Chứng cứ là phương tiện để xác định sự thật khách quan của vụ án trong xét
xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Đó là những thông tin có thật, được thu thập
theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và đã được kiểm tra, đánh giá công khai
tại phiên tòa, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội
XPSH, ngư i thực hiện hành vi phạm tội XPSH và những tình tiết khác có ý nghĩa
để TA ban hành bản án, quyết định giải quyết VAHS về các tội XPSH.
Lý luận và các quy định của pháp luật về chứng cứ trong TTHS đã từng bước
được xây dựng và hoàn thiện. Khái niệm chứng cứ, nguồn chứng cứ, những vấn đề
phải chứng minh, hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ. đã được quy
định trong BLTTHS, cùng với các quy định của BLHS đã tạo cơ sở pháp lý để đấu
tranh có hiệu quả đối với tội phạm nói chung, tội XPSH nói riêng. Tuy nhiên về mặt
lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về
chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH còn nhiều vấn đề cần tiếp
tục phải nghiên cứu, hoàn thiện trong th i gian tới.
Về mặt lý luận, thuật ngữ “chứng cứ” tuy đã được sử dụng phổ biến trong
thực tiễn, quy định trong pháp luật tố tụng hình sự và được nghiên cứu nhiều về mặt
lý luận, nhưng quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước về khái niệm
“chứng cứ” cũng như một số vấn đề khác có liên quan đến chứng cứ như: đối
tượng chứng minh, giới hạn chứng minh, phạm vi chứng minh, nghĩa vụ chứng
minh vẫn chưa có sự thống nhất. Mặt khác, việc nghiên cứu mới dừng lại ở những
vấn đề lý luận về chứng cứ trong tố tụng hình sự nói chung, chưa có công trình nào
nghiên cứu có hệ thống chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH.
168 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ MINH GIÁM
CHỨNG CỨ TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU Ở VIỆT NAM
Ngành:
Mã số:
Luật hình sự và tố tụng hình sự
9380104
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. ĐẶNG QUANG PHƢƠNG
2. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÀ
HÀ NỘI, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Vũ Minh Giám
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .............................................................................. 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................ 15
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án .................................... 19
Chƣơng 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ TRONG XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU .............................. 23
2.1. Nhận thức lý luận về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm
phạm sở hữu ....................................................................................................................... 23
2.2. Những vấn đề phải chứng minh và quá trình chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự về các tội xâm phạm sở hữu .................................................................................. 45
2.3. Các yếu tố tác động đến thi hành các quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét
xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ..................................................... 58
Chƣơng 3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG CỨ TRONG XÉT XỬ SƠ
THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................................... 68
3.1. Quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm
phạm sở hữu ....................................................................................................................... 68
3.2. Thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự về các tội xâm phạm sở hữu .................................................................................. 91
Chƣơng 4. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ĐÚNG QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG CỨ TRONG XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH
SỰ VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU ................................................................... 115
4.1. Yêu cầu bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ............................................................. 115
4.2. Giải pháp bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ
thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ............................................................. 127
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 149
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 152
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
BLTTHS
CQĐT
ĐTV
HĐXX
KSV
TA
TAND
TTHS
VKS
VKSND
VAHS
XPSH
XHCN
Bộ luật hình sự
Bộ luật tố tụng hình sự
Cơ quan điều tra
Điều tra viên
Hội đồng xét xử
Kiểm sát viên
Tòa án
Tòa án nhân dân
Tố tụng hình sự
Viện kiểm sát
Viện kiểm sát nhân dân
Vụ án hình sự
Xâm phạm sở hữu
Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Chứng cứ là phương tiện để xác định sự thật khách quan của vụ án trong xét
xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Đó là những thông tin có thật, được thu thập
theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và đã được kiểm tra, đánh giá công khai
tại phiên tòa, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội
XPSH, ngư i thực hiện hành vi phạm tội XPSH và những tình tiết khác có ý nghĩa
để TA ban hành bản án, quyết định giải quyết VAHS về các tội XPSH.
Lý luận và các quy định của pháp luật về chứng cứ trong TTHS đã từng bước
được xây dựng và hoàn thiện. Khái niệm chứng cứ, nguồn chứng cứ, những vấn đề
phải chứng minh, hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ... đã được quy
định trong BLTTHS, cùng với các quy định của BLHS đã tạo cơ sở pháp lý để đấu
tranh có hiệu quả đối với tội phạm nói chung, tội XPSH nói riêng. Tuy nhiên về mặt
lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về
chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH còn nhiều vấn đề cần tiếp
tục phải nghiên cứu, hoàn thiện trong th i gian tới.
Về mặt lý luận, thuật ngữ “chứng cứ” tuy đã được sử dụng phổ biến trong
thực tiễn, quy định trong pháp luật tố tụng hình sự và được nghiên cứu nhiều về mặt
lý luận, nhưng quan điểm của các nhà khoa học trong và ngoài nước về khái niệm
“chứng cứ” cũng như một số vấn đề khác có liên quan đến chứng cứ như: đối
tượng chứng minh, giới hạn chứng minh, phạm vi chứng minh, nghĩa vụ chứng
minh vẫn chưa có sự thống nhất. Mặt khác, việc nghiên cứu mới dừng lại ở những
vấn đề lý luận về chứng cứ trong tố tụng hình sự nói chung, chưa có công trình nào
nghiên cứu có hệ thống chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH.
Về quy định của pháp luật, các quy định của BLTTHS và BLHS hiện hành về
chứng cứ, chứng minh, xét xử sơ thẩm VAHS, các tội XPSH tuy đã được sửa đổi,
bổ sung và từng bước hoàn thiện, song từ thực tiễn xét xử sơ thẩm cho thấy vẫn bộc
lộ một số bất cập, vướng mắc, hạn chế cần tiếp tục được nghiên cứu, sửa đổi, bổ
2
sung và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu thực tiễn xét xử đặt ra.
Về mặt thực tiễn, khi đánh giá công tác xét xử các VAHS, TAND tối cao có
nhận định: “còn có ý kiến khác nhau về đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật”
[105]. Mặt khác, các tội XPSH là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm
đến quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Các hành vi phạm tội XPSH rất phức tạp, đa dạng; gây ra nhiều hậu quả vô cùng to
lớn, gây bức xúc trong nhân dân. BLTTHS năm 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung
quan trọng các quy định về: chứng cứ, chứng minh, nguồn chứng cứ, trình tự thủ
tục xét xử sơ thẩm.... Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể trong TTHS
thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình và là cơ sở để tiếp tục nghiên
cứu, hoàn thiện.
Do đó, để nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm về các tội XPSH trong tình hình
mới, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện lý luận, quy định của pháp luật, tạo cơ sở
bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm về
các tội XPSH là hết sức cần thiết. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề
tài Chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu ở Việt
Nam làm luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về
chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam; từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về chứng cứ trong xét xử
sơ thẩm VAHS về các tội XPSH: Cơ sở phương pháp luận, khái niệm, đặc điểm, vai
trò, ý nghĩa của chứng cứ và nguồn chứng cứ; những vấn đề phải chứng minh và
quá trình chứng minh trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH; các yếu tố tác
động đến thi hành các quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm
3
VAHS về các tội XPSH.
- Thứ hai, làm sáng tỏ quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành những quy
định đó trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở nước ta.
- Thứ ba, Phân tích các yêu cầu đặt ra và đề xuất các giải pháp bảo đảm thi
hành đúng quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các
tội XPSH ở nước ta hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, các quy định của
pháp luật hình sự, tố tụng hình sự về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS đối với
các tội XPSH và thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử
sơ thẩm VAHS đối với các tội XPSH ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề chứng cứ trong xét xử
sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể gồm: Các lý thuyết
về chứng cứ trong tố tụng hình sự nói chung và chứng cứ trong xét xử sơ thẩm
VAHS về các tội XPSH nói riêng. Nghiên cứu quy định của pháp luật về chứng cứ
và thực tiễn thi hành trong xét xử sơ thẩm VAHS đối với nhóm tội XPSH.
+ Về địa bàn: Luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng thi
hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS đối với nhóm
tội XPSH ở phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.
+ Về th i gian: Từ năm 2011 đến năm 2020.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận:
Trong luận án, nghiên cứu sinh dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch
sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp,
xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Bên cạnh đó, luận án cũng tiếp thu các tinh
hoa tư tưởng pháp lý của nhân loại, các giá trị pháp luật quốc tế và tham khảo quy
4
định của pháp luật một số nước trên thế giới về chứng cứ trong TTHS.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu theo phương pháp liên ngành khoa học xã hội và liên
ngành luật học. Trong đó, có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp nghiên cứu lịch sử - cụ thể: Để tìm hiểu sự hình thành và phát
triển về chứng cứ trong tố tụng hình sự trên thế giới (chương 2); tìm hiểu quy định
của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử, tại phiên tòa sơ thẩm và khi nghị án (chương 3).
Phương pháp tổng hợp: Để hệ thống hoá các quan điểm về chứng cứ, các dấu
hiệu pháp lý của nhóm tội XPSH; đưa ra khái niệm và đặc điểm về chứng cứ trong
xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH (chương 1 và chương 2); hệ thống hoá các
yêu cầu về bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm
VAHS về các tội XPSH ở nước ta hiện nay (chương 4).
Phương pháp so sánh: Để làm rõ các đặc điểm giai đoạn xét xử sơ thẩm
VAHS về các tội XPSH. Từ đó, so sánh những điểm khác biệt với các giai đoạn
điều tra, truy tố, xét xử phúc thẩm VAHS về các tội XPSH (chương 1).
Phương pháp thống kê: Để đánh giá kết quả xét xử sơ thẩm VAHS nhóm tội
XPSH (chương 3).
Phương pháp phân tích: Để phân tích các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh
giá chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS nhóm tội XPSH (chương 2); đánh giá
thực trạng thi hành quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS
nhóm tội XPSH ở nước ta (chương 3); đưa ra các giải pháp bảo đảm thi hành đúng
quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS nhóm tội XPSH
(chương 4).
Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, nghiên
cứu văn bản pháp luật, phỏng vấn sâu để chứng minh các luận điểm, đánh giá, nhận
định trong luận án.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện về chứng cứ
5
trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam và gắn với th i gian cụ
thể. Điểm mới của luận án được thể hiện chủ yếu ở các điểm sau:
- Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành; luận án đã
phân tích rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS
về các tội XPSH: Cơ sở phương pháp luận, khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa
của chứng cứ và nguồn chứng cứ; những vấn đề phải chứng minh và quá trình
chứng minh; các yếu tố tác động đến thi hành các quy định của pháp luật về chứng
cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Đồng th i, phân tích quy định của
pháp luật và thực tiễn thi hành trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Trên
cơ sở đó, đưa ra các giải pháp bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp luật về
chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam.
- Bằng quan điểm tiếp cận tổng thể, toàn diện và đa chiều về chứng cứ trong
xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH trên cơ sở những vấn đề lý luận, quy định
của pháp luật và thực tiễn thi hành. Từ đó, làm cơ sở nâng cao chất lượng xét xử sơ
thẩm về các tội XPSH, bảo đảm tốt hơn quyền con ngư i, hạn chế những sai sót
thư ng gặp trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH.
- Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về chứng cứ trong xét xử sơ
thẩm VAHS về các tội XPSH, trên cơ sở phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
thông qua thực tiễn xét xử đã làm sáng tỏ, sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về chứng cứ và
các vấn đề liên quan trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH. Thông qua đó,
phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân trong thực tiễn thi hành, nên
có ý nghĩa to lớn trong việc hoàn thiện về cơ sở lý luận và giải pháp thực hiện.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: Luận án nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ
thống về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH ở Việt Nam. Kết
quả nghiên cứu của luận án góp phần phát triển và hoàn thiện hơn lý luận về chứng
cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các tội XPSH.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể được sử dụng trong công tác nghiên cứu
của các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, các cơ quan bảo vệ pháp luật và có ý
6
nghĩa lý luận và thực tiễn đối với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, đặc
biệt đối với TA và cũng là tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện các quy
định của BLHS, BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành; góp phần làm phong
phú và hoàn thiện hơn cơ sở lý luận về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm VAHS về các
tội XPSH, nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp trong th i gian tới.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung của luận án
được chia thành bốn chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2. Những vấn đề lý luận về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình
sự về các tội xâm phạm sở hữu.
Chương 3. Quy định của pháp luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án
hình sự về các tội xâm phạm sở hữu và thực tiễn thi hành ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4. Yêu cầu và giải pháp bảo đảm thi hành đúng quy định của pháp
luật về chứng cứ trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
1.1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận về chứng cứ trong xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu
Về khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự:
Nguyễn Văn Du trong bài Khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự: Nhìn từ góc
độ lịch sử và luật so sánh đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/2005 đã
nêu khái quát tố tụng buộc tội (tố cáo) xuất hiện trong th i kỳ lịch sử cổ đại, phản ánh
đậm nét ở Luật tố tụng La Mã. Trong hình thức tố tụng này thì quan niệm về chứng cứ
không phải là những sự kiện, tình tiết nhằm để chứng minh chân lý theo đúng nghĩa mà
là niềm tin của quan tòa vào tính đúng đắn hoặc hợp lý của một ngư i nào đó tham gia
cuộc tranh luận tại công đư ng.
Đỗ Văn Đương trong Luận án Tiến sĩ Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ
trong điều tra VAHS cho rằng: Chứng cứ là những thông tin xác thực về những gì
có thật liên quan đến hành vi phạm tội, được thu thập theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định mà những ngư i và cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ để xác
định sự thật khách quan của vụ án.
Vương Văn Bép trong Luận án Tiến sĩ Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam đã đưa ra khái niệm: Chứng
cứ trong tố tụng hình sự là những thông tin có thật, được thu thập theo trình tự, thủ
tục do BLTTHS quy định mà CQĐT, VKS và TA dùng làm căn cứ để xác định có
hay không có hành vi phạm tội, ngư i thực hiện hành vi phạm tội, cũng như các
tình tiết khác cho việc giải quyết đúng đắn và chính xác VAHS.
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình của một số nước
trên thế giới, tác giả Ngô Văn Vịnh đề xuất khái niệm chứng cứ như sau: Chứng cứ
là những thông tin có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy
định mà CQĐT, VKS và TA dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi
8
phạm tội, ngư i thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết
cho việc giải quyết đúng đắn vụ án [115].
Với cách tiếp cận của triết học: Chứng cứ là phương tiện để xác định chân lí,
chứng cứ không tạo ra chân lí, không biến chân lí thành phi lí hay ngược lại, bởi vì
chân lí hay phi lí là ở chỗ sự việc có phù hợp với thực tế khách quan hay không [37].
Nghiên cứu về khái niệm chứng cứ trong tố tụng hình sự, còn một số bài viết,
công trình khác có liên quan và đều thống nhất cách tiếp cận khái niệm chứng cứ đã
được quy định tại khoản 1 Điều 64 BLTTHS năm 2003.
Hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong xét xử vụ án hình sự:
TS. Hoàng Thị Minh Sơn trong bài viết Hoàn thiện các quy định về thu thập,
đánh giá và sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự đã khái quát quá trình giải
quyết VAHS phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên ở giai đoạn nào các
chủ thể cũng phải sử dụng những phương tiện để làm sáng tỏ bốn vấn đề cần phải
chứng minh. Trong giai đoạn xét xử, đối với hoạt động thu thập chứng cứ TA
thư ng dựa vào các chứng cứ được thu thập ở giai đoạn điều tra và giai đoạn truy
tố. Đối với hoạt động đánh giá và sử dụng chứng cứ, Thẩm phán được phân công
chủ tọa phiên tòa là chủ thể chứng minh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử để ra một
trong các quyết định. Tại phiên tòa, HĐXX mà trực tiếp là Thẩm phán và Hội thẩm
sử dụng chứng cứ để xét hỏi tại phiên tòa nhằm làm rõ những vấn đề thuộc về đối
tượng chứng minh trong vụ án [75].
Vương Văn Bép trong Luận án Tiến sĩ Những vấn đề lý luận và thực tiễn về
chế định chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam cho rằng quá trình chứng
minh trong VAHS thì chứng cứ luôn luôn được coi là phương tiện để chứng minh,
vì vậy các giai đoạn thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để sử dụng là hết sức
quan trọng. Trong giai đoạn xét xử, TA phải trực tiếp điều tra công khai tại phiên
tòa và làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong VAHS bằng các chứng
cứ được xác định tại phiên tòa. HĐXX chỉ ra bản án, quyết định trên cơ sở pháp lý
là những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa [17].
9
Nguyễn Văn Du trong Luận án Tiến sĩ Quá trình chứng minh VAHS ở nước ta
đã khẳng định: Chứng cứ là phương tiện chứng minh duy nhất của các cơ quan tiến
hành tố tụng thực hiện trong quá trình chứng minh trong VAHS, vì vậy đòi hỏi
những ngư i tiến hành tố tụng phải hiểu rõ và phải áp dụng chính xác việc thu thập
chứng cứ, kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ nhằm sử dụng chứng cứ phục vụ cho
hoạt động chứng minh trong VAHS [28].
Về dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm sở hữu:
Đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu