Luận án Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước độc quyền ở Việt Nam

Doanh nghiệp Nhà nước có vai trò hếtsức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN như nước ta. DNNN đã có những đóng góp to lớn không chỉ về sản lượng, mà còn về việc làm, thu nhập cho người lao động. Mặcdù giữ vai trò chủ đạo nhưng đa số DNNN hoạt động không hiệu quả. Một phần, do các doanh nghiệp này phải đáp ứng quá nhiều mục tiêu của Nhà nước, không chỉ đơn thuần hoạt động vì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, do cơchế quản lý gò bó bởi chiụ sự chỉ đạo của nhiều cơ quan chủ quản, mỗi cơ quan chủ quản lại có nhiều cách quản lý riêng. Một quyết định kinh doanh thường phải chờ các cơ quan chủ quản này họp hành, bàn bạc rồi mới đưa ra được quyết định thống nhất, do đó thời gian kéo dài làm cho họ mất nhiều thời cơ kinh doanh. Bên cạnh đó, chế độ phân phối thu nhập bất hợp lý, không phát huy được tính sáng tạo năng động của người lao động trong doanh nghiệp. Đứng trước tình hình đó, đã từ lâu vấn đề đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Trước năm 1990, có rất nhiều biện pháp đưa ra nhằm cải tiến năng lực quản lý, hiệu quả kinh doanh của các công ty quốc doanh nhưng hầu như các biện pháp này không đem lại hiệu quả cao. Đến Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp Hành Trung Ương Khoá VII tại Hà Nội vào tháng 11 năm 1991, Đảng chủ trươngthực hiện thí điểm cổ phần hoá một số DNNN, đồng thời nhà nước cũng ban hành rất nhều văn bản pháp lý để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quátrình cổ phần hoá . Qua hơn 10 năm thực hiện, chúng ta đã cổ phần hoá xong khoảng 2.242 DNNN. Phần lớn DNNN sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều hoạt động có hiệu quả hơn trướcxét tổng thể trên cácmặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, trang 6 tích lũy vốn. Điều này cho thấy, chủ trương cổ phần hóa là chủtrương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đem lại kết quả cao trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Tuy vậy, trong 2.242 DNNN đã cổ phần hoá thì số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ chiến chưa đến 20%, số lượng DNNN thuộc Tổng công ty trong các ngành độcquyền truyền thống như điện lực, bưu chính viễn thông, hàng không. rất ít, thậm chí có Tổng công ty cho đến nay vẫn chưa cổ phần hoá một doanh nghiệp nào trực thuộc, điển hìnhlà Tổng công ty công nghiệp tàu thủy. Tỷ trọng vốn của các DNNN đã CPH chỉ bằng 8,2% tổng số vốn toàn bộ khối DNNN (khoảng 17.700 tỷ đồng). Qua đánh giá của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, từ năm1992 đến nay chưa có năm nào chúng ta hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá theo lộ trình do Chính phủ đề ra. Sở dĩ tiếntrình cổ phần hoá diễn chậm chạp một mặt là do các Bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt trong việc tổ chức thực hiện. Mặt khác, cũng còn rất nhiều vướng mắc về chính sách chưa được tháo gỡ trong suốt quá trình cổ phần hoá, đặc biệt là chính sách định giá. Đó cũng là nguyên nhân chính làm cho chậm tiến trình cổ phần hoá tạicác DNNN độc quyền. Để góp phần thúc đẩy tiến trình cổ phầnhoá của nước tađược nhanh hơn, đem lại nhiều hiệu quả thiếtthực hơn, chúng tôichọn đề tài nghiên cứu : "Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước độc quyền ở Việt Nam” với mong muốn góp phần hoàn thành chủ trương cổ phần hoá mà Đảng đề ra và tạo cho TTCK Việt Nam nhiều hàng hoá có chất lượng cao.

pdf88 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước độc quyền ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan