Đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK là một trong những nền tảng cơ
bản tạo nền móng cho ngành học tài chính doanh nghiệp và lý thuyết đầu tư. Kết
quả thành công của các công ty quản lý đầu tư, các công ty chứng khoán, phụ
thuộc phần lớn vào khả năng phân bổ, nắm giữ tài sản và đa dạng hóa danh mục đầu
tư trên TTCK của các công ty đó. Chính từ vai trò quan trọng và sự phong phú
trong hoạt động đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK của thị trường, dẫn đến
nhiều trường phái, phương pháp đã được phát triển trong lý thuyết tài chính để đánh
giá, phân tích về cách thức xây dựng, đo lường, so sánh hoạt động đa dạng hóa danh
mục đầu tư. Từ sự đa dạng trong các quan điểm học thuật về đa dạng hóa danh mục
đầu tư trên TTCK dẫn đến các nghiên cứu thực chứng trong lĩnh vực này cũng rất
đa dạng và sinh động
276 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đa dạng hóa danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Lưu Tuấn Linh
Sinh ngày: 15/09/1983
Là học viên nghiên cứu sinh khóa 2014 - 2018 của Học viện Ngân hàng.
Cam đoan luận án “Đa dạng hóa danh mục đầu tư trên thị trường chứng
khoán Việt Nam”
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng; Mã số: 9340201
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Kiều Hữu Thiện và TS. Đào Lê Minh
Là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc
lập riêng; không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung
ở bất kỳ đâu; các số liệu, nguồn trích dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn
gốc rõ ràng, minh bạch.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi.
Hà nội, ngày tháng .. năm 2018
Tác giả
Lưu Tuấn Linh
2
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Kiều Hữu Thiện
và TS. Đào Lê Minh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong
suốt thời gian tôi nghiên cứu để triển khai, phát triển và hoàn thiện luận án.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô của Học viện Ngân
hàng nói chung và Khoa Sau đại học nói riêng, những người đã truyền đạt tri thức
và kinh nghiệm nghiên cứu cho tôi trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu tại
trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô trong Hội đồng chuyên đề
tiến sĩ, Hội đồng luận án tiến sĩ cấp bộ môn và các Thầy, Cô phản biện độc lập đã
có những ý kiến phản biện, góp ý và chỉ dẫn vô cùng quý báu, giúp tôi hoàn thiện
nội dung luận án.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã luôn ở bên động viên tôi
vượt qua những khó khăn; xin cảm ơn các bạn và đồng nghiệp nơi tôi công tác đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có thời gian để hoàn thành luận án.
Hà nội, ngày tháng .. năm 2018
Tác giả
Lưu Tuấn Linh
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
1.1. Bối cảnh học thuật
Đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK là một trong những nền tảng cơ
bản tạo nền móng cho ngành học tài chính doanh nghiệp và lý thuyết đầu tư. Kết
quả thành công của các công ty quản lý đầu tư, các công ty chứng khoán, phụ
thuộc phần lớn vào khả năng phân bổ, nắm giữ tài sản và đa dạng hóa danh mục đầu
tư trên TTCK của các công ty đó. Chính từ vai trò quan trọng và sự phong phú
trong hoạt động đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK của thị trường, dẫn đến
nhiều trường phái, phương pháp đã được phát triển trong lý thuyết tài chính để đánh
giá, phân tích về cách thức xây dựng, đo lường, so sánh hoạt động đa dạng hóa danh
mục đầu tư. Từ sự đa dạng trong các quan điểm học thuật về đa dạng hóa danh mục
đầu tư trên TTCK dẫn đến các nghiên cứu thực chứng trong lĩnh vực này cũng rất
đa dạng và sinh động.
1.2. Bối cảnh thực tiễn
Sau hơn 15 năm trưởng thành và phát triển, TTCK Việt Nam đã ghi nhận
những thay đổi lớn cả về qui mô bề rộng lẫn chiều sâu với tốc độ phát triển được
đánh giá là nhanh nhất trong nhóm thị trường biên (frontier markets) và thị trường
mới nổi (emerging markets). Quy mô TTCK Việt Nam có bước tăng trưởng mạnh
mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng,
đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững.
Trong giai đoạn 2000-2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP.
Tuy nhiên, quy mô vốn hóa thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7%
GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 43% GDP vào năm 2007. Tổng
vốn hoá của thị trường niêm yết trong năm 2016 đạt hơn 1,76 triệu tỷ đồng tương
đương 42% GDP, tăng 345.000 tỷ đồng (26,6%), tương ứng tăng khoảng hơn 15 tỷ
USD so với cuối năm 2015; và đạt 74,6% GDP vào cuối năm 2017. Mặc dù đã có
4
những bước phát triển nhảy vọt nhưng TTCK còn nhiều biến động và hạn chế về
thanh khoản đặc biệt khi thị trường điều chỉnh hoặc có dấu hiệu suy giảm. Bên cạnh
đó, hàng hóa niêm yết trên TTCK chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng
nhu cầu đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK và phòng ngừa rủi ro của nhà đầu
tư (các sản phẩm phái sinh chưa đa dạng). Các dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư trên
thị trường còn nghèo nàn (chưa có nghiệp vụ bán khống, vay ký quỹ, bán trước
ngày hoàn tất giao dịch,), tính minh bạch của thị trường chưa đáp ứng nhu cầu
của công chúng đầu tư.
Với thị trường phát triển nhanh và đầy biến động như đề cập ở trên, việc hệ
thống hóa được cơ sở lý thuyết và các bài học kinh nghiệm, đồng thời lựa chọn và
áp dụng vào hoạt động đa dạng hóa đầu tư trong quá trình quản lý, điều hành của
các nhà đầu tư chuyên nghiệp (Công ty chứng khoán, Công ty quản lý quĩ, Quĩ đầu
tư,) tại TTCK Việt Nam là nhu cầu rất cần thiết. Mặt khác, việc nghiên cứu, rà
soát thực trạng hoạt động đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK Việt Nam trong
thời gian qua, tìm ra những điểm tích cực và những vấn đề tồn tại, khó khăn, thách
thức cũng như cơ hội mà có khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt
động đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết,
góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả
hoạt động cho nhà đầu tư nói riêng và toàn thị trường nói chung; qua đó hỗ trợ duy
trì tăng trưởng kinh tế bền vững. Ngoài ra, việc xây dựng và hệ thống hóa được
những nghiên cứu về lý thuyết được áp dụng trong thực tiễn quản trị, phân bổ tài
sản và đa dạng hóa đầu tư cũng góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện và phát
triển công tác nghiên cứu khoa học tại Việt Nam trong lĩnh vực này.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Đa dạng hóa danh
mục đầu tư trên TTCK trên thị trường chứng khoán Việt nam” làm Luận án tiến
sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu và khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu
2.1 Nghi n ứu nƣớ ngo i
5
Các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đối với lý thuyết đa
dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK trên thế giới khá phong phú, tuy nhiên kết
quả rất khác nhau tùy từng nước và vùng lãnh thổ:
Lee, Fah và Chong (2016) đã sử dụng mô hình CAPM và mô hình trung bình
phương sai của Markowitz để xem xét, đánh giá hiệu quả của hoạt động đa dạng
hóa danh mục đầu tư trên TTCK tại Malaysia thông qua sử dụng chuỗi số liệu theo
tuần của 60 cổ phiếu trong giai đoạn từ 1/1/2010 - 31/12/2014. Chỉ số thị trường
được tham chiếu là chỉ số FBM KLCI, tài sản phi rủi ro là lãi suất lấy từ Ngân hàng
Trung ương Malaysia..
Verchenko (2000) sử dụng phương pháp tương quan đơn giản và phương
pháp đồng liên kết để đo lường mối tương quan giữa cổ phiếu của 10 thị trường mới
nổi ở châu Âu, gồm Ukraina, Lithuania, Estonia, Latvia, Poland, Hungary,
Slovenia, Nga và Cộng hòa Séc, với chuỗi số liệu theo tuần của các chỉ số chứng
khoán của 10 nước trong giai đoạn từ tháng 4/1997 - 1/2000.
Zaimovic, Berio và Mustafic (2017) sử dụng lý thuyết mô hình trung bình
phương sai của Markowitz và kỹ thuật phân tích cấu phần cơ bản (PCA) để xem xét
lợi ích và đánh giá hiệu quả của hoạt động đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK
tại các thị trường mới nổi ở Đông Nam Âu (South East Europe, còn gọi tắt là SEE).
Nghiên cứu dựa trên số liệu về tỷ suất sinh lợi theo tháng của 47 cổ phiếu của các
nước Đông Nam Âu (gồm Croatia, Serbia, Montenegro, Macedonia và Bosnia-
Herzegovina) và giá trị của 23 chỉ số chứng khoán trong giai đoạn từ 1/1/2006 -
1/4/2016, bao gồm cả các chỉ số của các thị trường lớn nhất trên thế giới đại diện
cho Mỹ, Anh, Đức, Australia, Nhật Bản và Italia.
Zhou (2010) đã xem xét tối ưu hóa danh mục đầu tư trên TTCK cổ phiếu
quốc tế trên vai trò của nhà đầu tư Trung Quốc, sử dụng chuỗi số liệu theo tháng
của 3 thị trường lớn thế giới (Mỹ, châu Âu, Trung Quốc) trong giai đoạn từ tháng
12/1990 - 12/2007. Nghiên cứu sử dụng khung khổ phân tích danh mục đầu tư trên
6
TTCK của Markowitz (1952) và sử dụng 3 phương pháp phân tích: phương pháp
Black, phương pháp Lagrange và phương pháp Solver.
Sử dụng mô hình lựa chọn danh mục đầu tư trên TTCK của Markowitz
(1952) và những hàm ý của Lý thuyết danh mục đầu tư trên TTCK hiện đại,
Hallinan (2011) xây dựng 6 danh mục đầu tư trên TTCK (bao gồm cổ phiếu của các
thị trường mới nổi) được xây dựng để đo lường lợi ích của việc đa dạng hóa danh
mục đầu tư trên TTCK trong việc giải quyết mối quan hệ tương quan đánh đổi giữa
rủi ro và suất sinh lợi của danh mục.
Porwal (2014) đã tiến hành nghiên cứu các đặc điểm của các thị trường biên
khi so sánh với các thị trường mới nổi để đạt được hiệu quả tối ưu cho hoạt động đa
dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK cho các nhà đầu tư. Nghiên cứu sử dụng lý
thuyết danh mục đầu tư trên TTCK của Markowitz (1952) với chuỗi số liệu của các
thị trường biên ở châu Á, châu Âu, châu Phi cận sa mạc Sahara, châu Mỹ Latinh
trong giai đoạn 11/2008-11/2013.
Randolph (2011) đã sử dụng mô hình trung bình phương sai của Markowitz
(1952) để xem xét đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK của các cổ phiếu trên
thị trường biên châu Phi. Chuỗi số liệu theo tuần được xem xét trong giai đoạn
10/1996-10/2011, áp dụng cho 10 thị trường biên châu Phi (gồm Botswana, Ghana,
Ivory Coast, Kenya, Mauritius, Morocco, Mamibia, Nigeria, Tunisia và Zambia).
Tác giả xây dựng danh mục đầu tư trên TTCK bao gồm 10 thị trường này, sau đó
xây dựng danh mục đầu tư trên TTCK đa dạng hóa thêm Nam Phi và các cổ phiếu
quốc tế. Mills (2015) có cùng kết luận về lợi ích của việc đa dạng hóa danh mục đầu
tư trên TTCK của 24 cổ phiếu đại diện cho 38 nước châu Phi trong giai đoạn 2000-
2014.
Hearn và Piesse (2008) đã sử dụng 3 mô hình khác nhau, mô hình không áp
dụng điều kiện phân phối chuẩn, mô hình có điều kiện GARCH và mô hình có điều
kiện CAPM để xem xét, đánh giá khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư trên
TTCK tối ưu trên cơ sở kết hợp giữa cổ phiếu của Nam Phi (nước lớn nhất trong
7
cộng đồng SADC) và các thị trường nhỏ như Swaziland, Namibia và Mozambique
(các nước nhỏ hơn trong cộng đồng SADC) trong giai đoạn 1992-2007. Các mẫu
quan sát được chia thành hai nhóm: Nhóm cổ phiếu của Nam Phi và Namibia, nhóm
còn lại là các thị trường nhỏ hơn là Swaziland và Mozambique vì nhóm 2 nước đầu
tiên có tỷ suất sinh lợi và độ lệch chuẩn tương đương nhau, trong khi nhóm nước
thứ 2 có các giá trị này cao hơn.
Gupta, Jithendranathan và Sukumaran (2005) đã sử dụng mô hình GARCH
và xây dựng danh mục đầu tư trên TTCK đa dạng hóa tối ưu để xem xét lợi ích đa
dạng hóa đầu tư của thị trường biên châu Phi của các nhà đầu tư Australia. Nghiên
cứu xem xét chuỗi số liệu về tỷ suất sinh lợi theo ngày của ASX 300 và tỷ suất sinh
lợi theo ngày của chỉ số thị trường biên cho giai đoạn tháng 1/1997 – 4/2011 với 10
thị trường biên ở châu Phi gồm: Colombia, Jordan, Nigeria, Pakistan, Sri Lanka,
Ecuado, Estonia, Lthuania, Romania và Kenya.
Sirinonthakan (2014) đã xem xét sự khác nhau trong phân bổ tài sản để đa
dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK khi nhà đầu tư ở một nước thành viên
ASEAN chỉ có thể đầu tư vào quỹ chỉ số quốc gia hoặc khi nhà đầu tư chỉ đầu tư
vào các cổ phiếu riêng lẻ. Do tỷ suất sinh lợi của hầu hết các tài sản trong nghiên
cứu đều không phân phối chuẩn, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp PGP
(Polynomial Goal Programing) để xử lý chuỗi số liệu.
Baig, Bilal và Asiam (2016) đã xem xét mối tương quan giữa cổ phiếu của
thị trường mới nổi Ấn Độ (SENSEX) và cổ phiếu của thị trường biên Pakistan
(KSE100) và Sri Lanka (CSE) để tìm kiếm cơ hội đa dạng hóa danh mục đầu tư trên
TTCK hiệu quả. Nghiên cứu sử dụng số liệu về tỷ suất sinh lợi theo tuần trong giai
đoạn 2000-2014 và kỹ thuật đồng liên kết Johanson, kiểm định nhân quả Granger
và kiểm định phân rã phương sai.
2.2. Nghi n ứu trong nƣớ
Các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đối với lý thuyết đa
dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK tại Việt Nam là chưa nhiều. Võ Thị Thúy
8
Anh (2012) đã ứng dụng lý thuyết trung bình-phương sai để lựa chọn cổ phiếu
thống trị. Dữ liệu tác giả sử dụng thực nghiệm là 3 năm (2009-2011) cho các cổ
phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội
từ 31/12/2008 trở về trước. Triệu Kim Lanh (2011) đã vận dụng các lý thuyết danh
mục đầu tư trên TTCK Việt Nam, trong đó sử dụng lý thuyết Markowitz để tính
toán thu nhập kỳ vọng và rủi ro của danh mục đầu tư, tìm tỷ trọng phân bổ tối ưu tài
sản trong danh mục đầu tư. Ngô Đăng Hoàng (2013) đã ứng dụng lý thuyết danh
mục đầu tư trên TTCK Markowitz để xây dựng danh mục đầu tư trên TTCK với
mong muốn tìm giải pháp lựa chọn danh mục đầu tư trên TTCK hiệu quả trên
TTCK Việt Nam. Lê Quý (2013) đã kết hợp lý thuyết Markowitz với phân tích
chứng khoán theo cách tiếp cận Top-down để xây dựng danh mục đầu tư trên
TTCK hiệu quả cho nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam. Hoàng Thanh Dương
(2005) đã ứng dụng lý thuyết danh mục đầu tư trên TTCK Markowitz để thực
nghiệm xây dựng đường biên hiệu quả, danh mục đầu tư trên TTCK tối ưu và
đường thị trường vốn cho TTCK Việt Nam sử dụng dữ liệu 20/4/2004 - 23/2/2005.
Võ Thái Phong (2011) đã vận dụng lý thuyết danh mục đầu tư trên TTCK
Markowitz xây dựng danh mục đầu tư trên TTCK hiệu quả cho nhà đầu tư với
chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, dữ
liệu quan sát từ năm 2004 đến năm 2011. Trần Văn Trí (2015) ứng dụng mô hình
định giá tài sản vốn và lý thuyết danh mục đầu tư trên TTCK Markowitz thực
nghiệm xây dựng và quản lý danh mục đầu tư trên TTCK Việt Nam sử dụng số liệu
từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội giai đoạn 2008-
2013. Trương Đông Lộc và Trần Thị Hạnh Phúc (2012) đã kiểm định mối quan hệ
giữa lợi nhuận và rủi ro của cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh dựa trên mô hình định giá tài sản vốn sử dụng số liệu là
chỉ số HOSE và giá của 80 cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh từ 2/1/2007 đến 31/12/2009, tần suất quan sát theo tuần
2.3. Khoảng trống nghi n ứu ủ ề t i
9
Các nhà nghiên cứu và thực nghiệm trong nước đã tiếp cận các lý thuyết
danh mục đầu tư trên TTCK hiện đại để xây dựng, quản lý và đa dạng hóa danh
mục đầu tư trên TTCK chứng khoán. Tuy nhiên, các nghiên cứu ứng dụng thực tiễn
tại TTCK Việt Nam chưa nhiều, phạm vi khảo sát ứng dụng giới hạn trong một
nhóm nhỏ các chứng khoán nhất định. Đồng thời, cũng chưa có nghiên cứu nào tại
Việt Nam hệ thống hóa được một cách đầy đủ lý thuyết danh mục đầu tư trên
TTCK hiện đại về đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK tại TTCK Việt Nam đã
được áp dụng cụ thể như thế nào.
Một trong những số ít nghiên cứu về đa dạng hóa danh mục đầu tư trên
TTCK Việt Nam trong thời gian gần đây là nghiên cứu của Trần Văn Trí (2015) về
“Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư trên TTCK ở Việt Nam”. Tuy nhiên,
nghiên cứu này chưa hệ thống hóa được đầy đủ các lý thuyết về đa dạng hóa danh
mục đầu tư trên TTCK, các ưu, nhược điểm của từng lý thuyết, những ứng dụng
thực tiễn cũng như các bằng chứng thực nghiệm về đa dạng hóa danh mục đầu tư
trên TTCK của các thị trường thế giới mà có điều kiện tương đồng với Việt Nam.
Đồng thời, nghiên cứu này cũng chưa đề cập đến hoạt động đa dạng hóa danh mục
đầu tư trên TTCK ở Việt Nam một cách toàn diện trên góc độ thị trường lẫn góc độ
khung khổ pháp lý. Nghiên cứu của Trần Văn Trí (2015) mới chỉ dừng ở việc khai
thác khía cạnh kỹ thuật xây dựng và quản lý danh mục đầu tư trên TTCK. Bên cạnh
đó, nghiên cứu của Trần Văn Trí (2015) cũng chỉ dừng lại ở việc kiểm định lý
thuyết định giá tài sản vốn đối với danh mục đầu tư trên TTCK gồm các tài sản rủi
ro, chưa tổng kết hóa được một cách hệ thống các bài học kinh nghiệm về xây dựng
và quản lý danh mục đầu tư trên TTCK, đa dạng hóa tại các nước mới nổi và thị
trường biên, đồng thời chưa đề cập đến ảnh hưởng của các tài sản phi rủi ro cũng
như các điều kiện ràng buộc khác trong quá trình xây dựng và quản lý danh mục
đầu tư trên TTCK nói riêng và kết quả của danh mục nói chung.
Đây có thể kết luận là khoảng trống cơ bản để luận án tiếp tục khai thác và
đưa vào nghiên cứu và xử lý trong thực tiễn tại Việt Nam.
2.4. Câu hỏi nghiên cứu
10
Luận án dự kiến tập trung phân tích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính
sau đây:
Q1: Với xu hướng biến động của TTCK Việt Nam liệu có thể xây dựng/lựa chọn
các chứng khoán để từ đó quản lý 1 danh mục chứng khoán đa dạng hóa có
kết quả đầu tư vượt trội thị trường (về mức sinh lợi và rủi ro)? Danh mục
chứng khoán được xây dựng trên nguyên tắc đa dạng hóa này có đáp ứng
được yêu cầu lý thuyết đề ra (các chứng khoán trong danh mục phải có phân
phối chuẩn, có mức độ tương quan thấp, có tính thanh khoản cao)?
Q2: Danh mục đa dạng hóa này liệu có bền vững theo thời gian và có khả năng
lặp lại kết quả (về mức sinh lợi và rủi ro) vượt trội so với thị trường theo thời
gian, đặc biệt là trong giai đoạn nghiên cứu của Luận án (2007-2017)?
Q3: Mức lợi tức phi rủi ro của thị trường sẽ tác động như thế nào đến quyết định
phân bổ tài sản nhằm đa dạng hóa danh mục và từ đó tác động đến kết quả
của danh mục được đa dạng hóa ra sao trong giai đoạn nghiên cứu này (2007-
2017)? Theo đó, Luận án chỉ ra chính sách tiền tệ (chính sách lãi suất) đã tác
động như thế nào đối với hoạt động đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK
tại Việt Nam?
Q4: Chiến lược bán khống tại thị trường Việt Nam có hỗ trợ nhà quản lý danh
mục đầu tư trên TTCK chiến thắng được thị trường trong quá trình đa dạng
hóa danh mục? Thực tiễn bán khống trong quản trị danh mục tại TTCK Việt
Nam gặp những hạn chế, rào cản nào?
Q5: Suất sinh lợi của danh mục đa dạng hóa được xây dựng và quản trị biến động
nhanh hơn hay chậm hơn hay đồng nhất so với suất sinh lợi của thị trường
trong giai đoạn nghiên cứu (2007-2017)? Nói cách khác, các kết quả kiểm
định về hệ số của danh mục được đa dạng hóa có thực sự khẳng định được
giả thuyết này?
11
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với bối cảnh học thuật cũng như thực tiễn tại TCCK Việt Nam như đề cập ở
trên, mục tiêu nghiên cứu của Luận án là hệ thống hóa các trường phái lý thuyết bàn
luận về hoạt động đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK của nhà đầu tư; đồng
thời tổng kết các nghiên cứu thực chứng vận dụng các lý thuyết này tại các nền kinh
tế có điều kiện tương đồng như Việt Nam (các nước mới nổi và thị trường biên) để
rút ra các nhận định về quy luật chung cũng như đặc điểm riêng có tại từng thị
trường đặc thù, từ đó Luận án rút ra các bài học kinh nghiệm về đa dạng hóa danh
mục đầu tư trên TTCK cho trường hợp của Việt Nam. Mục tiêu tiếp theo của Luận
án là làm rõ thực trạng hoạt động đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK của các
tổ chức, nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam, qua đó chỉ ra những kết quả đạt được,
những vấn đề còn tồn tại và những nguyên nhân dẫn đến hạn chế để từ đó đề xuất
các giải pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư trên TTCK Việt Nam đối với nhà đầu
tư. Trên cơ sở đó, Luận án hướng đến mục tiêu tìm kiếm các mô hình lý thuyết cũng
như mô hình phân tích thực chứng phù hợp với điều kiện, bối cảnh của TTCK Việt
Nam để ứng dụng các mô hình này đặc biệt là 2 mô hình chính về Định giá tài sản
vốn và Lý thuyết danh mục đầu tư trên TTCK Markowitz để tiến hành thực nghiệm
xây dựng, kiểm định, phân tích và so sánh kết quả đa dạng hóa danh mục đầu tư
trên TTCK Việt Nam biến động qua các giai đoạn và chu kỳ phát triển của TTCK
Việt Nam.
Sau khi tiến hành nghiên cứu thực chứng việc xây dựng danh mục đầu tư
trên TTCK đa dạng hóa áp dụng đối với trường hợp của Việt Nam trong giai đoạn
2007–2017 từ các nền tảng lý thuyết và các mô hình thực nghiệm nêu trên, Luận án
tiếp tục tiến hành kiểm định, so sánh kết quả của danh mục đầu tư trên TTCK được
xây dựng trên nền tảng đa dạng hóa này với kết quả chung của toàn TTCK Việt
Nam. Trên cơ sở đó, Luận án thực hiện mục tiêu cuối cùng là rút ra những nhận
định, kết luận về lợi thế của việc tuân thủ và áp dụng nguyên tắc đa dạng hóa danh
mục đầu tư trên TTCK Việt Nam.