Chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai tr ò quan tr ọng đối với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động được coi là một trong những
nhiệm vụquan trọng, phục vụđắc lực cho chuyển dịch CCKT, nó vừa là kết quả,
vừa là yếu tốthúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh CNH, HĐH và góp phần cân
đối lại cung - cầu trên thị trường lao động. Chuyển dịch CCLĐ không chỉ tuân
theo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu phát triển bền vững, ổn
định xã hội, cải thiện môi trường và phát triển con người.
Thái Bình - một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với địa hình
tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế -xã hội, nhất là trong phát
triển kinh tếbiển. Thời gian qua, CCKT ởTỉnh đ ã chuy ển dịch theo hướng tích cực.
Năm 2001, ngành N, L, TS đóng góp 57,6% GDP toàn tỉnh thì đến năm 2012 giảm
xuống còn 32,2%; đóng góp của ngành CN - XD có xu hướng tăng, năm 2001
ngành này chỉchiếm 15,2% GDP toàn tỉnh, năm 2012 đã t ăng lên kho
ảng 34,0%;
ngành dịch vụtăng từ27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012 [10, tr. 41],
[13, tr. 44]. Đồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐ theo
ngành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động
nông nghiệp, tăng tỷlệlao động công nghiệp và dịch vụ. Năm 2001, tỷlệLĐNN
chiếm 75,12% tổng sốlao động của Tỉnh, đến năm 2012 giảm xuống còn 58,3%;
lao động CN -XD từ chỗchiếm 13,0% năm 2001, đến năm 2012 chiếm khoảng
25%; lao động dịch vụchiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012 tăng lên khoảng16%
[11, tr. 19], [13, tr. 29].
Vấn đềđặt ra làCCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình chuyển dịch như vậy
nhanh hay chậm, đã phù hợp với sựchuyển dịch CCKT của Tỉnh hay chưa? Quá
trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành có tác động tích cực, thúc đẩy cơ cấu ngành
kinh tếcủa Tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH, HĐHhay không? Làm thếnào để
2
tạo ra sự phù hợp giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành với chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tếcủa địa phương? Mặt khác, đểđạt đượcmục tiêu của tỉnh Thái Bình
là đến năm 2020 cơ bản trởthành tỉnh công nghiệp, với CCKT: Thương mại -Dịch
vụ, Công nghiệp -Xây dựng và Nông, lâm, thủy sản thì đòi h ỏi CCLĐ theo ngành
của Tỉnh phải chuyển dịch như thếnào? Hơn nữa, đểđẩy nhanh tái cấu trúc nền
kinh tế ởtỉnh Thái Bình thì đòi h ỏi CCLĐ phải chuyển dịch như thếnào?
Đểtrảlời những câu hỏitrên thì vấn đềđặt ra là phải có những nghiên cứu hệ
thống, bài bản vềcơ sởlý thuyết chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói chung và ởcấp
độđịa phương nói riêng. Trên cơ sởđó mà phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch
CCLĐ theo ngành ởtỉnh Thái Bình đểtìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này.
Xuất phát từnhững lý do nêu trên, việc chọn đềtài: “Chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sỹ chuyên
ngành kinh tếphát triển là phù hợp, rất cần thiết, có ý nghĩa cảvềlý luận và thực tiễn.
180 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2142 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở thái bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHÍ THỊ HẰNG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
THEO NGÀNHỞ THÁI BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHÍ THỊ HẰNG
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
THEO NGÀNHỞ THÁI BÌNH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 62 31 05 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ THƠM
PGS. TS NGUYỄN THỊ HƯỜNG
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phí Thị Hằng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 5
1.1. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
luận án 5
1.2. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài, vấn đề đặt ra và
hướng nghiên cứu của luận án 19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
LAO ĐỘNG THEO NGÀNHỞ ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 22
2.1. Khái niệm, nội dung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành 22
2.2. Chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
lao động theo ngành 37
2.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở một số địa
phương và bài học rút ra cho tỉnh Thái Bình 58
Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO
NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH 69
3.1. Thuận lợi và khó khăn đối với chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành
ở tỉnh Thái Bình nhìn từ góc độ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 69
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở tỉnh Thái
Bình từ năm 2001 đến nay và những kết quả đạt được 79
3.3. Những hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở
tỉnh Thái Bình và nguyên nhân 105
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU LAO ĐỘNG THEO NGÀNH Ở TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN
NĂM 2020 118
4.1. Định hướng và dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở
tỉnh Thái Bình đến năm 2020 118
4.2. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo
ngành ở tỉnh Thái Bình đến năm 2020 130
KẾT LUẬN 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC 163
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CCKT : Cơ cấu kinh tế
CCLĐ : Cơ cấu lao động
CMKT : Chuyên môn kỹ thuật
CNH : Công nghiệp hóa
CNKT : Công nhân kỹ thuật
DVNN : Dịch vụ nông nghiệp
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
ĐTH : Đô thị hóa
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GQVL : Giải quyết việc làm
HĐH : Hiện đại hóa
KCN, CCN : Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp
KH - CN : Khoa học - công nghệ
KT - XH : Kinh tế - xã hội
LĐCN - XD : Lao động công nghiệp - xây dựng
LĐTM - DV : Lao động thương mại - dịch vụ
LĐN,L,TS : Lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản
LĐNN : Lao động nông nghiệp
LLLĐ : Lực lượng lao động
LLSX : Lực lượng sản xuất
NSLĐ : Năng suất lao động
NLLĐ : Nguồn lực lao động
PTKT : Phát triển kinh tế
THCN : Trung học chuyên nghiệp
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Mã hiệu Tiêu đề bảng Trang
Bảng 2.1: Quan hệ giữa GDP bình quân/người và cơ cấu lao động
theo ngành ở các nước đang phát triển
41
Bảng 3.1: Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng chung
của tỉnh Thái Bình 2005 - 2012
72
Bảng 3.2: Dân số trung bình năm phân theo giới tính và khu vực ở
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012
74
Bảng 3.3: Nguồn lực lao động của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2012 75
Bảng 3.4: Trình độ học vấn phổ thông và CMKT của lao động
tỉnh Thái Bình năm 2011
76
Bảng 3.5: Tình hình tăng trưởng nguồn lao động tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2001 - 2012
80
Bảng 3.6: Số lượng và tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành
kinh tế tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2012
80
Bảng 3.7: Số lượng và cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông,
lâm, thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
83
Bảng 3.8: Số lao động trong các đơn vị nông, lâm nghiệp, thủy sản
theo loại hình sản xuất tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 - 2011
84
Bảng 3.9: Số lượng và cơ cấu lao động nội bộ ngành công nghiệp
- xây dựng của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
86
Bảng 3.10: Số lượng và cơ cấu lao động nội bộ ngành dịch vụ của
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
88
Bảng 3.11: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2001 - 2010
90
Mã hiệu Tiêu đề bảng Trang
Bảng 3.12: Cơ cấu lao động của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2006 - 2012 91
Bảng 3.13: Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2002 - 2011
92
Bảng 3.14: Trình độ CMKT của lực lượng lao động tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2005 - 2011
93
Bảng 3.15: Trình độ CMKT của lực lượng lao động ngành nông, lâm
nghiệp, thủy sản tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011
94
Bảng 3.16 Trình độ CMKT của lực lượng lao động ngành công
nghiệp - xây dựng tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
95
Bảng 3.17 Trình độ CMKT của lực lượng lao động trong nội bộ
ngành công nghiệp - xây dựng năm 2011
96
Bảng 3.18 Trình độ CMKT của lực lượng lao động trong các khu
công nghiệp tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011
97
Bảng 3.19 Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế và cơ cấu lao động theo
ngành tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
98
Bảng 3.20 Trình độ CMKT của lực lượng lao động ngành thương
mại - dịch vụ tỉnh Thái Bình giai đoạn 2005 - 2011
99
Bảng 3.21 NSLĐ theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình giai đoạn
2001 - 2011
102
Bảng 3.22 Tiến độ thực hiện ở một số Khu công nghiệp tỉnh Thái
Bình năm 2011
111
Bảng 3.23 Dân cư phân bố theo các đơn vị hành chính tỉnh Thái
Bình năm 2012
113
Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu lao động theo ngành
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015 - 2020
122
Mã hiệu Tiêu đề bảng Trang
Bảng 4.2: Dự báo tổng cung lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn
2013 - 2020
125
Bảng 4.3: Dự báo cầu lao động tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2020 126
Bảng 4.4: Dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo nghề tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2015 - 2020
126
Bảng 4.5: Dự báo nhu cầu lao động chia theo trình độ đào tạo
giai đoạn 2015 -2020
127
Bảng 4.6: Dự báo lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2013 - 2020 theo 3 phương án
128
Bảng 4.7: Dự báo cơ cấu lao động các ngành kinh tế tỉnh Thái
Bình giai đoạn 2013 - 2020
128
Bảng 4.8: Dự báo lao động theo nội bộ các nhóm ngành kinh tế
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2013 - 2020
129
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Mã hiệu Tiêu đề biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi đầu vào giữa lao động và kỹ thuật 51
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2001 - 2011
82
Biểu đồ 3.2: Chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công
nghiệp - xây dựng của Tỉnh giai đoạn 2001 - 2012
87
Biểu đồ 3.3: Động thái chuyển dịch cơ cấu GTSX theo ngành và CCLĐ
theo ngành của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
100
Biểu đồ 3.4: Hệ số co giãn của cung lao động theo thu nhập của tỉnh
Thái Bình giai đoạn 2001 - 2011
101
Biểu đồ 3.5: NSLĐ theo ngành kinh tế của tỉnh Thái Bình qua các năm 104
Biểu đồ 3.6: Dân số khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Thái Bình
giai đoạn 2006-2012
112
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu lao động có ý nghĩa, vai trò quan trọng đối với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động được coi là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho chuyển dịch CCKT, nó vừa là kết quả,
vừa là yếu tố thúc đẩy chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh CNH, HĐH và góp phần cân
đối lại cung - cầu trên thị trường lao động... Chuyển dịch CCLĐ không chỉ tuân
theo các quy luật kinh tế, mà còn nhằm vào các mục tiêu phát triển bền vững, ổn
định xã hội, cải thiện môi trường và phát triển con người.
Thái Bình - một tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Hồng, với địa hình
tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong phát
triển kinh tế biển. Thời gian qua, CCKT ở Tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực.
Năm 2001, ngành N, L, TS đóng góp 57,6% GDP toàn tỉnh thì đến năm 2012 giảm
xuống còn 32,2%; đóng góp của ngành CN - XD có xu hướng tăng, năm 2001
ngành này chỉ chiếm 15,2% GDP toàn tỉnh, năm 2012 đã tăng lên khoảng 34,0%;
ngành dịch vụ tăng từ 27,2% năm 2001 lên khoảng 32,0% năm 2012 [10, tr. 41],
[13, tr. 44]. Đồng thời với xu hướng chuyển dịch CCKT như trên, CCLĐ theo
ngành ở tỉnh Thái Bình cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động
nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ. Năm 2001, tỷ lệ LĐNN
chiếm 75,12% tổng số lao động của Tỉnh, đến năm 2012 giảm xuống còn 58,3%;
lao động CN - XD từ chỗ chiếm 13,0% năm 2001, đến năm 2012 chiếm khoảng
25%; lao động dịch vụ chiếm 11,9% năm 2001, đến năm 2012 tăng lên khoảng 16%
[11, tr. 19], [13, tr. 29].
Vấn đề đặt ra là CCLĐ theo ngành của tỉnh Thái Bình chuyển dịch như vậy
nhanh hay chậm, đã phù hợp với sự chuyển dịch CCKT của Tỉnh hay chưa? Quá
trình chuyển dịch CCLĐ theo ngành có tác động tích cực, thúc đẩy cơ cấu ngành
kinh tế của Tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH hay không? Làm thế nào để
2tạo ra sự phù hợp giữa chuyển dịch CCLĐ theo ngành với chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế của địa phương? Mặt khác, để đạt được mục tiêu của tỉnh Thái Bình
là đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, với CCKT: Thương mại - Dịch
vụ, Công nghiệp - Xây dựng và Nông, lâm, thủy sản thì đòi hỏi CCLĐ theo ngành
của Tỉnh phải chuyển dịch như thế nào? Hơn nữa, để đẩy nhanh tái cấu trúc nền
kinh tế ở tỉnh Thái Bình thì đòi hỏi CCLĐ phải chuyển dịch như thế nào?
Để trả lời những câu hỏi trên thì vấn đề đặt ra là phải có những nghiên cứu hệ
thống, bài bản về cơ sở lý thuyết chuyển dịch CCLĐ theo ngành nói chung và ở cấp
độ địa phương nói riêng. Trên cơ sở đó mà phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch
CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình để tìm ra những giải pháp thúc đẩy quá trình này.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành ở Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sỹ chuyên
ngành kinh tế phát triển là phù hợp, rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình trong
thời gian qua và đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo
ngành tại địa phương đến năm 2020 cùng các giải pháp thực hiện.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Xây dựng cơ sở lý luận về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở địa bàn
cấp tỉnh.
+ Phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình
trên cơ sở lý luận đã xây dựng.
+ Làm rõ những thành tựu, hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo ngành
của tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành
phù hợp với chuyển dịch CCKT và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế để thực hiện
mục tiêu cơ bản của địa phương đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp.
33. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ ngành kinh tế ở
tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Luận án tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo ngành và nội bộ
ngành ở tỉnh Thái Bình từ năm 2001 đến nay và định hướng đến 2020. Đề tài không
nghiên cứu chuyển dịch CCLĐ theo thành phần kinh tế, theo khu vực kinh tế.
+ Luận án chỉ nghiên cứu LLLĐ do tỉnh Thái Bình quản lý, không nghiên
cứu những lao động tự do, lao động theo mùa vụ... ở Tỉnh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận:
Luận án được nghiên cứu dựa trên những quan điểm khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta;
dựa trên các lý thuyết về kinh tế học phát triển, quản lý nguồn nhân lực, kinh tế lao
động, mô hình toán kinh tế, kinh tế lượng, kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô…
- Phương pháp nghiên cứu:
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và thực hiện những nhiệm vụ của luận
án đặt ra, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa
Mác - Lênin.
+ Phương pháp thống kê, thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn thông tin có
tính pháp lý làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá về NLLĐ,
chuyển dịch CCLĐ theo ngành, từ đó có cơ sở đánh giá và đề xuất giải pháp thúc
đẩy chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh Thái Bình.
5. Đóng góp mới của luận án
- Bổ sung, làm rõ thêm nội dung và các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch CCLĐ
theo ngành.
4- Xác định và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCLĐ theo
ngành ở địa bàn cấp tỉnh.
- Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng chuyển dịch CCLĐ theo ngành
ở tỉnh Thái Bình và nguyên nhân của những hạn chế trong chuyển dịch CCLĐ theo
ngành ở Tỉnh.
- Đề xuất một số định hướng, dự báo về chuyển dịch CCLĐ theo ngành ở tỉnh
Thái Bình và một số giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm thực hiện sự chuyển dịch đó.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
5Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước được
công bố liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án. Các công trình đã đạt được
những kết quả đáng kể, là cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Có thể chia các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến
đề tài luận án theo ba hướng chính sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động nói chung
Các công trình nghiên cứu theo hướng này thường tiếp cận vấn đề CCLĐ,
chuyển dịch CCLĐ chủ yếu ở nông thôn vùng ĐBSH và một số tỉnh trong quá trình
CNH, HĐH. Dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng chuyển dịch CCLĐ ở địa
phương, các tác giả của các nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp nhằm tạo
việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.
Tác giả Lê Doãn Khải (2001) đã đưa ra các khái niệm và nội dung của
CCLĐ trong nông nghiệp, nông thôn; các nội dung về CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn; các nhân tố và chỉ tiêu đánh giá quá trình chuyển dịch CCLĐ theo
hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn nước ta. Tác giả phân tích thực
trạng chuyển dịch CCLĐ theo hướng CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn
vùng đồng bằng Bắc bộ và nguyên nhân của thực trạng này [32]. Đây là nghiên cứu
khá đầy đủ, toàn diện về thực trạng chuyển dịch CCLĐ trong vùng, tuy nhiên tác
giả cũng chưa chỉ ra được hiệu quả của quá trình chuyển dịch CCLĐ này đã làm
thay đổi chất lượng của nguồn lao động trong vùng như thế nào, NSLĐ và thu nhập
của người lao động trong vùng tăng lên ra sao?...
Các tác giả Võ Xuân Tiến - Đào Hữu Hòa (2003) phân tích thực trạng CCLĐ
của thành phố Đà Nẵng những năm gần đây thông qua các chỉ tiêu về CCLĐ theo
ngành, CCLĐ theo trình độ học vấn, CCLĐ theo thành phần kinh tế, CCLĐ theo
6khu vực thành thị, nông thôn [59, tr. 22-25]. Tác giả cho rằng đẩy mạnh phát triển
các KCN là giải pháp hàng đầu để chuyển dịch CCLĐ. Tiếp đó là, chuyển dịch lao
động trong ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng lao động ngành TM - DV, Đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu, tăng cường công tác đào tạo nghề… Tuy nhiên, tác giả
lại không đề cập đến việc đẩy mạnh chuyển dịch CCLĐ phải gắn với công tác quy
hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH của thành phố, phát triển các nguồn lực đầu
vào và các loại thị trường…
E. Wayne Nafziger (1998) đã có những phần nghiên cứu rất quan trọng liên
quan đến chuyển dịch CCLĐ và GQVL trong chuyển dịch CCLĐ nông nghiệp, nông
thôn như: Sự nghèo đói ở nông thôn và chuyển đổi nông nghiệp; tài nguyên thiên
nhiên, đất đai và khí hậu; Dân số và sự phát triển; Việc làm, di cư và ĐTH; Phát triển
nguồn nhân lực... [95, tr. 237 - 442]. Những nghiên cứu này không những chỉ ra các
vấn đề mang tính quy luật của các vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề
tài luận án mà có một số nội dung gợi mở những giải pháp giải quyết những vấn đề
liên quan đến lao động nông thôn, phát triển nguồn nhân lực...
Michael P. Torado (1998) đã giới thiệu kết quả nghiên cứu về những nguyên
tắc, vấn đề và chính sách phát triển... Cuốn sách dành thời lượng đáng kể cho vấn
đề nông nghiệp, nông thôn, về lao động và ảnh hưởng của nó đến phát triển KT -
XH, những vấn đề về dân số, nghèo đói và tấn công vào nghèo đói và bất công; Di
cư từ nông thôn ra thành thị; Nông nghiệp trì trệ và các cơ cấu ruộng đất; Nông
nghiệp tự cung tự cấp và sự phát triển nông thôn... [89, tr. 209 - 332]. Những vấn đề
trên có thể tạo lập những cơ sở lý thuyết cơ bản cho vấn đề lao động và chuyển dịch
CCLĐ nông thôn của nhiều nước trong đó có nước ta.
Adam Smith (1993), cuốn sách kinh điển lớn đầu tiên về lý thuyết kinh tế của
nhà kinh tế học cũng đã có nhiều quan tâm đến vấn đề lao động khi ông giành thời
lượng khá nhiều của cuốn sách cho vấn đề phân công lao động; nguyên tắc chi phối
việc phân công lao động, mức độ phân công lao động bị hạn chế bởi quy mô của thị
trường; tiền công lao động; tiền công và lợi nhuận trong cách sử dụng lao động và
vốn… Điều hết sức quan trọng là trong nghiên cứu của mình khi tìm nguồn gốc tạo ra
của cải của các dân tộc, ông đã nhấn mạnh vai trò của sự phân công lao động và cho
7rằng người ta chỉ trao đổi hàng hóa khi nhận thức được "chuyên môn hóa có lợi cho tất
cả các bên". Ông đã chứng minh kết quả của việc phân công lao động bằng một thí dụ
mà chính ông đã biết. Ông nhận thức rằng, sự phân công lao động không những làm
cho công việc của con người dễ chịu hơn, họ làm được nhiều sản phẩm hơn mà nó còn
tăng cường những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội [83, tr. 131-177]. Những
vấn đề cơ bản trên là nền tảng lý luận về chuyển dịch CCLĐ, coi đó như là tất yếu nếu
muốn sản xuất phát triển, tạo thêm của cải cho các dân tộc. Đây là cơ sở quan trọng
cho sự nghiên cứu về phân công lao động và tác động của nó đến nền kinh tế.
Adam Mc. Carty (1999) cho rằng để thị trường lao động của Việt Nam hoạt
động tốt hơn, cần bỏ các quy định về lao động và thị trường lao động đã lỗi thời
trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung như việc kiểm soát về nhà ở, hộ khẩu và hạn
chế di chuyển tới nơi mới để tìm cơ hội việc làm và thu nhập. Mặc dầu sau Đổi mới,
cùng với sự chuyển đổi CCKT là sự giảm dần về phân mảng trong TTLĐ, việc di
chuyển lao động nông thôn-thành thị diễn ra mạnh nhưng vẫn còn nhiều rào cản để
cho TTLĐ của Việt Nam hoạt động hiệu quả. Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà
nước tuy tạo ra một tỷ lệ thất nghiệp nhưng bù lại khu vực tư nhân được khuyến
khích phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc hơn cho người lao động. Tuy nhiên,
người lao động lại không di chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác
được do khó khăn trong việc chuyển bảo hiểm và các quyền lợi khác [6, tr. 19].
Nolwen Henaff (2001) đã khảo sát ở một số địa phương tại Việt Nam và rút
ra kết luận: những vùng có điều kiện tiếp cận tốt hơn với thị trường, phát triển mạnh
giao lưu, buôn bán thì người dân có điều kiện tốt hơn trong tiếp cận nhu cầu việc
làm, thu nhập và chuyển dịch CCLĐ. Tự do hóa kinh tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc
làm, thu nhập và chuyển dịch lao động... cho người dân nói chung và người dân
nông thôn nói riêng [90].
TS. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) đã sử dụng phương pháp phân
tích định lượng kết hợp với các mô tả định tính nhằm làm rõ các yếu tố tác động đến
quá trình chuyển dịch cơ cấu LĐNN, nông thôn. Hai nhóm yếu tố tác động đến
chuyển dịch cơ cấu LĐNN, nông thôn được tác giả chỉ ra là: (i) nhóm yếu tố đẩy bao
gồm những hạn chế về nguồn lực trong phát triển sản xuất nông nghiệp ví dụ như đất
8nông nghiệp hạn hẹp, nhu cầu tiêu dùng bằng tiền mặt của hộ gia đình cao, rủi ro
trong sản xuất nông nghiêp; và (ii) nhóm các yếu tố kéo là những