rất lớn ngănngừa sự tái phạm của người nộp thuế. Do đó, hoạt động thanh tra, kiểm trathuế được tiến hành một cách có hiệu quả và sử dụng những hình phạt thíchđáng sẽ góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao tính tuân thủ, chống thấtthu thuế thực.

pdf158 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 54 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VILAKONE TOMMANY CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2024 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VILAKONE TOMMANY CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 9310102 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRẦN HOA PHƢỢNG 2. TS. PHẠM ANH HÀ NỘI - 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Vilakone Tommany MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp 9 1.2. Đánh giá chung và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 17 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở MỘT SỐ QUỐC GIA 22 2.1. Một số vấn đề về thuế thu nhập doanh nghiệp và thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp 22 2.2. Khái niệm và sự cần thiết chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp 33 2.3. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp 37 2.4. Kinh nghiệm chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp của một số quốc gia và giá trị tham khảo đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 54 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 72 3.1. Khái quát về tình hình thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 72 3.2. Tình hình chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2018 - 2022 79 3.3. Đánh giá thực trạng chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 100 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 116 4.1. Bối cảnh và quan điểm chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 116 4.2. Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 123 KẾT LUẬN 142 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APA Phương pháp xác định giá CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân NSNN Ngân sách nhà nước TNDN Thu nhập doanh nghiệp VAT Thuế giá trị gia tăng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số tiền quản lý và cưỡng chế thuế tại CDCND Lào giai đoạn 2018 - 2022 86 Bảng 3.2: Số doanh nghiệp thanh tra, kiểm tra về thuế TNDN giai đoạn 2018 - 2022 93 Bảng 3.3: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở người nộp thuế giai nước CHDCND Lào đoạn 2018 - 2022 94 Bảng 3.4: Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá nước CHDCND Lào giai đoạn 2018 - 2022 95 Bảng 3.5: Thu thuế nước CHDCND Lào giai đoạn 2018-2022 97 Bảng 3.6: Quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào 99 Bảng 3.7: Tình trạng hoạt động của các doanh nghiệp tại CHDCND Lào giai đoạn 2018 - 2022 100 Bảng 3.8: Số tiền nợ thuế từ năm 2018 đến năm 2022 106 Bảng 3.9: Tình hình nợ đọng thuế TNDN giai đoạn 2018 - 2022 107 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tình hình đăng ký thuế của các doanh nghiệp tại CHDCND Lào giai đoạn 2018 - 2022 80 Biểu đồ 3.2: Kết quả công tác quản lý thu nợ thuế TNDN tại CHDCND Lào giai đoạn 2018 - 2022 87 Biểu đồ 3.3: Thu thuế nước CHDCND Lào giai đoạn 2018-2022 98 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Năm 1986, thực hiện chính sách đổi mới, Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần trong xã hội có thể tự do sản xuất, kinh doanh theo pháp luật. Nhờ chính sách thông thoáng, các doanh nghiệp ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và lĩnh vực hoạt động. Các doanh nghiệp ngày càng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Việc mở rộng quan hệ hợp tác cũng như mở rộng thị trường đòi hỏi Đảng và Nhà nước Lào không ngừng đổi mới các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô cho phù hợp với các quy định của các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Lào. Nhằm phát huy và giải phóng các nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước. Một trong các yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới là từng bước hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, đặc biệt là công cụ về thuế. Thuế là một trong những chính sách kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia, là công cụ điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội đất nước, góp phần vào tích luỹ ngân sách, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế trong đời sống kinh tế - xã hội, nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của Nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp (hoặc lợi ích cá nhân). Trên thực tế thì hai lợi ích này thường mâu thuẫn nhau, Nhà nước luôn có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó doanh nghiệp luôn mong muốn giảm số thuế phải nộp. Từ đó thất thu thuế luôn có biểu hiện, diễn biến rất đa dạng và phức tạp, tùy theo điều 2 kiện kinh tế - xã hội của một quốc gia. Do đó, chống thất thu thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý thuế nhằm góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), đồng thời tạo sự công bằng về nghĩa vụ thuế đối với mọi tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có vai trò quan trọng ở mỗi quốc gia, đặc biệt với các nước phát triển thì đây được coi là nguồn thu ổn định của ngân sách nhà nước; thông qua việc đánh thuế vào kết quả kinh doanh của người nộp thuế, nhà nước cũng thực hiện được mục tiêu điều tiết, tái phân phối thu nhập của doanh nghiệp, đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, sắc thuế này phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới phần thu nhập cuối cùng mà doanh nghiệp nhận được sau khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, cho nên các DN luôn tìm các biện pháp nhằm giảm tối đa số thuế phải nộp về NSNN, bao gồm cả các hành vi gian lận như trốn thuế, tránh thuế. Đây là những hành vi gây thất thu thuế TNDN. Những năm gần đây, việc thu thuế ở CHDCND Lào đang có xu hướng ngày càng tăng lên, đơn cử năm 2017 tổng thu thuế đạt 10.843,06 tỷ kip (trong đó riêng thu thuế TNDN đạt 2.024 tỷ kip, chiếm 18,66%); năm 2022 tổng thu thuế đạt 14.106,5 tỷ kip (trong đó riêng thu thuế TNDN đạt 3.936 tỷ kíp, chiếm 27,9%). Trong khi đó, số nợ thuế có xu hướng giảm, đơn cử năm 2018, số nợ thuế là 680,98 tỷ kip (riêng nợ thuế TNDN là 134,94 tỷ kip, chiếm 19,81%); năm 2022, số nợ thuế còn 659,23 tỷ kip (riêng nợ thuế TNDN là 118,57 tỷ kip, chiếm 17,98%). Mặc dù số lượng thu thuế ở CHDCND Lào có sự gia tăng nhưng Lào vẫn là nước chậm phát triển, một số luật về thuế đã được ban hành như Luật Quản lý thuế, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng quy định vẫn chưa đầy đủ, công tác quản lý thuế vẫn còn một số bất cập. Môi trường kinh doanh ở CHDCND Lào vẫn chưa thực sự tốt nên chưa thu hút 3 đầu tư mạnh mẽ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sự ưu đãi trong chính sách về thuế, sự lỏng lẻo trong quy định để thực hiện hành vi trốn thuế, gian lận thuế để chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế là phải tăng cường chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với các doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tránh thất thoát cho Ngân sách nhà nước và đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. CHDCND Lào đã và đang thực hiện nhiều biện pháp nhưng hiệu quả cũng chưa cao. Việc cải cách hệ thống thuế tuy có chuyển biến nhưng việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ở CHDCND Lào vẫn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, cơ sở lý luận về kiểm soát, chống thất thu thuế ở CHDCND Lào còn “khá mỏng”, có rất ít công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề chống thất thu thuế TNDN. Cùng với việc tổ chức, triển khai thực hiện chính sách thuế TNDN thì việc tìm kiếm các giải pháp để chống thất thu thuế TNDN là một trong những vấn đề quan trọng, cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả chính sách thuế của Nhà nước. Để thiết lập môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng cho các tổ chức, cá nhân tham gia, cần thiết phải có những công cụ quản lý thuế hiệu lực, hiệu quả, trong đó chống thất thu thuế nói chung, chống thất thu thuế TNDN nói riêng là một nhóm công cụ. Xuất phát từ thực tiễn công tác chống thất thu thuế nói chung, chống thất thu thuế TNDN nói riêng ở CHDCND Lào, cũng như tầm quan trọng của việc nghiên cứu, bổ sung lý luận về thất thu thuế, chống thất thu thuế ở CHDCND Lào, việc tác giả chọn vấn đề "Chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị học là cần thiết nhằm đề xuất giải pháp chống thất thu thuế TNDN ở CHDCND Lào hiện nay. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chống thất thu thuế và thực tiễn chống thất thu thuế TNDN ở nước CHDCND Lào, luận án đề xuất hệ thống giải pháp nhằm chống thất thu thuế TNDN ở CHDCND Lào đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án để xác định những kết quả, những quan điểm, luận điểm đã được làm sáng tỏ mà luận án có thể kế thừa, phát triển; những vấn đề liên quan còn đang tranh luận mà tác giả luận án có quan điểm riêng; những vấn đề liên quan còn "bỏ ngỏ" mà luận án có thể tham khảo để xác định vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu lý thuyết công cụ làm cơ sở lý luận cho toàn bộ nghiên cứu của luận án, đó là lý thuyết về chống thất thu thuế và kinh nghiệm chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào. - Phân tích, đánh giá thực trạng chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp của CHDCND Lào. - Đề xuất quan điểm và giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở CHDCND Lào. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động chống thất thu thuế TNDN ở CHDCND Lào dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: luận án nghiên cứu vấn đề chống thất thu thuế TNDN ở CHDCND Lào, trong đó tập trung chống thất thu thuế TNDN thực về: công tác đăng kí, kê khai thuế; công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ 5 thuế; công tác chống chuyển giá; công tác thanh tra, kiểm tra thuế; đảm bảo hài hoà quan hệ lợi ích của nhà nước và doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế. - Phạm vi không gian: nước CHDCND Lào. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu từ năm 2018 đến 2023 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối, chủ trương của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, chính sách, pháp luật của Nhà nước CHDCND Lào về chống thất thu thuế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện thành công luận án, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: Một là, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau để tìm hiểu sâu hơn, kỹ hơn. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Mục đích nghiên cứu tài liệu là tìm hiểu lịch sử nghiên cứu, nắm bắt những nội dung các công trình đi trước để không lặp lại những nội dung đã nghiên cứu. Từ đó, phân tích, tổng hợp các thông tin có được để đưa ra các luận cứ lý luận của vấn đề nghiên cứu. Hai là, phương pháp hệ thống hóa. Hệ thống hóa là sắp xếp những thông tin thu thập được liên quan đến chống thất thu thuế TNDN,thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ để từ đó xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh, giúp tác giả hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn. 6 Sau khi phân tích và tổng hợp dữ liệu, thông tin liên quan đến đề tài, tác giả tiến hành phân loại, nghĩa là sắp xếp các dữ liệu, thông tin thành hệ thống theo từng vấn đề, từng đơn vị kiến thức như vấn đề thuế và thất thu thế; thuế TNDN; chống thất thu thuế TNDN Ba là, phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa. Đây là phương pháp kết hợp lý luận với thực tế, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra lý luận cao hơn. Với phương pháp này, tác giả đã xem xét lại những thành quả mà CHDCND Lào đã đạt được trong công tác chống thất thu thuế TNDN cũng như trong công tác quản lý thuế để rút ra những kết luận bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài. Bốn là, phương pháp thu thập và xử lý số liệu Thu thập số liệu là một việc rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Từ các tài liệu nghiên cứu khoa học liên quan đến chống thất thu thuế TNDN, từ các báo cáo liên quan đến quản lý thuế của CHDCND Lào, tác giả thu thập số liệu để, phân tích để làm rõ thực trạng chống thất thu thuế TNDN ở CHDCND Lào. Việc thu thập và xử lý số liệu là minh chứng cho khung lý thuyết đã được xây dựng ở chương lý luận. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp lịch sử, phương pháp logic... 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Giả thuyết khoa học Chống thất thu thuế TNDN là một trong những công cụ quản lý thuế hiệu quả để thiết lập môi trường sản xuất kinh doanh minh bạch, công bằng cho các tổ chức, cá nhân. Chống thất thu thuế TNDN không chỉ bảo đảm tránh thất thoát nguồn thu cho NSNN mà còn bảo đảm sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. 7 5.2. Câu hỏi nghiên cứu - Cơ sở lý luận nào để chống thất thu thuế TNDN? - Công tác chống thất thu thuế TNDN của các nước trên thế giới như thế nào? CHDCND Lào học tập được kinh nghiệm gì từ công tác chống thất thu thuế TNDN của các nước trên thế giới? - Thực trạng công tác chống thất thu thuế TNDN ở CHDCND Lào hiện nay như thế nào? - CHDCND Lào có quan điểm và giải pháp gì để chống thất thu thuế TNDN? 6. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Luận án xây dựng được khung lý thuyết về chống thất thu thuế TNDN, theo đó làm rõ khái niệm, sự cần thiết, nội dung, tiêu chí và yếu tố ảnh hưởng chống thất thu thuế TNDN; khái quát kinh nghiệm quốc tế về chống thất thu thuế TNDN và rút ra bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào tham khảo. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đã đánh giá được thực trạng chống thất thu thuế TNDN ở CHDCND Lào giai đoạn 2018-2022. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất được 4 quan điểm và 5 giải pháp có tính khả thi nhằm giảm thiểu thất thu thuế TNDN, góp phần thất thu NSNN của CHDCND Lào đến năm 2030. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 7.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ hơn khái niệm chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Xây dựng khung phân tích nội dung, tiêu chí đánh giá về chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo trong việc xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp. 8 - Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo đối với ngành thuế của CHDCND Lào trong việc chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp. - Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về kinh tế chính trị, quản lý công, tài chính công... 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài luận án gồm 4 chương, 11 tiết: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở một số quốc gia Chương 3: Thực trạng chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Chương 4: Quan điểm và giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm, vai trò của chống thất thu thuế Nghiên cứu về khái niệm, vai trò của chống thất thu thuế TNDN có nhiều công trình, có thể kể đến các công trình: "Chính sách thuế với nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", Luận án tiến sĩ kinh tế của Lê Xuân Trường (2006); "Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam", Luận án tiến sỹ kinh tế của Lê Duy Thành (2007); "Đổi mới hệ thống thuế phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở CHDCND Lào," Luận án tiến sỹ của Sẻn Sắc SULYSẮC (2009); Quản lý thu NSNN ở CHDCND Lào, Luận án tiến sỹ của Viêng Thong SỶPHĂN ĐONE (2010); “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Luận án tiến sỹ Kinh tế tài chính ngân hàng của Nguyễn Thị Thùy Dương (2011); "Tính tuân thủ của người nộp thuế và hiện đại hóa quản lý thuế", Kỷ yếu Hội thảo khoa học của Nguyễn Thị Liên (2011); "Quản lý thu thuế ở CHDCND Lào", Luận án tiến sĩ Quản lý kinh tế của Vongphachanh Vongpadith (2018); “Hạn chế hoạt động chuyển giá nhằm tránh thất thu thuế” bài đăng tạp chí của Đinh Trọng Thịnh (2012); "Nâng cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Xuân Thành (2013); “Nhận diện các hành vi gian lận thuế”, bài đăng tạp chí của Lê Xuân Trường và Nguyễn Đình Chiến (2013); “Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án tiến sỹ 10 Quản lý kinh tế của Hoàng Thị Thúy Ngọc (2010); “Quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ kinh tế của Lưu Ngọc Thơ (2013); "Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam", Luận án tiến sĩ Kinh tế của Dương Ngọc Quang (2015); "Quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ Quản lý công của Phạm Thị Hiền Thảo (2021); “Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, bài đăng tạp chí của Nguyễn Thị Đức Loan (2022) Các công trình trên đã làm rõ nội hàm khái niệm, vai trò của chống thất thu thuế. Thất thu thuế là việc thu thuế không đạt định mức, nghĩa là số tiền nhập vào ngân sách thấp hơn mức trung bình trong nộp thuế, sản xuất, kinh doanh [1]. Đây là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khoá nào, nó phản ánh lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người nộp thuế. Để thu đủ thuế TNDN nộp cho ngân sách, các cơ quan quản lý thuế cần dùng những biện pháp khác nhau để phát hiện, ngăn chặn thất thu thuế. Đó chính là quan điểm của Nguyễn Thị Đức Loan về chống thất thu thuế TNDN [23]. Cùng chung quan điểm về chống thất thu thuế TNDN nhưng Tô Văn Tuấn cụ thể hóa 1 số hoạt động trong việc chống thất thu thuế TNDN, bao gồm các hoạt động xây dựng, hoạch định, hoàn thiện chính sách thuế, triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát. Những hoạt động này nhằm mục tiêu thu đúng, thu đủ số thuế cho NSNN, đảm bảo được nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, đảm bảo sự công bằng giữa những người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh [44]. Thất thu thuế nói chung và thất thu về thuế TNDN nói riêng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội của một quốc gia. Theo Đặng Thị Hoàng Hương, các doanh nghiệp chấp hành chính sách 11 pháp luật còn thấp, bằng mọi cách để kê khai số thuế phải nộp thấp. Vì thế chống thất thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp là cần thiết, nhằm góp phần tăng thu thuế, ổn định nguồn thu thuế lâu dài [17]. Trương Hữu Bách cho rằng, thất thu thuế TNDN ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của nhà nước và việc điều chỉnh, định hướng nền kinh tế; ảnh hưởng mọi mặt xã hội [5]. Nguyễn Thị Đức Loan đánh giá: Thất thu thuế TNDN sẽ làm cho hiệu quả điều hành nền kinh tế - xã hội của Nhà nước thông qua công cụ thuế bị hạn chế, nhất là trong cơ chế thị trường như hiện nay, không chỉ làm ảnh hưởng đến số thu cho ngân sách nhà nước mà còn không đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, không thực hiện được yêu cầu công bằng trong chính sách động viên làm suy yếu kỷ cương Nhà nước [23]. Các tác giả đều thống nhất chống thất thu thuế nói chung và chống thất thu thuế TNDN nói riêng là cần thiết, bởi tạo nguồn thu và bảo đảm thu cho NSNN. Như vậy, các công trình nghiên cứu về khái niệm, vai trò của chống thất thu thuế đã làm rõ nội hàm chống thất thu thuế TNDN và sự cần thiết phải chống thất thu thuế TNDN. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về nội dung, nhân tố ảnh hƣởng đến chống thất thu thuế Nghiên cứu về nội dung, nhân tố ảnh hưởng đến chống thất thu thuế TNDN cũng có nhiều công trình như: "Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng", Luận án tiến sĩ Kinh tế của Tô Văn Tuấn (2020); “Giải pháp chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, bài đăng tạp chí của Nguyễn Thị Đức Loan (2022); "Các yếu tố ảnh hưởng đến chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp", bài đăng tạp chí của Cấn Mỹ Dung (2022); "Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế TNDN trên địa bàn thành phố Nha Trang".... 12 Về nội dung chống thất thu thuế TNDN, theo Luật quản lý thuế năm 2019, nội dung quản lý nhà nước gồm: (1) Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế. (2) Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế. (3) Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ. (4) Quản lý thông tin người nộp thuế. (5) Quản lý hóa đơn, chứng từ. (6) Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế. (7) Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế. (8) Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. (9) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. (10) Hợp tác quốc tế về thuế. (11) Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế [53]. Các công trình nghiên cứu tuy tiếp cận khác nhau nhưng nội dung chống thất thu thuế TNDN tương đối thống nhất. Các tác giả Tô Văn Tuấn, Nguyễn Thị Đức Loan cho rằng chống thất thu thuế TNDN gồm chống thất thu thuế tiềm năng và chống thất thu thuế thực. Chống thất thu thuế TNDN là việc hoàn thiện pháp luật thuế TNDN; chống thất thu thuế thực là việc tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế của cơ quan thuế. Về các nhân tố ảnh hưởng đến chống thất thu thuế TNDN, mỗi công trình có những nhân tố cụ thể khác nhau. Theo Cấn Mỹ Dung, có 7 yếu tố: đặc điểm của nền kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội; chính sách, pháp luật liên quan đến thuế TNDN; việc ban hành và thực hiện các quy trình quản lý thuế; trình độ của nhân viên kế toán, quy trình tổ chức công tác hạch toán, kế toán và quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ của mỗi doanh nghiệp; công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thuế, trình độ hiểu biết, ý thức chấp hành của mỗi doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ thông tin công nghệ thông tin; trình độ nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ làm công tác quản lý thuế [8]. Còn Nguyễn Thị Đức Loan chia thành 2 nhóm: nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan. Nhóm yếu tố khách quan gồm: tình hình kinh 13 tế - xã hội; đặc điểm của nền kinh tế; chính sách, pháp luật; việc ban hành và thực hiện các quy trình quản lý thuế; công tác hạch toán, kế toán và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ; nhận thức của chủ doanh nghiệp và trình độ của kế toán doanh nghiệp. Nhóm yếu tố chủ quan gồm: việc triển khai thực hiện các quy trình quản lý thuế; ứng dụng công nghệ thông tin vào các công cụ hỗ trợ quản lý thuế; sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế; trình độ nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ làm công tác quản lý thuế; tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các chức năng quản lý thuế [23]. Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Hương cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng chống thất thu thuế TNDN gồm: Sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng; Chính sách tuyên truyền và động viên khuyến khích người nộp thuế; Hệ thống chính sách thuế TNDN; Tổ chức bộ máy thu thuế TNDN; Công tác kiểm tra giám sát [17]. Trương Hữu Bách chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: hệ thống pháp luật về thuế TNDN; công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; công tác cán bộ; công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế; công tác kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp; công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế; sự phối hợp của các cấp, các ngành trong tổ chức quản lý thu thuế [5]. 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về kinh nghiệm chống thất thu thuế Nghiên cứu về kinh nghiệm chống thất thu thuế có một số công trình như: "Quản lý rủi ro trong quản lý thuế và kinh nghiệm cho Việt Nam", của Bùi Thái Quang (2015), đăng Tạp chí Tài Chính; “Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam”, của Nguyễn Hữu Ánh và Đoàn Thanh Nga (2018), đăng Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam; “Giá chuyển nhượng - Nhận diện những nguy cơ thách thức và phản ứng của các bên liên quan trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu”, của Quách Nguyễn Ân Điển (2020), đăng Tạp chí Khoa học - Đại học Đồng Nai; “Kinh nghiệm của các nước châu Á về chống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chong_that_thu_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_o_nuoc_con.pdf
  • pdfK37.Vilakone.CV gửi BGD đăng tải luận án.pdf
  • pdfTóm tắt luận án.pdf
  • pdfTrang thong tin (Viet - Anh).pdf
Luận văn liên quan