Luận án Chủ thể nhận thức trong triết học của immanuel kant và ý nghĩa hiện thời của nó

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX nhiều nước tây Âu đã chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa, trong khi đó nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu. Trong bối cảnh đó Immanuel Kant đã nổi lên như một trong những nhà khai sáng vĩ đại của dân tộc Đức. Qua những tác phẩm của mình, ông đã bộc lộ một khát vọng tuyệt mỹ là thức tỉnh con người bằng trí tuệ. I.Kant nhận ra rằng chỉ có ánh sáng của trí tuệ mới có đủ sức mạnh giúp con người chống lại mọi sự cuồng tín, giáo điều đã ăn sâu bám rễ trong đời sống nước Đức nói riêng và tây Âu nói chung. Bởi vậy, có một thời người ta lầm tưởng rằng triết học của I.Kant chỉ đơn thuần là triết học đề cao trí tuệ nhưng xuyên suốt các tác phẩm của triết gia vĩ đại này, đặc biệt là bộ ba tác phẩm “phê phán”, chúng ta nhận ra rằng triết học của ông không chỉ có vậy. Ông đặt ra cho triết học phê phán của mình câu hỏi lớn: Con người là gì? Để trả lời được câu hỏi này cần trả lời ba câu hỏi sau: Tôi có thể biết được cái gì? Tôi phải làm gì? Tôi có thể hy vọng vào cái gì? Theo I.Kant, nhiệm vụ trả lời câu hỏi thứ nhất thuộc về nhận thức luận. Câu hỏi thứ hai dành cho đạo đức học. Câu hỏi thứ ba dành cho mỹ học. Xuất phát từ con người lý tính, I.Kant đã chỉ ra cho con người con đường dẫn tới tự do và hạnh phúc, con người phải làm gì để xứng đáng với chức phận làm người của mình, nói như nhà nghiên cứu Trần Thái Đỉnh: “Triết học I.Kant không còn là thứ triết đề cao tri thức như người ta vẫn lầm tưởng nữa, nhưng là triết tìm hiểu ý nghĩa và bổn phận làm người của ta” [24, tr.34]. Có thể nói, với I.Kant lý tính là phương tiện, chứ không phải là mục đích cuối cùng của tồn tại người. Cuối tác phẩm lừng danh “Phê phán lý tính thuần túy”, I.Kant đã bày tỏ rõ ràng mục đích đó: “Sự phê phán đối với lý tính liều lĩnh bay bổng bằng đôi cánh của chính mình, phải đi trước như là môn dự bị cho mọi hoạt động của lý tính, cả hai sẽ cùng tạo thành triết học với nghĩa đúng đắn và chân thực nhất của từ này” [42, tr.1185]

pdf161 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chủ thể nhận thức trong triết học của immanuel kant và ý nghĩa hiện thời của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VÂN HẠNH CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VÂN HẠNH CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN VĂN PHÒNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Vân Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................................................................5 1.1. Các công trình đề cập đến cơ sở cho sự hình thành quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant ..............................................................5 1.2. Các công trình đề cập tới nội dung của quan niệm chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant ...................................................................................11 1.3. Các công trình liên quan đến đánh giá về quan niệm chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant.............................................................................23 1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.............................................33 Chương 2: CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT....................................................35 2.1. Cơ sở khách quan cho sự hình thành quan niệm về chủ thể nhận thức của I.Kant ....................................................................................................35 2.2. Nhân tố chủ quan cho sự hình thành quan niệm về chủ thể nhận thức của I.Kant ....................................................................................................68 Chương 3: CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT - NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU ...........................................................................78 3.1. Khách thể, chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant. Quan niệm của ông về chủ thể nhận thức và vai trò của nó.................................................78 3.2. Chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant được xây dựng thông qua phương pháp phê phán ................................................................................86 3.3. Những đặc điểm của chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant.....................90 Chương 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT....116 4.1. Giá trị của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant ............116 4.2. Những hạn chế cơ bản của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant ..........................................................................................129 4.3. Ý nghĩa hiện thời của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant ....141 KẾT LUẬN ............................................................................................................148 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................151 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX nhiều nước tây Âu đã chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa, trong khi đó nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu. Trong bối cảnh đó Immanuel Kant đã nổi lên như một trong những nhà khai sáng vĩ đại của dân tộc Đức. Qua những tác phẩm của mình, ông đã bộc lộ một khát vọng tuyệt mỹ là thức tỉnh con người bằng trí tuệ. I.Kant nhận ra rằng chỉ có ánh sáng của trí tuệ mới có đủ sức mạnh giúp con người chống lại mọi sự cuồng tín, giáo điều đã ăn sâu bám rễ trong đời sống nước Đức nói riêng và tây Âu nói chung. Bởi vậy, có một thời người ta lầm tưởng rằng triết học của I.Kant chỉ đơn thuần là triết học đề cao trí tuệ nhưng xuyên suốt các tác phẩm của triết gia vĩ đại này, đặc biệt là bộ ba tác phẩm “phê phán”, chúng ta nhận ra rằng triết học của ông không chỉ có vậy. Ông đặt ra cho triết học phê phán của mình câu hỏi lớn: Con người là gì? Để trả lời được câu hỏi này cần trả lời ba câu hỏi sau: Tôi có thể biết được cái gì? Tôi phải làm gì? Tôi có thể hy vọng vào cái gì? Theo I.Kant, nhiệm vụ trả lời câu hỏi thứ nhất thuộc về nhận thức luận. Câu hỏi thứ hai dành cho đạo đức học. Câu hỏi thứ ba dành cho mỹ học. Xuất phát từ con người lý tính, I.Kant đã chỉ ra cho con người con đường dẫn tới tự do và hạnh phúc, con người phải làm gì để xứng đáng với chức phận làm người của mình, nói như nhà nghiên cứu Trần Thái Đỉnh: “Triết học I.Kant không còn là thứ triết đề cao tri thức như người ta vẫn lầm tưởng nữa, nhưng là triết tìm hiểu ý nghĩa và bổn phận làm người của ta” [24, tr.34]. Có thể nói, với I.Kant lý tính là phương tiện, chứ không phải là mục đích cuối cùng của tồn tại người. Cuối tác phẩm lừng danh “Phê phán lý tính thuần túy”, I.Kant đã bày tỏ rõ ràng mục đích đó: “Sự phê phán đối với lý tính liều lĩnh bay bổng bằng đôi cánh của chính mình, phải đi trước như là môn dự bị cho mọi hoạt động của lý tính, cả hai sẽ cùng tạo thành triết học với nghĩa đúng đắn và chân thực nhất của từ này” [42, tr.1185]. Vậy trong bối cảnh của thế kỷ XXI này, những quan điểm của I.Kant có còn giá trị? Ngày nay khoa học đã đạt được những thành chưa từng có, vũ trụ bí hiểm 2 khôn lường cũng dần dần được hé lộ trước ánh sáng của khoa học. Nhưng nếu chúng ta thỏa mãn với những điều mình biết thì có còn ham thích khám phá cái mới? Cuộc sống là dòng chảy không ngừng nghỉ, bởi vậy để tồn tại và phát triển con người cần không ngừng sáng tạo, tìm hiểu cái mới. Để làm được điều đó, chúng ta cần làm rõ năng lực nhận thức của chính chúng ta có những quy luật nào? Con người có thể nhận thức được gì? Quá trình nhận thức diễn ra như thế nào?... Từ ba thế kỷ trước, triết học lý luận của I.Kant đã có những câu trả lời đó. Mặc dù câu trả lời của I.Kant chưa phải là tối ưu nhưng nó vẫn còn ý nghĩa to lớn đối với ngày nay. Mặt khác, cuộc sống hiện đại đã giúp con người đoạn tuyệt với xiềng xích của lễ giáo hà khắc đưa con người tới chân trời tự do nhưng lại đẩy họ vào bi kịch mới với những dục vọng tầm thường, nỗi cô đơn vô tận, sự tha hóa, mất lương tri,... Con người một lần nữa lại phải đặt ra câu hỏi cho chính sự tồn tại của mình, để định hướng lại giá trị. Trong hành trình đó con người không thể thiếu “đôi cánh của lý tính”, bởi lẽ giữa ba giá trị cốt lõi của đời sống là Chân - Thiện - Mỹ có một mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời. Vì những lý do trên, tôi đã chọn: “Chủ thể nhận thức trong triết học của Immanuel Kant và ý nghĩa hiện thời của nó” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ những nội dung cơ bản trong quan niệm về con người với tư cách là chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant, luận án chỉ ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của quan niệm này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất: Phân tích chỉ ra cơ sở cho sự hình thành quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant. Thứ hai: Phân tích, làm rõ những nội dung về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant. Thứ ba: Đánh giá giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: con người với tư cách là chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tác giả đi sâu nghiên cứu I.Kant quan niệm như thế nào về chủ thể nhận thức và vai trò của nó, làm rõ những đặc điểm của chủ thể nhận thức trong triết học của ông. Để hoàn thành luận án tác giả tiến hành nghiên cứu bộ ba tác phẩm phê phán của I.Kant, đó là “Phê phán lý tính thuần túy” (1781), “Phê phán lý tính thực tiễn” (1788) và “Phê phán năng lực phán đoán” (1790), nhưng tập trung chủ yếu vào tác phẩm”Phê phán lý tính thuần túy” (1781), đã được dịch giả Bùi Văn Nam Sơn dịch ra tiếng Việt, do Nhà xuất bản Văn học xuất bản vào năm 2004. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là phương pháp luận có thể giải quyết hợp lý nhất những vấn đề do bộ môn khoa học lịch sử triết học đề ra; để làm sáng tỏ các vấn đề: hiện tượng tư tưởng, trào lưu tư tưởng, cá nhân nhà tư tưởng,... giải thích các mối quan hệ: tư duy và tồn tại, lôgic và lịch sử, cá nhân và xã hội, kế thừa và sáng tạo, Do vậy sẽ làm sáng tỏ mối quan hệ giữa quan niệm về chủ thể nhận thức của I.Kant với tồn tại xã hội Đức và tây Âu cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, chỉ ra những mặt tiến bộ và hạn chế trong quan niệm của ông. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên cơ sở phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với các phương pháp như: Phân tích và tổng hợp; Quy nạp, diễn dịch, so sánh; Lịch sử - lôgic; Trừu tượng hóa; khái quát hóa; 5. Đóng góp mới của luận án Luận án góp phần luận giải và làm rõ cơ sở cho sự hình thành quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant. 4 Luận án phân tích chỉ ra được một số nội dung chủ yếu của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant. Trên lập trường của triết học Mác - Lênin, phân tích chỉ ra được giá trị và hạn chế của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant, cũng như ý nghĩa hiện thời của quan niệm này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án được hoàn thành sẽ góp phần làm rõ lý luận nhận thức trong triết học I.Kant, qua đó vận dụng để làm sáng tỏ, phát triển nhận thức luận macxit. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên, người nghiên cứu về lý luận nhận thức, triết học về con người, triết học I.Kant. Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu triết học nói chung. 7. Kết cấu luận án Ngoài mở đầu, kết luận, các công trình khoa học đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT 1.1.1. Nhóm các công trình của tác giả trong nước “Lịch sử triết học phương tây” của Nguyễn Tiến Dũng [13]. Đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về lịch sử triết học phương tây từ cổ đại tới triết học cổ điển Đức. Mỗi tác giả được trình bày riêng rẽ, nhưng người đọc vẫn nhìn thấy được một hệ thống xuyên suốt và sự kế thừa lẫn nhau giữa các triết gia. Do vậy tác giả luận án có thể dễ dàng hiểu được tiền đề lý luận đã hình thành nên quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant. Phần triết học tây Âu phục hưng, Nguyễn Tiến Dũng không chỉ phân tích điều kiện kinh tế xã hội của phương tây đương thời mà còn chỉ ra đặc điểm triết học của thời kỳ này. Đồng thời tác giả phân tích các triết gia tiêu biểu: Côpécnic, Brunô, Galilê. Mặc dù I.Kant không thuộc triết học tây Âu phục hưng nhưng ông chịu nhiều ảnh hưởng bởi triết học thời kỳ này đặc biệt là tư tưởng khoa học (chẳng hạn là những phát minh về vũ trụ). Phần triết học cận đại, Nguyễn Tiến Dũng đã phân chia theo khu vực địa lý: triết học Anh, Pháp, Hà Lan và Đức. Những nền triết học này mặc dù đều thuộc thời cận đại có chung thời đại chuyển giao phương thức sản xuất từ phong kiến sang tư bản chủ nghĩa song ở mỗi nước lại có đặc điểm riêng. Cái làm nên sự tiến bộ trong triết học I.Kant và các triết gia cổ điển Đức khác là các ông đã tiếp thu tinh thần tiến bộ, cách mạng của thời đại, kế thừa có phê phán triết học của những tiền bối đi trước: triết học Anh đó là tinh thần phái duy cảm trong triết học Bêcơn, Lốccơ, Hium,Trong triết học Pháp đó là chủ nghĩa duy lý của Đềcáctơ, tinh thần khai sáng của Vônte, Môngtexkiơ, Rútxô, 6 “Bối cảnh ra đời và cách tiếp cận của I.Kant về nhận thức trong Phê phán lý tính thuần túy” của Hà Huy Tuấn [86]. Cũng như nhiều tài liệu khác, tác giả phân tích sự bùng nổ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây Âu ( Anh, Pháp, Hà Lan ) trong khi đó nước Đức vẫn là một nước phong kiến lạc hậu, giai cấp tư sản phân tán, dễ thỏa hiệp. Tồn tại xã hội này là nguồn gốc cho những mâu thuẫn trong triết học của các nhà triết học cổ điển Đức. Triết học I.Kant là một hiện tượng nằm trong bối cảnh phát triển văn hóa và triết học cận đại, biểu thị những đặc điểm của một chặng đường phát triển tinh thần và văn hóa của tây Âu. Triết học I.Kant có liên hệ nội tại với toàn bộ văn hóa châu Âu thời cận đại. Đặc biệt, văn hóa châu Âu cận đại có liên hệ mật thiết với phong trào Khai sáng - là một trào lưu tư tưởng và văn hóa đặc biệt, hình thành ở tây Âu vào cuối thế kỷ XVII - XVIII, với các đại biểu như: Vônte, Môngxtetkiơ, Rútxô, Nội dung của khai sáng được thể hiện tập trung trong chủ nghĩa duy lý theo nghĩa rộng nhất của từ này. Văn hóa tây Âu cận đại rất đề cao lý tính; thực chất là sự sùng bái lý tính. Trong đó, lý tính khoa học hay niềm tin vào những khả năng vô hạn của khoa học trở thành yếu tố hàng đầu. Người ta tin rằng những nguyên tắc bất biến của thế giới nằm trong chính bản chất của lý tính, vì một lẽ hiển nhiên là lý tính không có những nguyên tắc thì không còn là lý tính nữa. Từ đó, các nhà khoa học tự nhiên và triết học không ngừng theo đuổi mục đích tìm ra các quy luật, các tri thức chân lý tất yếu và phổ quát. Thời cận đại quan niệm về bản thân văn hóa như là giới tự nhiên thứ hai - là giới tự nhiên mới do con người sáng tạo ra, nhưng cũng quan trọng như giới tự nhiên thứ nhất. Nếu như văn hóa thời cổ đại và trung cổ hình thành theo nguyên tắc thích nghi với tự nhiên thì văn hóa thời cận đại hình thành trên nguyên tắc sáng tạo tự nhiên. Nguyên tắc này định hướng thường xuyên hoạt động của con người vào cái mới, vào việc tích lũy những sản phẩm vật chất và tinh thần ngày càng nhiều hơn. Do đó, văn hóa châu Âu cận đại đã tiên phong thực hiện sự đề cao tính tích cực của con người, sức mạnh sáng tạo của chủ thể văn hóa. Sự phát triển nội tại của văn hóa châu Âu cận đại quy định thái độ phê phán của nó đối với các thời đại trước. Thời cận đại đã tiến hành phê phán thời trung cổ bằng bầu nhiệt huyết của lý tính. Điều này thể hiện ở hai mặt: một mặt, coi thời trung cổ là thời đại đen tối và cuồng tín tôn giáo nên đã loại bỏ không ít thành tựu của văn hóa trung cổ; mặt khác, xu hướng tự phê phán dựa 7 trên việc giữ lại những mối liên hệ với quá khứ vẫn tiếp tục có tác động ở bên trong văn hóa cận đại mà triết học I.Kant là ví dụ điển hình. “Triết học cổ điển Đức” của Lê Công Sự [78]. Cuốn sách nghiên cứu ba triết gia lớn của triết học cổ điển Đức: I.Kant, Hêghen, Phoiơbắc. Trong đó I.Kant đóng vai trò là “thủy tổ” của dòng triết học này. Công trình được trình bày khá ngắn gọn nhưng rất sâu sắc về các vấn đề cơ bản trong triết học của I.Kant, làm rõ những khám phá mới độc đáo cũng như những hạn chế của nhà triết học này trên các mặt: triết học lý luận, triết học thực tiễn, triết học về con người, nhân bản học. Lê Công Sự trình bày khá kỹ lưỡng về thân thế, sự nghiệp các tác phẩm của I.Kant, đồng thời còn chia hệ thống tác phẩm của ông làm hai thời kỳ tiền phê phán và phê phán. Tác giả chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng tới từng thời kỳ trong triết học của I.Kant. Thời kỳ tiền phê phán (1745 - 1769) I.Kant chịu ảnh hưởng của các quan niệm duy tâm thần bí của Lépnít, Vônphơ và quan niệm duy vật siêu hình của Đêcáctơ, Niutơn. Thời kỳ này thế giới quan của I.Kant là duy vật, mặt khác ông mượn phương pháp kinh nghiệm của Niutơn trong khoa học tự nhiên làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu. Thời kỳ phê phán trong triết học I.Kant bắt đầu từ 1770 cho đến khi ông qua đời. Từ 1770 trở đi do chịu ảnh hưởng của nhiều biến động xã hội và chịu tác động của những tư tưởng triết học mới của Lốccơ, Hium, Lépnít, Đềcáctơ, các quan điểm chính trị - xã hội của các nhà khai sáng Pháp, I.Kant đã chuyển biến lập trường tư tưởng. Từ triết học miêu tả minh họa thế giới sang triết học phê phán với mục đích lấy con người và những băn khoăn trong đời sống của nó làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Các công trình nghiên cứu nói trên được nghiên cứu sinh kế thừa những điểm hợp lý trong quá trình hoàn thành luận án. 1.1.2. Nhóm các công trình của tác giả nước ngoài “Câu truyện triết học” (The story of Philosophy) của Will Durant [17]. Lịch sử triết học là một lĩnh vực chưa bao giờ là dễ dàng đối với các nhà nghiên cứu, nhưng Will Durant viết lịch sử triết học như một câu chuyện du khảo thì quả là tài tình. Chính vì vậy tác phẩm ra đời từ năm 1926 đến nay vẫn có sức sống rất 8 mãnh liệt. Ông chọn lọc một số nhà triết học lớn trong đó có I.Kant để nghiên cứu. Nếu nói lịch sử triết học là một khoa học khô khan, tẻ nhạt thì nhận định đó hoàn toàn sai khi ta đọc “The story philosophy”, ngay cả thứ triết học khó hiểu bậc nhất như triết học của I.Kant cũng được ông viết một cách dí dỏm, tràn đầy cảm xúc. Trong phần “Những nẻo đường đến I.Kant” tác giả W.Durant chỉ ra nguồn gốc lý luận của triết học I.Kant, đó sự kế thừa các triết gia lớn như: Vônte, Hium, Lốccơ, Beccơly, Rútxô,... Bằng thứ ngôn ngữ vừa hài hước vừa hàn lâm Durant đã chỉ ra “con đường” mà I.Kant đã đi, ông kế thừa một cách có phê phán tư tưởng của các vị tiền bối để hình thành nên đường lối triết học của riêng mình. Cuộc đời của I.Kant được mô tả một cách lặng lẽ, buồn tẻ - khá mâu thuẫn với sự nghiệp vĩ đại và đồ sộ của ông, với chính cuộc cách mạng trong triết học mà ông đã tạo ra và lan xa khắp tây Âu. Sau đó tác giả W.Durant mới đi vào ba tác phẩm phê phán của I.Kant, ông đã viết một cách rất tài tình, dí dỏm nhưng không kém phần sâu sắc những vấn đề mà xưa nay người ta vẫn phải nhíu mày mỗi khi nhắc đến như: cảm giác học siêu nghiệm, phân tích pháp siêu nghiệm, biện chứng pháp siêu nghiệm, tôn giáo và lý trí,... “Triết học cổ điển Đức” của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô [87]. Công trình nghiên cứu về các nhà triết học cổ điển Đức, trong đó I.Kant được đề cập đến như là nhà sáng lập ra nền triết học này. Triết học I.Kant được các nhà khoa học Liên Xô trình bày một cách ngắn gọn, súc tích những vấn đề cơ bản nhất về lý luận nhận thức, đạo đức học, thẩm mỹ học. Đặc biệt cuốn sách đã trình bày một cách rất sâu sắc bối cảnh nước Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn phát triển tư tưởng triết học ở Đức trong thời kỳ tan rã của những quan hệ phong kiến và thời kỳ chuyển sang chủ nghĩa tư bản. Trong đó các tác giả đã so sánh nước Đức với một số nước tây Âu khác như Anh, Pháp, để từ đó lý giải vì sao triết học cổ điển Đức, trong đó có triết học I.Kant lại có những đặc điểm khác biệt với triết học tây Âu cận đại. Triết học I.Kant được tập thể các nhà khoa học của viện Hàn lâm khoa học Liên Xô trình bày một cách cô đọng, dễ hiểu, đồng thời phản ánh rõ tồn tại xã hội khác thường ở nước Đức lúc bấy giờ. Trong khi các nước tây Âu đã chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa thì nước Đức vẫn là một nước phong kiến lạc hậu. Giai cấp tư sản Đức nhỏ yếu không đủ 9 sức mạnh làm cách mạng trong thực tiễn do vậy
Luận văn liên quan