Luận án Cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam

Trong tiến trình đổi mới, phát triển đất nước cho đến nay, vấn đề xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm, chú trọng. Kể từ Đại hội VII, qua mỗi kỳ đại hội, tư duy lý luận của Đảng về Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ngày càng phát triển, tạo cơ sở định hướng cho toàn bộ quá trình xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”; “Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân” [32]. Quan điểm này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

pdf211 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MAI THỊ THANH TÂM CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2022 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH MAI THỊ THANH TÂM CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 938 01 06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. TÀO THỊ QUYÊN 2. TS. HOÀNG MINH HỘI HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Mai Thị Thanh Tâm MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP 8 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 23 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP 33 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp 33 2.2. Các yếu tố cấu thành, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp 45 2.3. Các điều kiện bảo đảm cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp 61 2.4. Cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam 66 Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM 80 3.1. Kết quả đạt được của cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam 80 3.2. Hạn chế của cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam và nguyên nhân 109 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP Ở VIỆT NAM 132 4.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam 132 4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam 136 KẾT LUẬN 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 178 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCPL : Cơ chế pháp lý CQNN : Cơ quan nhà nước ĐBQH : Đại biểu Quốc hội HĐLP : Hoạt động lập pháp MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam NCS : Nghiên cứu sinh QLNN : Quản lý nhà nước PBXH : Phản biện xã hội TCXH : Tổ chức xã hội UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội VBQPPL : Văn bản quy phạm pháp luật XHCN : Xã hội chủ nghĩa VCCI : Liên hiệp Công nghiệp và Thương mại Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình đổi mới, phát triển đất nước cho đến nay, vấn đề xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân luôn được Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm, chú trọng. Kể từ Đại hội VII, qua mỗi kỳ đại hội, tư duy lý luận của Đảng về Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ngày càng phát triển, tạo cơ sở định hướng cho toàn bộ quá trình xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”; “Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân” [32]. Quan điểm này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Tính nhân dân, tính dân chủ của Nhà nước Việt Nam không chỉ được thể hiện ở trách nhiệm của Nhà nước phục vụ nhân dân mà còn thể hiện ở việc huy động được sự tham gia của nhân dân vào hoạt động nhà nước, trong đó, có hoạt động lập pháp (HĐLP). Cơ chế pháp lý (CCPL) về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP có vai trò quan trọng trong phát huy quyền làm chủ, tính tích cực chính trị của nhân dân. Sự tham gia của nhân 2 dân trong HĐLP còn giúp các cơ quan nhà nước (CQNN) có thẩm quyền có được nguồn thông tin bổ sung hữu ích, có tính chất phản biện đối với các chính sách trong các dự thảo luật; giúp cho việc lựa chọn chính sách trong dự thảo luật được công khai, minh bạch hơn và phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân hơn. Bên cạnh đó, CCPL này còn giúp cải thiện mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, làm cho chính quyền quan tâm hơn đến nhu cầu, lợi ích của nhân dân. Đồng thời, khi được tham gia vào HĐLP, nhân dân sẽ có những hiểu biết nhất định về dự thảo luật sắp ban hành, từ đó, có niềm tin vào Nhà nước và tích cực thực hiện pháp luật hơn. Về phương diện pháp lý, ở Việt Nam, CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP được thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Hiến pháp năm 2013, Luật ban hành VBQPPL năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành VBQPPL năm 2020, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, Luật Trưng cầu ý dân 2015,... Tuy nhiên, các quy định pháp luật này vẫn chưa tạo ra được cơ sở pháp lý rộng rãi cho sự tham gia của nhân dân trong HĐLP như: nội dung tham gia của nhân dân vào HĐLP chưa được quy định cụ thể; thiếu các hình thức tham gia chủ động của nhân dân trong HĐLP; trình tự, thủ tục nhân dân tham gia vào HĐLP chưa đầy đủ; không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của CQNN trong việc tiếp thu, phản hồi ý kiến nhân dân; Thực tiễn cho thấy, CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam cũng chưa được thực hiện đầy đủ. Hình thức tham gia chủ yếu và được thực hiện thường xuyên là lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo đề nghị xây dựng luật, dự thảo luật. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như: đối tượng được lấy ý kiến hạn hẹp (chủ yếu là các CQNN, tổ chức chính trị - xã hội, các chuyên gia, nhà khoa học mà ít khi lấy ý kiến nhân dân rộng rãi); nội dung lấy ý kiến nhân dân về dự án luật còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, tiếp thu, giải trình các ý kiến đóng góp của nhân dân cũng còn nặng về hình thức, thiếu thực chất nên chưa thu được các ý kiến có giá trị;... Bên cạnh đó, hoạt động phản biện xã 3 hội (PBXH) về các dự thảo luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên còn mờ nhạt, chưa tạo được dấu ấn; hoạt động biểu quyết biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân chưa có điều kiện thực hiện trong thực tế. Từ những lập luận trên cho thấy, việc NCS lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Cơ chế pháp lý về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam” có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu xây dựng nền dân chủ XHCN, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam thời gian qua, luận án đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài và chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP, trong đó, luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố cấu thành, tiêu chí hoàn thiện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP; các điều kiện bảo đảm sự tham gia của nhân dân trong HĐLP. - Nghiên cứu CCPL về sự tham gia của nhân dân của một số quốc gia trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam hiện nay. - Đề xuất các quan điểm và các giải pháp tiếp tục hoàn thiện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dưới góc độ của chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án luận chứng cơ sở khoa học và đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Luận án thực hiện việc nghiên cứu CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam. Các nội dung về lý luận, thực trạng CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP đều gắn liền với các đặc điểm về chính trị, kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các quan điểm, giải pháp được đưa ra cũng xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam. Bên cạnh đó, về việc nghiên cứu CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP và rút ra một số bài học cho Việt Nam, luận án lựa chọn nghiên cứu các quốc gia là Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số quốc gia Châu Âu. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn của CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam từ khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực đến nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, về dân chủ XHCN, về thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, trong đó, có quyền tham gia HĐLP của nhân dân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu các vấn đề 5 liên quan đến nội dung đề tài. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng lý thuyết về dân chủ trực tiếp; lý thuyết về sự tham gia của nhân dân (public participation) để làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP. Lý thuyết về dân chủ trực tiếp đề cập đến các hình thức dân chủ trực tiếp gồm trưng cầu ý dân (referendum), sáng kiến công dân (citizens’ initiatives); sáng kiến chương trình nghị sự (agenda initiatives) cũng là các hình thức tham gia của nhân dân trong HĐLP. Lý thuyết về sự tham gia của nhân dân cung cấp cơ sở để xác định các mức độ (hình thức) tham gia của nhân dân trong HĐLP. Trên cơ sở phương pháp luận nói trên, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp phân tích, tổng hợp là phương pháp được sử dụng xuyên suốt các chương của luận án nhằm nghiên cứu, xác định cơ sở lý luận, đánh giá, phân tích thực trạng và đưa ra các lập luận đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP. - Phương pháp thống kê được sử dụng trong chương 1 để phân loại và nghiên cứu nội dung các tài liệu nghiên cứu CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP; đồng thời được sử dụng ở chương 3 trong quá trình thống kê số lượng các ý kiến tham gia vào các dự án luật đăng tải trên các cổng thông tin điện tử. - Phương pháp luật học so sánh được sử dụng trong chương 1 để đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án; trong chương 2 để nghiên cứu kinh nghiệm nghiên cứu CCPL về sự tham gia của nhân dân của một số quốc gia trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam và trong chương 3 khi đánh giá những kết quả đạt được về thể chế pháp lý, thiết chế bảo đảm sự tham gia của nhân dân trong HĐLP. - Phương pháp logic, hệ thống là phương pháp được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện chương 2, chương 3 và chương 4. Nội dung của ba chương có mối quan hệ xuyên suốt. Những lý giải về mặt lý luận ở chương 2 là cơ sở để 6 đánh giá thực trạng CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam trong chương 3 và từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp tiếp tục hoàn thiện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam trong chương 4. - Phương pháp lịch sử - cụ thể được sử dụng trong việc đánh giá thực trạng CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam ở chương 3 và đề xuất các quan điểm, giải pháp tiếp tục hoàn thiện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam ở chương 4. - Phương pháp tình huống được sử dụng để làm rõ các nhận định đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế của CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam ở chương 3. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án có một số đóng góp mới về khoa học sau đây: Thứ nhất, luận án bổ sung, xây dựng cơ sở lý luận của CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam một cách khoa học, hệ thống, toàn diện. Theo đó, luận án đã xây dựng khái niệm CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP; trình bày đặc điểm, vai trò của CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP; phân tích các yếu tố cấu thành, tiêu chí hoàn thiện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP; các điều kiện bảo đảm của CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP. Luận án cũng nghiên cứu CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở một số quốc gia trên thế giới và chỉ ra những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam. Thứ hai, luận án đã đánh giá, phân tích thực trạng CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam, trong đó đánh giá được thực trạng thể chế lập pháp, thiết chế bảo đảm, hiệu lực, hiệu quả của CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP (những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân). Thứ ba, luận án đã xây dựng được hệ thống các quan điểm và đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam. Về thực tiễn: Luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện CCPL về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam. Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong quá trình hoàn thiện pháp luật về sự tham gia của nhân dân trong HĐLP và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của các thiết chế bảo đảm sự tham gia của nhân dân trong HĐLP ở Việt Nam; là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, sinh viên, học viên sau đại học chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, 11 tiết. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ PHÁP LÝ VỀ SỰ THAM GIA CỦA NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến cơ chế pháp lý Khi đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến CCPL, NCS tập trung vào các công trình đã phân tích quan niệm về CCPL, các yếu tố cấu thành của CCPL và các tiêu chí hoàn thiện CCPL. Đó là các công trình tiêu biểu như: Sách “Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Minh Đoan chủ biên [36], đã phân tích các yếu tố cấu thành CCPL kiểm soát quyền lực nhà nước của các CQNN gồm: thể chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước; thiết chế kiểm soát quyền lực nhà nước; sự tương tác giữa chủ thể kiểm soát, đối tượng bị kiểm soát trên cơ sở thể chế pháp lý kiểm soát. Sách “Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội” của Trương Thị Hồng Hà [46] cho rằng CCPL là tổng thể các hình thức, công cụ, phương tiện pháp lý có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vận hành trong một chỉnh thể đồng bộ, thống nhất để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể theo pháp luật quy định. CCPL bảo đảm chức năng giám sát của Quốc hội gồm: những quy định pháp luật; hình thức pháp lý; phương pháp và thủ tục háp lý; hậu quả pháp lý. Sách “Hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát xã hội đối với thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Mạnh Bình [10] đã đưa ra khái niệm CCPL là “tổng thể các bộ phận thể chế, thiết chế, hình thức; phương pháp, trình tự; thủ tục, hậu quả pháp lý gắn kết, hợp thành một hệ thống, do pháp luật quy định, nếu thiếu một trong các bộ phận này, thì hệ thống đó không thể vận hành được”. 9 Sách “Cơ chế pháp lý về giám sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đối với các cơ quan hành chính nhà nước” do Hoàng Minh Hội chủ biên [56] đã đưa ra cách tiếp cận rất rõ ràng và có hệ thống về CCPL. Theo đó, CCPL về giám sát của nhân dân thông qua MTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội đối với các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm tổng thể các yếu tố: thể chế pháp lý, các thiết chế thực hiện hoạt động giám sát và các điều kiện bảo đảm thực hiện. Các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được vận hành theo nội dung và phương pháp do pháp luật quy định nhằm hướng tới mục đích là bảo đảm cho hoạt động giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước đạt hiệu quả cao. Sách “Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân” của Nguyễn Tuấn Khanh [62] xác định “Cơ chế pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân là hệ thống các công cụ pháp lý nhằm làm cho quyền khiếu nại hành chính của công dân được thực hiện và bảo đảm trên thực tế”. Từ đó, tác giả xác định các yếu tố cấu thành CCPL bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân gồm: thủ tục pháp lý bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân; giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại, khiếu kiện hành chính; trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết và ý thức pháp luật của công dân, văn hóa pháp lý của cộng đồng trong việc bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại hành chính. Bên cạnh các cuốn sách tham khảo, chuyên khảo, CCPL cũng là cơ sở lý luận của nhiều luận án tiến sĩ luật học. Trong đó, nhiều luận án tiếp cận CCPL gồm hai yếu tố cơ bản thể chế pháp lý, thiết chế pháp lý và thêm một vài yếu tố khác tùy vào nội dung điều chỉnh của cơ chế. Chẳng hạn như tác giả Nguyễn Quang Anh trong Luận án tiến sĩ luật học “Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam” [6] thêm yếu tố về các điều kiện bảo đảm; tác giả Nguyễn Tiến Thành trong Luận án “Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay” [92] thêm các yếu tố nguyên tắc thực 10 hiện, các điều kiện bảo đảm; tác giả Phan Thanh Hà trong luận án tiến sĩ luật học “Cơ chế pháp lý về bảo hộ công dân ở Việt Nam” [45] thêm yếu tố về nguyên tắc vận hành; tác giả Nguyễn Thị Hoài An trong luận án tiến sĩ luật học “Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước đối với việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam” [2] thêm yếu tố về mối quan hệ giữa các yếu tố của CCPL;... Bên cạnh đó, cũng có những tác giả tiếp cận CCPL dưới góc độ là hệ thống các yếu tố pháp lý gồm quy định về chức năng, nhiệm vụ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_co_che_phap_ly_ve_su_tham_gia_cua_nhan_dan_trong_hoa.pdf
  • pdfCong van gui CNTT. 17.8.2022.pdf
  • pdfTTTA Mai Thi Thanh Tam.pdf
  • pdfTTTV Mai Thi Thanh Tam.pdf
  • pdfTrang thong tin tieng Anh _ Mai Thi Thanh Tam.pdf
  • pdfTrang thong tin tieng Viet _ Mai Thi Thanh Tam.pdf
Luận văn liên quan