Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có
ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng. Đường lối và quá trình tổ chức
chỉ đạo thực hiện công tác dân vận là một thành công quan trọng, quyết định sức
mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954). Để có được chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng
chiến chống Pháp của dân tộc, việc vận động quần chúng nhân dân cung cấp nhân
lực, vật lực ở hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên, quan trọng
quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh cách mạng.
Tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân là
quan điểm bao trùm trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở để hình thành tư
tưởng về dân vận của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cách mạng là sự nghiệp của
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng có trách nhiệm
đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Ngay
trong cuốn Đường cách mệnh (1927) Người đã khẳng định: “Cách mệnh là việc
chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” [173, tr. 262]. Đó là tư
tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ cơ sở nhận thức khoa học: Cách
mạng là sự nghiệp của nhân dân. Vấn đề cơ bản đảm bảo thành công của mọi cuộc
cách mạng là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp được đông đảo nhân dân
trong lực lượng của cách mạng. Muốn vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải thực
hiện tốt công tác dân vận, Người nêu lên một luận đề như một chân lý: “Dân vận
kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [169]
201 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 3452 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công tác dân vận của đảng bộ liên khu Việt bắc từ tháng 10 - 1949 đến tháng 7 - 1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THÁI DŨNG
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC
TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1954
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VŨ THÁI DŨNG
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC
TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1954
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Viết Thảo
2. PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Vũ Thái Dũng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................... 8
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án .......................................... 8
1.2. Những nội dung liên quan tới đề tài luận án mà các công trình đã đề cập
và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết .............................. 28
Chương 2: CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC
TỪ THÁNG 10-1949 ĐẾN THÁNG 7-1952 .......................................... 30
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng ở Liên khu Việt
Bắc trong những năm đầu kháng chiến ........................................................... 30
2.2. Đảng bộ Liên khu Việt Bắc được thành lập, lãnh đạo thực hiện công tác
dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1952 ................................................... 56
Chương 3: ĐẢNG BỘ LIÊN KHU VIỆT BẮC LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN
CÔNG TÁC DÂN VẬN TỪ THÁNG 7-1952 ĐẾN THÁNG 7-1954 ........ 86
3.1. Những chủ trương của Trung ương Đảng về công tác dân vận trước yêu
cầu mới của cuộc kháng chiến chống Pháp ..................................................... 86
3.2. Đảng bộ Liên khu Việt Bắc lãnh đạo thực hiện công tác dân vận trong
giai đoạn mới (7-1952 - 7-1954) ...................................................................... 93
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ......................................... 122
4.1. Một số nhận xét ............................................................................................... 122
4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu ........................................................................... 131
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................ 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 149
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 172
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngay từ những ngày đầu cách mạng, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định công tác vận động quần chúng là một nhiệm vụ chiến lược, có
ý nghĩa quyết định cho sự thành bại của cách mạng. Đường lối và quá trình tổ chức
chỉ đạo thực hiện công tác dân vận là một thành công quan trọng, quyết định sức
mạnh tổng hợp của cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp
(1945-1954). Để có được chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng
chiến chống Pháp của dân tộc, việc vận động quần chúng nhân dân cung cấp nhân
lực, vật lực ở hậu phương là một trong những nhân tố thường xuyên, quan trọng
quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh cách mạng.
Tin tưởng ở sức mạnh đoàn kết của nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân là
quan điểm bao trùm trong toàn bộ tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở để hình thành tư
tưởng về dân vận của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cách mạng là sự nghiệp của
nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng có trách nhiệm
đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân, lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Ngay
trong cuốn Đường cách mệnh (1927) Người đã khẳng định: “Cách mệnh là việc
chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” [173, tr. 262]. Đó là tư
tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ cơ sở nhận thức khoa học: Cách
mạng là sự nghiệp của nhân dân. Vấn đề cơ bản đảm bảo thành công của mọi cuộc
cách mạng là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp được đông đảo nhân dân
trong lực lượng của cách mạng. Muốn vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh phải thực
hiện tốt công tác dân vận, Người nêu lên một luận đề như một chân lý: “Dân vận
kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” [169].
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Trung ương Đảng và Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nhận định nguy cơ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược, nên
đã cử cán bộ ở lại tiếp tục củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Việt Bắc lại một lần nữa
vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chọn làm căn cứ địa, nơi
đứng chân của các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Tháng 10-1946, Trung
2
ương Đảng cử cán bộ lên Việt Bắc để xây dựng căn cứ địa kháng chiến, chọn Thái
Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang làm An toàn khu của Trung ương. Việt Bắc trở
thành vùng hậu phương - căn cứ địa đặc biệt quan trọng của cuộc kháng chiến
chống Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Cách mạng đã do Việt
Bắc mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng lợi” [176, tr. 239].
Việc lựa chọn Việt Bắc làm căn cứ địa cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt,
đúng đắn và khoa học của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, đồng thời
làm rõ hơn vai trò to lớn của Đảng bộ Liên Khu Việt Bắc trong việc vận động
đồng bào các dân tộc trên địa bàn Liên khu đóng góp sức người, sức của cho sự
nghiệp đấu tranh cách mạng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Việc vận động các tầng
lớp nhân dân các dân tộc trên địa bàn Việt Bắc tạo nên khối đại đoàn kết toàn dân
trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược là thành công lớn của Trung ương
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng bộ Liên Khu Việt Bắc.
Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Đảng bộ Liên khu Việt Bắc, căn
cứ địa kháng chiến được xây dựng, củng cố về mọi mặt, sẵn sàng cho cuộc kháng
chiến lâu dài của quân và dân Việt Nam. Tại Liên khu Việt Bắc, chính quyền nhân
dân các cấp được chăm lo củng cố và kiện toàn; khối đoàn kết toàn dân được tăng
cường; quần chúng nhân dân các dân tộc trên địa bàn Liên khu được quy tụ trong
Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt với các đoàn thể (nông hội, hội phụ nữ, hội
thanh niên). Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể ở Việt Bắc đã vận động
nhân dân các dân tộc trên địa bàn đóng góp to lớn sức người, sức của cho kháng
chiến, cung cấp nhân lực chủ yếu cho chiến trường. Nhờ chủ động trong công tác
chuẩn bị nên khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra, việc di chuyển các cơ quan đầu
não lãnh đạo kháng chiến được thực hiện đúng kế hoạch. Việc chủ động trong công
tác xây dựng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, quân và dân Việt Nam đã đánh bại âm
mưu của thực dân Pháp trong việc đánh vào cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến;
làm thất bại hoàn toàn chủ trương đánh nhanh, thắng nhanh của địch.
Nhìn lại những chủ trương, đường lối trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ
chức thực hiện công tác dân vận của Đảng suốt những năm tháng đầy khó khăn, thử
thách với cách mạng Việt Nam là một việc làm rất cần thiết, nhất là sau khi vừa
3
giành được chính quyền cách mạng, cả dân tộc phải đương đầu với kẻ thù lớn
mạnh. Nghiên cứu nội dung này không chỉ khẳng định sự đúng đắn về đường lối
kháng chiến của Đảng, làm sáng tỏ tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp mà toàn Đảng, toàn dân đã quyết tâm giành thắng lợi, đúc kết
những kinh nghiệm lịch sử có giá trị quan trọng cho công tác dân vận của Đảng
trước những vận hội và thách thức trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời góp phần tôn
vinh công lao đóng góp của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc
Việt Bắc luôn một lòng, một dạ đi theo Đảng làm nên sức mạnh tổng hợp toàn dân
tộc để có được thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu. Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Công tác dân vận của Đảng bộ
Liên khu Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954”, làm đề tài Luận án tiến sĩ
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ quá trình lãnh đạo thực hiện công tác dân vận của Trung ương
Đảng và các Đảng bộ ở Liên khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến; góp phần quan
trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Góp phần đúc rút những kinh nghiệm để vận dụng vào quá trình hoạch định
chủ trương, chính sách dân vận của Trung ương Đảng trong thời kỳ mới, tạo sự đồng
thuận của mọi tầng lớp nhân dân và toàn dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một cách có hệ thống các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài:
Văn kiện của Trung ương Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, các công
trình nghiên cứu liên quan đến công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp. Hệ thống hoá, khái quát hóa những tư liệu đó theo trình tự thời
gian gắn liền với quá trình lãnh đạo của Đảng về công tác dân vận trong cuộc kháng
chiến chống Pháp. Từ đó, làm rõ những chủ trương, biện pháp, những quyết sách về
công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954 của
cuộc kháng chiến chống Pháp.
4
- Phân tích làm rõ những yếu tố tác động đến công tác dân vận của Đảng ở
Liên khu Việt Bắc.
- Từ các văn kiện của các Liên Khu ủy, Khu ủy, Tỉnh ủy (trong phạm vi
nghiên cứu của luận án), làm sáng tỏ chủ trương của các Đảng bộ trong quá trình cụ
thể hóa, tổ chức thực hiện công tác dân vận của Đảng trên tất cả các lĩnh vực, đối
với các giai tầng ở Việt Bắc từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.
- Trên cơ sở phân tích những chủ trương, chính sách của Trung ương Đảng và
sự lãnh đạo của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc đối với công tác dân vận ở Việt Bắc (từ
tháng 10-1949 đến tháng 7-1954), nhận xét những thành công, ưu điểm, hạn chế trong
công tác dân vận của Đảng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Từ những thành công, hạn chế và nguyên nhân, luận án đúc kết một số kinh
nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn góp phần bổ sung vào quá trình hoàn thiện chủ
trương, chính sách dân vận của Đảng trong thời kỳ mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những quan điểm, chủ trương, chính sách và quá trình tổ
chức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng bộ Liên khu Việt Bắc
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược giai đoạn từ tháng 10-1949
đến tháng 7-1954.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi thời gian từ tháng 10-1949
(Liên khu Việt Bắc được thành lập) đến tháng 7-1954 (khi kết thúc cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược).
- Nội dung: Trên địa bàn Việt Bắc, công tác dân vận của Đảng có sự tham
gia của Trung ương Đảng, các cơ quan Trung ương Đảng đóng trên địa bàn, của các
cấp bộ Đảng từ Khu, Liên khu đến cơ sở, Đảng bộ các cơ quan, đơn vị đóng trên địa
bàn. Luận án tập trung nghiên cứu những chủ trương, chính sách về công tác dân
vận của Đảng và quá trình các Khu uỷ, Liên khu uỷ ở Việt Bắc tổ chức chỉ đạo thực
hiện công tác dân vận phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (từ
tháng 10-1949 đến tháng 7-1954).
5
- Không gian: Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu các khu, liên khu và các
tỉnh (gồm có 17 tỉnh, đặc khu và 01 huyện: các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,
Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Bắc
Giang, Bắc Ninh, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Quảng Yên, Hải Ninh, đặc khu
Hồng Gai và huyện Mai Đà của tỉnh Hòa Bình) trên địa bàn Việt Bắc.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Tác giả luận án vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và phép biện chứng của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương,
đường lối của Đảng về công tác dân vận làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Trong đó, chủ yếu
là hai phương pháp lịch sử và lôgíc; ngoài ra, luận án cũng áp dụng phương pháp
phân tích, thống kê, so sánh tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm.
- Luận án sử dụng các phương pháp phê phán sử liệu và lấy các văn bản nghị
quyết, chỉ thị gốc của Đảng làm cơ sở đối chiếu với sự kiện, nhân vật lịch sử trong thực
tiễn để phân tích, đánh giá làm rõ quá trình Đảng bộ các Tỉnh uỷ, Khu uỷ, Liên khu uỷ
ở Việt Bắc chỉ đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.
- Khảo sát thực tế tại một số di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng các dân tộc
Việt Bắc, bảo tàng chiến tranh... thuộc địa bàn Liên khu Việt Bắc trước đây. Nghiên
cứu sinh trực tiếp đến một số tỉnh: tỉnh Cao Bằng, huyện Na Rì và huyện Chợ Đồn
(Bắc Kạn), huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), ATK Định Hoá và huyện Đại Từ (Thái
Nguyên), huyện Sơn Dương và huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang), tỉnh Lào Cai,
tỉnh Bắc Giang, huyện Từ Sơn (Bắc Ninh), huyện Đoan Hùng (Phú Thọ)...
- Phương pháp phỏng vấn nhân chứng, trong quá trình thực hiện luận án,
nghiên cứu sinh trực tiếp trao đổi và phỏng vấn một số nhân chứng là cựu chiến
binh thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (tại Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc
Ninh) và nhiều chuyên gia nghiên cứu về các lĩnh vực của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, về công tác dân vận (tại Ban Dân vận Trung ương, Viện Lịch Đảng,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam...).
6
4.3. Nguồn tài liệu
Luận án chủ yếu sử dụng những nguồn tư liệu được khai thác sau:
- Các văn kiện, các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ương Đảng, của
các tác giả nước ngoài viết về chiến tranh Việt nam, về ý nghĩa của kháng chiến
chống Pháp với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới;
- Luận án khai thác trực tiếp các tài liệu gốc tại Cục Lưu trữ Văn phòng
Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phòng Tư liệu Viện Lịch sử
Đảng, Thư viện quốc gia Việt Nam.
- Các tư liệu, tài liệu, sách đã xuất bản của các địa phương ở khu vực miền
núi phía Bắc, đặc biệt là Liên khu Việt Bắc, của một số nhân chứng lịch sử, một
số chuyên gia nghiên cứu về kháng chiến chống Pháp....
- Luận án cũng tham khảo những bài nghiên cứu, những hồi ký có liên quan
đến việc chỉ đạo thực hiện công tác dân vận của Đảng đã được công bố trong các
cuốn sách, tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu hội thảo khoa học, hồi ký của các đồng
chí lão thành cách mạng.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Tái hiện một cách có hệ thống, toàn diện về quá trình Đảng bộ Liên khu
Việt Bắc lãnh đạo thực hiện công tác dân vận từ tháng 10-1949 đến tháng 7-1954.
- Đánh giá khách quan, khoa học những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế và
đúc kết một số kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn đối với công tác dân vận
hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm tư liệu cho công
tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Qua khảo sát thực tiễn
của các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là Liên khu Việt Bắc, đề xuất đối với Đảng và
Chính phủ về chăm lo, cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp
những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.
7
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác
nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở một mức
độ nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn đối với công tác
dân vận của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, Luận án kết cấu gồm
4 chương, 8 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Liên quan đến đề tài của luận án đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập
tới, có thể khái quát thành các nhóm công trình sau:
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về công tác dân vận của Đảng
Đề cập tới những vấn đề lý luận liên quan đến công tác dân vận nói chung
trong các thời kì lịch sử, tiêu biểu là các công trình:
Cuốn sách Về công tác quần chúng [166] của tác giả Nguyễn Văn Linh,
trong đó, tác giả chỉ rõ vai trò quan trọng của công tác vận động quần chúng trong
sự nghiệp cách mạng Việt Nam: “Công tác vận động quần chúng trong mỗi giai
đoạn cách mạng đều có ý nghĩa quyết định” [166, tr. 30]. Theo tác giả, việc vận
động, tuyên truyền và giáo dục quần chúng hiểu về vai trò làm chủ thực sự của
mình là vấn đề quan trọng của công tác dân vận trong cách mạng Việt Nam, xây
dựng và củng cố khối đại đoàn kết, nhằm đập tan mọi âm mưu của các thế lực thù
địch chia rẽ Đảng và quần chúng. Nhiệm vụ của các cấp uỷ đảng trong công tác vận
động quần chúng phải xác định “lấy dân làm gốc”, phải trở thành nền nếp của xã
hội, tất cả phải do nhân dân, vì nhân dân mới có thể thực hiện thắng lợi được mọi
nhiệm vụ. Cán bộ các ngành, các cấp phải coi trọng công tác vận động quần chúng,
xem công tác này là yếu tố sống còn trong mọi hoạt động cách mạng. Chỉ có như
vậy mới góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng, gây dựng lòng tin cho quần
chúng nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân đến mọi thành công.
Bài viết Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
[183] của tác giả Đỗ Mười đã nhấn mạnh: Nếu Đảng lãnh đạo tốt hơn, Nhà nước
quản lý tốt hơn, công tác vận động quần chúng của Mặt trận và các đoàn thể tốt hơn
thì những thành tựu cách mạng còn lớn hơn nữa. Đổi mới công tác quần chúng, phải
đổi mới công tác Mặt trận, công tác công đoàn, công tác thanh niên, công tác phụ nữ,
9
công tác đối với trí thức, với công thương, với cựu chiến binh, với các tôn giáo, các
dân tộc...
Trong công trình Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc
thống nhất [31] của Ban Dân vận Trung ương đã nhấn mạnh nội dung và quá trình
thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường
Mặt trận dân tộc thống nhất”; vấn đề đoàn kết dân tộc đặt ra trong tình hình,
nhiệm vụ mới; tầm cao và chiều sâu mới của chiến lược đại đoàn kết dân tộc trong
thời kỳ mới.
Cuốn Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh [30] của Ban Dân vận
Trung ương đã nhấn mạnh tư tưởng về dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư
tưởng của Người thể hiện rất rõ trong bài “Dân vận” đăng trên báo Sự thật ngày
15-10-1949:
Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để
sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành
những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã
giao cho Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân
vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành
công [176, tr. 698-700].
Trong cuốn sách Chiến lược Đại đoàn kết Hồ Chí Minh [194] của tác giả
Phùng Hữu Phú đã nhấn mạnh những cơ sở và quá trình hình thành chiến lược đại
đoàn kết Hồ Chí Minh. Chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong cách mạng
giải phóng dân tộc. Đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
chủ nghĩa xã hội. Những nội dung cơ bản của chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí
Minh. Kế thừa, phát triển chiến lược đại đoàn kết Hồ C