Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước, một trong những nhiệm vụ đầu
tiên mà Bác Hồ đã chỉ đạo là chống giặc đói. Trong các văn kiện quan trọng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm nghèo được nhiều lần đề cập tới. Đảng ta
luôn khẳng định: “khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi
với chăm lo xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về
mức sống giữa các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, các gia đình thuộc
diện chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa bệnh,
từng bước thực hiện điều Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước”. Xuất phát từ quan
điểm trên, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, chương trình trong nỗ lực nhằm
hạn chế và nâng cao chất lượng sống cho người nghèo. Cụ thể là Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày
06/01/2017) và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021
– 2025. Mục tiêu của chương trình là từng bước nâng cao điều kiện sống của người
nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa
thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư đồng thời thể
hiện quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà
Việt Nam đã cam kết [39, 34].
196 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công tác xã hội hỗ trợ sinh kế đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG HỮU DŨNG
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ SINH KẾ
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội, 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG HỮU DŨNG
CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ SINH KẾ
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TỪ THỰC TIỄN
TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 976 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hà Thị Thư
2. TS. Nguyễn Hải Hữu
Hà Nội, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu của tôi với chủ đề Công tác xã hội hỗ
trợ sinh kế đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh là một công trình nghiên
cứu độc lập của cá nhân riêng tôi dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Hà Thị Thư và
TS. Nguyễn Hải Hữu.
Những thông tin, số liệu, dữ liệu trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ
về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp mà nghiên cứu sinh thực hiện đảm
bảo tính khách quan, trung thực. Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh có công
bố một số kết quả trên các tạp chí khoa học của ngành và của lĩnh vực công tác xã
hội. Kết quả nghiên cứu của Luận án này chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác ngoài các công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
Tôi xin cam đoan chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm về kết quả nghiên cứu và
tính xác thực đối với nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu sinh
Đặng Hữu Dũng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG TÁC
XÃ HỘI HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO ...................... 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................... 12
1.1.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước đối với sinh kế người nghèo . 12
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước về công tác xã hội hỗ
trợ sinh kế đối với người nghèo .............................................................. 15
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .................................... 18
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước về sinh kế đối với người
nghèo ....................................................................................................... 18
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước về công tác xã hội hỗ trợ sinh kế
đối với người nghèo ................................................................................ 21
1.3. Đánh giá nghiên cứu tổng quan về công tác xã hội trợ sinh kế
người nghèo ................................................................................................ 25
1.3.1. Những phát hiện của nghiên cứu tổng quan ................................. 25
1.3.2. Những khoảng trống trong nghiên cứu tổng quan ........................ 26
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 27
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ SINH
KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO ................................................................. 28
2.1. Lý luận về sinh kế đối với người nghèo .............................................. 28
2.1.1. Một số khái niệm liên quan tới sinh kế người nghèo ................... 28
2.1.2. Các nguồn vốn sinh kế của người nghèo ...................................... 32
2.2. Lý luận về công tác xã hội hỗ trợ sinh kế đối với người nghèo ........ 35
2.2.1. Một số khái niệm .......................................................................... 35
2.2.2. Một số hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ sinh kế đối với người
nghèo ....................................................................................................... 36
2.2.3. Một số lý thuyết trong hỗ trợ sinh kế người nghèo ...................... 43
2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội hỗ trợ sinh kế với người
nghèo .............................................................................................................. 50
2.3.1. Yếu tố chính sách và việc thực thi chính sách .............................. 51
2.3.2. Yếu tố năng lực nhân viên công tác xã hội ................................... 52
2.3.3. Yếu tố đặc điểm của người nghèo ................................................ 53
2.3.4. Yếu tố cộng đồng .......................................................................... 54
2.3.5. Yếu tố chính quyền địa phương .................................................... 54
2.4. Chính sách, pháp luật trong hỗ trợ sinh kế đối với người nghèo .... 55
2.5. Khung phân tích hoạt động CTXH hỗ trợ sinh kế đối với người nghèo 57
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 59
Chương 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG
HỖ TRỢ SINH KẾ ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI TỈNH QUẢNG
NINH ............................................................................................................ 60
3.1. Mô tả về vấn đề nghèo và đặc điểm khách thể nghiên cứu .............. 60
3.1.1. Mô tả chung về vấn đề nghèo tại địa bàn nghiên cứu .................. 60
3.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu .................................................... 62
3.2. Thực trạng các nguồn vốn sinh kế của người nghèo ........................ 68
3.2.1. Nguồn vốn con người ................................................................... 68
3.2.2. Nguồn vốn xã hội .......................................................................... 72
3.2.3. Nguồn vốn vật chất ....................................................................... 76
3.2.4. Nguồn vốn tài chính ...................................................................... 80
3.2.5. Nguồn vốn tự nhiên ...................................................................... 84
3.3. Thực trạng hoạt động công tác xã hội hỗ trợ sinh kế đối với người
nghèo ............................................................................................................. 86
3.3.1. Hoạt động tư vấn chính sách hỗ trợ sinh kế ................................. 88
3.3.2. Hoạt động biện hộ hỗ trợ sinh kế .................................................. 94
3.3.3. Hoạt động vận động kết nối nguồn lực hỗ trợ sinh kế ................ 100
3.3.4. Hoạt động giáo dục nhóm hỗ trợ sinh kế .................................... 107
3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH trong hỗ trợ
sinh kế đối với người nghèo ...................................................................... 113
3.4.1. Yếu tố thuộc về quy định chính sách ......................................... 114
3.4.2. Yếu tố thuộc về đặc điểm người nghèo ...................................... 116
3.4.3. Yếu tố thuộc về năng lực nhân viên, cán bộ công tác xã hội ..... 118
3.4.4. Yếu tố thuộc về cộng đồng ......................................................... 120
3.4.5. Yếu tố về sự phối hợp của cơ sở, chính quyền địa phương ........ 121
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 123
Chương 4: ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ SINH KẾ
ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHÈO TẠI TỈNH QUẢNG NINH ....................... 124
4.1. Thực nghiệm công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ sinh kế người
nghèo ........................................................................................................... 124
4.1.1. Căn cứ triển khai ứng dụng/thực nghiệm công tác xã hội nhóm hỗ
trợ sinh kế cho người nghèo ................................................................. 124
4.1.2. Thực nghiệm tiến trình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ sinh kế người
nghèo ..................................................................................................... 126
4.1.3. Kinh nghiệm/bài học rút ra sau thực nghiệm .............................. 141
4.2. Một số biện pháp thúc đẩy công tác xã hội hỗ trợ sinh kế đối với
người nghèo ............................................................................................... 142
4.2.1. Những biện pháp chung .............................................................. 142
4.2.2. Nhóm biện pháp cụ thể ............................................................... 143
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................... 154
KẾT LUẬN ................................................................................................ 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................... 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 157
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU ........................................................................ 166
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG NGHIÊN CỨU
STT TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT
1. CSGN Chính sách giảm nghèo
2. CSXH Chính sách xã hội
3. CTXH Công tác xã hội
4. DV CTXH Dịch vụ công tác xã hội
5. HĐ CTXH Hoạt động công tác xã hội
6. NV CTXH Nhân viên công tác xã hội
7. NVCN Nguồn vốn con người
8. NVSK Nguồn vốn sinh kế
9. NVTC Nguồn vốn tài chính
10. NVTN Nguồn vốn tự nhiên
11. NVVC Nguồn vốn vật chất
12. NVXH Nguồn vốn xã hội
13. SKBV Sinh kế bền vững
14. SKNN Sinh kế người nghèo
15. TT CTXH Trung tâm công tác xã hội
16. UBND Uỷ ban nhân dân
DANH MỤC BẢNG TRONG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1: Đặc điểm nhân khẩu học của người nghèo ................................. 63
Bảng 3.2: Đặc điểm nhân khẩu học của người nghèo (tiếp) ....................... 65
Bảng 3.3: Công việc và loại hình công việc của người nghèo .................... 66
Bảng 3.4: Đánh giá về nguồn vốn con người theo khu vực ........................ 71
Bảng 3.5: Đánh giá về nguồn vốn xã hội theo khu vực .............................. 75
Bảng 3.6: Đánh giá về nguồn vốn vật chất theo khu vực ........................... 79
Bảng 3.7: Đánh giá về nguồn vốn tài chính theo khu vực .......................... 82
Bảng 3.8: Các nguồn vốn tự nhiên đối với người nghèo (N = 335) ... Error!
Bookmark not defined.
Bảng 3.9: Đánh giá về nguồn vốn tự nhiên theo khu vực ........................... 86
Bảng 3.10: Tổng hợp cỡ mẫu trong các hoạt động CTXH ......................... 88
Bảng 3.11: Lý do không được tư vấn chính sách (N1 = 67) ....................... 89
Bảng 3.12: Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn chính sách theo khu vực
(N2=268)............................................................................................ 93
Bảng 3.13: Lý do không được biện hộ (N3 = 207) ..................................... 94
Bảng 3.14: Mức độ hài lòng về hoạt động biện hộ theo khu vực
(N4=128) ......................................................................................... 100
Bảng 3.15: Lý do không được kết nối hỗ trợ nguồn lực (N5 = 58) .......... 101
Bảng 3.16: Mức độ hài lòng về hoạt động kết nối nguồn lực theo khu vực
(N6=277).......................................................................................... 106
Bảng 3.17: Lý do không được tham gia hoạt động giáo dục nhóm (N7 =
253) ................................................................................................. 108
Bảng 3.18: Mức độ hài lòng về hoạt động giáo dục nhóm theo khu vực
(N8=82) ........................................................................................... 112
Bảng 3.19: Yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động công tác xã hội .................... 113
DANH MỤC BIỂU TRONG NGHIÊN CỨU
Biểu 3.1 và 3.2 Trình độ học vấn và Trình độ học nghề 68
Biểu 3.3 và 3.4 Tình trạng sức khoẻ và Tần số bị bệnh 69
Biểu. 3.5 và 3.6 Giao tiếp với bạn bè và Giao tiếp với hàng xóm 71
Biểu. 3.7 và 3.8 Giao tiếp với chính quyền địa phương và giao tiếp với
cán bộ, nhân viên CTXH
73
Biểu. 3.9 và 3.10 Tài sản phục vụ sinh hoạt của gia đình và tài sản phục
vụ giải trí của gia đình
75
Biểu. 3.11 Tài sản phục vụ kinh doanh của gia đình 77
Biểu. 3.12 Thu nhập bình quân 79
Biểu 3.13 Nguồn thu nhập chính của gia đình 81
Biểu 3.14 Nội dung các chính sách được tư vấn 88
Biểu 3.15 Mức độ hài lòng về hoạt động tư vấn chính sách 89
Biểu 3.16 Nội dung biện hộ 93
Biểu 3.17 Mức độ hài lòng về hoạt động của hoạt động biện hộ 95
Biểu 3.18 Những nguồn lực được nhận 99
Biểu 3.19 Mức độ hài lòng về hoạt động của hoạt động kết nối
hỗ trợ nguồn lực
101
Biểu 3.20 Nội dung được giáo dục nhóm 106
Biểu 3.21 Mức độ hài lòng về hoạt động của hoạt động giáo dục
nhóm
108
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước, một trong những nhiệm vụ đầu
tiên mà Bác Hồ đã chỉ đạo là chống giặc đói. Trong các văn kiện quan trọng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, vấn đề xóa đói giảm nghèo được nhiều lần đề cập tới. Đảng ta
luôn khẳng định: “khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi
với chăm lo xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về
mức sống giữa các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, các gia đình thuộc
diện chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh
phúc, ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa bệnh,
từng bước thực hiện điều Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước”. Xuất phát từ quan
điểm trên, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, chương trình trong nỗ lực nhằm
hạn chế và nâng cao chất lượng sống cho người nghèo. Cụ thể là Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày
06/01/2017) và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021
– 2025. Mục tiêu của chương trình là từng bước nâng cao điều kiện sống của người
nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa
thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư đồng thời thể
hiện quyết tâm trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà
Việt Nam đã cam kết [39, 34].
Sau nhiều thập kỷ liên tục giảm, số người rơi vào cảnh nghèo đói tăng trở lại
vào năm 2015, chủ yếu do biến đổi khí hậu và chiến tranh. Theo ước tính, trên thế
giới hiện nay vẫn còn 1,3 tỷ người vẫn đang sống trong nghèo đa chiều. Họ không
chỉ nghèo về thu nhập mà còn thiếu thốn về y tế, giáo dục và mức sống. Họ cũng dễ
bị bỏ lại phía sau khi bị ốm đau, mất việc hoặc thiên tai [110]. Báo cáo của Liên hợp
quốc chỉ ra tình trạng nghèo đói và suy dinh dưỡng diễn ra trên diện rộng tại châu
Phi, tác động tới 20% dân số châu lục này và tại châu Á, tác động tới 12% dân số.
Trong khi đó, tình trạng mất an ninh lương thực khiến tổng cộng hơn 2 tỷ người (với
8% tập trung ở Bắc Mỹ và châu Âu) thường xuyên không được tiếp nhận đủ dưỡng
chất, thực phẩm an toàn. Đặc biệt, tình trạng suy giảm an ninh lương thực tại Mỹ
Latinh và Caribe đã tác động tới 42,5 triệu người trong khu vực này. Tổ chức Lương
2
thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo tại Mỹ Latinh và Caribe, tỷ lệ
người thiếu ăn đã tăng trong vài năm qua, chủ yếu là tại Nam Mỹ, nơi tỷ lệ người
chịu đói tăng từ 4,6% vào năm 2013 lên mức 5,5% năm 2018. Trong 15 năm đầu tiên
của thế kỷ này, Mỹ Latinh đã giảm được tới một nửa tỷ lệ người thiếu ăn, tuy nhiên
kể từ năm 2014 tỷ lệ người bị đói lại gia tăng trở lại [78]. Đối với Việt Nam, theo kết
quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020, số hộ nghèo ở Việt Nam vẫn còn
761.322 hộ trong đó Hộ nghèo về thu nhập là 716.920; hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản: 44.402 hộ.
Quảng Ninh luôn được đánh giá về tốc độ tăng trưởng khá cao về kinh tế cũng
như trong lĩnh vực giảm nghèo so với các địa bàn khác trong cả nước. Năm 2019
Quảng Ninh đã bố trí cho chương trình nông thôn mới và mục tiêu quốc gia giảm
nghèo là khoảng gần 600 tỷ từ nguồn vốn ngân sách, chưa kể các nguồn vốn tín dụng
ưu đãi. Tuy nhiên nghèo đói vẫn còn là một trong những vấn đề còn tồn tại của địa
phương. Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh trong báo số 253/BC-
LĐTBXH ngày 29 tháng 11 năm 2019, toàn tỉnh có 1896 hộ nghèo chiếm 0,52% tổng
số hộ dân toàn tỉnh. Trong đó số hộ nghèo ở thành thị là 483 hộ chiếm 0,20% số hộ
dân thành thị, số hộ nghèo ở nông thôn là 1413 hộ chiếm 1,19% số hộ dân vùng nông
thôn [36]. Mặc dù số lượng hộ nghèo có giảm nhưng vẫn có những hộ tái nghèo và
trên thực tế vấn đề giảm nghèo còn khá phức tạp. Đặc biệt là một số địa bàn của
Quảng Ninh tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao cũng như có những yếu tố đặc thù hạn chế
hiệu quả của việc giảm nghèo như Ba Chẽ, Vân Đồn, Hạ Long Bài học kinh nghiệm
cho thấy việc quan tâm tới sinh kế của người nghèo là một trong những mô hình hữu
hiệu nhằm giảm nghèo bền vững. Các hoạt động can thiệp cần gắn với các chương
trình, hoạt động không chỉ là thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập của người dân hay
hỗ trợ các mô hình hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt mà cần phải quan tâm tới các
nguồn vốn xã hội, vốn con người thông qua các hoạt động công tác xã hội [89],
[90]. Kể từ khi Chính phủ ban hành Quyết định 32/2010 và Quyết định 112/2021 thì
Quảng Ninh là một trong những địa phương rất tích cực trong việc phát triển nghề
CTXH [37], [40]. Tuy nhiên để đẩy mạnh và chuyên nghiệp hoá các hoạt động CTXH
hỗ trợ cho người nghèo nói chung và sinh kế cho người nghèo nói riêng trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh thì rất cần có sự quan tâm cũng như có các nghiên cứu chuyên sâu trong
lĩnh vực này.
3
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nói trên, luận án sẽ tập trung
nghiên cứu về Công tác xã hội hỗ trợ sinh kế đối với người nghèo từ thực tiễn tỉnh
Quảng Ninh. Nội dung nghiên cứu của luận án sẽ phân tích thực trạng một số nguồn
vốn sinh kế của người nghèo nhưng đối tượng nghiên cứu chính của luận án sẽ tập
trung đánh giá các hoạt động hỗ trợ sinh kế trong lĩnh vực CTXH để từ đó đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH hỗ trợ các nguồn vốn sinh kế đối
với người nghèo tại tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục đích, nhiệm vụ, câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động
CTXH hỗ trợ sinh kế đối với người nghèo từ đó triển khai hoạt động thực nghiệm
CTXH nhóm trong hỗ trợ sinh kế người nghèo và đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả CTXH hỗ trợ sinh kế đối với người nghèo tại Quảng Ninh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp các tài liệu, thông tin đánh giá về các vấn đề lý luận liên quan tới
sinh kế và hoạt động CTXH hỗ trợ sinh kế người nghèo
Nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động CTXH hỗ trợ sinh kế đối với người
nghèo tại tỉnh Quảng Ninh.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động CTXH hỗ trợ sinh kế đối với
người nghèo tại Quảng Ninh.
Ứng dụng thực nghiệm phương pháp CTXH nhóm trong việc hỗ trợ sinh kế
cho một nhóm người nghèo cụ thể có nhu cầu được hỗ trợ sinh kế.
Tổng hợp kết quả nghiên cứu để đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao
hiệu quả CTXH trong việc hỗ trợ sinh kế cho người nghèo ở Quảng Ninh
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Nguồn vốn sinh kế của người nghèo ở Quảng Ninh hiện nay đang
như thế nào?
Câu hỏi 2: Các hoạt động CTXH hỗ trợ sinh kế cho người nghèo tại Quảng
Ninh hiện nay đang được triển khai ở mức độ nào?
Câu hỏi 3: Những yếu tố nào ảnh hưởng CTXH hỗ trợ sinh kế đối với người
nghèo ở Quảng Ninh
Câu hỏi 4: Việc ứng dụng phương pháp CTXH nhóm sẽ tăng hiệu quả hỗ trợ
sinh kế cho người nghèo như thế nào?
4
2.4. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Hiện nay sinh kế người nghèo ở Quảng Ninh đang gặp phải một
số vấn đề về nguồn vốn tài chính và nguồn vốn vật chất
Giả thuyết 2: Các hoạt động CTXH đang dần chứng minh được hiệu quả trong
việc hỗ trợ sinh kế người ng