2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.3.1. Vai trò của Nhà nước
Văn kiện Đại hội lần thứ IX (2001) đã xã định: Kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước XHCN, quản lý nền kinh tế thông qua luật pháp, chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách, sử dụng KTTT, kết hợp các TPKT và biện pháp quản lý của KTTT để thúc đẩy sản xuất, giải phóng năng lực sản xuất, tranh thủ nhân tố tích cực, đẩy lùi và ngăn chặn những mặt trái của KTTT.
Thực tế cho thấy, vai trò quản lý của Nhà nước là nhân tố thúc đẩy CDCCNKT theo hướng hiện đại trong quá trình CNH, HĐH. Đất nước chúng ta đang thực hiện quá trình CDCCNKT trong hoàn cảnh quốc tế mới, đánh dấu một thời kỳ lịch sử mới với nhiều thuận lợi đáng lưu ý, đồng thời với các thách thức rất bất lợi. Bằng việc thực hiện chính sách chủ động hội nhập tích cực và sâu rộng, chúng ta có thể tận dụng với những nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ và trình độ quản lý ở những quốc gia phát triển, góp phần rút ngắn quá trình CNH, HĐH và CDCCNKT theo hướng hiện đại. Để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, cần phải:
Một là, Chính phủ cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động kinh tế. Trong quá trình phát triển, Nhà nước cần phân chia nguồn lực theo những ngành và định hướng khác nhau là một điều cần thiết. Một chiến lược thích hợp và đúng đắn có tác dụng tích cực đối với sự chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế và thúc đẩy CNH, HĐH. Hoạt động kinh doanh có thể được thúc đẩy hoặc giảm thiểu thông qua việc sử dụng chính sách tài chính ảnh hưởng lên chi tiêu và đầu tư ở phía Chính phủ. Các chính sách kinh tế và tiền tệ nhằm kiềm chế sự tăng trưởng việc làm, lạm phát và bình ổn giá nhằm thực hiện những biện pháp bình ổn kinh tế vĩ mô. Chính phủ có thể triển khai một loạt những biện pháp chính sách nhằm quản lý và điều chỉnh hoạt động kinh tế, nhằm cải thiện năng suất lao động và tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tuỳ từng điều kiện kinh tế và theo mục đích đề ra.
152 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
NGÔ CÔNG BÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030.
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh, năm 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
NGÔ CÔNG BÌNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ĐẾN NĂM 2030
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 9310102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. LƯU THỊ KIM HOA
2. TS. HỒ TẤN PHONG
TP. Hồ Chí Minh, năm 2024 i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án mang tựa đề “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2030” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của cá nhân Tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của Tiến sĩ Lưu Thị Kim Hoa và Tiến sĩ Hồ Tấn Phong.
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận án tôn trọng cao nhất tính trung
thực, sự minh bạch và không vi phạm bất kỳ quy định nào liên quan đến luận án và
nghiên cứu khoa học. Những tài liệu, số liệu, thông tin và dữ liệu được sử dụng trong
luận án đã được trích dẫn và tham khảo một cách chính xác theo quy định bản quyền
và quy định đối với trích dẫn.
Tôi cam kết rằng luận án không sao chép hoặc sử dụng bất kỳ nội dung nào từ
các công trình khác mà không được trích dẫn. Tất cả các trích dẫn, việc tham khảo và
thông tin từ các nguồn khác nhau đã được ghi rõ ràng, chính xác và minh bạch, những
phát hiện, phân tích, khẳng định trong luận án này là kết quả của một quá trình nghiên
cứu của cá nhân tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực và giá trị khoa học của luận án này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024
Tác giả
NCS. Ngô công Bình ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................I
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................VI
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..........................................................................................VI
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................VII
TÓM TẮT..................................................................................................................9
ABSTRACT.............................................................................................................11
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................12
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..........................................12
2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .........................14
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................14
2.2. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................15
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN......................15
3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................15
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................15
4. NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU....................................................................16
5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN .............................................................16
6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ........16
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN................................................................................17
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................18
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến CDCCNKT trong quá
trình CNH, HĐH.........................................................................................................18
1.1.1.Các nghiên cứu về khái niệm và nội hàm của chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế...............................................................................................................18
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tiêu chí và các nhân tố tác động đến chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế.................................................................................19
1.1.3.Các nghiên cứu về những nhân tố tác động đến CDCCNKT trong quá trình
CNH, HĐH.......................................................................................................21
1.1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn CDCCNKT trong quá
trình CNH, HĐH ..............................................................................................23
1.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa...............................25
1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.............28
1.4. Khoảng trống trong các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.........29
Tóm tắt Chương 1.......................................................................................................30
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH .....................................31 iii
2.1. Các khái niệm cơ bản về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình
CNH, HĐH...................................................................................................................31
2.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế....................................31
2.1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.........................................32
2.2. Những tiêu chí phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình
CNH, HĐH...................................................................................................................35
2.2.1 Tiêu chí cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) .....................................35
2.2.2. Tiêu chí cơ cấu nguồn nhân lực .............................................................36
2.2.3. Tiêu chí cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu ..................................................37
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ............38
2.3.1. Vai trò của Nhà nước .............................................................................38
2.3.2 Các nguồn lực của nền kinh tế ...............................................................39
2.4. Một số lý thuyết chủ yếu liên quan chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, trong
quá trình CNH, HĐH .................................................................................................42
2.4.1 Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin........................................................42
2.4.2. Các lý thuyết của kinh tế học hiện đại về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế .......................................................................................................................44
2.4.2.1. Lý thuyết cất cánh của W.Rostow.......................................................44
2.4.2.2. Lý thuyết về vòng đời sản phẩm và chuỗi giá trị gia tăng (GTGT) ....46
2.4.2.3. Các lý thuyết nhị nguyên.....................................................................47
2.4.2.4. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của M. Porter..........................................48
2.5. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế
trong quá công nghiệp hóa, hiện đại hóa..................................................................49
2.6. Kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH
và bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh.............................................51
2.6.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một số nước..........51
2.6.1.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc .................................................................51
2.6.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc.............................................................52
2.6.1.3. Kinh nghiệm của Singapore ................................................................53
2.6.1.4. Kinh nghiệm của thành phố Thượng Hải (Trung Quốc).....................55
2.6.2 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Hồ Chí Minh..................................56
Tóm tắt chương 2........................................................................................................57
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.......................58
3.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU ......................................................58
3.1.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử......................58
3.1.2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng ....................58
3.1.3. Nguyên lý về sự phát triển của sự vật hiện tượng ..................................59 iv
3.1.4.Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập ............................59
3.1.5. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất......................................................................................60
3.1.6. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học ..................................................60
3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................................61
3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả..................................................................61
3.2.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp .........................................................62
3.2.3.Phương pháp logic - lịch sử.....................................................................62
3.2.4. Phương pháp so sánh - đối chiếu............................................................63
3.2.5. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ......................................................63
3.3. Quy trình nghiên cứu và khung phân tích của luận án...................................66
Tóm tắt chương 3........................................................................................................69
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH GIAI ĐOẠN 2012 – 2022 ...........................................................................70
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, KT - XH của TP.HCM................................70
4.1.1. Về điều kiện tự nhiên .............................................................................70
4.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................71
4.2. Thực trạng chuyển CDCCNKT tại TP. HCM giai đoạn 2012 - 2022............72
4.2.1 Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế của thành phố......................................72
4.2.1.1. Tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế.............................................................72
4.2.1.2.Đối với ngành nông, lâm, thủy sản.......................................................74
4.2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp...................................77
4.2.1.4. Ngành dịch vụ .....................................................................................82
4.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực trong quá trình CDCCNKT tại TP. HCM...85
4.2.2.1 Lực lượng lao động phân theo ngành...................................................85
4.1.2.2. Thực trạng năng suất lao động (NSLĐ) trong các ngành của Thành phố
..........................................................................................................................86
4.2.2.3.Thực trạng trình độ lao động và thu nhập của người lao động trong các
ngành kinh tế tại thành phố ..............................................................................87
4.2.3. Tác động của CDCCNKT đến xuất khẩu trên địa bàn TP. HCM ..........90
4.3. Đánh giá về CDCCNKT trên địa bàn TP. HCM .............................................92
4.3.1 Những kết quả đạt được ..........................................................................92
4.3.2 Những hạn chế.........................................................................................93
4.3.3. Một số vấn đề đặt ra đối với CDCCNKT của Thành phố......................96
Tóm tắt chương 4........................................................................................................98
CHƯƠNG 5 .............................................................................................................99 v
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TẾ THEO
HƯỚNG HIỆN ĐẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ĐẾN NĂM 2030....................99
5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế trên địa bàn TP. HCM...................................................................................99
5.1.1 Bối cảnh quốc tế......................................................................................99
5.1.1.1. Tác động của cuộc CMCN 4.0 ............................................................99
5.1.1.2. Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế....................101
5.1.2. Bối cảnh trong nước tác động đến CDCCNKT trên địa bàn thành phố
........................................................................................................................102
5.1.3. Bối cảnh mới của thành phố Hồ Chí Minh tác động đến CDCCNKT .103
5.2. Quan điểm và định hướng CDCCNKT theo hướng hiện đại trong quá trình
CNH, HĐH ở TP. HCM đến năm 2030..................................................................106
5.2.1. Quan điểm CDCCNKT trên địa bàn TP. HCM....................................107
5.2.2. Định hướng CDCCNKT tại TP. HCM.................................................108
5.3. Giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả CDCCNKT theo hướng hiện đại tại
TP. HCM đến năm 2030...........................................................................................112
5.3.1. Giải pháp phát triển KH - CN, ứng dụng những thành tựu của cuộc
CMCN 4.0.......................................................................................................112
5.3.2. Giải pháp phát triển hạ tầng để phát triển kinh tế số, chuyển đổi số gắn
với đổi mới, sáng tạo ......................................................................................115
5.3.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ....................................................117
5.3.4 Giải pháp huy động vốn đầu tư .............................................................118
5.3.5 Giải pháp về mở rộng thị trường để phát triển kinh tế, thúc đẩy CDCCNKT
........................................................................................................................119
5.3.6 Giải pháp về vai trò quản lý, điều tiết của chính quyền Thành phố......120
5.4. Một số khuyến nghị với Chính phủ và Bộ, ngành..........................................123
5.4.1. Khuyến nghị đối với Chính phủ, Bộ ngành..........................................123
5.4.2. Khuyến nghị đối với chính quyền thành phố .......................................124
Tóm tắt chương 5......................................................................................................124
KẾT LUẬN............................................................................................................126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................I
PHỤ LỤC ................................................................................................................VI vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2: Thời gian hoàn thành CNH, HĐH của một số nước............................................36
Bảng 3. 1: Tổng hợp các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu luận án.................64
Bảng 4. 1. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2022
(Theo giá hiện hành) ............................................................................................................72
Bảng 4.2. Tỷ trọng tăng trưởng của các ngành kinh tế tại TP.HCM giai đoạn 2012 - 2022
..............................................................................................................................................73
Bảng 4.3. Tỷ trọng và giá trị sản lượng ngành nông-lâm-thủy sản của TP.HCM giai đoạn
2012-2022 ............................................................................................................................74
Bảng 4. 4. Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của một số ngành công nghiệp tại TP.HCM giai
đoạn 2012-2022....................................................................................................................78
Bảng 4. 5. Tỷ trọng của một số ngành công nghiệp trọng yếu của TP. HCM .....................78
Bảng 4. 6. Trình độ sử dụng KH&CN của một số ngành tại TP.HCM ...............................80
Bảng 4. 7. Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của một số ngành dịch vụ của...........................82
Bảng 4. 8. Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng trong các ngành kinh tế tại.........................84
Bảng 4. 9. Cơ cấu lao động trong các ngành tại TP. HCM giai đoạn 2012-2022................86
Bảng 4. 10. Tốc độ tăng NSLĐ trong các ngành kinh tế của Tp.HCM ...............................87
Bảng 4. 11. Thu nhập của lao động trong các khu vực và các ngành kinh tế trên địa bàn
TP.HCM giai đoạn 2012 - 2022...........................................................................................89
Bảng 4. 12. Tỷ lệ vốn đầu tư theo ngành kinh tế của Tp.HCM giai đoạn 2012 - 2022 .......90
Bảng 4. 13. Giá trị và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM giai đoạn 2012 – 2022.90
Bảng 4. 14. Những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của TP. HCM giai đoạn 2012 - 2022. .....91
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2. 2. Các giai đoạn phát triển cạnh tranh của M.Porter ..........................................49
Biểu đồ 2. 3: Tác động lan tỏa của ngành vi điện tử đến các ngành khác của Singapore....54
Biểu đồ 3. 1. Khung phân tích của luận án ..........................................................................68
Biểu đồ 4. 1. Tốc độ phát triển của ngành sản xuất linh kiện. .............................................80
Biểu đồ 4.2. Lực lượng lao động phân theo trình độ tại ......................................................88
Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ xuất – nhập khẩu của thành phố HCM giai đoạn 2011 – 2022 ..............92 vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW Ban chấp hành Trung ương
CCKT Cơ cấu kinh tế
CDCCNKT Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CMCN Cách mạng công nghiệp
CMCN 4.0 cách mạng công nghiệp lần thứ tư
CNTB Chủ nghĩa tư bản
CNC Công nghệ cao
CNTT Công nghệ thông tin
CNH Công nghiệp hóa
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNSH Công nghệ sinh học
CP Chính phủ
CS Chính sách
CSKT Chính sách kinh tế
CSHT Cơ sở hạ tầng
DN Doanh nghiệp
ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐHĐBTQ Đại hội Đại biểu Toàn Quốc
GDP Tổng thu nhập quốc nội
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
GTGT Giá trị gia tăng
HĐH Hiện đại hóa
ICOR Hiệu quả sử dụng vốn
KD Kinh doanh
KT Kinh tế
KTNN Kinh tế nhà nước viii
KTTT Kinh tế thị trường
KT-XH Kinh tế, xã hội
KH&CN khoa học và công nghệ
KHCN Khoa học công nghệ
LLLĐ Lực lượng lao động
LLSX Lực lượng sản xuất
NCN Ngành công nghiệp
NKT Nền kinh tế
NN Nhà nước
NNL Nguồn nhân lực
NSLĐ Năng suất lao động
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCH Toàn cầu hoá
TBCN Tư bản chủ nghĩa
TFP Năng suất các yếu tố tổng hợp
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TPKT Thành phần kinh tế
TTTM Trung tâm thương mại
UBND Ủy ban nhân dân
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
XK Xuất khẩu 9
TÓM TẮT
Đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030”
Đề tài nghiên cứu đã phân tích và làm rõ tổng quan các công trình nghiên cứu
liên quan đến luận án, rút ra những nội dung được tác giả kế thừa và những khoảng
trống trong nghiên cứi. Luận án cung phân tích các lý thuyết liên quan đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH
dưới góc độ của chuyên ngành Kinh tế chính trị, từ đó xây dựng khung phân tích và
xác định các phương pháp nghiên cứu của luận án. Trên cơ sở đó, tác giả đã đi sâu
phân tích thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình thực hiện
CNH, HĐH trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2012 – 2022, rút ra những kết quả đạt
được, những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp
để chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả, đáp ứng được
yêu cầu của quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của thành phố đến năm
2030, tầm nhìn 2045, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển các ngành công nghiệp
chủ lực như, điện, điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, phát triển công nghiệp
phụ trợ và một số ngành công nghiệp truyền thống như dệt may, da giày, công nghiệp
chế biến, nông nghiệp công nghệ cao, đồng thời phát triển các ngành dịch vụ chất
lượng cao như tài chính, ngân hàng, du lịch, logistis, xây dựng thành phố trở thành
trung tâm tài chính của khu vực và thế giới. Quá trình chuyển dịch cư cấu ngành kinh
tế của thyành phố cần được thực hiện theo hướng hiện đại, giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp, gắn với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tăng tỷ trọng của ngành công
nghiệp và dịch vụ gắn với tăng tỷ trọng công nghiệp công nghiệ cao và dịch vụ chất
lượng cao
Cùng với việc xác định những định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế theo hương hiện đại, hiệu quả, dác giả cũng đề xuất một số khuyến nghị
với Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền thành phố, để nhằm thực hiện có hiệu
quả các giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố, đồng thời khẳng
định vai trò dẫn dắt của TP.HCM đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của vùng 10
Kinh tế trọng điểm phía Nam, xây dựng TP.HCM trở thành một trung tâm kinh tế, tài
chính. thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học – công nghệ và đổi
mới sáng tạo của vùng Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
Từ khóa: Chuyển dịch CCNKT theo hướng hiện đại, CNH, HĐH, cơ cấu ngành
kinh tế 11
ABSTRACT
TOPIC: "Restructuring the economic sector in the process of industrialization
and modernization in Ho Chi Minh City to 2030"
The research topic has analyzed and clarified the overview of research works related
to the thesis, drawn out the contents inherited by the author and the gaps in the
research. The thesis also analyzes theories related to economic restructuring and
economic restructuring in the process of industrialization and OS from the
perspective of Political Economy, thereby building an analytical framework and
determining the research methods of the thesis. On that basis, the author has deeply
analyzed the current situation of the restructuring of the economic sector in the
process of implementing industrialization and OS in Ho Chi Minh City in the period
of 2012 – 2022, drawing out the achieved results, limitations and causes, thereby
offering orientations and solutions to transform the economic sector in the direction
of modernity, effectively, meeting the requirements of the city's industrialization,
OS and international economic integration to 2030, with a vision to 2045, in which
special attention is paid to the development of key industries such as electricity,
electronics, information technology, telecommunications, development of supporting
industries and a number of traditional industries such as textiles, footwear, processing
industry, high-tech agriculture, and at the same time developing high-quality service
industries such as finance, banking, tourism, logistics, building the city to become
the financial center of the region and the world. The process of restructuring the
economic sector of the city should be carried out in the direction of modernization,
gradually reducing the proportion of agriculture, associated with the development of
high-tech agriculture, increasing the proportion of industry and services associated
with increasing the proportion of high-tech industry and high-quality services
Keywords: Economic restructure, industrialization-mornization, Ho Chi Minh city
economic development 12
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX đến nay, Đảng ta đều xác định “công
nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên CNXH”. Mỗi giai đoạn
lịch sử, Đảng ta luôn nhất quán mục tiêu thực hiện Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH,HĐH), gắn liền với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với từng giai
đoạn. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, khi bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, nhất
là xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0). Nắm bắt xu thế đó, Văn
kiện Đại hội Đảng xác định XIII của Đảng đã xác định: “Tiếp tục đẩy mạnh CNH,
HĐH dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành
tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (Văn kiện Đại hội XIII, tr 132).
Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
(CDCCNKT) phản ánh bản chất, mang tính quyết định của quá trình CNH,HĐH.
CDCCNKT chính là quá trình điều tiết, phân bổ và sử dụng các nguồn lực vào các
ngành kinh tế, các vùng sự thay đổi này bao hàm cả sự thay đổi theo tuần tự và rút
ngắn. Vì thế, CDCCNKT là tiêu điểm của quá trình CNH,HĐH.
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 17/11/2022, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, khóa XIII “về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đã xác định CNH, HĐH đất nước
là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, dựa chủ
yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ trên nền tảng khoa học, công nghệ
(KH – CN), gắn với đổi mới sáng tạo, cụ thể là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa
học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các
ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu
quả, bền vững; nâng cao năng lực tự chủ về sản xuất, công nghệ và thị trường, bảo
vệ và phát huy tốt thị trường trong nước. Trong thời gian tới, chuyển dịch cơ cấu nội
bộ ngành công nghiệp sang các ngành có tính nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn, có hàm
lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao; chuyển đổi các ngành công nghiệp thâm dụng 13
tài nguyên, năng lượng sang các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp phát thải các-
bon thấp. Điều chỉnh cơ cấu các ngành nông nghiệp và dịch vụ theo hướng hiện đại
dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại dịch vụ mới
có tính liên ngành và giá trị gia tăng cao, đẩy nhanh dịch vụ hóa các ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo.
TP.HCM luôn là địa phương đi đầu và đột phá trong việc thực hiện CNH,HĐH
đất nước. Phát huy thế mạnh là trung tâm kết nối khu vực, cơ cấu ngành kinh tế thành
phố không ngừng chuyển dịch phù hợp với sự phát triển kinh tế, KH - CN, từng bước
tiến tới hình thành cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, đồng thời đóng góp vào
tăng trưởng GRDP của thành phố.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thành phố trong thời gian vừa
qua đang từng bước được thực hiện theo hướng hiện đại, thể hiện qua việc tăng nhanh
tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, cụ thể trong giai đoạn 2012 – 2022 tốc
độ tăng trưởng bình quân của ngành dịch vụ đạt trung bình 8,4%/năm (Cục Thống kê
TP. HCM, năm 2023), đứng đầu toàn ngành dịch vụ của cả nước. Tốc độ tăng trưởng
của ngành công nghiệp thành phố giai đoạn 2012-2022 cũng đạt gần 8%/năm nằm
trong tốp có tăng trưởng công nghiệp cao của cả nước. Ngành nông nghiệp thành phố,
mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng tiếp tục chuyển dịch theo hướng hiện đại, trong đó
tập trung vào phát triển các ngành nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ
sinh học. Đánh giá chung cho thấy, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CDCCNKT)
của Thành phố thời gian qua, đang diễn ra theo hướng hiện đại, hiệu quả, gắn với việc
nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các kinh tế trên địa
bàn Thành phố, góp phần chuyển đổi mô hình kinh tế theo chiều sâu, áp dụng các
thành tựu KH - CN, gắn với đổi mới, sáng tạo, đồng thời sử dụng nguồn nhân lực
chất lượng cao và kỹ năng quản lý hiện đại, hướng tới phát triển kinh tế tri thức.
Tuy nhiên, quá trình CDCCNKT của thành phố thời gian qua cũng còn những
hạn chế như: sản xuất công nghiệp chủ yếu theo hình thức gia công, vốn đầu tư lớn,
trình độ kỹ thuật – công nghệ thấp, thâm dụng lao động, tăng trưởng của các ngành
kinh tế vẫn của yếu theo chiều rộng, tăng trưởng xuất khẩu không ổn định, công 14
nghiệp phụ trợ kém phát triển, giá trị gia tăng so với giá trị sản xuất giảm, thâm dụng
lao động, còn chứa đựng nhiều yếu tố không bền vững, cơ cấu chậm chuyển dịch theo
hướng tăng hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, chưa phát huy hết tiềm năng thế
mạnh của ngành, năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu còn thấp, chưa có sự gắn kết
chặt chẽ với các địa phương trong vùng cũng như tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngành công nghiệp và dịch vụ của Thành phố chưa có tính độc lập, tự chủ cao, dễ bị
tổn thương bởi những cú sốc bên ngoài, khi tình hình kinh tế, chính trị, dịch bệnh của
thế giới thay đổi, làm ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp, dịch vụ, thương mại,
thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ của Thành phố... Đặc biệt, là tác động
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), khi tri thức và KHCN mới sẽ thay
thế dần vai trò của các yếu tố đầu vào truyền thống như: lao động và tài nguyên .
Để giả quyết những khó khăn, thách thức đối với CDCCNKT của Thành phố, đồng
thời phát huy tiềm năng và thế mạnh ngành công nghiệp, dịch vụ nhằm thực hiện
thành công sự nghiệp CNH,HĐH trong bối cảnh cuộc cách mạng CMCN 4.0, nghiên
cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đến năm
2030” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Phân tích rõ thực trạng CDCCNKT của TP.HCM trong quá trình CNH,HĐH
giai đoạn 2012 – 2022, từ đó xác định những phương hướng và giải pháp CDCCNKT
của Thành phố theo hướng hiện đại gắn với cuộc CMCN 4.0.
Mục tiêu cụ thể
Một là: Hệ thống những cơ sở lý luận, xác định tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng
đến CDCCNKT trong quá trình CNH,HĐH, tìm ra các kết quả nghiên cứu có thể kế
thừa và phát triển, đồng thời xác định những khoảng trông trong nghiên cứu để đi sâu
phân tích và làm rõ chủ đề của luận án.
Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về CDCCNKT trong quá trình 15
CNH,HĐH của một số địa phương, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho quá trình
CDCCNKT trên địa bàn TP.HCM.
Ba là, nghiên cứu, phân tích rõ thực trạng CDCCNKT tại TP.HCM giai đoạn
2012-2022, đánh giá những kết quả đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân
trong quá trình CDCCKT trên địa bàn thành phố, để từ đó làm căn cứ và cơ sở đưa
ra những định hướng và giải pháp, nhằm CDCCNKT thành phố theo hướng hiện đại.
Bốn là, đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm CDCCNKT trên địa bàn
TP.HCM đến năm 2030 theo hướng hiện đại, gắn với đổi mới, sáng tạo, phát triển
kinh tế số và chuyển đổi số
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Nghiên cứu CDCCNKT gắn với CNH,HĐH dựa trên cơ sở lý luận khoa học
nào? Các chỉ tiêu và nhân tố ảnh hưởng nào ảnh hướng đến CDCCNKT?
- Thực trạng CDCCNKT gắn với thực hiện CNH,HĐH trên địa bàn TP.HCM
thời gian qua như thế nào? Kết quả đạt được và hạn chế gì? Vai trò quản lý của Nhà
nước và chính quyền Thành phố có tác động như thế nào đến CDCCNKT?.
- CDCCNKT gắn với quá trình CNH,HĐH trên địa bàn TP.HCM trong thời gian
tới diễn ra theo xu hướng nào? Những nhóm giải pháp chủ yếu nào thúc đẩy
CDCCNKT trong quá trình CNH,HĐH trên địa bàn TP.HCM đến 2030?.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và CDCCNKT trong quá trình
CNH,HĐH trên địa bàn TP.HCM, dưới góc độ của chuyên ngành Kinh tế chính trị
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng
CDCCNKT tại TP.HCM giai đoạn 2012-2022.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu các ngành kinh tế và CDCCNKT tại
TP.HCM. 16
Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu CDCCNKT tại TP.
HCM trên các mặt: Tốc độ tăng trưởng GRDP của kinh tế Thành phố và của các
ngành kinh tế; Cơ cấu lao động; Cơ cấu xuất khẩu của các ngành kinh tế
4. Nguồn số liệu nghiên cứu
Thứ nhất, đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp của Cục thống kê TP.HCM, số
liệu của niên giám thống kê TP.HCM, nguồn số liệu thứ cấp từ các sở, ban ngành của
Thành phố như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Công thương Thành phố...
Thứ hai, Luận án đã thu thập nguồn số liệu sơ cấp thông qua việc khảo sát các
chuyên gia có liên quan đến công trình nghiên cứu, đồng thời tiến hành điều tra, khảo
sát để có nguồn số liệu sơ cấp về CDCCNKT trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn
TP. HCM
5. Những điểm mới của Luận án
- Xác định những tiêu chí và nhân tố tác động đến quá trình CDCCNKT trên
địa bàn TP. HCM.
- Phân tích rõ thực trạng CDCCNKT tại Thành phố giai đoạn 2012 - 2022, rút
ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
- Đưa ra những định hướng và giải pháp CDCCNKT trên địa bàn thành phố đến
năm 2030, theo hướng hiện đại gắn với đổi mới, sáng tạo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về lý luận: Đề tài tổng hợp những vấn đề lý luận về CDCCNKT trong quá trình
CNH,HĐH trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0. Nghiên cứu của đề tài Luận án cũng làm
rõ cơ sở lý luận của CDCCNKT trong quá trình CNH,HĐH.
Về thực tiễn: Cung cấp những bằng chứng thực tế về CDCCNKT trong quá
trình CNH,HĐH trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2012 - 2022. Từ đó gợi ý một số
chính sách khả thi, phù hợp với thực tiễn và có hiệu quả nhằm CDCCNKT theo hướng
hiện đại đến năm 2030, trên địa bàn TP. HCM. 17
7. Kết cấu của luận án
Bao gồm mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có
kết cấu như sau:
CHƯƠNG 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về CDCCNKT trong quá trình CNH,
HĐH.
CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích.
CHƯƠNG 4: Thực trạng chuyển dịch CCNKT trong quá trình CNH, HĐH trên
địa bàn TPHCM giai đoạn 2012-2022.
CHƯƠNG 5: Định hướng và giải pháp chuyển dịch CCNKT theo hướng hiện
đại trên địa bàn TP. HCM đến năm 2030. 18
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến CDCCNKT
trong quá trình CNH, HĐH
1.1.1.Các nghiên cứu về khái niệm và nội hàm của chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế
Các công trình nghiên cứu tiêu biểu bao gồm:
-Nguyễn Thị Bích Hường (2005),“Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”;
-Trương Thị Minh Sâm và cộng sự (2000) “Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành ở Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”;
-Nguyễn Trần Quế và cộng sự (2004), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ XXI”;
-Nguyễn Ngọc Toàn và cộng sự (2013) “Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam nhìn từ
cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế”.
Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007), “Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng năng suất lao động ở Việt Nam” - Đề tài
khoa học cấp Bộ.
Xem cơ cấu ngành kinh tế là kết quả của hoạt động kinh tế nên cũng thay đổi
theo thời gian và giai đoạn phát triển. Quá trình hoạt động kinh tế kèm theo thay
đổi mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành trong tổng thể nền kinh tế gọi là
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong cơ cấu ngành kinh tế, tác giả mô tả mối quan hệ
tỷ lệ “ tĩnh” giữa các bộ phận cấu thành tại một thời điểm nhất định thì chuyển dịch
cơ cấu mô tả sự thay đổi “ động” tỷ lệ cấu thành so với trước. Đó là kết quả của sự
di chuyển hay phân bổ vốn, lao động, công nghệ giữa các ngành, đồng thời chỉ
rõ việc chuyển dịch nguồn lực sẽ tác động đến CDCCNKT, làm thay đổi tỷ trọng
của các ngành
Đặc biệt luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Văn Trọn (2019) “Chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng Đồng bằng sông