5.2.2 Hàm ý quản trị và chính sách
5.2.2.1 Hàm ý đối với các DN niêm yết tại Việt Nam
Nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng về ảnh hưởng của mức độ CBTT tự nguyện đến hiệu quả tài chính của DN niêm yết, vận dụng kết quả này có ý nghĩa rất quạn trọng đối với DN. Kết quả nghiên cứu này giúp cho DN niêm yết có thể nhận thức rõ hơn về lợi ích của CBTT tự nguyện đến hiệu quả tài chính từ đó có cơ sở để lựa chọn chính sách CBTT phù hợp nhằm tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Từ việc nhận thức rõ mối quan hệ giữa CBTT nói chung, CBTT bắt buộc theo yêu của của các đơn vị chức năng, thì CBTT tự nguyện cũng có vai trò rất quan trọng trong đối với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, từ đó, doanh nghiệp cần có sự đầu tư về nguồn lực vật chất và con người để thực hiện CBTT tự nguyện. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng có thể so sánh mức độ CBTT của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp cùng ngành, với đối thủ cạnh tranh để đánh giá rõ doanh nghiệp của mình. Hoặc các doanh nghiệp cũng có thể học hỏi từ các doanh nghiệp có thực hành công bố thông tin tốt, học tập cách trình bày cũng như nội dung, mức độ công bố thông tin tự nguyện của các doanh nghiệp này, từ việc hoàn thiện mức độ và nội dung CBTT tự nguyện nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp mình.
Về nội dung CBTT tự nguyện, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc công khai các nội dung thông tin như công khai tài chính; chiến lược và kỳ vọng trong tương lai; thông tin quản trị; công bố rủi ro; trách nhiệm xã hội; công bố nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên, theo thời gian các yêu cầu về quy định, nội dung CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng có sự thay đổi, do đó, các doanh nghiệp cần theo dõi, cập nhật để tuân thủ quy định về CBTT bắt buộc, cũng công khai thêm các thông tin tự nguyện công bố từ đó nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
239 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công bố thông tin tự nguyện trên Báo cáo thường niên tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------
NGUYỄN THÀNH LONG
CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN TRÊN BÁO CÁO
THƯỜNG NIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS NGUYỄN VIỆT
2. PGS. TS VÕ VĂN NHỊ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------
NGUYỄN THÀNH LONG
CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN TRÊN BÁO CÁO
THƯỜNG NIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS NGUYỄN VIỆT
2. PGS.TS VÕ VĂN NHỊ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2024 xi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ
NGUYỆN TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM là công trình nghiên cứu của tôi.
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình khác.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thành Long xii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS
Nguyễn Việt và PGS. TS Võ Văn Nhị – những người thầy tận tâm đã luôn động viên,
tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện giúp em từng bước trong quá trình thực hiện luận
án.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong Khoa Kế toán - Đại học
Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng như các cán bộ/viên chức ở Viện Sau Đại học,
Thư viện đã hỗ trợ trong quá trình học tập, tìm tài liệu và nghiên cứu.
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn tới bố mẹ đã luôn giúp đỡ, tạo điều kiện tốt
nhất cho con hoàn thành được luận án. Cảm ơn gia đình đã luôn động viên và là nguồn
động lực để em có thể hoàn thành luận án đúng tiến độ.
Em xin trân trọng cảm ơn! xiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................xi
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................xii
MỤC LỤC ..............................................................................................................xiii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................xvii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................xviii
DANH MỤC SƠ ĐỒ..............................................................................................xix
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................xx
TÓM TẮT...............................................................................................................xxi
ABSTRACT .........................................................................................................xxiii
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu ....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
3.1. Đối tượng nghiên cứu: .........................................................................................5
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................5
5. Đóng góp của luận án .............................................................................................6
6. Bố cục nghiên cứu của luận án ...............................................................................7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................9
1.1 Các nghiên cứu nước ngoài.................................................................................10
1.1.1 Các nghiên cứu về đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện .................10
1.1.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện .15
1.1.2.1 Nghiên cứu ở các nước phát triển .................................................................15
1.1.2.2 Nghiên cứu ở các nước đang phát triển/ thị trường mới nổi........................17
1.1.3 Tác động của công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên đến hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp.................................................................................21
1.2 Các nghiên cứu trong nước.................................................................................23 xiv
1.2.1 Các nghiên cứu về đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện .................24
1.2.2 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện .25
1.2.3 Tác động của công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên đến hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp.................................................................................27
1.3 Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu............................................................28
1.3.1 Nhận xét về các nghiên cứu trước.......................................................................28
1.3.2 Xác định khe hổng nghiên cứu............................................................................40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................44
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................45
2.1 Cơ sở lý luận về công bố thông tin tự nguyện ....................................................45
2.1.1 Khái niệm về công bố thông tin bắt buộc và tự nguyện ..................................45
2.1.2 Nội dung công bố thông tin tự nguyện ............................................................47
2.1.3 Đo lường công bố thông tin tự nguyện .............................................................50
2.2 Tổng quan về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp............................................51
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả tài chính ......................................................................51
2.2.2 Đánh giá và đo lường hiệu quả tài chính .........................................................52
2.3 Các lý thuyết nền về công bố thông tin tự nguyện ..................................................54
2.4 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất .........................................................60
2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................60
2.4.1.1 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ công bố thông
tin tự nguyện .............................................................................................................60
2.4.1.2 Cơ cấu hội đồng quản trị ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện
...................................................................................................................................61
2.4.1.3 Tỷ lệ sở hữu nhà nước ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện
...................................................................................................................................62
2.4.1.4 Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự
nguyện.......................................................................................................................63
2.4.1.5 Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện......64
2.4.1.6 Khả năng thanh toán ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện .65 xv
2.4.1.7 Mức độ công bố thông tin tự nguyện ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp.............................................................................................................66
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................71
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................72
3.1 Khung phân tích và quy trình nghiên cứu...........................................................72
3.1.1 Khung phân tích...............................................................................................72
3.1.2 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................73
3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................75
3.2.1 Nghiên cứu định tính .......................................................................................77
3.2.2 Nghiên cứu định lượng ....................................................................................80
3.3 Đo lường các biến trong mô hình hồi quy ..........................................................83
3.3.1 Đo lường mức độ công bố thông tin tự nguyện ...............................................83
3.3.2 Đo lường các chỉ số phản ánh hiệu quả tài chính............................................87
3.3.3 Đo lường các biến kiểm soát............................................................................90
3.4 Mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ...................................94
3.4.1 Mẫu nghiên cứu ...............................................................................................94
3.4.2 Quy trình tính toán và phân tích dữ liệu nghiên cứu .......................................95
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................97
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.................................98
4.1 Kết quả nghiên cứu định tính..............................................................................98
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng........................................................................109
4.2.1. Thống kê mô tả các biến ...............................................................................109
4.2.2. Kiểm tra sự tương quan giữa các biến trong mô hình...................................112
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu.............................................................................119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .....................................................................................127
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý...............................................................128
5.1 Kết luận.............................................................................................................128
5.2 Hàm ý nghiên cứu...........................................................................................130 xvi
5.2.1 Hàm ý lý thuyết..............................................................................................130
5.2.2 Hàm ý quản trị và chính sách.........................................................................131
5.2.2.1 Hàm ý đối với các DN niêm yết tại Việt Nam............................................131
5.2.2.2 Hàm ý đối với các nhà đầu tư .....................................................................132
5.2.2.3 Hàm ý đối với các cơ quan quản lý Nhà nước............................................133
5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................134
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .....................................................................................136
KẾT LUẬN ........................................................................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................140
PHỤ LỤC ..................................................................................................................1 xvii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Từ đầy đủ
BCTC Báo cáo tài chính
BCTN Báo cáo thường niên
BTC Bộ Tài chính
CBTT Công bố thông tin
DN Doanh nghiệp
DNNY Doanh nghiệp niêm yết
HCM Hồ Chí Minh
HĐQT Hội đồng quản trị
TTCK Thị trường chứng khoán
VN Việt Nam
XH Xã hội xviii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố
thông tin tự nguyện ...................................................................................................30
Bảng 1.2: Tổng hợp nghiên cứu trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố
thông tin tự nguyện ...................................................................................................34
Bảng 1.3: Tổng hợp nghiên cứu ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện đến hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp.................................................................................38
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhóm nội dung công bố thông tin tự nguyện.....................47
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp đo lường biến trong nghiên cứu.......................................92
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát chuyên gia về mô hình nghiên cứu.............................101
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp đo lường biến trong nghiên cứu.....................................104
Bảng 4.3: Thống kê mô tả biến hiệu quả tài chính .................................................110
Bảng 4.4: Thống kê mô tả biến công bố thông tin tự nguyện.................................110
Bảng 4.5: Bảng thống kê các đặc điểm của các biến đo lường...............................111
Bảng 4.6: Bảng phân tích tương quan giữa các biến và mức độ công bố thông tin tự
nguyện.....................................................................................................................113
Bảng 4.7: Bảng phân tích tương quan giữa các biến với hiệu quả tài chính...........113
Bảng 4.8 Kiểm tra đa cộng tuyến của mô hình hồi quy..........................................114
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mô hình SEM ............................................................117
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.......................120 xix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tổng hợp các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện.....36
Sơ đồ 2.1: Lý thuyết nền nghiên cứu...................................................................................55
Sơ đồ 3.1: Khung phân tích..................................................................................................72
Sơ đồ 3.2: Quy trình nghiên cứu ..........................................................................................75
Sơ đồ 3.3: Các bước thiết kế hỗn hợp đa phương pháp......................................................77
Sơ đồ 3.4: Quy trình nghiên cứu định tính ..........................................................................77
Sơ đồ 3.5: Quy trình phỏng vấn và thu thập dữ liệu ...........................................................80
Sơ đồ 3.6: Quy trình nghiên cứu định lượng.......................................................................81 xx
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................69 xxi
TÓM TẮT
Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Nhu cầu được công bố thông tin một cách đầy đủ,
hữu ích và phù hợp với các nhóm bên liên quan khác nhau đang dần tăng lên. Nhiều
nghiên cứu trước đây được thực hiện trong và ngoài nước đã xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện và ảnh hưởng của công bố thông tin tự
nguyện và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ít có nghiên cứu kết hợp
các nhân tố thuộc nhóm quản trị doanh nghiệp và đặc điểm doanh nghiệp đến công
bố thông tin tự nguyện, hơn nữa kết quả về ảnh hưởng của công bố thông tin tự
nguyện đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp vẫn chưa thống nhất. Do đó, việc
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện và ảnh hưởng
của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính được đánh giá là cần thiết trên
cả khía cạnh lý luận cũng như thực tiễn và đó cũng là lý do chọn đề tài nghiên cứu
của luận án.
Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu các nhân tố tác động đến công bố thông tin tự
nguyện và ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao
gồm: Phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích, mô tả khung khái niệm, nội
dung phương pháp đo lường công bố thông tin tự nguyện và hiệu quả tài chính làm
cơ sở cho việc lựa chọn xây dựng các nội dung thông tin công bố tự nguyện được đo
lường, xác định các chỉ số phản ánh hiệu quả tài chính của công ty; Phương pháp
nghiên cứu định lượng để đo lường mức độ công bố thông tin công bố tự nguyện, các
chỉ số hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, xây dựng mô hình hồi quy thích hợp để
đo lường tác động của công bố thông tin tự nguyện nói chung đến hiệu quả tài chính
của doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu gồm (1) về các nhân tố ảnh hưởng đến
công bố thông tin tự nguyện, kết quả nghiên cứu cho thấy (i) thời gian hoạt động
không ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện; (ii) Cơ cấu HĐQT; Khả năng
thanh toán; Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài; Tỷ lệ sở hữu Nhà nước ảnh hưởng xxii
thuận chiều đến công bố thông tin tự nguyện và (iii) Đòn bẩy tài chính ảnh hưởng
ngược chiều đến công bố thông tin tự nguyện của DN. Trong các nhân tố đã được
xác định có ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện của các DN thì nhân tố Đòn
bẩy tài chính có tác động mạnh nhất và sở hữu Nhà nước ảnh hưởng yếu nhất (2) Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên
có ảnh hưởng thuận chiều đến hiệu quả tài chính của DN niêm yết tại Việt Nam đo
lường bởi ROA; ROE, P/B, TBQ.
Hàm ý và kết luận: Nghiên cứu này đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận trong mảng
nghiên cứu về công bố thông tin tự nguyện. Cung cấp bằng chứng về ảnh hưởng của
các nhân tố Đòn bẩy tài chính; Cơ cấu HĐQT; Khả năng thanh toán; Tỷ lệ sở hữu cổ
đông nước ngoài; Tỷ lệ sở hữu Nhà nước đến công bố thông tin tự nguyện của DN;
cũng như cách thức đo lường các khái niệm nghiên cứu như Đòn bẩy tài chính; Cơ
cấu HĐQT; Khả năng thanh toán; Tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài; Tỷ lệ sở hữu
Nhà nước; công bố thông tin tự nguyện trong bối cảnh các DN niêm yết tại Việt Nam.
Nghiên cứu cũng đem lại hàm ý lý thuyết, hàm ý đối với các doanh nghiệp niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hàm ý đối với nhà đầu tư và với các cơ quan
quản lý Nhà nước nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyện, nâng cao hiệu
quả tài chính của các doanh nghiệp này.
Từ khóa: Công bố thông tin tự nguyện, hiệu quả tài chính, quản trị doanh nghiệp,
đặc điểm doanh nghiệp, doanh nghiệp niêm yết, Việt Nam. xxiii
ABSTRACT
Research motivation: The need to disclose information in a complete, useful, and
appropriate way for different stakeholder groups is gradually increasing. Many
previous studies conducted at home and abroad have identified the factors affecting
voluntary information disclosure and the impact of voluntary disclosure and the
financial performance of enterprises. However, there are few studies that combine the
factors of corporate governance and corporate characteristics to voluntary disclosure.
Furthermore, the findings regarding the influence of voluntary disclosure on the
financial performance of enterprises remain inconclusive. Therefore, the study on the
factors affecting voluntary information disclosure and the influence of voluntary
information disclosure on financial performance is assessed as necessary in terms of
both theory and practice and that is also the reason for choosing the research topic of
the thesis.
Research objectives: to study the factors affecting voluntary information disclosure
and the influence of voluntary information disclosure on the financial performance
of companies listed on the Vietnamese stock market.
Research methods: The thesis uses mixed research methods, including qualitative
research methods to analyze, and describe the conceptual framework, and content of
measurement methods for voluntary disclosure and financial performance as the basis
for the selection and development of voluntary reporting information to be measured,
and to determine the indicators reflecting the financial performance of the company;
Quantitative research methods to measure the level of voluntary disclosure of
information, financial performance indicators of enterprises, build an appropriate
regression model to measure the influence of voluntary disclosure information on the
financial performance of the enterprise.
Results: The research findings encompass the following aspects: (1) Regarding
factors affecting voluntary information disclosure, research results show that (i)
operating time does not affect voluntary information disclosure; (ii) Board of
Directors; Liquid, Foreign Shareholder Ownership Rate, and State Ownership Rate xxiv
positively affects voluntary information disclosure and (iii) Financial Leverage
negatively affects voluntary information disclosure of enterprises. Among the factors
that have been identified that affect voluntary information disclosure, the factor
Financial Leverage has the strongest impact and State ownership has the weakest
impact on the voluntary information disclosure of enterprises. (2) Voluntary
disclosure has a positive impact on the financial performance of listed companies in
Vietnam, as measured by indicators such as Return on Assets (ROA), Return on
Equity (ROE), Price-to-Book (P/B) ratio, and Total Book Quotient (TBQ).
Conclusion and implications: This study significantly contributes to the theoretical
basis of research on voluntary information disclosure. It provides compelling
evidence of the influence of factors such as Financial Leverage, Structure of the
Board of Directors, Liquid, Foreign Shareholder Ownership Rate, and State
Ownership Rate on the voluntary information disclosure of enterprises, while also
offering a comprehensive approach to measure these research concepts in the context
of listed companies in Vietnam. The research also brings theoretical implications,
implications for listed companies in Vietnam, implications for investors and state
management agencies to improve the level of disclosure voluntary information,
improving the financial performance of these enterprises.
Keywords: Voluntary information disclosure, financial performance, corporate
governance, enterprise characteristics, listed enterprises, Vietnam. 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Nhu cầu được công bố thông tin một cách đầy đủ, hữu ích và phù hợp với các
nhóm bên liên quan khác nhau đang dần tăng lên (Ananzeh, 2022). Báo cáo thường
niên và báo cáo tài chính là phương tiện mà qua đó các tổ chức/ doanh nghiệp truyền
tải thông tin hữu ích có liên quan về các hoạt động của doanh nghiệp tới các bên liên
quan - những người sử dụng thông tin mà doanh nghiệp công bố để đưa ra các quyết
định kinh tế một cách thận trọng (Afeltra và cộng sự, 2023). Báo cáo thường niên
thường chứa hai loại thông tin chính gồm thông tin công bố theo yêu cầu của pháp
luật (bắt buộc công bố - mandatory disclosure information) và thông tin không bắt
buộc công bố theo quy định của pháp luật (tự nguyện công bố - voluntary disclosure
information). Như vậy, thông tin bắt buộc là những thông tin đã được cụ thể hoá trong
báo cáo mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời đúng
quy định của pháp luật. Thông tin tự nguyện là các thông tin được công bố bên cạnh
những thông tin bắt buộc để nâng cao niềm tin và nhận thức của người sử dụng thông
tin. Công bố thông tin bắt buộc là nghĩa vụ của doanh nghiệp, còn công bố thông tin
tự nguyện là một sự bổ sung thông tin khi công bố thông tin bắt buộc không thể cung
cấp một bức tranh hoàn chỉnh về doanh nghiệp. Và theo thời gian, dần diễn ra một
cuộc cách mạng trong phong cách báo cáo, công bố thông tin của các doanh nghiệp,
theo đó, các doanh nghiệp không chỉ cung cấp thông tin bắt buộc mà còn cung cấp
bổ sung thông tin qua hình thức công bố thông tin tự nguyện, từ đó, đáp ứng tốt hơn
nhu cầu thông tin của các bên liên quan khác nhau (Zamil và cộng sự, 2023).
Xuất phát từ tầm quan trọng của công bố thông tin tự nguyện, nhiều nghiên
cứu trước đây đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến
điều này, như quy mô doanh nghiệp (Lang và Lundholm, 1993; Meek và cộng sự,
1995; Raffournier, 2006; Hossain và Hammami, 2009; Soliman, 2013; Đào Duy
Huân, 2018); tuổi doanh nghiệp (Hossain và Hammami, 2009; Soliman, 2013;
Albitar, 2015; Nguyễn Thị Loan và Tô Thị Thư Nhàn, 2020); lợi nhuận (Lang và
Lundholm, 1993; Hossain và Hammami, 2009; Ananzeh, 2022; Đào Duy Huân, 2
2018); tính thanh khoản (Albitar, 2015); đòn bẩy tài chính (Patricia và Rodrigues,
2002; Albitar, 2015; Ananzeh, 2022; Đào Duy Huân, 2018); cấu trúc sở hữu (Chau
và Gray, 2002; Xiao và Yuang, 2007; Albitar, 2015; Ananzeh, 2022; Đào Duy Huân,
2018; Phạm Hoài Hương và Trần Thùy Uyên, 2018; Nguyễn Thị Loan và Tô Thị Thư
Nhàn, 2020); kiểm toán (Albitar, 2015; Ananzeh, 2022; Hà Xuân Thạch và Trịnh Thị
Hợp, 2017; Đào Duy Huân, 2018); ... Các nghiên cứu cũng sử dụng khung đa lý
thuyết nhằm giải thích lý do, nguyên nhân doanh nghiệp công bố thông tin tự nguyện
như lý thuyết các bên liên quan; lý thuyết tín hiệu; lý thuyết đại diện; lý thuyết hợp
pháp; lý thuyết phân tích chi phí – lợi ích (Oeyono và cộng sự, 2011; Huỳnh Thị Vân,
2013; Hà Xuân Thạch và Trịnh Thị Hợp, 2017; Krisdayanti và Wibowo, 2019); ...Tuy
nhiên, các kết quả của các nghiên cứu trước hiện vẫn chưa thống nhất nguyên nhân
là do yêu cầu về công bố thông tin tự nguyện thay đổi theo thời gian, hoặc do phạm
vi nghiên cứu về không gian và khoảng thời gian thực hiện thu thập dữ liệu khác nhau
hay các quy định về công bố thông tin khác nhau ở các quốc gia, ... (Phạm Hoài
Hương và Trần Thùy Uyên, 2018). Hơn nữa, theo tìm hiểu của tác giả ít có nghiên
cứu nào thực hiện nghiên cứu tổng quát về các nhóm nhân tố khác nhau ảnh hưởng
đến công bố thông tin tự nguyện của doanh nghiệp.
Về ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến doanh nghiệp, theo Einhorn
(2005) các nhà đầu tư thông thường sẽ quy định giá trị của một doanh nghiệp dựa
trên tất cả các thông tin có sẵn, do đó, tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp một
khi được cải thiện sẽ dẫn đến việc định giá cao hơn, chi phí vốn thấp hơn và tăng mức
độ sẵn sàng đầu tư vào doanh nghiệp (Leuz và Verrecchia, 2000; Healy và Palepu,
2001; Miller và Bahnson, 2004). Li và Qi (2008) cho rằng các doanh nghiệp có thể
thúc đẩy năng lực cạnh tranh của họ thông qua tự nguyện công bố thông tin, cải thiện
chất lượng thông tin công bố và gia tăng niềm tin của các nhà đầu tư với tổ chức.
Nhiều tác giả cũng tìm thấy bằng chứng về công bố thông tin tự nguyện làm tăng hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp (Oeyono và cộng sự, 2011; Hossain và cộng sự, 2015;
Resmi và cộng sự, 2018; Opanyi, 2019; Assidi, 2020) nguyên nhân là do tự nguyện
công bố thông tin làm gia tăng danh tiếng trên thị trường, điều này tạo ra lợi thế cạnh 3
tranh và dẫn tới gia tăng giá trị doanh nghiệp; hoặc thực hiện các sáng kiến về môi
trường và xã hội, và công bố các thông tin này sẽ làm giảm chi phí hoạt động của
doanh nghiệp từ đó tăng hiệu quả tài chính; .... Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của
Talbi và Omri (2014), Toukabri Mohamed và Faouzi (2014), Baimukhamedova và
cộng sự (2017) lại tìm thấy bằng chứng công bố thông tin tự nguyện làm giảm hiệu
quả tài chính nguyên nhân là do công bố thông tin làm phát sinh chi phí liên quan đến
việc lập và công bố thông tin; hay gia tăng minh bạch các thông tin của doanh nghiệp,
dẫn đến gia tăng sự chú ý của các bên liên quan như cơ quan chính phủ, nhà đầu tư,
công chúng... điều này làm gia tăng áp lực lên doanh nghiệp; điều này có thể dẫn đến
hiệu quả tài chính kém hơn. Và cũng có nghiên cứu không tìm thấy ảnh hưởng của
công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính (Khemir và Baccouche, 2010;
Krisdayanti và Wibowo, 2019). Như vậy, kết quả nghiên cứu hiện nay về ảnh hưởng
của mức độ công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
hiện vẫn chưa thống nhất, đây cũng được xác định là khe hổng để tác giả thực hiện
kiểm định mối quan hệ này trong bối cảnh các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam như thế nào? Liệu rằng tăng cường công bố thông tin tự
nguyện có dẫn đến gia tăng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt
Nam hay không?
Tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán,
việc công bố thông tin được thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán (2019);
Luật Doanh nghiệp (2020) và thông tư 96 /2020/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2021 thay thế Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng
10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động công bố thông tin
trên TTCK góp phần nâng cao trách nhiệm công bố thông tin của các thành viên thị
trường và nhà đầu tư, đồng thời nâng cao tính công khai minh bạch của thị trường.
Do đó, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả xác định nội dung thông tin tự nguyện
công bố là các thông tin nằm ngoài quy định bắt buộc phải công bố trong BCTN của
các DN niêm yết theo quy định hiện nay. 4
Từ những phân tích vừa nêu trên, tác giả lựa chọn thực hiện nghiên cứu về
“Công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên tác động đến hiệu quả tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Kết
quả nghiên cứu góp phần xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự
nguyện và ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện đến hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối với các nhân tố
ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện, nghiên cứu này xem xét cả các nhân tố
về quản trị công ty và nhân tố thuộc đặc điểm doanh nghiệp từ đó góp phần nâng cao
tính tổng thể và hữu ích về các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông tin tự nguyện.
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần đề xuất các hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị
nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin tự nguyện và hiệu quả tài chính của các
doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chung: nghiên cứu các nhân tố tác động đến công bố thông tin tự
nguyện trên báo cáo thường niên và ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện trên
báo cáo thường niên đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán VN.
Mục tiêu cụ thể: Từ mục tiêu chung nói trên xác định hai mục tiêu cụ thể như
sau:
Thứ nhất, nhận diện và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến công bố thông
tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán VN; đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến công bố thông tin tự
nguyện trên báo cáo thường niên của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán VN.
Thứ hai, kiểm định tác động của công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo
thường niên đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán VN; và đo lường mức độ ảnh hưởng của công bố thông tin tự nguyện trên báo
cáo thường niên đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán VN.