Bắt nguồn từ những nghiên cứu về nền kinh tế tuần hoàn từ thập niên 50, khái
niệm KTST được các nhà kinh tế học Châu Âu như Kapp và Georgescu-Roegen “định
hình”, dần hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XXI. Đến nay, đã cung cấp
được một khung khái niệm hiện đại dựa trên dòng chảy vật chất, năng lượng của sản
xuất và tiêu thụ cho một nền KTST trên thế giới [76], [77]. Trong đó, các nghiên cứu
chỉ ra sự kết nối giữa kinh tế và sinh thái, song chưa thể hiện đúng bản chất của chúng
trong chu trình vật chất, năng lượng hay chính xác hơn là tính liên kết của hệ KTST.
Năm 1996, Costanza và cs [78] đã đưa ra các nghiên cứu cụ thể ở quy mô từ
địa phương, khu vực đến toàn cầu về mô hình tích hợp của sinh thái và kinh tế; xây
dựng sự hiểu biết chung về các hệ thống kinh tế - sinh thái liên kết, nhằm phát triển
các chính sách hiệu quả trong phát triển kinh tế NLN. Năm 1997, trong cuốn “An
introduction to ecological economics”, một lần nữa Costanza đã chỉ rõ các vấn đề,
nguyên tắc của KTST cũng như vai trò, chính sách, thể chế, bộ công cụ dùng để thực
hiện các chính sách nhằm thích ứng với quá trình đánh giá KTST và quản lý BVMT
sống [79]. Từ những kết quả đạt được ban đầu, các nhà nghiên cứu đã đưa KTST phát
triển theo nhiều hướng khác nhau.
192 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ sở khoa học phục vụ xác lập mô hình kinh tế sinh thái ở lưu vực sông kôn tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHAN THỊ LỆ THỦY
CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ XÁC LẬP MÔ HÌNH
KINH TẾ SINH THÁI Ở LƯU VỰC SÔNG KÔN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2023
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
PHAN THỊ LỆ THỦY
CƠ SỞ KHOA HỌC PHỤC VỤ XÁC LẬP MÔ HÌNH
KINH TẾ SINH THÁI Ở LƯU VỰC SÔNG KÔN,
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 9850101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Hà Văn Hành
2. TS. Nguyễn Thị Huyền
THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2023
i
LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lý - Địa chất, trường Đại học Khoa học,
Đại học Huế dưới sự hướng dẫn khoa học tận tụy của PGS.TS. Hà Văn Hành và TS.
Nguyễn Thị Huyền. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô - những
người đã luôn tận tâm dạy bảo, giúp đỡ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực
hiện luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lý - Địa chất,
quý thầy, cô Bộ môn Quản lý Tài nguyên - Môi trường và Địa thông tin, Phòng Đào
tạo Sau Đại học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện để tác
giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến các anh chị, cán bộ UBND huyện, UBND
tỉnh Bình Định, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định và người dân địa
phương trên lưu vực sông Kôn đã hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tác giả
tiến hành nghiên cứu, thực địa.
Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến tất cả cán bộ, quý thầy cô giáo
Bộ môn Địa lí - Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường
Đại học Quy Nhơn, cũng như gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tác giả rất
nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tác giả xin cảm ơn Đề tài B2021-DQN-07 do TS. Nguyễn Thị Huyền chủ
nhiệm đã tạo điều kiện cho tác giả tham gia và sử dụng số liệu.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn nhận được những chỉ bảo tận tình và
góp ý quý báu của quý thầy cô giáo ở trong và ngoài trường: PGS.TS. Đặng Văn Bào,
TS. Phạm Quang Anh,... Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Thầy, Cô!
Thừa Thiên Huế, tháng năm 2023
Tác giả luận án
Phan Thị Lệ Thủy
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu ................................................................................. 2
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................................... 3
5. Những điểm mới của luận án ....................................................................................... 4
6. Những luận điểm bảo vệ .............................................................................................. 4
7. Cấu trúc của luận án ..................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 5
1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN .............................................. 5
1.1.1. Nghiên cứu về kinh tế sinh thái và mô hình kinh tế sinh thái cho phát triển nông, lâm
nghiệp ................................................................................................................................................ 5
1.1.2. Nghiên cứu lưu vực sông và cảnh quan lưu vực sông cho xác lập mô hình kinh tế sinh
thái ..................................................................................................................................................... 9
1.1.3. Nghiên cứu thoái hóa đất trong phát triển nông, lâm nghiệp .......................................... 12
1.1.4. Nghiên cứu cảnh quan lưu vực sông ở Bình Định và lưu vực sông Kôn ...................... 14
1.1.5. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu của luận án ..................................................................... 15
1.2. LÍ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI ......... 16
1.2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan .......................................................................... 16
1.2.2. Lí luận chung cho nghiên cứu xác lập mô hình kinh tế sinh thái ................................... 19
1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 24
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ........................................................................................................ 24
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 26
1.3.3. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................................... 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 38
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG KÔN ............................ 39
2.1. CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG KÔN .............. 39
2.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................................................ 39
2.1.2. Điều kiện địa lí tự nhiên lưu vực sông Kôn ...................................................................... 39
2.1.3. Tai biến thiên nhiên ............................................................................................................. 64
iii
2.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến cảnh quan lưu vực sông Kôn .......................... 66
2.2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC CẢNH QUAN LƯU VỰC SÔNG KÔN ....................... 70
2.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan ............................................................................................ 70
2.2.2. Phân tích đặc điểm, chức năng, động lực của cảnh quan lưu vực sông Kôn ................ 72
2.2.3. Sự phân hóa cảnh quan và lát cắt cảnh quan lưu vực sông Kôn..................................... 79
2.3. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN THEO TIỂU LƯU VỰC ........................................... 84
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................................... 86
Chương 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ THOÁI HÓA ĐẤT TIỀM NĂNG CHO
XÁC LẬP MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI Ở LƯU VỰC SÔNG KÔN ............ 88
3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP LƯU VỰC
SÔNG KÔN ........................................................................................................................ 88
3.1.1. Đánh giá thích hợp sinh thái cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp ..................... 88
3.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường một số loại hình sử dụng đất theo đơn vị
cảnh quan ...................................................................................................................................... 102
3.1.3. Đánh giá tổng hợp cảnh quan cho một số loại hình sản xuất nông, lâm nghiệp ......... 108
3.2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG,
LÂM NGHIỆP TRONG KHU VỰC NGHIÊN CỨU .................................................... 108
3.2.1. Phân tích cấu trúc các mô hình kinh tế sinh thái trên lưu vực sông Kôn ..................... 108
3.2.2. Đánh giá hiệu quả của một số mô hình kinh tế sinh thái trên lưu vực sông Kôn ....... 112
3.3. ĐÁNH GIÁ THOÁI HÓA ĐẤT TIỀM NĂNG ....................................................... 115
3.3.1. Xác định tiêu chí và đánh giá thoái hóa tiềm năng đất theo tiêu từng chí ............ 116
3.3.2. Tiềm năng thoái hóa đất theo cảnh quan lưu vực sông Kôn, tỉnh Bình Định ....... 119
3.4. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
HỢP LÝ LƯU VỰC SÔNG KÔN ................................................................................... 120
3.4.1. Cơ sở đề xuất các mô hình kinh tế sinh thái ................................................................... 120
3.4.2. Đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái ở lưu vực sông Kôn .................................... 125
3.4.3. Giải pháp áp dụng mô hình kinh tế sinh thái ở lưu vực sông Kôn ............................... 134
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 141
1. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 141
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................... 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 144
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 1
iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Phan Thị Lệ Thủy
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
CN : Công nghiệp
CQ : Cảnh quan
DT : Diện tích
DTTN : Diện tích tự nhiên
ĐGCQ : Đánh giá cảnh quan
ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
HGĐ : Hộ gia đình
HST : Hệ sinh thái
HTX : Hợp tác xã
KTST : Kinh tế sinh thái
KT - XH : Kinh tế - xã hội
LVS : Lưu vực sông
NCCQ : Nghiên cứu cảnh quan
NCS : Nghiên cứu sinh
NLN : Nông, lâm nghiệp
NLKH : Nông lâm kết hợp
NN : Nông nghiệp
NTTS : Nuôi trồng thủy sản
MT : Môi trường
ÔNMT : Ô nhiễm môi trường
PTBV : Phát triển bền vững
PVCQ : Phân vùng cảnh quan
SKH : Sinh khí hậu
TCNN : Trồng cạn ngắn ngày
THĐ : Thoái hóa đất
THST : Thích hợp sinh thái
TNN : Tài nguyên nước
TNTH : Tiềm năng thoái hóa
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
XH : Xã hội
vi
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài .................................................. 26
Bảng 1.2. Cỡ mẫu điều tra ở LVS Kôn ..................................................................... 29
Bảng 1.3. Bậc thang điểm trong đánh giá cảnh quan ................................................ 32
Bảng 2.1. Diện tích các kiểu địa hình LVS Kôn ....................................................... 45
Bảng 2.2. Nhiệt độ trung bình năm ở lãnh thổ nghiên cứu (0C) ............................... 48
Bảng 2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân loại SKH ở LVS Kôn .......................................... 51
Bảng 2.4. Đặc trưng hình thái một số sông chính ở LVS Kôn ................................. 56
Bảng 2.5. Diện tích các nhóm đất chính ở LVS Kôn ................................................ 57
Bảng 2.6. Diện tích và cơ cấu các loại hình sử dụng đất chính ở LVS Kôn năm 2020
................................................................................................................................... 67
Bảng 2.7. Diện tích các loại đất sản xuất nông nghiệp ở LVS Kôn ......................... 68
Bảng 2.8. Diện tích các loại rừng ở LVS Kôn .......................................................... 68
Bảng 2.9. Hệ thống phân loại cảnh quan LVS Kôn .................................................. 71
Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu ĐGCQ cho phát triển một số nhóm cây trồng ở LVS
Kôn ............................................................................................................................ 90
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả đánh giá THST CQ ở mức độ S1, S2 cho phát triển NLN ở
LVS Kôn .................................................................................................................... 95
Bảng 3.3. Diện tích các loại CQ phân hạng S1 và S2 theo tiểu lưu vực ................... 98
Bảng 3.4. So sánh hiện trạng và kết quả đánh giá THST CQ một số cây trồng ở LVS
Kôn .......................................................................................................................... 101
Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế của các nhóm cây trồng chính ..................................... 104
Bảng 3.6. Mức độ xói mòn đất theo các phương thức sử dụng đất ở LVS Kôn ..... 106
Bảng 3.7. Đánh giá tổng hợp hiệu quả KT - XH, MT của một số loại hình sản xuất theo
đơn vị CQ ở LVS Kôn ............................................................................................. 107
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả đánh giá tổng hợp CQ của một số loại hình sản xuất ở LVS
Kôn .......................................................................................................................... 108
Bảng 3.9. Tổng hợp hiện trạng và số lượng mô hình KTST ở LVS Kôn ............... 109
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế trung bình của các mô hình (năm 2019 - 2020) ........ 112
Bảng 3.11. Đánh giá thoái hóa tiềm năng về loại đất LVS Kôn ............................. 116
Bảng 3.12. Đánh giá tiềm năng thoái hóa tiêu chí tầng dày đất LVS Kôn ............. 117
Bảng 3.13. Tiềm năng thoái hóa đất trên các tiểu lưu vực ở sông Kôn .................. 119
Bảng 3.14. Tiềm năng thoái hóa đất theo CQ LVS Kôn ........................................ 120
Bảng 3.15. Đề xuất định hướng không gian cho các loại hình sản xuất nông, lâm
nghiệp LVS Kôn ..................................................................................................... 126
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong hệ KTST [18] .............. 20
Hình 1.2. Sơ đồ các bước đánh giá KTST các cảnh quan [28] ................................. 21
Hình 1.3. Sơ đồ quy trình các bước thực hiện luận án .............................................. 38
Hình 2.1. Bản đồ vị trí nghiên cứu LVS Kôn, tỉnh Bình Định ................................. 40
Hình 2.2. Bản đồ địa chất LVS Kôn, tỉnh Bình Định ............................................... 43
Hình 2.3. Bản đồ phân bậc độ cao địa hình LVS Kôn, tỉnh Bình Định .................... 47
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình tháng tại các trạm trên LVS Kôn
................................................................................................................................... 49
Hình 2.5. Bản đồ sinh khí hậu LVS Kôn, tỉnh Bình Định ........................................ 52
Hình 2.6. Bản đồ mạng lưới sông ngòi LVS Kôn, tỉnh Bình Định ........................... 55
Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện diện tích các tiểu lưu vực thuộc LVS Kôn .................... 56
Hình 2.8. Bản đồ các loại đất LVS Kôn, tỉnh Bình Định.......................................... 58
Hình 2.9. Bản đồ thảm thực vật LVS Kôn, tỉnh Bình Định ...................................... 63
Hình 2.10. Bản đồ cảnh quan LVS Kôn, tỉnh Bình Định ......................................... 74
Hình 2.11. Lát cắt cảnh quan Canh Liên - Cát Trinh ................................................ 83
Hình 2.12. Bản đồ phân vùng cảnh quan LVS Kôn, tỉnh Bình Định ........................ 85
Hình 3.1. Bản đồ phân hạng thích hợp CQ cho nhóm cây TCNN trên LVS Kôn, tỉnh
Bình Định .................................................................................................................. 93
Hình 3.2. Bản đồ phân hạng thích hợp CQ cho nhóm cây ăn quả trên LVS Kôn, tỉnh
Bình Định .................................................................................................................. 94
Hình 3.3. Bản đồ phân hạng thích hợp CQ cho nhóm cây CN lâu năm trên LVS Kôn,
tỉnh Bình Định ........................................................................................................... 96
Hình 3.4. Bản đồ phân hạng thích hợp CQ cho rừng sản xuất trên LVS Kôn, tỉnh Bình
Định ........................................................................................................................... 97
Hình 3.5. Bản đồ tiềm năng thoái hóa đất LVS Kôn, tỉnh Bình Định .................... 118
Hình 3.6. Bản đồ định hướng sử dụng CQ cho sản xuất NLN ở LVS Kôn, tỉnh Bình
Định ......................................................................................................................... 128
Hình 3.7. Mô hình V - C - R - DLST ở tiểu lưu vực Kôn - Bình Tường ................ 130
Hình 3.8. Mô hình Ru - V - A - C - R ở tiểu lưu vực Kôn - Bình Tường ............... 131
Hình 3.9. Mô hình NR - V - C - R ở tiểu lưu vực Đá Hàng - Suối Quéo ............... 132
Hình 3.10. Mô hình Ru - V - C - R ở tiểu lưu vực Đá Hàng - Suối Quéo .............. 133
Hình 3.11. Mô hình Ru - V - C ở tiểu lưu vực Đập Đá - Tân An ........................... 134
Hình 3.12. Bản đồ đề xuất một số mô hình kinh tế sinh thái ở LVS Kôn, tỉnh Bình
Định ......................................................................................................................... 135
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên (TNTN)
cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) trên cơ sở quản lý lưu vực sông (LVS) được
xem là một trong những chiến lược hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. LVS
được xem là một đơn vị không gian liên vùng, ở đó các quy luật địa lí diễn ra đồng
thời với các quy luật thủy văn được giới hạn bởi LVS. Việc khai thác, sử dụng lưu
vực nhằm phân tích tổng hợp và xác định các thành phần tự nhiên trong mối quan hệ
gắn kết chặt chẽ giữa các khu vực thượng, trung và hạ lưu của một LVS. Từ đó, đưa
ra các chính sách quản lý TNTN một cách hợp lý, nhằm điều phối và giải quyết các
mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng lãnh thổ cho phát triển kinh tế, hạn chế ô nhiễm
môi trường (ÔNMT), suy thoái các nguồn tài nguyên giữa các vùng trong lưu vực,
cũng như với các vùng lãnh thổ khác.
Bên cạnh đó để sử dụng hợp lý TNTN một lãnh thổ, đòi hỏi phải có những
hiểu biết sâu sắc về điều kiện tự nhiên (ĐKTN), mối quan hệ biện chứng giữa các
thành phần tự nhiên qua nghiên cứu cảnh quan (NCCQ), nhằm xác định cơ sở khoa
học cho mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) lãnh thổ trong khai thác, sử dụng và
bảo vệ TNTN, đặc biệt là phát triển nông, lâm nghiệp (NLN). Đồng thời, với tác động
của cuộc cách mạng 4.0, con người đã tác động ngày càng mạnh mẽ đến nhiều nguồn
TNTN, để đáp ứng nhu cầu rất cao cho phát triển kinh tế, cộng với xu hướng biến đổi
khí hậu (BĐKH), đã để lại nhiều tổn thất nghiêm trọng đến tính bền vững của tự
nhiên. Do vậy, việc xây dựng và thử nghiệm các mô hình kinh tế sinh thái (KTST)
như là một phương thức tối ưu mà nhiều quốc gia trên thế giới hướng tới. Việc áp
dụng mô hình KTST giúp khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên, đảm bảo nhu cầu phát
triển kinh tế song vẫn bảo toàn môi trường (MT) sinh thái của lãnh thổ