Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp là quá trình làm thay
đổi (tăng hoặc giảm) về tỷ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành thuộc ngành
hay lĩnh vực nông nghiệp theo một chủ đích nhất định. Trong nền kinh tế thị
trường (KTTT), sự thay đổi về tỷ lệ về quy mô sản xuất, giá trị sản lượng giữa
các chuyên ngành, tiểu ngành của nông nghiệp theo một chiều hướng nào đó
thường nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả
kinh tế tối đa. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CCKTNN) thể
hiện ở mức độ thích nghi của bản thân ngành nông nghiệp với thị trường, ở
sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế; thể
hiện ở sự tăng trưởng và đóng góp của nó trong nền kinh tế và thể hiện ở tính
bền vững của ngành kinh tế này trong dài hạn.
177 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3803 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ BÁ TÂM
CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU KINH TÕ N¤NG NGHIÖP
THEO H¦íNG PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG
ë TØNH NGHÖ AN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. AN NHƯ HẢI
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Bá Tâm
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG 7
1.1. Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp đã công bố ở nước ngoài 7
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững 13
1.3. Kết luận rút ra từ những công trình liên quan đến đề tài luận án và vấn
đề cần phải tiếp tục nghiên cứu 22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG 26
2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tính quy luật và sự cần
thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
phát triển bền vững 26
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở nước ta 40
2.3. Kinh nghiệm của một số nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng phát triển bền vững 56
Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở TỈNH NGHỆ AN 69
3.1. Những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Nghệ An trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát bền vững 69
3.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2008-2015 75
3.3. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An 83
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH NGHỆ AN 109
4.1. Phương hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 109
4.2. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An thời gian tới 125
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 161
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community)
CCKTNN Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
FAO
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (Food and
Agriculture Organization of the United Nations)
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
FTA Hiệp định thương mại tự do (Free trade agreement)
GTSX Giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
KH&CN Khoa học và công nghệ
KTNN Kinh tế nông nghiệp
KTTT Kinh tế thị trường
KT-XH Kinh tế - xã hội
LĐNN Lao động nông nghiệp
LĐNT Lao động nông thôn
LLSX Lực lượng sản xuất
NSLĐ Năng suất lao động
NN, NT Nông nghiệp, nông thôn
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
PTBV Phát triển bền vững
PTKT Phát triển kinh tế
SXKD Sản xuất kinh doanh
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TPP
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement)
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Trang
Bảng 3.1: Phân bổ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2008-2015 84
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2008- 2015 (giá thực tế) 89
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ
nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015 (giá hiện hành) 91
Bảng 3.4: Giá trị và cơ cấu chuyên ngành lâm nghiệp tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2008-2015 (giá thực tế) 92
Bảng 3.5: Cơ cấu và giá trị chuyên ngành thủy sản tỉnh Nghệ An thời kỳ
2008-2015 (giá thực tế) 94
Hình 3.1: Lượng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp phân theo lĩnh vực
ngành kinh tế của Nghệ An giai đoạn 2008-2015 85
Hình 3.2: Chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư theo chuyên ngành nông
nghiệp ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015 86
Hình 3.3: Cơ cấu giá trị sản lượng ba chuyên ngành nông nghiệp ở tỉnh
Nghệ An năm 2008 và năm 2015 90
Hình 3.4: Cơ cấu giá trị sản lượng ba chuyên ngành nông nghiệp thuần
ở tỉnh Nghệ An năm 2008 và năm 2015 91
Hình 3.5: Cơ cấu giá trị nội bộ ngành lâm nghiệp ở tỉnh Nghệ An
năm 2008 và năm 2015 93
Hình 3.6: Giá trị sản lượng nông nghiệp của tỉnh Nghệ An giai đoạn
2008-2015 96
Hình 3.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của tỉnh Nghệ An 97
Hình 3.8: Năng suất lao động trong các ngành kinh tế ở tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2008-2015 102
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp là quá trình làm thay
đổi (tăng hoặc giảm) về tỷ lệ giữa các chuyên ngành, tiểu ngành thuộc ngành
hay lĩnh vực nông nghiệp theo một chủ đích nhất định. Trong nền kinh tế thị
trường (KTTT), sự thay đổi về tỷ lệ về quy mô sản xuất, giá trị sản lượng giữa
các chuyên ngành, tiểu ngành của nông nghiệp theo một chiều hướng nào đó
thường nhằm vào mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả
kinh tế tối đa. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CCKTNN) thể
hiện ở mức độ thích nghi của bản thân ngành nông nghiệp với thị trường, ở
sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế; thể
hiện ở sự tăng trưởng và đóng góp của nó trong nền kinh tế và thể hiện ở tính
bền vững của ngành kinh tế này trong dài hạn. Chuyển dịch CCKT nông
nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững là con đường phát triển mà nhiều quốc
gia lựa chọn trong thời đại ngày nay.
Cùng với cả nước trong giai đoạn phát triển KTTT, hội nhập mạnh mẽ
vào các quan hệ kinh tế quốc tế, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã có những quyết sách nhằm
thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH), coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đặc biệt, từ năm
2013, thực hiện chủ trương của Trung ương về tái cơ cấu ngành nông nghiệp,
tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mùa
vụ, phát triển sản xuất tập trung, quy mô lớn, gắn với tiêu thụ các sản phẩm có
lợi thế; tập trung dồn điền đổi thửa, liên doanh liên kết sản xuất theo chuỗi giá
trị sản phẩm nông nghiệp; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng nhanh khoa học và
công nghệ (KH&CN), nhất là công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất; đồng thời triển khai thực hiện các chính sách hỗ
2
trợ phát triển sản xuất, cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực quản lý. Nhờ đó, đến cuối năm 2015, toàn tỉnh đã có 21/21
huyện, thành, thị cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa; Trong 5 năm
(2010 - 2015) toàn tỉnh có trên 100 mô hình cánh đồng mẫu lớn đạt hiệu quả
kinh tế cao, năng suất, chất lượng tăng tối thiểu 10% [20]. Sản xuất nông
nghiệp (SXNN) đã hướng vào phát triển một số loại nông sản mà tỉnh có lợi
thế. Đã hình thành được một số vùng SXNN tập trung gắn với chế biến và
tiêu thụ sản phẩm như chè, mía, cao su, thủy sản, rừng trồng nguyên liệu,
vùng chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại, công nghiệp, ứng
dụng công nghệ cao. Đã xuất hiện các mô hình chuyển đổi CCKTNN có hiệu
quả trên địa bàn của tỉnh, như: mô hình trồng cây mùi tàu tạo thu nhập cao ở
xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu với diện tích 4 - 5 ha thay cho trồng lúa;
trồng cam ồng trên vùng đất đỏ Bazan Phủ Quỳ của Công ty nông nghiệp
Xuân Thành; mô hình trang trại tổng hợp, trồng cây ớt cay chỉ thiên ở thành
phố Vinh; mô hình phát triển kinh tế biển ở 8 xã thuộc huyện Diễn Châu
Nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao được đưa vào
thâm canh như chè LDP1 cho năng suất 16-18 tấn/ha; lạc L14, L23 cho năng
suất từ 4,5 - 5 tấn/ha[85] Quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao như
VietGap, SRI, quản lý dịch hại IPM được ứng dụng nhanh vào sản xuất đã
góp phần quan trọng vào chuyển dịch CCKTNN theo hướng hiện đại và góp
phần vào mức tăng trưởng kinh tế chung hàng năm của tỉnh.
Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch CCKTNN còn chậm, chưa phát huy tốt
các tiềm năng, lợi thế của tỉnh; SXNN vẫn chưa có sự bứt phá, chủ yếu vẫn là
sản xuất nhỏ, hiệu quả thấp; sản xuất chưa thật gắn bó với thị trường; năng
suất và chất lượng nông sản còn thấp, sức cạnh tranh yếu. Trước yêu cầu
SXNN phải đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh của người dân với chất
lượng tốt hơn, an toàn hơn và trước sức ép cạnh tranh gay gắt khi Việt Nam
hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi hình thành Cộng
3
đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP) đi vào hoạt động, việc chuyển dịch CCKTNN của tỉnh Nghệ An càng
trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ
An lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015-2020) xác định: phải chuyển đổi cách
nghĩ, cách làm, phải chuyển dịch CCKTNN theo hướng hiện đại, hiệu quả;
đổi mới qui hoạch, tổ chức SXNN theo hướng qui mô lớn, có tính cạnh
tranh quốc tế, đạt đến hiệu quả cao, đem lại thu nhập cao hơn cho nông
dân; phải HĐH nông nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo
hướng phát triển bền vững.
Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, cần có những nghiên cứu cơ
bản về lý luận, tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn và phải có những tổng kết đánh
giá trên cơ sở khoa học thực trạng tổ chức và hoạt động kinh tế trên địa bàn
hiện nay, tác giả lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An" để nghiên cứu làm luận án
tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về chuyển dịch CCKTNN theo hướng phát
triển bền vững (PTBV) và tìm hiểu kinh nghiệm thực thực tiễn của một số
tỉnh để nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKTNN ở
tỉnh Nghệ An trong các năm gần đây, đề xuất phương hướng và giải pháp
nhằm thúc đẩy theo hướng PTBV trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu nhập tài liệu để hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận
về chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV của Việt Nam trong bối cảnh
hiện nay.
- Tìm hiểu kinh nghiệm thành công trong chuyển dịch CCKTNN theo
hướng PTBV của một số nước, rút ra bài học cho Việt Nam.
4
- Tổng kết, phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKTNN
theo hướng PTBV ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2008-2015, kết quả đạt được,
hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN
theo hướng PTBV ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV đặt trong mối quan
hệ với PTBV về kinh tế, xã hội và môi trường ở tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng: Luận án nghiên cứu chuyển dịch CCKT trong ngành
nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cơ cấu ba nhóm ngành: nông nghiệp, lâm
nghiệp và thủy sản, và cơ cấu vùng nông nghiệp, được tiếp cận cả về cơ cấu lao
động và cơ cấu giá trị, đặt trong mối quan hệ gắn bó với chuyển dịch CCKT của
ba nhóm ngành trong tỉnh là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Việc nghiên cứu chuyển dịch CCKTNN còn có thể được xem xét từ các
khía cạnh khác, như: cơ cấu thành phần kinh tế nông nghiệp hay cơ cấu kinh
tế - xã hội (KT-XH), cơ cấu kỹ thuật - công nghệ, cơ cấu xuất - nhập khẩu sản
phẩm nông sản v.v, nhưng trong khuôn khổ đề tài luận án, tác giả tập trung
xem xét CCKT ngành và CCKT vùng; còn các khía cạnh nêu trên chỉ xem xét
ở mức độ nhất định nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu đã đặt ra.
Phạm vi nội dung nghiên cứu chuyển dịch CCKTNN theo hướng phát
triển bền vững được xem xét, phân tích gắn với PTBV cả về kinh tế, xã hội và
môi trường trên địa bàn.
- Phạm vi về không gian: Địa bàn tỉnh Nghệ An, có tìm hiểu kinh
nghiệm quốc tế về chuyển dịch CCKTNN để tỉnh Nghệ An tham khảo, học hỏi.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng chuyển dịch
CCKTNN theo hướng PTBV ở tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2008-2015,
5
tức là kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 26-
NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó
nhấn mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền
vững. Những dự báo và đề xuất phương hướng, giải pháp dự kiến đến
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận
- Cơ sở lý luận: Tác giả luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp
luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong học
thuyết Mác - Lênin để xem xét quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng
PTBV ở Việt Nam. Các nghiên cứu đánh giá thực tiễn còn dựa trên nền tảng
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt
Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: Đề tài tiếp cận nghiên cứu trên
quan điểm chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV đặt trong bối cảnh tái
cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt xem xét và đặt trong mối quan hệ nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, để định dạng con đường phát triển nông nghiệp ở tỉnh
Nghệ An đang ở đâu trong các mô hình lý thuyết, làm cơ sở xác định nội
dung và các tiêu chí đánh giá chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Tác giả luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp thích hợp với
nghiên cứu kinh tế chính trị, trong đó chủ yếu là phương pháp trừu tượng hóa
khoa học, phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích và
tổng hợp, phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn, so sánh để làm rõ thực
trạng chuyển dịch CCKTNN tỉnh Nghệ An.
- Sử dụng phương pháp phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp
mô hình và đồ thị để phân tích thực trạng chuyển dịch CCKTNN theo hướng
PTBV ở tỉnh Nghệ An, mức độ đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
6
- Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu về các văn
bản về chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật, các số liệu chính thức
trong và ngoài tỉnh Nghệ An; thu thập thông tin từ các đề án, báo cáo, bài viết
trên các phương tiện thông tin chính thức có liên quan đến đối tượng nghiên
cứu của đề tài, coi đây là nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu.
5. Những đóng góp về khoa học
- Hệ thống hoá, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về chuyển dịch
CCKTNN theo hướng PTBV trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng của
Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị học.
- Làm rõ thực trạng chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV ở tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2008-2015, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN
theo hướng PTBV ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Do tầm quan trọng của nó đối với đời sống xã hội nói chung và với sự
PTKT của một quốc gia nói riêng nên việc tìm con đường phát triển ngành
kinh tế nông nghiệp đã trở thành một chủ đề quan trọng không chỉ có sự tham
gia của các nhà nghiên cứu mà còn có cả các nhà hoạch định chính sách. Dưới
đây là các công trình chủ yếu đã công bố ở trong và ngoài nước có liên quan
đến chuyển dịch CCKTNN.
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Nghiên cứu lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cuốn: “Conceptual framework for analysing structural change in
agriculture and rural livelihoods” (Khung lí thuyết phân tích sự thay đổi cơ
cấu nông nghiệp và sinh kế ở nông thôn) của Gertrud Buchenrieder [104] đã
xây dựng khung khái niệm cho phân tích các thay đổi cơ cấu NN, NT ở các
nước thành viên mới gia nhập EU. Từ đó, cung cấp phương pháp điều tra để
xác định quá khứ chuyển dịch CCKTNN và quá trình chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp trọng điểm trong tương lai cho một vùng nông thôn sinh sống tại
các nước thành viên mới giai đoạn 2007-2010. Đây là tài liệu tham khảo bổ
ích mà đề tài luận án có thể quan tâm.
Cuốn: “Natural resources and regional development theory” (Lí thuyết
nguồn lực tự nhiên và sự phát triển vùng) của Linda Lundmark, Camilla
Sandström [111] đã bàn về chuyển dịch CCKT nông thôn và các biểu hiện
KT-XH của quá trình đó ở Thụy Điển. Từ nghiên cứu lịch sử các giả đưa ra
8
phương pháp mới: xem chuyển dịch cơ cấu nông thôn trên các mặt, như thay
đổi kỹ thuật, KT-XH trên một quy mô tổng thể, coi đó là một hiện tượng đa
diện và phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải chỉ một vài khía cạnh của thực tế,
mà sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là một yếu tố kinh tế rất quan trọng.
Cuốn: “Economic structure and agricultural productivity in Europe,
1300-1800” (Cơ cấu kinh tế và năng suất nông nghiệp ở Châu Âu 1300-1800)
của Robert C.Allen [115] đã phân tích định lượng để nhìn lại lịch sử kinh tế
châu Âu giai đoạn 1300-1800, trong đó phân tích về CCKTNN ở các nước
hàng đầu ở khu vực này trên các mặt chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu sản
lượng nông nghiệp và NSLĐNN. Đây là tài liệu lịch sử có ý nghĩa xem xét xu
hướng chuyển dịch CCKTNN mà nước phát triển muộn như Việt Nam có thể
tham khảo.
Cuốn: “Agricultural structure and economic adjustment” (Cơ cấu nông
nghiệp và sự điều chỉnh nền kinh tế) của E. Wesley và F. Peterson [101] đã
đánh giá những yếu tố góp phần làm thay đổi CCKTNN tại Mỹ và mô tả kinh
nghiệm của châu Âu trong chuyển dịch cơ CCKTNN cho rằng phương pháp
này không phải là rất hứa hẹn đối với Mỹ, nơi không có chính sách cơ cấu cụ
thể tồn tại. Từ đó cho rằng nước Mỹ nên tập trung vào các phương pháp để
giảm bớt chi phí điều chỉnh chứ không phải là về những nỗ lực để ngăn chặn
biến đổi cơ cấu.
Cuốn: “Agricultural Restructuring and Trends in Rural Inequalities
in Central Asia: A Socio-Statistical Survey” (Tái cấu trúc nông nghiệp và
xu hướng bất bình đẳng nông thôn ở khu vực trung tâm châu Á: khảo sát
thống kê xã hội học) của Max Spoor [113] đã phân tích phát triển các cấu
trúc nông nghiệp và xã hội dân sự ở các nước chuyển đổi, xét trường hợp
của Trung Á về tái cơ cấu nông nghiệp và xu hướng bất bình đẳng nông
thôn. Trong đó, xác định chuyển dịch CCKTNN có liên quan đến sự bất
bình đẳng và vai trò của xã hội dân sự ở các nước này. Đây là một nghiên
9
cứu tiếp cận kinh tế chính trị mà nghiên cứu sinh có thể tham khảo trong
thực hiện đề tài luận án.
Cuốn: “The economic impact of multifunctional agriculture in Dutch
regions: An input-output model” (Sự ảnh hưởng kinh tế của nền nông nghiệp
đa chức năng ở các vùng miền Hà Lan: Mô hình cân đối liên ngành) của
P.W.Heringa, C.M.Van der Heideb và W.J.M.Heijman [114] đã làm rõ bốn
hoạt động nông nghiệp đa chức năng: (i) chăm sóc cây xanh, (ii) du lịch, giải
trí, giáo dục, (iii) bán tại trang trại, và (iv) dịch vụ xanh. Có thể tham khảo khi
nghiên cứu chuyển dịch CCKTNN theo hướng PTBV ở Việt Nam.
Cuốn: “Agriculture in the Global Economy” (Nông nghiệp trong nền
kinh tế toàn cầu) của Julian M.Alston [110] đã nghiên cứu về triển vọng kinh
tế nông nghiệp, trong đó cho thấy các nước có thu nhập cao như Mỹ thì có sự
suy giảm sản lượng nông nghiệp trong khi các nước thu nhập trung bình như
Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Indonesia lại có sự gia t