Người Mường ở Hòa Bình là chủ nhân của một nền văn hóa giàu bản sắc
và có lịch sử lâu đời. Một số yếu tố văn hóa cổ xưa độc đáo còn được lưu truyền
đến ngày nay như nghệ thuật Cồng chiêng, diễn xướng Mo, lịch Đoi. hay bình
dị như những hoa văn trên cạp váy phụ nữ Mường, vẫn đang hiện hữu trong
đời sống hàng ngày hóa ra lại là một hệ thống biểu tượng hình học chứa đựng
nhiều ý nghĩa được người Mường sáng tạo và chắt lọc trong suốt quá trình dài
vận động của lịch sử.
Văn hóa Mường đã sớm được quan tâm ngay từ đầu thế kỷ XX bởi các học
giả người Pháp2. Từ sau năm 1945, các học giả Việt Nam cũng thực hiện nhiều
nghiên cứu về văn hóa Mường, nhưng đến hiện nay vẫn còn đó nhiều ẩn số thú vị
chưa được khám phá. Luận án này quan tâm tới một trường hợp như vậy, một thực
hành âm nhạc dân gian hiện đang lưu truyền trong đời sống của người Mường ở
Hòa Bình, đó là “Cò ke ôống kháo”.
Nếu so sánh với các loại hình nghệ thuật khác của người Mường như
Cồng chiêng, Mo hay Dân ca, thì “Cò ke ôống kháo” ít được người ngoài tộc
(Mường) biết đến. Các nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý văn hóa có biết đến
sự tồn tại của “Cò ke ôống kháo” nhưng họ ít dành sự quan tâm tới nó. Các
công trình khoa học xã hội chưa từng chọn nó làm đối tượng nghiên cứu. Với
cơ quan quản lý văn hóa cũng vậy, nó chưa từng xuất hiện trong các dự án, kế
hoạch bảo tồn di sản văn hóa. Trong lĩnh vực nghệ thuật, chưa có nhạc sĩ nào
khai thác nó để làm chất liệu cho một tác phẩm âm nhạc cụ thể.
196 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cò ke ôống kháo của người Mường ở Hòa Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN BẠCH DƯƠNG
“CÒ KE ÔỐNG KHÁO”
CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HÒA BÌNH
Ngành: Văn hóa học
Mã số: 9 22 90 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. KIỀU TRUNG SƠN
HÀ NỘI, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này do tôi thực hiện. Các thông tin, trích dẫn
và số liệu sử dụng trong luận án này là trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung luận án này.
Tác giả luận án
Trần Bạch Dương
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................. 10
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................... 10
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về văn hóa và âm nhạc Mường ........ 10
1.1.2. Các nghiên cứu âm nhạc Việt Nam từ góc tiếp cận Văn hóa
học ............................................................................................. 18
1.1.3. Các nghiên cứu âm nhạc Việt Nam từ góc tiếp cận Dân tộc nhạc
học (Ethnomusicology) ................................................................. 20
1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................... 29
1.2.1. Giới thuyết các khái niệm sử dụng trong luận án ............... 29
1.2.2. Khung lý thuyết của luận án .............................................. 34
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................... 38
1.3.1. Người Mường với vùng đất Hòa Bình ............................... 38
1.3.2. Khái quát về 03 điểm nghiên cứu ...................................... 40
Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 47
Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ “CÒ KE ÔỐNG KHÁO” .................... 49
2.1. Nhận diện “Cò ke ôống kháo” ........................................................ 49
2.1.1. Tên gọi “Cò ke ôống kháo” ............................................... 49
2.1.2. Tổ chức của ban nhạc “Cò ke ôống kháo” ......................... 50
2.1.3. Không gian tồn tại của “Cò ke ôống kháo” .......................... 52
2.2. Các yếu tố nghệ thuật trong biểu diễn “Cò ke ôống kháo” ......... 53
2.2.1. Sự đa dạng về tên gọi các bài bản ..................................... 54
2.2.2. Đặc điểm “lặp lại” và “nối bài” trong trình diễn ................ 55
2.2.3. Biến hóa lòng bản trong âm nhạc “Cò ke ôống kháo” ........ 57
2.2.4. Giọng và điệu thức............................................................ 61
2.2.5. Cách thức hòa tấu ............................................................. 63
2.2.6. Kỹ thuật sử dụng nhạc khí ................................................ 65
2.2.7. Cách thức chế tác và cấu tạo nhạc khí ............................... 68
2.3. Nghệ nhân“Cò ke ôống kháo” ........................................................ 70
2.3.1. Quá trình trở thành nghệ nhân “Cò ke ôống kháo” ............ 70
2.3.2. Nghệ nhân trong đời sống hàng ngày ................................ 74
2.4. Vai trò của “Cò ke ôống kháo” đối với nghệ nhân ....................... 79
2.4.1. “Cò ke ôống kháo” kiến tạo vị thế xã hội của nghệ nhân trong cộng
đồng ............................................................................................ 79
2.4.2. Giá trị nghệ thuật của “Cò ke ôống kháo” đối với nghệ nhân ......... 82
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 86
Chương 3: “CÒ KE ÔỐNG KHÁO” TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NGƯỜI
MƯỜNG VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI HIỆN NAY ...................................... 87
3.1. “Cò ke ôống kháo” trong đời sống văn hóa người Mường .......... 87
3.1.1.“Cò ke ôống kháo” trong đám tang .................................... 87
3.1.2. “Cò ke ôống kháo” trong lễ hội ......................................... 92
3.1.3. Tập luyện và truyền dạy “Cò ke ôống kháo” ..................... 94
3.2. Biến đổi về trình diễn “Cò ke ôống kháo” hiện nay ..................... 96
3.2.1. Biến đổi về trình diễn trong đám tang ............................... 96
3.2.2. Biến đổi về trình diễn trong lễ hội ..................................... 99
3.2.3. Sự mở rộng phạm vi thực hành, trình diễn ....................... 102
3.3. Nguyên nhân biến đổi .................................................................... 107
3.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................ 107
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan .................................................... 108
3.4. Vai trò, ý nghĩa của “Cò ke ôống kháo” đối với cộng đồng Mường 109
3.4.1. “Cò ke ôống kháo” đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ................. 109
3.4.2. “Cò ke ôống kháo” tạo sự đồng cảm và chia sẻ ............... 112
3.4.3. Vai trò, ý nghĩa của “Cò ke ôống kháo” trong sự biến đổi hiện
nay ........................................................................................... 114
Tiểu kết chương 3 .................................................................................. 116
Chương 4: “CÒ KE ÔỐNG KHÁO”: TIẾP BIẾN VĂN HÓA VÀ SỰ
BIỂU HIỆN BẢN SẮC TỘC NGƯỜI ............................................... 118
4.1. “Cò ke ôống kháo” trong sự giao lưu, tiếp biến văn hóa Kinh -
Mường .................................................................................................... 118
4.1.1. Hiện tượng tương đồng văn hóa Kinh - Mường ............... 118
4.1.2. Vị trí của “Cò ke ôống kháo” trong âm nhạc truyền thống
Mường ..................................................................................... 120
4.1.3. Vị trí của “Cò ke ôống kháo” trong âm nhạc truyền thống Việt
Nam ......................................................................................... 123
4.1.4. So sánh “Cò ke ôống kháo” với một số tổ chức âm nhạc của người
Kinh .......................................................................................... 126
4.1.5. Giả thuyết về nguồn gốc của “Cò ke ôống kháo” ............. 131
4.2. Bản sắc văn hóa Mường nhìn từ “Cò ke ôống kháo” ................. 134
4.2.1. Ý thức về văn hóa tộc người ........................................... 134
4.2.2. Thị hiếu âm nhạc người Mường thể hiện qua “Cò ke ôống
kháo” ....................................................................................... 139
4.3. “Cò ke ôống kháo” với vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản . 141
4.3.1. Yêu cầu, cách thức đối với nhiệm vụ bảo tồn nguyên trạng ..........142
4.3.2. Yêu cầu, cách thức đối với nhiệm vụ bảo tồn kế thừa, phát
triển.......................................................................................... 143
Tiểu kết chương 4 .................................................................................. 146
KẾT LUẬN ........................................................................................ 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
ÁN ...................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 152
PHỤ LỤC ........................................................................................... 164
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Người Mường ở Hòa Bình là chủ nhân của một nền văn hóa giàu bản sắc
và có lịch sử lâu đời. Một số yếu tố văn hóa cổ xưa độc đáo còn được lưu truyền
đến ngày nay như nghệ thuật Cồng chiêng, diễn xướng Mo, lịch Đoi... hay bình
dị như những hoa văn trên cạp váy phụ nữ Mường, vẫn đang hiện hữu trong
đời sống hàng ngày hóa ra lại là một hệ thống biểu tượng hình học chứa đựng
nhiều ý nghĩa được người Mường sáng tạo và chắt lọc trong suốt quá trình dài
vận động của lịch sử1.
Văn hóa Mường đã sớm được quan tâm ngay từ đầu thế kỷ XX bởi các học
giả người Pháp2. Từ sau năm 1945, các học giả Việt Nam cũng thực hiện nhiều
nghiên cứu về văn hóa Mường, nhưng đến hiện nay vẫn còn đó nhiều ẩn số thú vị
chưa được khám phá. Luận án này quan tâm tới một trường hợp như vậy, một thực
hành âm nhạc dân gian hiện đang lưu truyền trong đời sống của người Mường ở
Hòa Bình, đó là “Cò ke ôống kháo”.
Nếu so sánh với các loại hình nghệ thuật khác của người Mường như
Cồng chiêng, Mo hay Dân ca, thì “Cò ke ôống kháo” ít được người ngoài tộc
(Mường) biết đến. Các nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý văn hóa có biết đến
sự tồn tại của “Cò ke ôống kháo” nhưng họ ít dành sự quan tâm tới nó. Các
công trình khoa học xã hội chưa từng chọn nó làm đối tượng nghiên cứu. Với
cơ quan quản lý văn hóa cũng vậy, nó chưa từng xuất hiện trong các dự án, kế
hoạch bảo tồn di sản văn hóa. Trong lĩnh vực nghệ thuật, chưa có nhạc sĩ nào
khai thác nó để làm chất liệu cho một tác phẩm âm nhạc cụ thể.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý trong thực tế hiện nay là “Cò ke ôống kháo”
đang tồn tại một cách sinh động và phổ biến tại tất cả các vùng sinh sống của
người Mường ở Hòa Bình. Nếu đặt câu hỏi với một người Mường bất kỳ ở nơi
1 Nguyễn Từ Chi (2020) “Hoa văn cạp váy, hoa văn hình học”, Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội [9].
2 Tiêu biểu như Pierre Grossin (1926) Tỉnh Mường Hòa Bình[61]; Jean Cuisinier (1948) Người Mường - Địa
lý nhân văn và xã hội học[37].
2
đây, họ chắc chắn sẽ biết và chia sẻ với chúng ta một vài thông tin về nghệ nhân
hay một ban nhạc “Cò ke ôống kháo” tại nơi họ sinh sống. Cũng rất dễ để tận
mắt chứng kiến sự tồn tại của “Cò ke ôống kháo” trong một số sự kiện cộng
đồng của người Mường như đám tang hay lễ hội, gần đây nó còn được đưa ra
trình diễn trên sân khấu của các cuộc thi hoặc giao lưu văn nghệ quần chúng.
Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, “Cò ke ôống kháo” đã được Công ty
Du lịch Hòa Bình1 sưu tầm và đưa vào giới thiệu, khai thác trong dịch vụ du
lịch với tư cách là một loại hình âm nhạc dân gian của cư dân bản địa. Từ năm
2015 đến nay, mạng xã hội Youtube, Facebook xuất hiện ngày một nhiều các
video clip2 được người Mường ghi hình bằng điện thoại phản ánh về hoạt động
trình diễn “Cò ke ôống kháo” trong cộng đồng. Chủ nhân của các video clip
này đã dùng những cụm từ “nét đẹp dân gian”, “tiếng của rừng thiêng”, “nhạc
tài tử Mường”, “bản sắc dân tộc Mường” để giới thiệu về nó, qua đó có thể
thấy rằng hiện nay “Cò ke ôống kháo” đang nổi lên trong đời sống xã hội người
Mường như một chỉ dấu văn hóa của họ.
Tại sao một loại hình âm nhạc dân gian của một tộc người thiểu số có thể
tồn tại bình ổn trong thời kỳ hội nhập văn hóa của thế kỷ XXI hiện nay? Tại sao
nó không bị yếu thế trước làn sóng âm nhạc thị trường giống như nhiều thể loại
âm nhạc dân gian cổ truyền khác ở Việt Nam? Bên cạnh đó, nghiên cứu thực hành
âm nhạc dân gian “Cò ke ôống kháo” sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về bản sắc văn
hóa người Mường như thế nào?
Các câu hỏi trên là động lực thúc đẩy NCS chọn đề tài “Cò ke ôống
kháo” của người Mường ở Hòa Bình để làm luận án tiến sĩ Văn hóa học. Bên
cạnh đó, NCS vừa là người được đào tạo về âm nhạc, đồng thời đã trải qua gần
30 năm công tác trong lĩnh vực biểu diễn và giảng dạy âm nhạc tại tỉnh Hòa
Bình, được chung sống với đồng bào Mường và thường xuyên trải nghiệm các
1 Hiện nay là Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình
2 Những đoạn video ngắn, khoảng 5 - 7 phút.
3
thực hành văn hóa của họ, trong đó có sinh hoạt âm nhạc “Cò ke ôống kháo”,
đây là điều kiện thuận lợi giúp cho NCS thực hiện nghiên cứu này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu sự tồn tại và biến đổi của “Cò ke
ôống kháo” trong sự vận động của đời sống văn hóa người Mường ở Hòa Bình,
để làm rõ vai trò, ý nghĩa của nó đối với văn hóa Mường. Trên cơ sở đó bàn
luận về cách thức người Mường duy trì bản sắc tộc người trong quá trình giao
lưu, tiếp biến văn hóa.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu nêu trên, NCS đặt ra các nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, thu thập, tổng hợp các tài liệu thành văn theo nội dung của vấn
đề nghiên cứu, để xây dựng cơ sở lý luận và phục vụ các nhiệm vụ tiếp theo
của luận án.
Thứ hai, làm rõ về diện mạo của đối tượng nghiên cứu. Bởi vì “Cò ke
ôống kháo” là một thực hành văn hóa mang đặc thù của một thể loại nghệ thuật
âm nhạc dân gian, cho nên việc làm rõ diện mạo của đối tượng nghiên cứu cần
phải dựa trên các phương diện liên quan tới nó, đó là các phương diện văn hóa,
âm nhạc, lịch sử và xã hội. Cụ thể là, nghiên cứu các mối liên hệ văn hóa giữa
“Cò ke ôống kháo” với người thực hành (nghệ nhân), không gian trình diễn,
quan niệm của cộng đồng Mường về “Cò ke ôống kháo”; nghiên cứu nghệ thuật
biểu diễn “Cò ke ôống kháo” thông qua việc sưu tầm, thống kê, phân tích bài
bản âm nhạc, thủ pháp sử dụng nhạc khí, phương thức hòa tấu bài bản âm nhạc.
Thứ ba, khái quát bối cảnh văn hóa xã hội của người Mường ở Hòa Bình
từ 1945 đến nay, chỉ ra các yếu tố chính tác động đến sự vận động của xã hội
Mường và những ảnh hưởng của nó tới sự biến đổi của “Cò ke ôống kháo”.
4
Thứ tư, nghiên cứu sự biến đổi của “Cò ke ôống kháo” trong sự vận động
của văn hóa Mường, qua đó tìm ra các mối liên hệ và động lực khiến cho “Cò
ke ôống kháo” tồn tại một cách sinh động trong đời sống văn hóa của người
Mường ở Hòa Bình.
Thứ năm so sánh “Cò ke ôống kháo” với âm nhạc cổ truyền của người
Kinh để tìm mối liên hệ giữa chúng, nhằm góp thêm những minh chứng về hiện
tượng giao lưu, tiếp biến văn hóa âm nhạc giữa hai tộc người Kinh - Mường.
Thứ sáu, bàn luận về vấn đề giao lưu, tiếp biến văn hóa Kinh - Mường
và sự biểu hiện bản sắc văn hóa Mường thông qua kết quả nghiên cứu về “Cò
ke ôống kháo”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh hoạt âm nhạc “Cò ke ôống kháo” của người Mường ở Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
“Cò ke ôống kháo” của người Mường ở Hòa Bình có thể nghiên cứu dưới
nhiều góc độ khác nhau như Dân tộc học, Nghệ thuật học, Âm nhạc học, Nhân
học. Tuy nhiên, ở luận án này tôi nghiên cứu “Cò ke ôống kháo” dưới góc nhìn
Văn hóa học, vì thế phạm vi nghiên cứu của luận án là: “Cò ke ôống kháo”
trong đời sống văn hóa của người Mường ở Hòa Bình. Cụ thể là trong các sinh
hoạt tín ngưỡng và giải trí của họ. Phạm vi nghiên cứu cụ thể là:
Về không gian: Các vùng sinh sống của người Mường trong địa bàn tỉnh
Hòa Bình. Để có tư liệu tốt, phục vụ cho các nhiệm vụ mà luận án đặt ra, chúng
tôi chọn địa bàn trọng tâm nghiên cứu tại 03 khu vực có đặc trưng môi trường
xã hội và cư dân khác nhau, cụ thể:
- Thứ nhất, ở xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình, nơi có hiện tượng đô thị
hóa mạnh mẽ với dân cư đông đúc, người Mường sống đan xen với người Kinh
từ xưa đến nay.
5
- Thứ hai, ở xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, trung tâm cổ xưa của văn
hóa Mường, có đường quốc lộ đi qua, hiện có nhiều biến đổi do cộng đồng
dân tộc Mường có tiếp xúc và giao thương với cộng đồng dân tộc Kinh, nhưng
vẫn giữ không gian sống biệt lập nhất định.
- Thứ ba, ở xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, đại diện của các làng thuần
Mường hẻo lánh, xa đường quốc lộ, ít giao lưu tiếp xúc với người Kinh và các
tộc người khác.
Những tư liệu điền dã thu nhận được tại các điểm này được so sánh, đối
chiếu để xem “Cò ke ôống kháo” thực sự đã tồn tại như thế nào trong sự biến
đổi môi trường văn hóa.
Về thời gian: Nghiên cứu sự tồn tại của “Cò ke ôống kháo” trong văn hóa
Mường từ truyền thống đến hiện nay. Giai đoạn truyền thống được tính từ năm
1986 (Đổi mới) trở về trước. Giai đoạn hiện nay là thời gian từ thời kỳ Đổi mới
đến thời điểm hiện tại (1986 - 2023). Chúng ta biết rằng sự vận động và biến
đổi của văn hóa luôn diễn ra hàng ngày, hàng giờ mà không phụ thuộc vào một
điểm mốc thời gian cụ thể. Song trên bình diện khái quát, năm 1986 là điểm
mốc thời gian đánh dấu sự chuyển biến về mọi mặt của xã hội Việt Nam với
những biến đổi rõ rệt ở nhiều khía cạnh của văn hóa Việt Nam nói chung, văn
hóa Mường nói riêng. Do đó, chúng tôi chọn cách phân chia này để xác định
một cách tương đối cho những giai đoạn vận động của văn hóa Mường và sự
ảnh hưởng của nó tới biến đổi của đối tượng nghiên cứu “Cò ke ôống kháo”. Để
phần nào hạn chế những bất cập, máy móc từ sự phân chia tương đối này, chúng
tôi cố gắng diễn giải chi tiết hơn trong mỗi giai đoạn, những ảnh hưởng tới từ
chủ trương, quan điểm của nhà nước và những biến động xã hội cụ thể. Ví dụ
như: giai đoạn chủ trương bài trừ mê tín dị đoan, giai đoạn khó khăn về kinh tế
từ 1975 đến 1985, giai đoạn khôi phục các lễ hội dân gian, giai đoạn phát triển
du lịch, chủ trương bảo tồn và phát huy di sản văn hóa.
6
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên yêu cầu của ngành học và những đặc điểm cơ bản cấu thành đối
tượng nghiên cứu, NCS chủ yếu sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành để
vận dụng phương pháp nghiên cứu của các ngành dân tộc học, xã hội học, âm
nhạc học nhằm luận giải về ý nghĩa, vai trò của “Cò ke ôống kháo” trong văn
hóa Mường.
Phương pháp điền dã dân tộc học: đến nay chưa có công trình nghiên
cứu chuyên sâu nào về “Cò ke ôống kháo”, các tài liệu đề cập về nó cũng rất ít
ỏi. Do đó, nguồn tư liệu chính của luận án chủ yếu được thu nhận trực tiếp từ
thực tế bằng phương pháp điền dã dân tộc học. Các đợt điền dã hàng năm được
NCS thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020 vào dịp đầu năm mới để khảo sát
trình diễn “Cò ke ôống kháo” trong các lễ hội đầu năm. Đặc biệt, có lễ hội rước
Bụt ở xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn chỉ tổ chức định kỳ 3 năm/lần, NCS phải
đợi đến đúng thời gian lễ hội được tổ chức (năm 2018) để khảo sát điền dã.
Ngoài ra, NCS cũng thường xuyên thực hiện các đợt điền dã vào những khoảng
thời gian khác trong năm để khảo sát các không gian trình diễn khác của “Cò
ke ôống kháo”, như trong tang lễ và sinh hoạt tại nhà của nghệ nhân. Trong quá
trình điền dã, tác giả luận án luôn sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình để lưu
trữ âm thanh, hình ảnh làm nguồn tư liệu thực tế phục vụ công tác tổng hợp,
phân tích tư liệu. Trong gần 2 năm, kể từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021
việc điền dã bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh (Covid 19), tuy nhiên
trong khoảng thời gian này NCS vẫn giữ được các mối liên hệ với địa bàn
nghiên cứu nhờ vào các phương tiện liên lạc viễn thông (gọi điện thoại, nhắn
tin qua mạng xã hội). Năm 2022, NCS đã thực hiện thêm một vài đợt điền dã
ngắn để củng cố và bổ sung một số thông tin.
Phương pháp quan sát, tham dự: được NCS vận dụng trong quá trình điền
dã để nắm bắt một cách chân thực nhất các động thái ứng xử của cộng đồng và
7
chủ thể trình diễn âm nhạc. Phương pháp tham dự được NCS vận dụng sâu sắc
hơn bằng sự trải nghiệm trình diễn âm nhạc “Cò ke ôống kháo”, cụ thể là NCS
với năng lực âm nhạc của cá nhân mình trực tiếp tham gia học và tập luyện cùng
các nghệ nhân với tư cách là một thành viên của ban nhạc “Cò ke ôống kháo” ở
xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình. Việc trải nghiệm tỏ ra phù hợp với đối tượng
nghiên cứu mang đặc thù là âm nhạc, giúp NCS dễ dàng nắm bắt được cấu trúc
của bài bản, yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ của âm nhạc “Cò ke ôống kháo”. Đồng
thời, nó giúp NCS thiết lập được mối quan hệ gần gũi và đồng cảm với các nghệ
nhân “Cò ke ôống kháo”, có cơ hội được chứng kiến một cách chân thực các vấn
đề trong đời sống của họ, được chia sẻ các câu chuyện trong sinh hoạt hàng ngày
cùng họ với tư cách là một người bạn thân thiết.
Phương pháp phỏng vấn sâu, được sử dụng để khai thác thông tin từ
nghệ nhân “Cò ke ôống kháo” và những nhân vật có các mối liên hệ với “Cò
ke ôống kháo” (thầy Mo, thầy Thường, cán bộ ngành văn hóa và người dân
Mường).
NCS đã thực hiện phỏng vấn hơn 30 nghệ nhân “Cò ke ôống kháo” ở các
xã Sủ Ngòi, thành phố Hòa Bình; xã Phong Phú, huyện Tân Lạc; xã Nhân
Nghĩa, huyệ