Luận án Cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Bùi Thị Thiêm (2007), “Một số vấn đề về cơ cấu công nghiệp Việt Nam” [108]. Bài viết cho rằng, cơ cấu kinh tế công nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong nội dung bài viết, tác giả đã đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1991-2007 dưới góc độ cơ cấu kinh tế công nghiệp theo thành phần kinh tế, lãnh thổ và theo cơ cấu ngành, trong đó đã làm rõ điểm mạnh, hạn chế tồn tại trên góc độ trên. Đồng thời, tác giả đã đưa ra, làm rõ nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế đó. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế công nghiệp hợp lý, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong thời gian tiếp sau. Nguyễn Trường Lạng (2012), “Hoàn thiện thể chế trong tái cơ cấu nền kinh tế” [55]. Bài viết cho rằng, tái cơ cấu kinh tế là quá trình phân bổ, bố trí lại các nguồn lực trong toàn bộ nền kinh tế, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của tổng thể nền kinh tế đất nước. Tác giả còn cho rằng, then chốt của quá trình tái cơ cấu này là việc hoàn thiện thể chế mà trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh minh bạch, công bằng và lành mạnh. Qua nội dung bài viết, tác giả đề xuất, kiến nghị hệ thống các giải pháp để hoàn thiện thể chế trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, trong đó có các giải pháp về tạo lập sự bình đẳng trong tiếp nhận thông tin, nguồn lực và cơ hội đối với mọi chủ thể trong nền kinh tế, tăng cường tính minh bạch của thể chế; hoàn thiện bộ máy quản lý, điều hành theo hướng tinh gọn, đồng bộ, tăng tính hiệu quả, hiệu lực trong thực thi chính sách, . Chu Minh Hội, Thân Thị Thùy Dương (2016), “Hội nhập và những vấn đề cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam” [48]. Trong bài viết, các tác giả đã phân tích cơ cấu của nền kinh tế nước ta gắn với quá trình hội nhập quốc tế, nhằm cung cấp một cách nhìn chân thực hơn về những rủi ro mà các hiệp định thương mại thế hệ mới sẽ mang lại cho nền kinh tế ở nước ta, nhất là các rủi ro lớn, dài hạn,. Sau khi đưa ra những phân tích, nghị luận, các tác giả đã đề xuất và khuyến nghị một số biện pháp khắc phục xoay quanh vấn đề này trong quá trình hội nhập như: có sự đột phá về thể chế, hạ tầng và cải thiện nhanh chóng môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,.Từ những biện pháp được khuyến nghị này, các tác giả mong muốn xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại hơn, góp phần đưa nước ta hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế quốc tế trong thời gian tới.

doc202 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 79 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ HỮU PHƯƠNG C¥ CÊU KINH TÕ DU LÞCH TR£N §ÞA BµN TØNH QU¶NG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2023 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LÊ HỮU PHƯƠNG C¥ CÊU KINH TÕ DU LÞCH TR£N §ÞA BµN TØNH QU¶NG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Đỗ Huy Hà 2. PGS, TS Ma Đức Khải HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu ra trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Hữu Phương MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 21 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 30 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ DU LỊCH, CƠ CẤU LẠI KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 36 2.1. Một số vấn đề chung về kinh tế du lịch và cơ cấu kinh tế du lịch 36 2.2. Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 47 2.3. Cơ cấu lại kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 63 Chương 3 THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 86 3.1. Ưu điểm và hạn chế cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thời gian qua 86 3.2. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 120 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI KINH TẾ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2030 137 4.1. Quan điểm cơ cấu lại kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 137 4.2. Giải pháp cơ cấu lại kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 149 KẾT LUẬN 177 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 179 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 180 PHỤ LỤC 195 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 2 Cơ cấu kinh tế CCKT 3 Doanh nghiệp du lịch DNDL 4 Doanh nghiệp nhà nước DNNN 5 Hợp tác xã HTX 6 Khoa học công nghệ KHCN 7 Kinh doanh du lịch KDDL 8 Kinh tế du lịch KTDL 9 Kinh tế - xã hội KT-XH 10 Nhà xuất bản Nxb 11 Quốc phòng - an ninh QP-AN 12 Ủy ban nhân dân UBND DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 01 Bảng 3.1. Cơ cấu doanh thu chia theo loại hình du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 86 02 Bảng 3.2. Cơ cấu lao động trong các loại hình du lịch của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 90 03 Bảng 3.3. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện vào các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 91 04 Bảng 3.4. Cơ cấu doanh thu du lịch chia theo vùng du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 94 05 Bảng 3.5. Cơ cấu vốn đầu tư du lịch phân chia theo vùng du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 96 06 Bảng 3.6. Cơ cấu doanh nghiệp du lịch phân theo vùng du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 100 07 Bảng 3.7. Cơ cấu doanh thu du lịch chia theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 101 08 Bảng 3.8. Cơ cấu doanh nghiệp du lịch phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 103 09 Bảng 3.9. Cơ cấu lao động ngành du lịch phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 105 10 Bảng 3.10. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện vào ngành du lịch phân theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022. 106 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Du lịch là một hoạt động xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, cho đến nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Thời gian qua, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, nhu cầu đi du lịch của người dân ở mọi quốc gia, mọi địa phương đều gia tăng, làm cho du lịch trở thành một ngành kinh tế mang lại nhiều việc làm, lợi nhuận cho các quốc gia và địa phương biết khai thác tài nguyên du lịch của mình. Ở Việt Nam, du lịch được xem như là ngành “công nghiệp không khói”, một ngành kinh tế mũi nhọn nằm trong kế hoạch phát triển KT-XH và là một trong những ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu kinh tế của đất nước. Ở một khía cạnh khác, một nền kinh tế muốn tăng trưởng phát triển thì cơ cấu kinh tế phải hợp lý, tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đặt ra của thời đại. Cơ cấu kinh tế hợp lý cho phép khai thông tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước. Trong quá trình đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó có cơ cấu KTDL, nhằm vừa tăng cường khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch, gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ du lịch trong cơ cấu kinh tế, vừa đảm bảo cho sự phát triển KT-XH và QP-AN của đất nước. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về “phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” với nhiều nội dung quan trọng, trong đó xác định rõ nhiệm vụ: “Hoàn thiện cơ cấu ngành du lịch, bảo đảm phát triển đồng bộ trong tổng thể phát triển của nền kinh tế quốc dân” [7, tr.4]. Điều đó nói lên tầm quan trọng của việc xây dựng cơ cấu KTDL hợp lý đối với sự phát triển toàn diện của nền kinh tế đất nước. Quảng Ninh là tỉnh ven biển nằm ở phía Đông Bắc đất nước, có lợi thế và tiềm năng lớn về du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng địa hình đa dạng, phong phú, bờ biển kéo dài, không gian du lịch phân bố rộng từ biển, đảo đến rừng núi, với nhiều sản phẩm du lịch phong phú. Do đó, du lịch luôn được Quảng Ninh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, các kỳ Đại hội Đảng bộ Tỉnh gần đây đã xác định và phấn đấu: “Đến năm 2030, xây dựng, phát triển Quảng Ninh là tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế” [27, tr. 9]. Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện nhiều kế hoạch, đề án quan trọng, trong đó có đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia; Đồng thời, thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, đề ra nhiều giải pháp hoàn thiện cơ cấu KTDL. Theo đó, bước đầu du lịch Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tích với những kết quả nổi bật, đã từng bước xây dựng cơ cấu KTDL hợp lý và ngày càng hoàn thiện hơn, trở thành địa chỉ du lịch hàng đầu, đón hàng triệu du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng (tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh năm 2022 đạt 11,6 triệu lượt, tăng 1,4 lần so với năm 2016; doanh thu du lịch năm 2022 đạt 22.600 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2016 [14, tr. 363]). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém như: cơ cấu theo nội ngành được thể hiện ở các loại hình du lịch còn dàn trải, mất cân đối; cơ cấu theo vùng chưa tạo được dấu ấn riêng để khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; cơ cấu theo thành phần kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế,. Về góc độ lý luận, cơ cấu KTDL là vấn đề phức tạp, có liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực nên đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới góc độ, phạm vi khác nhau và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, xét ở phạm vi, cấp độ địa phương là Quảng Ninh, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, để chỉ ra sự cần thiết và đề xuất các quan điểm, giải pháp thúc đẩy quá trình cơ cấu lại KTDL một cách thực chất, hiệu quả. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Cơ cấu kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu KTDL và cơ cấu lại KTDL ở phạm vi cấp Tỉnh; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước có liên quan và tìm ra khoảng trống khoa học mà đề tài luận án cần tập trung nghiên cứu. - Làm rõ những vấn đề lý luận về cơ cấu KTDL và cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: xây dựng quan niệm, xác định nội dung và các yếu tố tác động đến cơ cấu KTDL; khảo sát kinh nghiệm thực tiễn cơ cấu lại KTDL ở một số địa phương trong nước có điều kiện tương đồng và rút ra bài học đối với tỉnh Quảng Ninh. - Đánh giá đúng thực trạng ưu điểm, hạn chế cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Cơ cấu kinh tế du lịch. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Dưới góc độ tiếp cận của chuyên ngành kinh tế chính trị, luận án tập trung nghiên cứu cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo phương diện là cơ cấu kinh tế của ngành du lịch (thống nhất sử dụng thuật ngữ cơ cấu KTDL) gồm các nội dung: cơ cấu KTDL theo nội ngành (thể hiện ở các loại hình du lịch), cơ cấu KTDL theo vùng (gồm vùng du lịch Hạ Long; vùng du lịch biên giới; vùng du lịch phía Tây; vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô), cơ cấu KTDL theo thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài). - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi thời gian: Thời gian khảo sát, thu thập số liệu, tư liệu từ năm 2016 đến 2022, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước về du lịch và cơ cấu kinh tế. Cơ sở thực tiễn Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước có liên quan đã được công bố; các số liệu khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh, đồng thời tiếp cận các số liệu, tư liệu trong các văn kiện, báo cáo tổng kết, báo cáo thống kê của các cơ quan chức năng Trung ương và của tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: đây là phương pháp được tác giả sử dụng ở cả 4 chương của luận án. Trong quá trình nghiên cứu các nội dung của luận án, tác giả luôn quán triệt và xem xét từng vấn đề trong quá trình vận động, phát triển và sự tương tác qua lại lẫn nhau; xây dựng luận án theo một logic chặt chẽ cả về hình thức và nội dung; giữa các chương, tiết có quan hệ chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau. Khi đánh giá ưu điểm hay hạn chế, cũng như đề xuất các giải pháp, tác giả căn cứ vào thực tế, bối cảnh, thời điểm và điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Với phương pháp này, luận án tập trung sử dụng chủ yếu ở chương 2 để xây dựng các khái niệm công cụ, khái niệm trung tâm của luận án; phân tích nội dung, tiêu chí và xác định các yếu tố tác động đến cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, sử dụng trong khảo sát quá trình cơ cấu lại KTDL của một số địa phương trong nước để tìm ra những kinh nghiệm mà tỉnh Quảng Ninh có thể tham khảo nhằm cơ cấu lại KTDL một cách thực chất, hợp lý và hiệu quả. Phương pháp thống kê - so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3 để làm rõ thực trạng, đánh giá ưu điểm, hạn chế của cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ 2016-2022; phân tích nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và rút ra những mâu thuẫn cần giải quyết để cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Được sử dụng trong cả 4 chương của luận án. Ở chương 1, tác giả phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan để làm rõ bản chất của cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu KTDL nói riêng, xu hướng hình thành cơ cấu KTDL. Từ đó, tác giả tổng hợp để xây dựng quan niệm, hình thành khung lý luận của chương 2. Tiếp đó, tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp những số liệu thu thập được để đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng và chỉ rõ ưu điểm, hạn chế của cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016-2022 ở chương 3. Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp này để làm nổi bật quan điểm và luận giải các giải pháp cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 ở chương 4. Phương pháp logic - lịch sử: được tác giả sử dụng tại chương 1 để tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án theo logic đi từ những vấn đề chung đến nội dung cụ thể và theo tiến trình lịch sử. Đồng thời, được tác giả sử dụng ở chương 2 của luận án để xây dựng khung lý luận của luận án theo logic đi từ những quan niệm công cụ, hình thành quan niệm trung tâm, chỉ ra nội dung và tiêu chí làm căn cứ để đánh giá thực trạng ở chương 3. Theo đó, ở chương 3, tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế, cũng như căn cứ vào yếu tố tác động và thực trạng để tìm ra nguyên nhân, những rào cản đang cản trở quá trình cơ cấu lại KTDL mà tỉnh Quảng Ninh cần tập trung tháo gỡ. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Được sử dụng trong cả 4 chương của luận án, nhằm kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước và phát triển nó một cách hiệu quả nhất. 5. Những đóng góp mới của luận án Góp phần làm rõ quan niệm cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; làm rõ quan niệm cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chỉ ra những mâu thuẫn cần giải quyết từ thực trạng cơ cấu KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất quan điểm và các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm thúc đẩy cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về cơ cấu KTDL, cơ cấu lại KTDL trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy kinh tế chính trị ở các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm: Phần mở đầu; 4 chương (10 tiết); danh mục các công trình đã được công bố của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lại kinh tế Huang Maoxing, Li Junjun (2009), "Technology Choice, Upgrade of Industrial Structure and Economic Growth” (Lựa chọn công nghệ, nâng cấp cơ cấu công nghiệp và tăng trưởng kinh tế) [150]. Bài viết cho rằng, đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững nền kinh tế, cần phải lựa chọn phát triển công nghệ phù hợp và mức độ tích lũy của hệ thống công nghệ được lựa chọn trong nền kinh tế. Bài viết đã phân tích mối quan hệ bên trong giữa lựa chọn công nghệ, cơ cấu công nghiệp và tăng trưởng kinh tế thông qua mô hình xây dựng với dữ liệu bảng điều khiển của 31 tỉnh của Trung Quốc từ năm 1991 đến 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, việc đổi mới công nghệ góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, cải thiện năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Các tác giả cũng đưa ra những giải pháp cơ bản xung quanh vấn đề công nghệ và đổi mới công nghệ với mong muốn góp phần đưa nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp của Trung Quốc nói riêng có bước phát triển mới, bền vững hơn. D J Fourie (2012), “The Restructuring of State-Owned Enterprises: South African Initiatives” (Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Những sáng kiến của Nam Phi) [145]. Bài viết cho biết, Nam Phi - một đất nước với hơn 300 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có hơn 20 tập đoàn hoạt động trên nhiều lĩnh vực trong phạm vi cả nước, đóng góp của các tập đoàn này vào sự phát triển của đất nước là rất quan trọng, tuy nhiên đã dần bị cản trở bởi các vấn đề về cấu trúc và hoạt động. Vì vậy, Chính phủ Nam Phi đã quyết định tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế Nhà nước. Để thực hiện tái cơ cấu bốn tập đoàn kinh tế này, theo tác giả bài viết, Nam Phi đã đưa ra một số sáng kiến và giải pháp thực hiện như: tái cơ cấu kỹ thuật kinh doanh và tăng cường áp dụng các quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng và thoái vốn. James Brock (2013), The structure of American industry (Cơ cấu ngành công nghiệp của Hoa Kỳ) [153]. Cuốn sách đi sâu làm rõ, phân tích và so sánh cấu trúc ngành công nghiệp của Hoa Kỳ trước và sau cuộc đại suy thoái kinh tế năm 2008. Từ đó chỉ ra những ngành công nghiệp chủ lực, góp phần thúc đẩy kinh tế Hoa Kỳ bước qua khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cuốn sách cho rằng, những ngành công nghiệp chủ lực của Hoa Kỳ bao gồm công nghiệp dầu khí, công nghiệp điện, công nghiệp viễn thông,. Đặc biệt nhất là ngành công nghiệp sản xuất, đây là ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ, đưa nền kinh tế của quốc gia này lên vị trí siêu cường về kinh tế trên thế giới. Cuốn sách cho thấy nội dung, cấu trúc và cơ cấu tổng thể, đồng bộ của ngành công nghiệp Hoa kỳ, khẳng định vị thế số 1 trong nền kinh tế của quốc gia này và trên thế giới. Michael Pettis (2013), Avoiding the fall: China’s Economic Restructuring (Tránh sự sụp đổ: Tái cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc) [157]. Cuốn sách đã chỉ ra hệ quả của mô hình tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là đang rót vốn vào các khoản đầu tư tồi tệ với quy mô chưa từng có, theo đó cần thiết phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Tác giả cuốn sách đã phân tích thực trạng quá trình tái cơ cấu kinh tế, trong đó có cơ cấu lại các ngành kinh tế ở Trung Quốc. Từ đó, đưa ra những nhận định và bài học có thể rút ra đối với các quốc gia khác trên thế giới nhằm tránh những sai lầm mà Trung Quốc đã gặp trong thực tiễn tái cơ cấu nền kinh tế. Chen-Te-Huang (2015), Policy restructuring of Agricultural and agricultural manpower in Taiwan, China (Chính sách tái cấu trúc về nhân lực nông nghiệp và đất nông nghiệp ở Đài Loan, Trung Quốc) [143]. Trong cuốn sách, tác giả cho rằng, để đối phó với những vấn đề nghiêm trọng của quy mô trang trại nhỏ, sức lao động của nông nghiệp già cỗi và tình trạng thiếu những người kế nghiệp nông nghiệp; Chính phủ Đài Loan đã thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, nhằm tái cấu trúc lại hệ thống sản xuất nông nghiệp, như: phát triển kiến thức cho những người kế nghiệp nông nghiệp, thông qua Học viện Nông dân với chương trình đào tạo có tổ chức để phát triển tài năng nông nghiệp chất lượng cao, tăng cường kỹ năng quản lý và nâng cao nguồn nhân lực trong nông nghiệp; Chính phủ thực hiện chính sách trẻ hóa nông thôn; thực hiện chính sách cung cấp vốn đầu tư cho nông dân trẻ;. Guo Ye, Lai Zhang Fu (2016), "Regional industrial restructuring under Macro-control Policies” (Cơ cấu lại khu vực công nghiệp dưới góc nhìn từ các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô) [149]. Bài viết đã nghiên cứu những tác động của các chính sách tài khóa và tiền tệ tới quá trình cơ cấu lại khu vực công nghiệp ở Trung Quốc. Đồng thời, khẳng định rằng ở các vùng, miền, địa bàn và khu vực khác nhau, sự ảnh hưởng và tác động của các chính sách trên tới cơ cấu lại các khu vực công nghiệp là khác nhau. Qua đó, nhóm tác giả đã đề xuất những khuyến nghị các chính sách tài khóa và tiền tệ khác nhau đối với từng khu vực công nghiệp; chú trọng việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_co_cau_kinh_te_du_lich_tren_dia_ban_tinh_quang_ninh.doc
  • doc1 BIA LUẬN ÁN - Le Huu Phuong.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIẾNG VIỆT - Le Huu Phuong.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Le Huu Phuong.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Le Huu Phuong.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Le Huu Phuong.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Le Huu Phuong.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Le Huu Phuong.doc
Luận văn liên quan