Lịch sử phát triển kinh tế các quốc gia trên thế giới cho thấy khu vực nông
nghiệp, nông thôn luôn là điểm khởi đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Phát
triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp(CCKTNN) theo hướng từ truyền
thống lên hiện đại và phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một xu thế tất yếu.
Sau 30 năm đổi mới và phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta đã đạt được
những thành tựu đáng kể từ chỗ thiếu lương thực đến nay đã trở thành quốc gia xuất
khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới và có kim ngạnh xuất khẩu nông sản trên 30 tỷ USD (năm
2014 đạt 30,86 tỷ USD, năm 2016 đạt 32,10 tỷ USD tăng 5,4% so với năm 2015, trong
đó có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD)[91] và nông nghiệp đã có quan hệ
thương mại ổn định với hơn 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới [113].
Tuy vậy, nền nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cơ bản vẫn là
một ngành sản xuất manh mún, khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng, thu nhập thấp,
và thiếu tính bền vững, chất lượng nông sản còn hạn chế. Tuy có nhiều mặt hàng có
khối lượng xuất khẩu lớn nhất, nhì thế giới nhưng chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô,
chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.thu nhập và đời sống của
người nông dân còn nhiều khó khăn [34].
Tỉnh Hưng Yên thuộc Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm của Bắc Bộ, Với hơn 85% số hộ ở nông thôn, 40% số lao động nông nghiệp
đóng góp gần 12,84% GDP toàn tỉnh (năm 2016), trải qua 20 năm từ khi tái lập tỉnh,
ngành nông nghiệp cũng đã có bước phát triển, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp(CCKTNN) chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, thu nhập bình quân
đầu người trên 40 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 6,81%, bộ mặt nông thôn
ngày càng đổi mới.Tuy nhiên đến nay ngành nông nghiệp của Hưng Yên cơ bản vẫn
là một ngành có giá trị gia tăng thấp, tỷ trọng sản phẩm ứng dụng công nghệ
cao(CNC) chưa nhiều, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tiêu thụ trong nước.
230 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG MINH ĐỨC
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỈNH HƢNG YÊN THEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI – Năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG MINH ĐỨC
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỈNH HƢNG YÊN THEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. ĐỖ HOÀI NAM
2. PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH LONG
HÀ NỘI – Năm 2018
Chuyên ngành : Kinh tế Phát triển
Mã số : 9.31.01.05
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
tỉnh HưngYên theo hướng hiện đại “là một công trình nghiên cứu của
riêng tôi, các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án này chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Hoàng Minh Đức
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan...........................................................................................................................i
Mục lục....................................................................................................................................ii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................. ........................................iv
Danh mục các bảng .................................................................................................................. vi
Danh mục các hình, hộp ......................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 10
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo định hướng thị trường ..................................................................................................... 10
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đổi mới các hình thức tổ chức và quản lý
sản xuất kinh doanh theo hướng hiện đại trong chuyển dịch .............................................. 13
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ tiến tiến, công nghệ cao ................................. 15
1.4. Nghiên cứu liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu .......................................... 17
1.5. Các công trình tiếp cận chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ...... 21
1.6. Những vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của luận án .............................................. 22
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI ............. 24
2.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại ........ 24
2.2.Kinh nghiệm thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại . 51
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TỈNH HƢNG YÊN THEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI ................................ 64
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh Tế-xã hội tỉnh Hưng Yên ảnh hưởng đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp ....................................................................................... 64
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo
hướng hiện đại .............................................................................................. 69
3.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại ..................................................... 112
iii
CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH HƢNG YÊN THEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI ...... 123
4.1. Tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại ..................................................... 123
4.2. Quan điểm và định hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh
Hưng Yên theo hướng hiện đại...............................................................................127
4.3. Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Hưng Yên theo hướng hiện đại đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ............... 137
KẾT LUẬN............................................................................................................151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.........................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................154
PHỤ LỤC...............................................................................................................165
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
AEC : Cộng đồng kinh tế ASEAN (Asean Economic Community)
ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
ATSH : An toàn sinh học
CN : Công nghiệp
CNC : Công nghệ cao
CCKTNN : Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
CDCCKTNN : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
CMH : Chuyên môn hóa
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CCN : Cụm công nghiệp
DN : Doanh nghiệp
DTĐR : Dồn thửa đổi ruộng
ĐVT : Đơn vị tính
FAO
: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(The Food and Agriculture Organization of the United Nations)
FTA : Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement)
GAP
: Tiêu chuẩn và thực hành nông nghiệp tốt (Good
Agricultural Practices)
GAHP
: Thực hành sản xuất chăn nuôi tốt (Good Animal
Husbandry practice)
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội ( Gross Domestic Product)
GLOBALGAP
: Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global Good
Agricultural Practice)
GTSX : Giá trị sản xuất
GTSXNN : Giá trị sản xuất nông nghiệp
HACCP
: Hệ thống phân tích mối nguy và Kiểm soát điểm tới hạn
(Hazard Analysis and Critical Control Point System)
HTX : Hợp tác xã
ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (Internationnal
v
Organization for Standardization)
IPM : Integrated Pest Management ( quản lý dịch hại tổng hợp)
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KCN : Khu công nghiệp
KH&CN : Khoa học và công nghệ
LIFSAP : Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm
NCS : Nghiên cứu sinh
NSNN : Ngân sách Nhà nước
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
OECD
: Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)
PPP : Hình thức đối tác công tư (Public private partnership)
PRA : Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng
SXKD : Sản xuất kinh doanh
SXNN : Sản xuất nông nghiệp
SRI : Hệ thống canh tác lúa cải tiến(System Rice Intensification)
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
THT : Tổ hợp tác
UDCNC : Ứng dụng công nghệ cao
UBND : Ủy ban nhân dân
UNEP
: Tổ chức môi trường Liên Hiệp Quốc ( United Nations
Environment Programme)
VietGAP
: Vietnamese Good Agricultural Practices (thực hành
nông nghiệp tốt Việt Nam)
WTO : Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
WB : Ngân hàng thế giới ( World Bank)
WCED
: Ủy ban Thế giới về môi trường và phát triển (World
Commission on Environment and Development)
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Một số nội dung khác nhau giữa cơ cấu kinh tế nông nghiệp
truyền thống và cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện đại
37
Bảng 3.1. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Hưng Yên giai
đoạn 2010-2016.
70
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên so với vùng đồng
bằng Sông Hồng năm 2015
72
Bảng 3.3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế giai đoạn 201-2016 73
Bảng 3.4. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt Hưng Yên 2011-2016 76
Bảng 3.5. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi Hưng Yên 2011-2016 80
Bảng 3.6. Thực trạng tiếp cận thị trường trong chuyển đổi cơ cấu sản
xuất của các nhóm hộ
81
Bảng 3.7. Ý kiến đánh giá của cán bộ địa phương về hướng chuyển đổi
cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2016
83
Bảng 3.8. Kết quả tập trung ruộng đất thông qua dồn thửa, đổi ruộng tỉnh
Hưng Yên phân theo huyện, thành phố giai đoạn 2013-2016
85
Bảng 3.9. Hiện trạng tích tụ đất nông nghiệp Hưng Yên giai đoạn 2011-2016 86
Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả tập trung ruộng đất 2011-2016 87
Bảng 3.11. So sánh hiệu quả của 1 ha giống lúa BT7 trồng theo cánh
đồng lớn với trồng theo phương thức đại trà phân tán và cá thể
88
Bảng 3.12. Thực trạng liên kết của hộ nông dân trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp tại Hưng Yên năm 2017
90
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu về trang trại giai đoạn 2011-2016 92
Bảng 3.14. Mức độ khó khăn của hộ, trang trại trong chuyển đổi sản xuất
theo hướng hiện đại
93
Bảng 3.15. Một số HTX kiểu mới tổ chức, sản xuất theo hướng hiện đại 95
Bảng 3.16. Một số tình hình chung về doanh nghiệp nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên năm 2017
97
Bảng 3.17. Hàm lượng đầu tư công nghệ trong sản xuất một số nông sản,
sản xuất theo quy trình tiên tiến, ứng dụng CNC giai đoạn 2011-2016
105
Bảng 3.18. Tỷ trọng giá trị sản xuất, diện tích của một số sản phẩm chất
lượng ứng dụng công nghệ cao so với toàn ngành giai đoạn 2011-2015
106
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÊN HÌNH Trang
Hình 2.1. Các khía cạnh biểu hiện cơ bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 25
Hình 2.2. Các giai đoạn chuyển đổi cấu trúc nông nghiệp 32
Hình 2.3. Mục tiêu và yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn qua các
giai đoạn của chuyển đổi cấu trúc kinh tế
33
Hình 2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp qua các mô hình sản
xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại
34
Hình 2.5. Mô hình nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại 36
Hình 2.6. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đài Loan định hướng xuất khẩu 55
Hình 3.1. Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp Hưng Yên giai đoạn 1997-2016 66
Hình 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nội ngành nông nghiệp Hưng Yên giai
đoạn 2005-2016
74
Hình 3.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu một số nông sản chất lượng cao ở thị
trường Hưng Yên và Hà Nội năm 2015
84
Hình 3.4. Tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đến năm 2016 96
Hình 3.5. Mô hình liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nông dân
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hưng Yên
98
Hình 3.6. Mô hình liên kết kinh tế có hợp tác xã tham gia làm trung gian
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên
99
Hình 3.7. Liên kết góp ruộng để chuyển đổi SX theo mục đích chuyển đổi 101
Hình 3.8.Thực trạng tập huấn quy trình sản xuất tiên tiến, CNC trong
chuyển dịch của hộ nông dân, trang trại tỉnh Hưng Yên
107
Hình 3.9. Số lượng Biogas hiện đại xử lý chất thải chăn nuôi vùng GAHP 110
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 3.1. Một thực trạng của Công ty cổ phần rau, củ, quả Việt Nhật 89
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển kinh tế các quốc gia trên thế giới cho thấy khu vực nông
nghiệp, nông thôn luôn là điểm khởi đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Phát
triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp(CCKTNN) theo hướng từ truyền
thống lên hiện đại và phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một xu thế tất yếu.
Sau 30 năm đổi mới và phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta đã đạt được
những thành tựu đáng kể từ chỗ thiếu lương thực đến nay đã trở thành quốc gia xuất
khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới và có kim ngạnh xuất khẩu nông sản trên 30 tỷ USD (năm
2014 đạt 30,86 tỷ USD, năm 2016 đạt 32,10 tỷ USD tăng 5,4% so với năm 2015, trong
đó có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD)[91] và nông nghiệp đã có quan hệ
thương mại ổn định với hơn 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới [113].
Tuy vậy, nền nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cơ bản vẫn là
một ngành sản xuất manh mún, khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng, thu nhập thấp,
và thiếu tính bền vững, chất lượng nông sản còn hạn chế. Tuy có nhiều mặt hàng có
khối lượng xuất khẩu lớn nhất, nhì thế giới nhưng chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô,
chưa tham gia sâu vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu...thu nhập và đời sống của
người nông dân còn nhiều khó khăn [34].
Tỉnh Hưng Yên thuộc Đồng bằng sông Hồng nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm của Bắc Bộ, Với hơn 85% số hộ ở nông thôn, 40% số lao động nông nghiệp
đóng góp gần 12,84% GDP toàn tỉnh (năm 2016), trải qua 20 năm từ khi tái lập tỉnh,
ngành nông nghiệp cũng đã có bước phát triển, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp(CCKTNN) chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, thu nhập bình quân
đầu người trên 40 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 6,81%, bộ mặt nông thôn
ngày càng đổi mới...Tuy nhiên đến nay ngành nông nghiệp của Hưng Yên cơ bản vẫn
là một ngành có giá trị gia tăng thấp, tỷ trọng sản phẩm ứng dụng công nghệ
cao(CNC) chưa nhiều, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tiêu thụ trong nước. Với cơ
cấu kinh tế nông nghiệp như hiện nay của Hưng Yên chưa được coi là một nền nông
nghiệp đủ mạnh để có thể tạo ra bứt phá mới, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong
2
nước và quốc tế. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của ngành nông
nghiệp có xu hướng giảm(giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng bình quân 2,2%; năm
2014 mức tăng trưởng đạt chưa tới 2%, 2016 tăng 2,56%) [108], công nghiệp, dịch vụ
nông thôn phát triển chậm, sự tham gia của các doanh nghiệp (DN) trong chuỗi giá trị
sản xuất nông nghiệp(SXNN) còn hạn chế...điều đó bắt buộc phải có sự thay đổi, và
một trong những hướng quyết định là thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng hiện đại.
Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với
tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành nông nghiệp Việt Nam nói
chung, Hưng Yên nói riêng đang đứng trước cơ hội, thách thức to lớn đỏi hỏi phải
chuyển dịch theo hướng hiện đại, ứng dụng CNC...là yêu cầu tất yếu phù hợp với bối
cảnh mới. Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 thể hiện trong quyết định số 2111/QĐ-TTg
ngày 28/11/2011 cũng chỉ rõ:“Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại toàn diện,
hiệu quả, bền vững...áp dụng kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ tạo ra những sản phẩm sạch, có
năng suất và giá trị gia tăng cao; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung,
quy mô lớn...”[81]. Ngày 13/6/2013 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số
899/2013/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và đến tháng 11 năm 2017 Thủ tướng
Chính Phủ đã “Quyết định phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn
2017-2020” với những tiêu chí giám sát, đánh giá cụ thể về cơ cấu lại ngành nông
nghiệp đến năm 2020...mỗi văn bản kèm theo những mục tiêu cụ thể, trong đó tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để
nâng cao sức cạnh tranh là một nội dung cấp thiết được thực hiện trong đó.
Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, Hưng
Yên nói riêng khắc phục được những hạn chế, tạo bứt phá mới trong phát triển và để giải
đáp những câu hỏi nghiên cứu đề ra, đồng thời góp phần làm rõ những vấn đề có tính
quy luật của việc chuyển dịch từ truyền thống lên hiện đại, góp thêm những luận cứ khoa
học xác đáng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ với phát
3
triển thể chế thị trường, cách mạng công nghệ và hội nhập quốc tế...Do đó, nghiên cứu
đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại”
là có ý nghĩa về lý luận, thực tiễn và tính thời sự cấp bách hiện nay trong bối cảnh mới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ về lý luận, thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại, luận án đi sâu phân tích thực trạng quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại, đề xuất
quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch CCKTNN tỉnh Hưng
Yên theo hướng hiện đại đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. .
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm
vụ cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận, chắt lọc kinh nghiệm trong nước
và quốc tế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ truyền thống lên hiện đại,
làm cơ sở xây dựng khung phân tích và lý thuyết của đề tài luận án.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKTNN theo hướng hiện đại
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trên trên các nội dung kinh tế, xã hội, công nghệ, tổ chức,
thể chế và môi trường, nhằm làm rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân và các vấn
đề đặt ra cần giải quyết trong quá trình chuyển dịch theo hướng hiện đại.
- Đề xuất, quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại là gì? Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp hiện đại khác với CCKTNN truyền thống ở những điểm gì?
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại bao gồm những
nội dung cơ bản gì? và chịu sự tác động bởi những yếu tố nào? Chỉ tiêu nào đánh giá
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại?
4
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại ở tỉnh Hưng Yên
thời gian qua diễn ra như thế nào? Hưng Yên đã làm gì và làm như thế nào để thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại một cách có hiệu
quả? Giải pháp nào để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh
Hưng Yên theo hướng hiện đại?
Giả thuyết nghiên cứu
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên thời gian qua đã được
thực hiện tích cực, tuy nhiên chưa thoát khỏi cách làm cũ và cho đến nay chuyển dịch
CCKTNN còn nhiều nội dung, yếu tố...chưa hướng đến mục tiêu hiện đại.
- Hưng Yên đang ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch theo hướng hiện đại
còn gặp nhiều khó khăn và cần làm rõ lý luận, mô hình và các giải pháp để thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại
được diễn ra thuận lợi hơn trong giai đoạn tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng hiện đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài luận án được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tập trung
nghiên cứu ở một số huyện, xã và mô hình trọng điểm, đại diện của tỉnh Hưng Yên.
Thời gian: Nghiên cứu thực trạng là từ năm 2010 đến năm 2016. Định hướng
và các giải pháp đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Nội dung: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại là một
vấn đề phức tạp và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên trong
khuôn khổ luận án tập trung đánh giá các vấn đề có liên quan đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi thuộc nội ngành nông nghiệp tỉnh Hưng
Yên theo hướng hiện đại còn các nội dung khác của chuyển dịch có liên quan luận án
xem xét đề cập ở một mức độ nhất định và phục vụ cho việc đánh giá quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
5
4. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp tiếp cận
Tiếp cận liên ngành, đa ngành: Đây là tiếp