Kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu khách quan nhằm đảm bảo quyền
lực thực sự thuộc về Nhân dân, đảm bảo mọi quyết sách và hành vi của bộ máy
nhà nước phục vụ lợi ích đông đảo của Nhân dân. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
thực thi QLNN, tất cả QLNN đều phải có cơ chế phân công, phối hợp và kiểm
soát một cách phù hợp. Trong đó KSQL giữa các nhánh quyền lực chính là một
nguyên tắc hoạt động của NNPQ. Nguyên tắc này đã được quy định tại khoản 3,
Điều 2 của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013 “Quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các CQNN
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [138].
Quyền lập quy là một trong những quyền lực quan trọng thuộc quyền hành
pháp được thực hiện bởi CP, để ban hành VBQPPL dưới luật, là một trong những
bộ phận quan trọng của HTPL. Đồng thời, quyền lập quy của Chính phủ vừa
mang tính uỷ quyền lập pháp, vừa có tính tuỳ nghi, có thể phát huy được tính chủ
động, linh hoạt, sáng tạo, nhưng cũng chứa nhiều rủi ro, nguy cơ lạm quyền cao
trong thực hiện quyền lập quy của CP. Vì vậy, cần phải có cơ chế kiểm soát quyền
lập quy của CP để đảm bảo cho quyền lực này được thực hiệu đúng, đầy đủ, kịp
thời, nhằm tạo ra HTPL có chất lượng, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho hoạt
động quản lý nhà nước.
218 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của chính phủ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRỊNH XUÂN THẮNG
CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN
LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT
Mã số: 9 38 01 06
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Trịnh Đức Thảo
2. TS Lê Đinh Mùi
Hà Nội - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Trịnh Xuân Thắng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
7
1.1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7
1.1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước 7
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 17
1.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 24
1.2.1. Đánh giá chung những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa, tiếp tục
phát triển
24
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 25
1.2.3. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 26
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT
QUYỀN LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ
29
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập
quy của Chính phủ
29
2.1.1. Khái niệm quyền lập quy, quyền lập quy của Chính phủ 29
2.1.2. Khái niệm cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của Chính phủ 38
2.1.3. Đặc điểm, vai trò của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của CP 42
2.2. Các yếu tố cấu thành của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của
Chính phủ
48
2.2.1. Thể chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của Chính phủ 49
2.2.2. Thiết chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của Chính phủ 53
2.2.3. Phương thức vận hành của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của CP 56
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của
Chính phủ
57
2.4. Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của Chính phủ ở một số quốc
gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam
59
2.4.1. Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của CP ở một số quốc gia 59
2.4.2. Một số giá trị tham khảo cho Việt Nam 72
Chƣơng 3: THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT
QUYỀN LẬP QUY CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN
76
3.1. Thành tựu của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của Chính phủ 76
Việt Nam và nguyên nhân của thành tựu
3.1.1. Thành tựu của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của CP Việt Nam 76
3.1.2. Nguyên nhân của thành tựu 108
3.2. Hạn chế của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của Chính phủ Việt
Nam và nguyên nhân của hạn chế
112
3.2.1. Hạn chế của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của CP Việt Nam 112
3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế 138
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN
THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ KIỂM SOÁT QUYỀN LẬP QUY CỦA CHÍNH
PHỦ VIỆT NAM HIỆN NAY
144
4.1. Quan điểm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý kiểm soát
quyền lập quy của Chính phủ Việt Nam hiện nay
144
4.2. Giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý kiểm soát
quyền lập quy của Chính phủ Việt Nam
146
4.2.1. Giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kiểm soát của QH đối với
quyền lập quy của CP Việt Nam
146
4.2.2. Giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kiểm soát của Chủ tịch nước
đối với quyền lập quy của CP Việt Nam
160
4.2.3. Giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế tự kiểm soát đối với
quyền lập quy của CP Việt Nam
166
4.2.4. Giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kiểm soát của Toà án Nhân
dân đối với quyền lập quy của CP Việt Nam
174
4.2.5. Giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện kiểm soát của MTTQVN và
các tổ chức thành viên của Mặt trận đối với quyền lập quy của CP Việt Nam
181
KẾT LUẬN 190
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
192
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 193
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
BCHTW Ban Chấp hành Trung ương
CBCC Cán bộ, công chức
CCPL Cơ chế pháp lý
CP Chính phủ
CQNN Cơ quan nhà nước
CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nước
CTN Chủ tịch nước
CTQG Chính trị quốc gia
GS, TS Giáo sư, Tiến sĩ
HCNN Hành chính nhà nước
HĐDT Hội đồng dân tộc
HĐND Hội đồng Nhân dân
HN Hà Nội
HTCT Hệ thống chính trị
HTPL Hệ thống pháp luật
KSQL Kiểm soát quyền lực
KSQLNN Kiểm soát quyền lực nhà nước
LATS Luận án Tiến sĩ
MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
NĐ Nghị định
NNPQ Nhà nước pháp quyền
NQ Nghị quyết
NXB Nhà xuất bản
PBXH Phản biện xã hội
QĐHC Quyết định hành chính
QH Quốc hội
QLNN Quyền lực nhà nước
QPPL Quy phạm pháp luật
TAND Toà án Nhân dân
TANDTC Toà án Nhân dân tối cao
TCCT-XH Tổ chức chính trị - xã hội
VBPQ Văn bản pháp quy
VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật
VKSND Viện Kiểm sát Nhân dân
VKSNDTC Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao
UB Ủy ban
UBTV Ủy ban Thường vụ
UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu khách quan nhằm đảm bảo quyền
lực thực sự thuộc về Nhân dân, đảm bảo mọi quyết sách và hành vi của bộ máy
nhà nước phục vụ lợi ích đông đảo của Nhân dân. Để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
thực thi QLNN, tất cả QLNN đều phải có cơ chế phân công, phối hợp và kiểm
soát một cách phù hợp. Trong đó KSQL giữa các nhánh quyền lực chính là một
nguyên tắc hoạt động của NNPQ. Nguyên tắc này đã được quy định tại khoản 3,
Điều 2 của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013 “Quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các CQNN
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [138].
Quyền lập quy là một trong những quyền lực quan trọng thuộc quyền hành
pháp được thực hiện bởi CP, để ban hành VBQPPL dưới luật, là một trong những
bộ phận quan trọng của HTPL. Đồng thời, quyền lập quy của Chính phủ vừa
mang tính uỷ quyền lập pháp, vừa có tính tuỳ nghi, có thể phát huy được tính chủ
động, linh hoạt, sáng tạo, nhưng cũng chứa nhiều rủi ro, nguy cơ lạm quyền cao
trong thực hiện quyền lập quy của CP. Vì vậy, cần phải có cơ chế kiểm soát quyền
lập quy của CP để đảm bảo cho quyền lực này được thực hiệu đúng, đầy đủ, kịp
thời, nhằm tạo ra HTPL có chất lượng, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho hoạt
động quản lý nhà nước.
Từ thực tiễn tổ chức QLNN ở nước ta thời gian qua cho thấy, có nhiều cơ
chế để kiểm soát quyền lập quy của CP, trong đó có CCPL kiểm soát quyền lập
quy của CP. Các yếu tố của CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP, bao gồm hệ
thống thể chế pháp lý, thiết chế pháp lý và sự vận hành của cơ chế này từng bước
được xây dựng hoàn thiện. Hệ thống thể chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của
CP được quy định trong nhiều văn bản luật, trong đó xác định rõ địa vị pháp lý,
thẩm quyền, trách nhiệm, nội dung, trình tự, thủ tục..., tạo cơ sở pháp lý để các
thiết chế pháp lý vận hành. Các thiết chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của CP
(bao gồm cả hệ thống thiết chế bên trong và bên ngoài bộ máy của CP), mối liên
2
hệ giữa thể chế pháp lý và thiết chế pháp lý, cũng như sự vận hành của cơ chế
này từng bước được hoàn thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, CCPL về kiểm soát hoạt
động lập quy của CP ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập (cả về thể
chế pháp lý, thiết chế pháp lý và sự vận hành của cơ chế này). Một số văn bản
quy định về thẩm quyền và trách nhiệm thực hiện kiểm soát hoạt động lập quy
của CP còn chưa hợp lý; thiếu các chế tài thực hiện thẩm quyền và trách nhiệm
của các chủ thể kiểm soát; một số quy định còn thiếu đồng bộ, có sự mâu thuẫn
giữa một số văn bản luật Đồng thời, một số thiết chế pháp lý kiểm soát quyền
lập quy của CP có cơ cấu chưa hợp lý, năng lực kiểm soát còn nhiều bất cập; mối
quan hệ giữa thể chế pháp lý, thiết chế pháp lý còn nhiều hạn chế, chưa phát phát
huy được tính chủ động, tích cực của các thiết chế pháp lý trong thực hiện pháp
luật liên quan đến kiểm soát quyền lập quy của CP. Các điều kiện đảm bảo cho
sự vận hành của CCPL kiểm soát quyền lập quy của Chính phủ chưa đáp ứng
được yêu cầu, chưa đảm bảo hiệu quả vận hành của cơ chế kiểm soát này. Như
Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 6, khóa XIII của Đảng ban hành Nghị
quyết về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam trong giai
đoạn mới" đã chỉ ra “QLNN chưa được kiểm soát hiệu quả, cơ chế KSQL chưa
hoàn thiện, vai trò giám sát của Nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ”. Sự kém
hiệu quả trong vận hành của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của CP là
một phần nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, bất cập trong thực hiện
quyền lập quy của CP. Có một số VBQPPL của CP mới được ban hành đã phải
sửa đổi, thậm chí có những văn bản được ban hành có dấu hiệu trái thẩm quyền,
có nội dung sai nghiêm trọng, xa rời thực tiễn nên không đi vào cuộc sống. Đặc
biệt, tình trạng ban hành VBQPPL để hướng dẫn, quy định chi tiết luật còn chậm,
mâu thuẫn, trái với quy định của Hiến pháp và các văn bản luật chậm được khắc
phục, dẫn đến không đảm bảo pháp chế trong hoạt động xây dựng và tổ chức
thực hiện VBQPPL của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Xuất phát từ những bất cập trên, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở
thực tiễn và đề xuất luận giải quan điểm, giải pháp phù hợp để hoàn thiện cơ chế
3
pháp lý về kiểm soát hoạt động lập quy của CP là một nhiệm vụ quan trọng, có ý
nghĩa cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn trong quá trình xây dựng và
hoàn thiện NNPQ XHCN ở Việt Nam hiện nay. Với ý nghĩa đó tác giả chọn vấn đề
“Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của Chính phủ Việt Nam” làm đề tài
luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về CCPL kiểm soát
quyền lập quy của Chính phủ, luận án đề xuất quan điểm và các giải pháp xây
dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của Chính phủ Việt
Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ như sau:
Một là, nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận về CCPL kiểm soát quyền lập
quy của CP trên các phương diện: làm rõ các khái niệm, đặc điểm, các yếu tố của
CCPL kiểm soát quyền lập quy của Chính phủ; sự cần thiết phải kiểm soát quyền
lập quy của CP; các điều kiện bảo đảm CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP;
nghiên cứu CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP ở một số nước trên thế giới và
những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Hai là, nghiên cứu làm rõ thực trạng CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP
Việt Nam trên các phương diện: phân tích, đánh giá thực trạng những kết quả đạt
được và những hạn chế, bất cập của cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lập quy của
CP và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này.
Ba là, nghiên cứu, luận giải các quan điểm và đề xuất các giải pháp xây dựng
và hoàn thiện CCPL về kiểm soát quyền lập quy của CP Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn CCPL kiểm soát quyền lập quy của
CP Việt Nam dưới góc độ lý luận, lịch sử Nhà nước và pháp luật, bao gồm các
quan điểm khoa học, các quy định của pháp luật về CCPL kiểm soát quyền lập
4
quy của CP Việt Nam; Thực tiễn và giải pháp xây dựng và hoàn thiện CCPL
kiểm soát quyền lập quy của CP Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Có nhiều quan điểm khác nhau về các yếu tố cấu thành của
CCPL, trong Luận án này tập trung nghiên cứu về thể chế pháp lý, thiết chế pháp
lý, và phương thức vận hành của cơ chế kiểm soát quyền lập quy của CP.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu các nội dung các yếu tố cấu thành của
CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP chủ yếu ở trong nước, trong đó có tham
chiếu kinh nghiệm ở nước ngoài.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu các nội dung các yếu tố cấu thành của
CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP chủ yếu từ khi ban hành Hiến pháp nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013 và các VBQPPL hiện đang còn hiệu lực,
trong đó có mở rộng so sánh quy định trong một số bản Hiến pháp và một số
VBQPPL trước đây của Việt Nam.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cụ thể, luận án được tiếp cận nghiên cứu trên cơ
sở lý luận sau:
- Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật; các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước về xây dựng, hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam, đặc biệt là về
hoàn thiện cơ chế KSQLNN, trong đó bao gồm CCPL về kiểm soát quyền lập
quy của CP.
- Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước
về lý luận và thực tiễn của CCPL kiểm soát QLNN nói chung, cơ chế kiểm soát
quyền lập quy của CP.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Ngoài việc sử dụng các phương pháp luận nghiên cứu chung như đã chỉ ra,
luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp thống kê;
5
phương pháp luật học so sánh; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
lịch sử - logic; khái quát hoá, hệ thống hoá, Các phương pháp nói trên được sử
dụng để nghiên cứu các nội dung cụ thể trong từng chương của luận án như sau:
- Trong chương tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận
án sử dụng các phương pháp thống kê, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, lịch sử
và logic nhằm hệ thống, đánh giá khái quát và chỉ ra các công trình khoa học
được nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài nghiên cứu;
đồng thời, làm rõ những vấn đề đặt ra của đề tài mà luận án cần phải tiếp tục
nghiên cứu.
- Trong Chương 2 của luận án chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hoá;
phương pháp lịch sử và logic để tập hợp các văn bản, tài liệu, công trình khoa học
theo trật tự thời gian và logic về nội dung; trên cơ sở đó, luận án sử dụng phương
pháp phân tích, tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận theo các nội dung của đề
cương nghiên cứu. Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp luật học so sánh để
nghiên cứu kinh nghiệm về CCPL kiểm soát hoạt động lập quy của CP của một
số quốc gia trên thế giới và một số giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam.
- Trong Chương 3 của luận án chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp hệ
thống hoá; phương pháp lịch sử - logic; phân tích, tổng hợp để làm rõ thực trạng về
CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP Việt Nam, làm rõ nguyên nhân của thực
trạng và những vấn đề đặt ra.
- Trong Chương 4 của luận án tiếp tục sử dụng kết hợp các phương pháp hệ
thống hoá; phương pháp lịch sử, logic; phương pháp luật học so sánh và luận
chứng các quan điểm và giải pháp tiếp tục xây dựng và hoàn thiện CCPL kiểm
soát quyền lập quy của CP Việt Nam hiện nay.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu về CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP
Việt Nam nên có những đóng góp mới về khoa học như sau:
- Luận án đã tổng quan được các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và
trong nước đã được công bố liên quan đến đề tài Luận án, từ đó chỉ ra được
6
những vấn đề những vấn đề đã được nghiên cứu và xác định được những vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu của Luận án.
- Luận án đã xác lập được khái niệm, chỉ ra được các đặc điểm, các yếu tố
cấu thành của CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP.
- Trên cơ sở nghiên cứu cơ chế kiểm soát quyền lập quy của CP ở một số
quốc gia trên thế giới, Luận án cũng xác định được những giá trị tham khảo cho
việc hoàn thiện CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP Việt Nam hiện nay.
- Từ phân tích thực trạng của CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP Việt
Nam, Luận án chỉ ra được những kết, hạn chế và nguyên nhân của của những
thành tựu và hạn chế này.
- Luận án xác định được các quan điểm và đề xuất được ba nhóm giải pháp
nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện CCPL kiểm soát quyền lập quy của CP
Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa về lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung và làm phong phú hơn
những vấn đề lý luận về cơ chế KSQLNN nói chung, đồng thời góp phần phân
tích tương đối đầy đủ, hệ thống những vấn đề lý luận của CCPL kiểm soát quyền
lập quy của CP.
6.2. Ý nghĩa về thực tiễn
Với những kết quả nghiên cứu đạt được, luận án có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo hữu ích cho các CQNN có thẩm quyền trong việc hoạch định
chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện kiểm soát quyền lập quy của CP; góp
phần xây dựng và hoàn thiện NNPQ XHCN Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên
cứu của luận án cũng có thể làm tài liệu phục vụ việc học tập, nghiên cứu của
sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lý luận chung và
Lịch sử Nhà nước và Pháp luật trong các cơ sở đào tạo.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, và danh
mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, nội dung
luận án được kết cấu gồm 4 chương, 10 tiết.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở trong nƣớc
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quyền lập quy và kiểm
soát quyền lập quy của Chính phủ
* Những công trình nghiên cứu liên quan đến quyền lập quy của Chính phủ
Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 2013 là cơ quan thực hiện
quyền hành pháp - một trong ba nhánh quyền lực, do đó, đây là đối tượng nghiên
cứu của nhiều công trình luật học. Quyền lập quy của Chính phủ là một trong
những phương thức cơ bản và quan trọng để thực thi quyền hành pháp, vì vậy,
cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về quyền lập quy của Chính phủ. Cụ thể
như sau:
TS. Đỗ Ngọc Hải (2004), Tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động
lập pháp, lập quy ở Việt Nam hiện nay, NXB CTQG-Sự thật, HN. Nghiên cứu đã
nêu một số quan niệm về quyền lập pháp, lập quy, đồng thởi chỉ rõ tăng cường
pháp chế XHCN trong hoạt động lập pháp, lập quy chính là đảm bảo tính tối cao
của Hiến pháp, pháp luật, tính thống nhất của HTPL. Như vậy, những nội dung
này cũng liên quan đến vấn đề kiểm soát quyền lập quy từ phía Quốc hội và vấn
đề tự kiểm tra trong hoạt động thực thi quyền lập quy. Tuy nhiên, do công trình
đã xuất bản lâu nên số liệu không còn cập nhật và phạm vi nghiên cứu cũng khá
rộng đối với nhiều chủ thể ban hành quyền lập quy, trong khi đó CP chỉ là một
chủ thể trong số đó.
PGS, TS Tô Văn Hòa, TS Nguyễn Hải Ninh (2017), Ủy quyền lập pháp -
những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB CTQG-Sự thật, HN. Nghiên cứu đã đưa
ra khái niệm về ủy quyền lập pháp và hoạt động lập pháp uỷ quyền. Với quan
niệm Lập pháp ủy quyền là hoạt động ban hành pháp luật được thực hiện bởi các
cơ quan không phải là cơ quan lập pháp quốc gia [78, tr.31], thì rõ ràng hoạt động
8
này có sự gần gũi với quyền lập quy. Mặc dù chưa thật sự đầy đủ nhưng nghiên
cứu đã bước đầu làm rõ về sự cần thiết phải kiểm soát lập pháp ủy quyền, yêu cầu
phải kiểm soát ủy quyền lập pháp (lập quy). Tác giả cũng đã phân tích kinh
nghiệm của một số nước trong việc thực hiện kiểm soát ủy quyền lập pháp.
TS. Cao Vũ Minh (2017), Quyết định quản lý nhà nước của CP - lý luận
và thực tiễn, NXB CTQG Sự thật, HN. Cuốn sách nghiên cứu về các quyết định
quản lý nhà nước của CP bao gồm ba loại: quyết định cá biệt, quyết định chủ đạo
và quyết định quy phạm. Tác giả luận án có thể tham khảo được các thông tin về
phát huy dân chủ trong quá trình ra quyết định cũng như quá trình tự kiểm tra
việc ban hành quyết định quản lý nhà nước, trong đó có quyết định quy phạm của
CP. Bên