1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Văn học nhà nho là bộ phận cơ bản và quan trọng, hàng đầu trong lịch sử
văn học Việt Nam thờ i trung đại (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX). Bộ phân văn h ̣ oc̣
này hiên c ̣ òn nhiều vấn đề chưa được tìm hiểu, nghiên cứ u hoặc có được tìm hiểu,
nghiên cứu nhưng chưa hẳn đã sát, đúng với bản chất của nó. Chẳng hạn, ngay phạm
trù Nho gia (nhà nho) ở Việt Nam có phải chỉ giới hạn trong “cộng đồng” những
người tôn thờ học thuyết Khổng - Mạnh?; nhà nho Việt Nam cũng như văn học nhà
nho Việt Nam có gì khác biệt so với nhà nho và văn học nhà nho Trung Quốc?; Cũng
là nhà nho Việt Nam nhưng tùy theo từng vùng miền (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ)
mà trong sáng tác của họ có những điểm khác biệt nhau?, đâu là mô hình chung và đâu
là những biến thức từ mô hình chung?, v.v. Thiết nghĩ, mọi tìm hiểu, nghiên cứu về
văn học nhà nho Việt Nam ở từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, ở từng vùng miền
khác nhau của đất nước đều ít nhiều có thể góp phần trả lời cho các câu hỏi trên.
174 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 940 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam bộ nửa sau thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN NGỌC PHÚ
CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA
TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ
NỬA SAU THẾ KỶ XIX
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN NGỌC PHÚ
CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA
TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ
NỬA SAU THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9220121
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BIỆN MINH ĐIỀN
NGHỆ AN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Nghệ An, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Nguyễn Ngọc Phú
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
6. Đóng góp của luận án ............................................................................................. 4
7. Cấu trúc luận án ...................................................................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................................. 6
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 6
1.1.1. Vấn đề nghiên cứu văn học nhà nho và văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế
kỷ XIX....................................................................................................................................... 6
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ
nửa sau thế kỷ XIX ................................................................................................... 18
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ................................................................................ 25
1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu, tìm hiểu về con người trong văn học ...................... 25
1.2.2. Nho giáo và sự ảnh hưởng, chi phối đến tư tưởng nhà nho và văn học nhà nho ... 27
1.2.3. Truyền thống tư tưởng của con người Việt Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng ... 29
1.2.4. Một số lý thuyết về nghiên cứu, phê bình văn học .............................................. 31
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................. 33
Chương 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA VĂN HỌC
NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC
DÂN TỘC ................................................................................................................ 34
2.1. Văn học Việt Nam nói chung và văn học nhà nho nói riêng giai đoaṇ nửa
sau thế kỷ XIX ........................................................................................................ 34
2.1.1. Văn hoc̣ nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử văn học dân tộc .............................. 34
2.1.2. Văn học nhà nho giai đoaṇ nửa sau thế kỷ XIX .................................................. 44
2.2. Văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX ............................................. 49
2.2.1. Môṭ số giới thuyết về văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX ............. 49
iii
2.2.2. Các khuynh hướng tư tưởng và nghê ̣ thuâṭ trong văn hoc̣ nhà nho Nam Bô ̣
nửa sau thế kỷ XIX ............................................................................................................... 57
2.2.3. Vấn đề con người trung nghiã trong văn hoc̣ nhà nho Nam Bô ̣ nửa sau
thế kỷ XIX ............................................................................................................................. 63
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 66
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN
HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX ........................................ 67
3.1. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa .................................. 67
3.1.1. Quan niệm về trung nghĩa, con người trung nghĩa trong hoc̣ thuyết Nho giáo
và Nho giáo triều Nguyễn ................................................................................................... 67
3.1.2. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa trong truyền thống tư
tưởng dân tôc̣ ......................................................................................................................... 72
3.1.3. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa trong văn hoc̣ Viêṭ Nam
trung đaị .................................................................................................................................. 76
3.1.4. Tư tưởng trung nghĩa và nhận thức về con người trung nghĩa trong văn hoc̣
nhà nho Nam Bô ̣nửa sau thế kỷ XIX ............................................................................... 81
3.2. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ
XIX giữa các mối quan hê ̣phức tap̣ ..................................................................... 87
3.2.1. Con người trung nghĩa trong mối quan hê ̣với lý tưởng trung quân ................ 87
3.2.2. Con người trung nghĩa trong mối quan hê ̣với lý tưởng ái quốc ...................... 92
3.2.3. Con người trung nghĩa trong mối quan hê ̣với lơị ích dân tôc̣ và côṇg đồng ... 95
3.2.4. Con người trung nghĩa trước các “bài toán” của lic̣h sử giai đoaṇ nửa sau
thế kỷ XIX.............................................................................................................................. 98
3.3. Con người trung nghĩa - một hình tượng thẩm mỹ độc đáo, vừa mang vẻ
đẹp của con người “Lục tỉnh”, vừa mang vẻ đẹp thời đại ................................ 101
3.3.1. Vẻ đẹp của lý tưởng và tâm hồn, nhân cách ...................................................... 101
3.3.2. Vẻ đẹp của bản liñh và sự lựa chọn ứng xử trước các thử thách lịch sử ...... 103
3.3.3. Sức khái quát nghệ thuật của mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học
nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX .......................................................... 105
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 109
Chương 4. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA
TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX ............ 111
4.1. Sự lựa chọn thể loại ....................................................................................... 111
4.1.1. Các thể thơ ............................................................................................................... 111
4.1.2. Các thể loại biền văn .............................................................................................. 116
iv
4.1.3. Các thể văn chính luận ........................................................................................... 119
4.1.4. Các thể loại văn xuôi tư ̣sư ̣.................................................................................... 123
4.1.5. Môṭ số thể loaị văn học dân tôc̣ ........................................................................... 124
4.2. Sự vận dụng bút pháp ................................................................................... 127
4.2.1. Bút pháp trữ tình ..................................................................................................... 127
4.2.2. Bút pháp tư ̣sư ̣......................................................................................................... 129
4.2.3. Bút pháp trào phúng ............................................................................................... 130
4.3. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ ................................................ 133
4.3.1. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu ............................................................................. 133
4.3.2. Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ ............................................................................... 137
Tiểu kết Chương 4 ................................................................................................ 148
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 153
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Văn học nhà nho là bộ phận cơ bản và quan trọng, hàng đầu trong lịch sử
văn học Việt Nam thời trung đại (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX). Bô ̣phâṇ văn hoc̣
này hiêṇ còn nhiều vấn đề chưa được tìm hiểu, nghiên cứu hoặc có được tìm hiểu,
nghiên cứu nhưng chưa hẳn đã sát, đúng với bản chất của nó. Chẳng hạn, ngay phạm
trù Nho gia (nhà nho) ở Việt Nam có phải chỉ giới hạn trong “cộng đồng” những
người tôn thờ học thuyết Khổng - Mạnh?; nhà nho Việt Nam cũng như văn học nhà
nho Việt Nam có gì khác biệt so với nhà nho và văn học nhà nho Trung Quốc?; Cũng
là nhà nho Việt Nam nhưng tùy theo từng vùng miền (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ)
mà trong sáng tác của họ có những điểm khác biệt nhau?, đâu là mô hình chung và đâu
là những biến thức từ mô hình chung?, v.v... Thiết nghĩ, mọi tìm hiểu, nghiên cứu về
văn học nhà nho Việt Nam ở từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, ở từng vùng miền
khác nhau của đất nước đều ít nhiều có thể góp phần trả lời cho các câu hỏi trên.
1.2. Văn học nhà nho Nam Bộ mà chúng tôi đề cập ở đây chỉ bộ phận văn
học phát triển trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc nửa sau thế kỷ XIX - giai
đoạn mà Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung phải đối mặt với sự xâm lược của
thực dân Pháp. Việc đi sâu nghiên cứu văn học nhà nho không chỉ xuất phát từ
những bí ẩn của quá khứ chưa có lời giải thoả đáng mà còn hướng tới việc tìm
kiếm, xây đắp những giá tri ̣tinh thần cho hiêṇ taị và tương lai.
Văn hoc̣ nhà nho Nam Bô ̣ở giai đoaṇ nửa sau thế kỷ XIX có vai trò, vị trí
đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Ngoài những điểm chung của văn
hoc̣ nhà nho, văn học nhà nho Nam Bộ còn có những đăc̣ điểm riêng do nhiều
nguyên nhân tác đôṇg bởi bối cảnh lic̣h sử, xa ̃ hôị, văn hoá vùng miền, Còn
nhiều vấn đề của văn hoc̣ nhà nho Nam Bô ̣chưa được đi sâu tìm hiểu nghiên cứu,
trong đó có vấn đề con người trung nghĩa.
1.3. Con người bao giờ cũng là đối tượng chính yếu, đối tượng trung tâm của
văn học. Thành công hay đóng góp của văn học cho lịch sử - văn hóa - xã hội loài
người, trước hết phải là ở sự tìm hiểu, khám phá con người, ở cái nhìn và sự lý giải về
con người. Đành rằng ở từng tác giả văn học đều có những nét riêng trong tìm hiểu,
khám phá về con người nhưng cùng một loại hình tác giả và loại hình văn học, nhất là
cùng một bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội, có thể tìm thấy mẫu số chung (hay những
nét chung) về một dạng thái con người chủ đạo trong văn học. Dạng thái con người
chủ đạo ấy trong văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX là con người
2
trung nghĩa. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ
XIX vừa mang tính phức tạp của lịch sử, vừa mang nét đặc thù của vùng miền. Đây là
vấn đề đòi hỏi phải có cái nhìn hệ thống, bao quát, chuyên sâu với những khảo sát,
phân tích xác thực để xác định đúng bản chất và ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ sâu sắc của
nó. Con người trung nghĩa trở thành hình tượng thẩm mỹ có sức khái quát lớn, là mẫu
hình con người có cái đẹp và sức sống riêng của vùng đất Nam Bộ. Cho đến nay, nhìn
chung đây vẫn là vấn đề mới, chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng.
1.4. Trong chương trình Ngữ văn ở trung học phổ thông và các trường đại
học, văn học Việt Nam chiếm dung lượng lớn mà phần văn học yêu nước của các
nhà nho cuối thế kỷ XIX là một bộ phận hết sức quan trọng, đặc biệt là văn học nhà
nho Nam Bộ. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa giúp cho việc tìm hiểu văn học nhà
nho nói chung, văn học nhà nho Nam Bộ nói riêng được tốt hơn. Nghiên cứu văn học
nhà nho và con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ
XIX còn có ý nghĩa quan trọng thiết thực trong thực tiễn giáo dục hiện nay, nhất là
đối với việc tìm kiếm mẫu hình con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trên cơ sở
biết tiếp thu những giá trị truyền thống.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa
sau thế kỷ XIX, luận án nhằm chỉ ra, làm rõ những đặc trưng của mẫu hình con người
trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ ở môṭ giai đoaṇ đăc̣ biêṭ của lic̣h sử dân
tôc̣; xác định những đóng góp có ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của văn học nhà nho Nam
Bộ qua việc thể hiện con người trung nghĩa; từ đây đề xuất một số vấn đề về nghiên
cứu và tiếp nhận văn học nhà nho ở một vùng miền có nhiều đặc điểm riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài.
2.2.2. Xác định vai trò, vị trí của văn học nhà nho Nam Bộ trong lịch sử văn
học dân tộc giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX.
2.2.3. Khảo sát, phân tích, luận giải con người trung nghĩa với các dạng thái
và đặc điểm của nó trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX.
2.2.4. Khảo sát, phân tích, chỉ ra những nét chính, nổi bật trong phương thức
thể hiện của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX.
Cuối cùng rút ra một số kết luận về con người trung nghĩa trong văn học nhà
nho Nam Bộ và đề xuất một số vấn đề nghiên cứu có liên quan.
3
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Con người trung nghĩa trong văn học
nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luâṇ án tâp̣ trung tìm hiểu, nghiên cứu con người trung nghĩa trong văn học
nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Bộ phận văn hoc̣ này rất phong phú và cũng đầy
phức tap̣, do nhiều kiểu tác giả nhà nho thuôc̣ nhiều khuynh hướng tư tưởng khác
nhau, viết bằng nhiều thể loaị và ngôn ngữ khác nhau (chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc
ngữ, thâṃ chí cả bằng tiếng Pháp) Quan tâm tất cả, nhưng luâṇ án tâp̣ trung vào
sáng tác của các tác giả nhà nho viết bằng chữ Hán, chữ Nôm (tiêu biểu như: Phan
Thanh Giản, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông,
Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân, Nhiêu Tâm, Học Lạc,).
Về văn bản sáng tác của các nhà nho Nam Bô ̣ở giai đoaṇ nửa sau thế kỷ XIX,
luâṇ án dưạ vào các tài liêụ: Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858 - 1900) do
Trần Văn Giàu giới thiệu, Chu Thiên, Đặng Huy Vận, Nguyễn Bỉnh Khôi biên soạn
[37]; Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX do Bảo Định Giang biên soạn, Ca
Văn Thỉnh giới thiệu [42]; Nguyễn Đình Chiểu toàn tập do Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ
Lâm, Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải [189, 190]; Thơ văn Phan Thanh
Giản do Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu biên soạn [111]; Bộ sưu tập Lương Khê Thi
văn thảo do chính Phan Thanh Giản và các con trai của ông sưu tầm, biên tập và khắc
in; Tác phẩm Nguyễn Thông do Cao Tự Thanh - Đoàn Lê Giang biên soạn nhân kỷ
niệm lần thứ 100 ngày mất của Nguyễn Thông [172]; Phan Văn Trị - cuộc đời và tác
phẩm do Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân sưu tầm, biên soaṇ [193]; Di cảo
thơ trào phúng Nhiêu Tâm do Nguyễn Xuân Hoanh sưu tầm, biên soaṇ [86]. Nhiều tài
liêụ khác có thơ văn của nhà nho Nam Bô ̣ nửa sau thế kỷ XIX như: Văn học miền
Nam Lục tỉnh, tập 3 với chủ đề Văn học Hán Nôm thời kháng Pháp và thuộc Pháp do
Nguyễn Văn Hầu biên soạn [82]; Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX (Quyển 2 - Cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ) do Vũ Thanh Sơn biên soạn [161]; Nguyễn
Trung Trực - Một Kinh Kha của miền Nam do Tạp chí Xưa và Nay tập hợp các bài viết
của nhiều tác giả để xuất bản sách [73];
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp liên ngành: Phương pháp liên ngành giúp cho việc huy động
các nguồn tri thức khác nhau (về văn hóa, lịch sử, chính trị, xã hội, nhân học, văn
4
học) nhằm tham chiếu, soi tỏ, phục vụ cho vấn đề được tập trung nghiên cứu (con
người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX).
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này giúp trình bày vấn đề (quan niệm
trung nghĩa và con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ) trong tiến
trình vận động và phát triển của nó, đồng thời dùng để tái diễn những nét lớn của
bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau
thế kỷ XIX.
- Phương pháp thông diễn học: Phương pháp này được áp dụng, giúp giải thích
các thuật ngữ, quan niệm trung nghĩa, con người trung nghĩa trong văn học nhà nho
Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX.
- Phương pháp thống kê - miêu tả: Phương pháp này được vận dụng nhằm
thống kê, miêu tả, trình bày những nội dung cụ thể, chi tiết của văn học nhà nho Nam
Bộ nửa sau thế kỷ XIX liên quan đến con người trung nghĩa.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích và
tổng hợp các yếu tố qua tác phẩm và hệ thống các tác phẩm, nhằm làm rõ những đặc
điểm của con người trung nghĩa và sự thể hiện con người trung nghĩa của các nhà
nho Nam Bộ trong văn học nửa sau thế kỷ XIX.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này dùng để chỉ ra sự tương
đồng và khác biệt, sự đa dạng và thống nhất trong quan niệm (về trung nghĩa và con
người trung nghĩa) của các tác giả nhà nho cùng vùng miền (Nam Bộ) cũng như khác
vùng miền (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ).
- Phương pháp loại hình: Phương pháp này vận dụng tiêu chí loại hình (loại
hình tác giả, loại hình tác phẩm, loại hình văn học) để nhìn vấn đề theo hệ “cộng
đồng giá trị”.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này được dùng để xâu chuỗi,
hệ thống vấn đề nghiên cứu và nhìn chúng trong tính cấu trúc chỉnh thể...
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
6.1. Luận án là công trình nghiên cứu về con người trung nghĩa trong văn
học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX với cái nhìn tập trung và hệ thống.
6.2. Với vấn đề được nghiên cứu, luận án cố gắng bao quát, phác thảo bức
tranh văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX từ diện mạo đến đường hướng
vận động, phát triển và vai trò, vị trí của nó trong lịch sử văn học dân tộc.
6.3. Luận án là công trình đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những đặc
điểm nổi bật của con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế
5
kỷ XIX, từ đây góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề phức tạp, không dễ lĩnh hội về
nội dung, tư tưởng của bộ phận văn học này.
6.4. Luận án chỉ ra, xác định và làm rõ những đặc điểm chủ yếu trong
phương thức thể hiện con người trung nghĩa của văn học nhà nho Nam Bộ giai
đoạn nửa sau thế kỷ XIX.
6.5. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham kh