1.6.1. Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân ở các nước phát triển1.6.1.1. Ở Cộng hòa Liên bang ĐứcThứ nhất: Pháp luật bảo đảm thực hiện quyền lập hộiCộng hòa Liên bang Đức là một trong những quốc gia sớm có hệ thống pháp luật về tự do hiệp hội. Hành lang pháp lý thông thoáng giúp phát triển đa dạng các loại hình hiệp hội tại Đức cả về số lượng và hình thức tổ chức27. Có thể kể đến các luật của Cộng hòa liên bang Đức liên quan tới tự do hiệp hội như: Đạo luật cơ bản của Đức năm 1949 sửa đổi năm 2010; Luật về hội năm 1964 sửa đổi các năm 2007, năm 2015; Bộ luật Dân sự; Luật về đối xử công bằng; Luật về các thỏa ước tập thể 1969…
Theo quy định tại Điều 9 Đạo luật cơ bản của Đức thì tất cả người Đức đều có quyền thành lập các công ty và các hội khác; các hội có mục đích hoặc trái với pháp luật hình sự hoặc nhằm chống lại pháp luật hiến định hoặc chống lại tư tưởng hiểu biết quốc tế lẫn nhau đều bị cấm. Tại Đức, quyền tự do liên kết được quy định như sau: “Quyền thành lập các hội nhằm bảo đảm và cải thiện các điều kiện lao động và kinh tế được bảo đảm cho mọi cá nhân và mọi nghề nghiệp hoặc ngành nghề. Các thỏa thuận nhằm hạn chế hoặc tìm cách cản trở quyền này là vô hiệu; các biện pháp nhằm mục đích này là trái luật”.
Về quyền hoạt động của hội: Bộ luật dân sự điều chỉnh các hội đăng ký là pháp nhân, bao gồm các cơ quan của hội, thủ tục thành lập, năng lực pháp lý và quy chế trách nhiệm vật chất, việc thanh lý và phá sản. Đối với các hội nhóm không đăng ký, nếu không vi phạm điều cấm thì vẫn hoạt động bình thường theo quy định của Luật về hội.
180 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ NỮ
CƠ CHẾ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN LẬP HỘI
CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ NỮ
CƠ CHẾ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN LẬP HỘI
CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 9380102
HÀ NỘI - 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án tiến sĩ này hoàn toàn là công trình nghiên cứu
khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án
này.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Nữ
LỜI CÁM ƠN
Tác giả luận án xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với
GS.TS. Phan Trung Lý là người hướng dẫn khoa học của tôi. Thầy đã luôn
tận tình hướng dẫn về khoa học, động viên khích lệ, tạo điều kiện tốt nhất
trong việc học tập và nghiên cứu, giúp tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành
bản luận án này.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, Cô trong Ban
Giám hiệu, Khoa pháp luật Hành chính – Nhà nước, Phòng Đào tạo Sau đại
học – Trường Đại học Luật Hà Nội, các Thầy, Cô, quý đồng nghiệp tại
Trường Đại học Luật Huế; người thân, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động
viên, ủng hộ, chia sẻ để tác giả có những điều kiện tốt nhất trong suốt thời
gian học tập và hoàn thành bản luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Nữ
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu .................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án............................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................. 5
4. Cơ sở lý luận, phương pháp tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu của luận án ...................................................................................... 6
5. Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ....................................................... 8
7. Nội dung và kết cấu của luận án ................................................................... 8
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..... 10
1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 10
1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền con người ............................ 10
1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền lập hội ................................. 13
1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về cơ chế và cơ chế bảo đảm thực hiện
quyền lập hội ................................................................................................... 28
2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài......................................................... 31
3. Đánh giá tình hình nghiên cứu đề tài của luận án ................................. 35
3.1. Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát
triển .................................................................................................................. 35
3.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần được
tiếp tục nghiên cứu .......................................................................................... 37
4. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................ 39
4.1. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 39
4.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 39
TIỂU KẾT TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................... 41
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
QUYỀN LẬP HỘI ......................................................................................... 42
1.1. Khái niệm, tính chất của hội ................................................................. 42
1.1.1. Khái niệm hội ........................................................................................ 42
1.1.2. Tính chất của hội ................................................................................... 44
1.2. Khái niệm quyền lập hội, bảo đảm quyền lập hội, đặc điểm của bảo
đảm quyền lập hội ......................................................................................... 45
1.2.1. Khái niệm quyền lập hội ....................................................................... 45
1.2.2. Khái niệm bảo đảm quyền lập hội ........................................................ 52
1.2.3. Đặc điểm của bảo đảm quyền lập hội ................................................... 54
1.3. Khái niệm, đặc điểm của cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội ...... 56
1.3.1. Khái niệm cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội ............................. 56
1.3.2. Đặc điểm của cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội ........................ 59
1.4. Các bộ phận cấu thành của cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội ....... 60
1.4.1. Pháp luật bảo đảm thực hiện quyền lập hội .......................................... 60
1.4.2. Chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện quyền lập hội ......................... 63
1.4.3. Chủ thể có quyền lập hội ....................................................................... 64
1.5. Các yếu tố tác động đến hoạt động của cơ chế bảo đảm thực hiện
quyền lập hội .................................................................................................. 66
1.5.1. Yếu tố chính trị ...................................................................................... 66
1.5.2. Mức độ hoàn thiện của pháp luật .......................................................... 67
1.5.3. Năng lực của cơ quan nhà nước ............................................................ 67
1.5.4. Ý thức về quyền của công dân, xã hội .................................................. 68
1.5.5. Nguồn lực vật chất ................................................................................ 69
1.5.6. Truyền thống văn hoá của cộng đồng, dân tộc ..................................... 69
1.6. Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân một số nước
trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam ........................... 70
1.6.1. Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân ở các nước phát
triển .................................................................................................................. 70
1.6.2. Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân ở các nước đang
phát triển .......................................................................................................... 76
1.6.3. Những giá trị tham khảo cho Việt Nam ................................................ 80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................. 83
Chương 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN
LẬP HỘI CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM .............................................. 85
2.1. Thực trạng pháp luật bảo đảm quyền lập hội của công dân ............. 85
2.1.1. Khái quát những quy định của pháp luật về hội ở nước ta hiện nay .... 85
2.1.2. Thực trạng thể chế pháp lý bảo đảm quyền lập hội của công dân ........ 91
2.1.3. Khái quát dự thảo Luật về hội ở nước ta hiện nay ................................ 99
2.2. Thực trạng bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân bởi các chủ
thể có nghĩa vụ và thực trạng quyền lập hội của công dân Việt Nam ....... 105
2.2.1. Thực trạng bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân bởi các chủ
thể có nghĩa vụ .............................................................................................. 105
2.2.2. Thực trạng thực hiện quyền lập hội của công dân Việt Nam ............. 117
2.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động của cơ chế bảo đảm
thực hiện quyền lập hội của công dân ở Việt Nam .................................. 120
2.3.1. Chế độ chính trị ................................................................................... 120
2.3.2. Nguồn lực vật chất .............................................................................. 121
2.3.3. Truyền thống văn hóa của cộng đồng dân tộc .................................... 121
2.3.4. Ý thức về quyền của công dân ............................................................ 122
2.4. Đánh giá cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội ở Việt Nam hiện
nay ................................................................................................................. 122
2.4.1. Ưu điểm của cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân ở
nước ta và nguyên nhân................................................................................. 122
2.4.2. Hạn chế của cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân và
nguyên nhân .................................................................................................. 124
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................ 129
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ BẢO
ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN LẬP HỘI CỦA CÔNG DÂN Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY ................................................................................................... 130
3.1. Tiêu chí và yêu cầu xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện
quyền lập hội của công dân ở Việt Nam hiện nay .................................... 130
3.1.1. Tiêu chí xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập
hội của công dân ở Việt Nam hiện nay ......................................................... 130
3.1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện
quyền lập hội của công dân ở nước ta hiện nay ............................................ 131
3.2. Quan điểm hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của
công dân ở Việt Nam hiện nay ................................................................... 132
3.2.1. Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện QLH của công dân là một trong
những yêu cầu tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân
theo Hiến pháp năm 2013. ............................................................................ 132
3.2.2. Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân là
một trong những yêu cầu quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa .............................................................................................................. 133
3.2.3. Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân là sự
thể hiện bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nhà
nước của dân, do dân và vì dân ..................................................................... 134
3.2.4. Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân phải
gắn liền với bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản ........................... 135
3.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của
công dân ở Việt Nam hiện nay ................................................................... 136
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện về pháp luật bảo đảm thực hiện quyền lập hội của
công dân ở Việt Nam hiện nay ...................................................................... 137
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện về chủ thể có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện quyền
lập hội của công dân ở Việt Nam hiện nay. .................................................. 145
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện về các yếu tố tác động đến hoạt động của cơ chế
bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công dân ở Việt Nam hiện nay. ........ 149
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................ 154
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 155
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................ 158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 159
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ICCPR : Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966
LHQ : Liên hợp quốc
NN : Nhà nước
NNPQXHCN : Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
QLH : Quyền lập hội
UDHR : Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, 1948
UBND : Ủy ban nhân dân
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Quyền lập hội (viết tắt là QLH) là một quyền cơ bản của con người được
thừa nhận trong Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị năm 1966 (viết tắt là ICCPR). Ở nước ta quyền con
người, quyền công dân trong đó có QLH luôn được Đảng và Nhà nước (viết
tắt là NN) quan tâm, tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
Ở Việt Nam, QLH đã được ghi nhận ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên –
Hiến pháp năm 1946. Trên tinh thần của Hiến pháp năm 1946 các bản Hiến
pháp tiếp theo tiếp tục ghi nhận QLH của công dân. Hiến pháp hiện hành năm
2013 quy định như sau: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,
tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do
pháp luật quy định” (Điều 25). Quy định của Hiến pháp Việt Nam qua các
thời kỳ đánh dấu những bước tiến mới trong việc bảo đảm các quyền con
người và quyền công dân trong đó có QLH của công dân.
Sắc luật về QLH đã được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban
hành vào năm 1957. So với giai đoạn năm 1957 ở Việt Nam hiện nay xuất
hiện và tồn tại rất nhiều loại hình hội khác nhau: có tư cách pháp nhân, không
có tư cách pháp nhân, có đăng ký và không đăng ký, quy mô, tính chất, vai trò
vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, việc cụ thể hóa quy định của Hiến
pháp về QLH của công dân vẫn còn chậm, phân tán, thiếu tính hệ thống và
đồng bộ. Việc xây dựng Luật về hội đã được đưa vào chương trình lập pháp
của Quốc hội. Theo đó, Luật về hội đã được Quốc hội khóa XIII thảo luận,
cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, đến nay Luật về
hội mới chỉ dừng lại ở bản Dự thảo. Các quy định của Hiến pháp liên quan
đến QLH của công dân nêu trên chủ yếu được điều chỉnh bằng văn bản dưới
luật. Cụ thể đó là Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010
2
của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Nghị định số
33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều Nghị định 45/2010/NĐ-CP. Yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 về
việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đó có
QLH chưa được cụ thể hóa.
So với thời kỳ trước đổi mới, quan điểm của Đảng và NN Việt Nam về
hội đã có sự thay đổi rất lớn theo hướng coi trọng, cởi mở hơn. Mặc dù vậy,
tâm lý e ngại sự phát triển của hội sẽ dẫn đến “diễn biến hòa bình” vẫn còn
nặng nề, gây trở ngại không nhỏ cho những nỗ lực cải cách chính sách và
pháp luật về hội ở nước ta. Việc Luật về hội được khởi động soạn thảo từ
hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa được thông qua cho thấy rõ điều này. Có
thể nói, cho đến nay QLH ở Việt Nam đang vấp phải những rào cản đáng kể,
trước hết là những rào cản pháp lý.
Công cuộc đổi mới ở nước ta do Đảng lãnh đạo đã đem lại những thành
tựu đáng kể trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó tác động mạnh mẽ,
thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và thu hút ngày càng nhiều quần chúng nhân
dân tham gia hoạt động xã hội thông qua các tổ chức xã hội. Với sự phát triển
nhanh về số lượng, bằng những hoạt động của mình hội đã có những đóng
góp tích cực trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội điển hình như: xóa
đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, nâng cao dân trí, từ thiện nhân đạo, bảo
vệ lợi ích con người, tham gia vào việc xã hội hóa các hoạt động y tế, văn
hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ. Đáng chú ý là nhiều hội đã
tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công do NN chuyển giao, tư vấn, phản
biện các đề án, chính sách góp phần nâng cao vai trò quản lý của NN.
Mặc dù tổ chức và hoạt động của hội có những kết quả nhất định, ảnh
hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Tuy nhiên, trong thực
tế một số hội hoạt động còn kém hiệu quả, bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại, một
số hội hoạt động còn mang tính hình thức, chưa thực sự mang lại hiệu quả và
3
chưa phản ánh được nguyện vọng, quyền lợi của hội viên, hiệu quả công tác
quản lý về hội còn nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Trong thời kì xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (viết tắt là
NNPQXHCN), mở rộng dân chủ, tăng cường xã hội hóa trong bối cảnh hội
nhập quốc tế hiện nay đòi hỏi cần hoàn thiện quy định pháp luật về hội từ đó
tạo cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân để tạo cơ sở pháp lý cho hội
phát triển và hoạt động có hiệu quả, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản
lý NN trong lĩnh vực này trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
Đáp ứng yêu cầu nói trên, đã có một số công trình nghiên cứu ở các mức
độ khác nhau hướng tới mục tiêu xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn
thiện pháp luật về hội ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân ở Việt Nam mà chủ
yếu chỉ mới dừng lại ở việc tìm hiểu quy định của pháp luật, thực trạng thực
hiện QLH.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về hội và pháp luật về hội cũng như cơ
chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân trong giai đoạn hiện nay ở Việt
Nam tạo điều kiện để công dân thực hiện một trong những quyền cơ bản của
mình là QLH đáp ứng yêu cầu quản lý NN, quản lý xã hội, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu
hóa là rất cần thiết. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Cơ chế bảo đảm
thực hiện quyền lập hội của công dân ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài
nghiên cứu luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận về cơ
chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân. Trên cơ sở lý luận đề tài làm rõ
4
thực trạng cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân. Từ đó đưa ra quan
điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân ở
Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế bảo đảm thực hiện
QLH của công dân ở Việt Nam hiện nay;
+ Làm rõ khái niệm hội, tính chất của hội.
+ Làm rõ khái niệm QLH, bảo đảm QLH và đặc điểm của bảo đảm
QLH.
+ Làm rõ khái niệm cơ chế, đặc điểm cơ chế bảo đảm QLH, các bộ phận
cấu thành của cơ chế bảo đảm thực hiện QLH như pháp luật, chủ thể có nghĩa
vụ bảo đảm thực hiện QLH, chủ thể có QLH và các yếu tố tác động đến hoạt
động của cơ chế bảo đảm QLH của công dân ở Việt Nam hiện nay.
+ Làm rõ cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân ở một số nước
trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Nghiên cứu thực trạng cơ chế bảo đảm QLH công dân ở Việt Nam hiện
nay;
+ Làm rõ thực trạng pháp luật bảo đảm QLH của công dân.
+ Làm rõ thực trạng bảo đảm thực hiện QLH của công dân bởi các chủ
thể có nghĩa vụ
+ Làm rõ thực trạng thực hiện QLH của công dân ở Việt Nam hiện nay.
+ Làm rõ thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động của cơ chế bảo
đảm thực hiện QLH của công dân.
+ Đánh giá thực trạng cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân ở
Việt Nam cụ thể là làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
những thành tựu, hạn chế trong cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân.
5
- Đưa ra tiêu chí, yêu cầu, quan điểm và giải pháp xây dựng và hoàn
thiện cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về
cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân ở Việt Nam hiện nay.
Cụ thể là:
- Các học thuyết, tư tưởng, quan điểm khoa học về QLH.
- Các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam về QLH.
- Các vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế bảo đảm thực hiện QLH bao gồm
các vấn đề về khái niệm, đặc điểm cơ chế bảo đảm thực hiện QLH, các bộ
phận cấu thành cơ chế bảo đảm thực hiện QLH, các yếu tố tác động đến cơ
chế bảo đảm thực hiện QLH, kinh nghiệm nước ngoài.
- Thực tiễn cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân ở Việt Nam
hiện nay cụ thể đó là thực trạng quy định của pháp luật về QLH, thực trạng
hoạt động của các thiết chế có nghĩa vụ bảo đảm thực hiện QLH, thực trạng
QLH của công dân, thực trạng các yếu tố tác động đến cơ chế bảo đảm thực
hiện QLH của công dân ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Về phạm vi nghiên cứu
Đề tài thuộc chuyên ngành Hiến pháp và Hành chính, nên đề tài sẽ tập
trung nghiên cứu trong phạm vi:
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ chế bảo đảm thực hiện
QLH của công dân Việt Nam để làm rõ đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu có mở rộng ra một số nước trên thế giới.
- Về thời gian: Chủ yếu nghiên cứu từ năm 1945 đến nay mà trọng tâm
là từ năm 1986 đến nay.
6
4. Cơ sở lý luận, phương pháp tiếp cận, phương pháp luận và
phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết về quyền tự nhiên và quyền
thực chứng lồng ghép với lý thuyết về NN pháp quyền và khế ước xã hội. Đây
là phương pháp luận khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận
án để đánh giá khách quan cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân ở
nước ta hiện nay.
4.2. Phương pháp tiếp cận
Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận: Tiếp cận nghiên cứu liên ngành
kết hợp phương pháp tiếp cận dựa trên quyền. Với cách tiếp cận này cho phép
việc nghiên cứu không chỉ đơn thuần đứng trên góc độ cơ sở pháp lý và nội
dung các QLH mà cho phép tác giả đánh giá cơ chế bảo đảm thực hiện QLH
trên thực tế. Dưới góc nhìn động giúp người nghiên cứu nhìn nhận cơ chế
thực thi quyền này trên thực tế một cách toàn diện.
4.3. Phương pháp luận: Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, luận án vận dụng
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác –Lê Nin.
4.4. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
được sử dụng trong luận án là phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê,
luật học so sánh kết hợp với lý luận và thực tiễn để đưa ra các kết luận nhằm
giải quyết các nội dung của luận án.
Để đạt được các mục đích và nhiệm vụ đề ra, trong quá trình nghiên cứu
các phương pháp được áp dụng cụ thể đó là:
Tại Phần tổng quan tình hình nghiên cứu: Tập trung cho phần viết này là
các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước nên luận án sử dụng phương
pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgic nhằm chỉ ra những
7
vấn đề lý luận, thực tiễn được các nhà khoa học trong nước và nước ngoài
nghiên cứu có nội dung liên quan đến luận án, đồng thời cũng xác định những
vấn đề mà luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Tại Chương 1: Trong chương này vấn đề đặt ra để giải quyết chủ yếu là
các vấn đề lý luận về cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân nên
phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp phân tích văn bản, phân tích
thuần túy quy phạm, tổng hợp đối chiếu văn bản, so sánh và nghiên cứu lịch
sử. Mục 1.6 sử dụng phương pháp so sánh kết hợp với các phương pháp phân
tích quy phạm để làm sáng tỏ cơ chế bảo đảm thực hiện QLH ở các quốc gia.
Tại Chương 2: Để làm rõ thực trạng cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của
công dân, vì thế các phương pháp nghiên cứu chính là: Phân tích văn bản,
thống kê số liệu thứ cấp, tổng hợp.
Tại Chương 3: Tập trung cho phần viết này là các giải pháp, kiến nghị vì
thế các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là các phương pháp
phân tích, tổng hợp, diễn giải.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống, toàn
diện các vấn đề lý luận về cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân. Cho
đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập toàn diện về
vấn đề này.
- Luận án phân tích, đánh giá toàn diện pháp luật về hội ở nước ta hiện
nay, thực trạng cơ chế thực hiện QLH của công dân ở Việt Nam hiện nay và
những vấn đề đặt ra đối với việc đưa ra cơ chế thực hiện QLH của công dân.
Vấn đề này cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được giải quyết một cách
toàn diện ở Việt Nam.
- Luận án đưa ra những quan điểm và giải pháp có giá trị tham khảo về
cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân Việt Nam trong thời gian tới.
8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận:
Từ kết quả nghiên cứu của luận án cũng như những đóng góp mới của
luận án đã sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận khoa học về cơ chế bảo đảm
thực hiện QLH. Cụ thể đó là luận án đã góp phần bổ sung, làm phong phú
thêm, hoàn chỉnh thêm sự hiểu biết về khái niệm cơ chế bảo đảm thực hiện
QLH của công dân; đặc điểm, các bộ phận cấu thành cơ chế bảo đảm thực
hiện QLH của công dân; phân tích các yếu tố tác động đến cơ chế bảo đảm
thực hiện QLH của công dân; phân tích, đánh giá một cách khái quát về
những quy định của pháp luật về QLH ở một số nước trên thế giới từ đó rút ra
những kinh nghiệm tốt từ các mô hình đã tham khảo để có thể vận dụng ở
Việt Nam.
Về thực tiễn:
- Luận án góp phần khắc phục những hạn chế, tồn tại trong cơ chế bảo
đảm thực hiện QLH của công dân ở Việt Nam bằng việc đề xuất các giải pháp
mang tính khoa học và thực tiễn, phù hợp với điều kiện và định hướng xây
dựng NNPQXHCN.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch
định chính sách và quản lý.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể giúp các cơ quan hữu quan ở địa
phương sử dụng để xây dựng các giải pháp bảo đảm thực hiện QLH của công
dân ở địa phương mình quản lý.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho hoạt động nghiên cứu, phục vụ công tác đào tạo trong các cơ sở đào
tạo luật học và các ngành khoa học xã hội có liên quan.
7. Nội dung và kết cấu của luận án
Ngoài phần lời cam đoan, danh mục các từ viết tắt, mục lục, mở đầu,
tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận
án gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
9
Chương 1. Cơ sở lý luận về cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của
công dân
Chương 2. Thực trạng cơ chế bảo đảm thực hiện quyền lập hội của công
dân ở Việt Nam hiện nay
Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện
quyền lập hội của công dân ở Việt Nam hiện nay
10
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề bảo đảm thực hiện QLH của công dân không phải là vấn đề mới
trong nghiên cứu khoa học pháp lý, nó đã được nghiên cứu trên nhiều phương
diện, nhiều góc nhìn khác nhau. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây vấn
đề này rất được quan tâm và nghiên cứu khá rộng rãi, việc xây dựng Luật về
hội đã được khởi động và được một số cơ quan thực hiện việc khảo sát,
nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu
hệ thống, chuyên sâu về cơ chế bảo đảm thực hiện QLH của công dân ở Việt
Nam hiện nay. Hiện chỉ có các nghiên cứu liên quan đến QLH của công dân
dưới góc độ quyền con người, QLH hoặc hoàn thiện quy định của pháp luật
về QLH chứ chưa có công trình nào nghiên cứu sâu cơ chế bảo đảm thực hiện
QLH của công dân ở Việt Nam.
Dưới đây là một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến QLH
và cơ chế bảo đảm thực hiện QLH mà tác giả tham khảo trong quá trình
nghiên cứu luận án của mình.
1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về quyền con người
Liên quan đến quyền con người có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu sau:
* Sách:
- “Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội”,
Viện khoa học xã hội Việt Nam 2009, GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên.
Trong tác phẩm này có bài viết: Chính trị, đạo đức và quyền con người
đã bàn về tự do hội họp và lập hội. Bài viết này đã phân tích Điều 20 Tuyên
ngôn quốc tế nhân quyền và Điều 21, 22 Công ước về dân sự, chính trị. Theo
đó ai cũng có QLH một cách hòa bình, quyền tập hợp ôn hòa, không bạo động