Nguyễn Sơn (1948), Dân quân một lực lượng chiến lược [142]. Trong cuốn sách, tác giả đã trình bày một cách có hệ thống và cụ thể về vai trò, tính chất, nhiệm vụ, công tác dân quân trong xây dựng và chiến đấu; mối quan hệ giữa dân quân và vệ quốc quân; trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam tham gia xây dựng lực lượng dân quân. Theo tác giả, để tổ chức, lãnh đạo mọi người dân đều tham gia được chiến tranh, cần phải có tổ chức dân quân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong điều kiện đất nước có chiến tranh, gia nhập dân quân là nghĩa vụ của mọi người, những công dân từ 18 đến 45 tuổi đều phải ở trong dân quân, tổ chức dân quân không những chỉ tổ chức ở làng, xã mà còn ở cả các thị trấn, các cơ quan, nhà trường, đồng thời, tùy theo nhu cầu khách quan mà quyết định.
Võ Nguyên Giáp (1967), Vai trò chiến lược của dân quân tự vệ trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta [112]. Tác giả khẳng định, DQTV là một lực lượng chiến lược trong đấu tranh vũ trang cách mạng của Việt Nam, là hình thức đầu tiên của các lực lượng vũ trang cách mạng ở Việt Nam, là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh du kích sau lưng địch để bảo vệ hậu phương rộng lớn và là công cụ chuyên chính chủ yếu của chính quyền nhân dân ở cơ sở. Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước, tác giả cho rằng phải ra sức xây dựng lực lượng DQTV lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Trong đó, phải tăng cường giáo dục chính trị; có tổ chức, biên chế thích hợp và trang bị ngày càng cải tiến; coi trọng công tác huấn luyện quân sự; thực hiện tốt khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài học [8]. Ở công trình này, các tác giả khẳng định dân quân du kích, DQTV là lực lượng nền tảng của toàn dân đánh giặc; lực lượng chiến lược rất quan trọng xây dựng, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, nền quốc phòng toàn dân; là công cụ bạo lực vũ trang bảo vệ Đảng, chính quyền cách mạng, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân ở cơ sở; là lực lượng xung kích trong lao động, sản xuất. Đồng thời, nhấn mạnh trong chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân, tổ chức, phát triển dân quân, du kích, tự vệ là biểu hiện tập trung xây dựng, phát triển bạo lực cách mạng của quần chúng, xây dựng lực lượng làm chủ bản làng, đường phố, đánh địch mọi nơi, mọi lúc, kết hợp và giúp sức quần chúng đấu tranh chống quân xâm lược trên mọi lĩnh vực.
235 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ từ năm 2010 đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN NHƯ PHƯƠNG
§¶NG Bé THµNH PHè Hµ NéI L·NH §¹O X¢Y DùNG
LùC L¦îNG D¢N QU¢N Tù VÖ Tõ N¡M 2010 §ÕN N¡M 2020
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - NĂM 2023
xa138
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN NHƯ PHƯƠNG
§¶NG Bé THµNH PHè Hµ NéI L·NH §¹O X¢Y DùNG
LùC L¦îNG D¢N QU¢N Tù VÖ Tõ N¡M 2010 §ÕN N¡M 2020
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 922 90 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS Trần Văn Rạng
2. PGS, TS Nguyễn Xuân Tú
HÀ NỘI - NĂM 2023
HÀ NỘI - NĂM 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đúng quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Như Phương
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
10
1.2.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
27
Chương 2
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (2010 - 2015)
33
2.1.
Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
33
2.2.
Đảng bộ thành phố Hà Nội chỉ đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
61
Chương 3
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ (2015 - 2020)
89
3.1.
Những yếu tố mới tác động và chủ trương xây dựng lực lượng dân quân tự vệ của Đảng bộ thành phố Hà Nội
89
3.2.
Sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
107
Chương 4
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
140
4.1.
Nhận xét Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (2010 - 2020)
140
4.2.
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ (2010 - 2020)
155
KẾT LUẬN
172
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
175
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
176
PHỤ LỤC
198
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
An ninh chính trị
ANCT
2
Bạo loạn lật đổ
BLLĐ
3
Chỉ huy quân sự
CHQS
4
Dân quân tự vệ
DQTV
5
Diễn biến hòa bình
DBHB
6
Kinh tế - xã hội
KT - XH
7
Quốc phòng, quân sự địa phương
QP, QSĐP
8
Sẵn sàng chiến đấu
SSCĐ
9
Trật tự an toàn xã hội
TTATXH
10
Ủy ban nhân dân
UBND
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Dân quân tự vệ là một trong những lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, một trong những công cụ chủ yếu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc. Đánh giá vai trò DQTV, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân quân, tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận địch nhân hung bạo thế nào, hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó, thì địch nào cũng phải tan rã” [114, tr.158]. Nhận thức đúng vị trí, vai trò của DQTV, trong tiến trình cách mạng cũng như trong công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về xây dựng lực lượng DQTV và chỉ đạo các ban, bộ, ngành Trung ương cùng các tỉnh, thành trong cả nước thực hiện.
Thủ đô Hà Nội là “Trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế; là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của cả nước” [139, tr.1]. Hà Nội cũng là địa bàn trọng yếu về quốc phòng, an ninh, là mục tiêu số một trong chiến tranh cũng như thực hiện chiến lược “DBHB”, BLLĐ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ Thủ đô Hà Nội nói riêng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, có cả thuận lợi đan xen với những khó khăn, thách thức. Đặc biệt, các thế lực thù địch, phản động đang tăng cường chống phá cách mạng Việt Nam bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt, trong đó Hà Nội là một trọng điểm. Do vậy, xây dựng lực lượng vũ trang Thủ đô vững mạnh, trong đó có dựng lực lượng DQTV vững mạnh, rộng khắp, chất lượng ngày càng cao để bảo vệ Thủ đô, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu của toàn Đảng bộ, chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang và mọi người dân trên địa bàn Thành phố.
Quán triệt và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng về xây dựng lực lượng DQTV, trong những năm 2010 - 2020, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã bám sát vào đặc điểm của Thành phố đề ra chủ trương, chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV “vững mạnh, rộng khắp”, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô; góp phần giữ vững ANCT, TTATXH, là lực lượng nòng cốt bảo vệ Thủ đô, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV của Đảng bộ Thành phố vẫn còn những hạn chế, có mặt chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới: công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ DQTV có địa phương chưa chặt chẽ; số lượng cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học không đạt mục tiêu đề ra; chưa tổ chức được lực lượng tự vệ ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước; chế độ chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ DQTV chưa tương xứng Từ thực tế này đòi hỏi phải có những nghiên cứu hệ thống, toàn diện, chuyên sâu nhằm làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng lực lượng DQTV, đưa ra những nhận xét và đúc kết kinh nghiệm để vận dụng trong thời gian tới.
Tuy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lực lượng DQTV và xây dựng lực lượng DQTV, nhưng đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV trong những năm 2010 - 2020, dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân tự vệ từ năm 2010 đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2010 đến năm 2020, đúc rút những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng lực lượng DQTV trong hai giai đoạn (2010 - 2015 và 2015 - 2020).
Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2010 đến năm 2020.
Nhận xét và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV (2010 - 2020).
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2010 đến năm 2020.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương bao gồm phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2010 đến năm 2020, tập trung trên năm mặt cơ bản: tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về DQTV và xây dựng DQTV; đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ DQTV, kiện toàn tổ chức, biên chế và bảo đảm vật chất vũ khí, trang bị; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ DQTV; huấn luyện chiến sĩ DQTV; thực hiện chế độ, chính sách đối với lực DQTV.
Về không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Từ năm 2010 thời điểm diễn ra Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV đến năm 2020 kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI. Để có tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có đề cập một số vấn đề liên quan đến xây dựng lực lượng DQTV trước và sau mốc thời gian trên.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng.
Cơ sở thực tiễn
Dựa vào thực tiễn quá trình lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV của Đảng bộ thành phố Hà Nội, được thể hiện ở việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn kiện của Đảng bộ, chính quyền các cấp và của Đảng bộ, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội về xây dựng lực lượng DQTV trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020. Đồng thời, luận án còn dựa vào kết quả nghiên cứu có liên quan đến thực tiễn xây dựng lực lượng DQTV ở thành phố Hà Nội qua các thời kỳ, thể hiện trong các đề tài, bài báo khoa học, các công trình tổng kết có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp, khảo sát thực tiễn... để làm rõ các nội dung cụ thể của luận án. Các phương pháp được kết hợp sử dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận án. Trong đó:
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu, kết hợp với các phương pháp khác để trình bày tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án theo trình tự thời gian; mô tả quá trình phát triển nhận thức, đề ra chủ trương và chỉ đạo xây dựng lực lượng DQTV của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2020 qua hai giai đoạn (2005 - 2010 và 2010 – 2015).
Phương pháp logic được sử dụng chủ yếu, kết hợp với các phương pháp khác để rút ra giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan; khái quát chủ trương, sự chỉ đạo, đưa ra nhận xét, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2010 đến năm 2020.
Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát thực tiễn được sử dụng để nghiên cứu làm rõ những nội dung cụ thể của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Về tư liệu: Luận án cung cấp số lượng tư liệu khá phong phú, cập nhật tin cậy về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2010 đến năm 2020. Nguồn tài liệu tham khảo, phụ lục của luận án có thể đóng góp cho việc nghiên cứu một số vấn đề về xây dựng lực lượng DQTV trong thời kỳ mới.
Về nội dung khoa học: Luận án hệ thống hóa, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2010 đến năm 2020. Đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan chân thực về ưu điểm, hạn chế và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV từ năm 2010 đến năm 2020.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Góp phần làm rõ quá trình phát triển nhận thức của Trung ương Đảng về lực lượng DQTV.
Góp phần vào tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng DQTV trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (qua thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội).
Góp thêm luận cứ để bổ sung, phát triển chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội về xây dựng lực lượng DQTV trong thời gian tới.
Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nghiên cứu và tuyên truyền về lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết), Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về xây dựng lực lượng bán vũ trang ở nước ngoài
Trường Chuyên gia quân sự Trung ương (1973), Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của dân quân du kích và bộ đội địa phương ở Lào [178]. Trong đó, nội dung tài liệu khẳng định dân quân du kích Lào là một lực lượng chiến lược của lực lượng vũ trang cách mạng Lào, là lực lượng xung kích cùng toàn dân đánh giặc, lực lượng đắc lực và là nguồn bổ sung cho bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Đây là lực lượng không thoát ly sản xuất; do tổ chức đảng ở cơ sở địa phương trực tiếp lãnh đạo. Dân quân du kích Lào được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc giác ngộ chính trị, tự nguyện, tự giác với quan điểm rộng khắp, mạnh mẽ, vững mạnh.
Weggel Oskar (1980), Dân binh và tư tưởng chiến tranh nhân dân của Trung Quốc [127]. Theo tác giả, dân binh đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh nhân dân, là một trong những công cụ quan trọng để Trung Quốc thực hiện nhiều con số ba: ba giai đoạn chiến lược, ba kiểu chiến tranh, với ba thứ quân, ba khu vực hoạt động Dân binh là lực lượng không thoát ly sản xuất, bên cạnh việc huấn luyện quân sự, dân binh còn đảm nhiệm các nhiệm vụ quan trọng khác như thủy lợi, hợp thành các đội xung kích trong sản xuất; là lực lượng quan trọng để củng cố chính quyền vô sản. Dân binh được tổ chức theo mẫu biên chế của quân đội Trung Quốc, chịu sự chỉ đạo của đảng bộ cùng cấp và chỉ thị của cơ quan phụ trách dân binh cấp trên. Dân binh có hai loại: dân binh thường và dân binh cơ bản. Theo quan điểm của Mao Trạch Đông, cơ cấu số lượng dân binh chiếm 5% tổng số dân.
Trần Minh Tân (2003), “Vài nét về Quân đội Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên” [146]. Tác giả trình bày cơ cấu, tổ chức của Quân đội nhân dân Triều Tiên bao gồm: quân chính quy và bán chính quy. Lực lượng bán chính quy có lực lượng du kích công nông và cận vệ đỏ thành niên. Lực lượng du kích công nông được cấu thành từ các công dân nam có độ tuổi từ 45 đến 60 tuổi, còn lực lượng cận vệ đỏ thành niên được cấu thành từ những học sinh trung học, có độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi. Du kích công nông và cận vệ đỏ thành niên thuộc sự quản lý của Cục Phòng vệ dân sự thuộc Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên. Đồng thời, Đảng Lao động Triều Tiên quy định Ban CHQS tỉnh, thành phố có trách nhiệm huấn luyện và tổ chức kế hoạch điều động các đơn vị dân quân, du kích tại chỗ trong trường hợp bị xâm lược [146, tr.4].
李 淑 国 (2003), “军 报 分 析 伊 拉 克 战 争 强 调 加 强 大 中 城 市 民 兵 建 设” (Phân tích tin tức quân sự về chiến tranh Iraq nhấn mạnh đến việc tăng cường xây dựng lực lượng dân quân ở các thành phố lớn và vừa) [220]. Từ phân tích tin tức quân sự về chiến tranh Iraq, tác giả khẳng định, Trung Quốc phải tập trung củng cố xây dựng lực lượng dân quân ở các thành phố lớn và vừa, bởi vì các cuộc chiến tranh trong tương lai dưới điều kiện công nghệ cao, các thành phố sẽ trở thành tâm điểm tranh chấp giữa các bên tham chiến. Dù trong thời bình hay thời chiến, an ninh và sự ổn định của các thành phố là vấn đề lớn liên quan đến chiến lược tổng thể của quốc gia. Vì vậy, xây dựng lực lượng dân quân đô thị cần được đặt ở vị trí chiến lược, phải tăng cường xây dựng lực lượng dân quân ở các thành phố, đặc biệt là xây dựng lực lượng dân quân phòng không đô thị.
Minh Đức (2009), “Đôi nét về xây dựng lực lượng bán vũ trang của một số nước hiện nay” [111]. Bài viết cho rằng, xây dựng lực lượng bán vũ trang phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mỗi nước có quan điểm và biện pháp riêng như: Trung Quốc, Mỹ, Thụy Sĩ
Theo tác giả, Trung Quốc coi xây dựng dân quân vững mạnh là một mặt chiến lược trong xây dựng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Dân quân Trung Quốc đặt dưới sự lãnh đạo của Quốc vụ viện và Quân ủy Trung ương, thống nhất thành một hệ thống đảng ủy, chính quyền, quân sự hoàn chỉnh từ Trung ương tới địa phương. Trung Quốc tổ chức dân quân theo nguyên tắc "3 tiện lợi": tiện lãnh đạo, tiện hoạt động, tiện chấp hành nhiệm vụ. Dân quân tổ chức thành 2 loại: dân quân cốt cán là lực lượng nòng cốt, gồm các quân nhân xuất ngũ, có độ tuổi từ 28 trở xuống và công dân đã qua huấn luyện cơ bản. Những công dân nam có độ tuổi từ 18 đến 35 chưa được tuyển vào dân quân cốt cán thì biên chế vào dân quân phổ thông [111, tr.41].
Mỹ tổ chức Đội cảnh vệ quốc dân. Đội cảnh vệ quốc dân có hai lực lượng chính là Đội cảnh vệ quốc dân của lục quân và Đội cảnh vệ quốc dân của không quân. Trong thời bình, Đội cảnh vệ quốc dân trực thuộc chính quyền các bang và đảm nhiệm các công việc trị an và cứu hộ, cứu nạn ở địa phương. Thời chiến, lực lượng này được điều động phục vụ quân đội. Đội viên Đội cảnh vệ quốc dân gồm các thanh niên đến tuổi nghĩa vụ, được chính quyền các bang tuyển dụng theo nguyên tắc tự nguyện và không thoát ly khỏi sản xuất và những quân nhân hết hạn phục vụ quân dịch chuyển sang ngạch dự bị. Bộ Quốc phòng Mỹ thành lập Cục Sự vụ Đội cảnh vệ quốc dân, trực thuộc Bộ Lục quân và Bộ Không quân, có chức năng hiệp đồng, tổ chức huấn luyện chiến đấu và giữ mối liên hệ giữa quân đội với chính quyền các bang [111, tr.40]. Đội cảnh vệ quốc dân của Mỹ được trang bị hiện đại, chia làm 2 bộ phận: bộ phận nòng cốt được trang bị cơ bản như quân thường trực, bộ phận còn lại được trang bị kém hiện đại hơn, thường là các loại vũ khí mà quân đội thải loại.
Thụy Sĩ và một số nước Tây Âu dựa trên quan điểm "toàn dân là lính", tổ chức thành dân quân chính quy và dân quân dự bị. Năm 2009, ở Thụy Sĩ dân quân chính quy có khoảng 44.000 người; dân quân dự bị có khoảng 351.000 người. Các dân quân vũ trang chia làm 3 loại: dân quân tinh nhuệ, là những dân quân có đủ tiêu chuẩn, độ tuổi từ 20 đến 32; dân quân vệ quốc là những dân quân có đủ tiêu chuẩn, độ tuổi từ 32 đến 42; dân quân quốc dân là những dân quân có đủ tiêu chuẩn, độ tuổi từ 43 đến 50. Các dân quân sau khi kết thúc thời hạn phục vụ thì chuyển sang ngạch dân phòng [111, tr.40].
Tổng cục II (2012), Nghiên cứu cơ bản về Vương quốc Thái Lan [176]. Trong cuốn sách các tác giả đã trình bày rõ cơ cấu tổ chức, biên chế, thực lực của quân đội Thái Lan. Theo cuốn sách, quân đội Thái Lan bao gồm quân chủ lực và quân địa phương. Lực lượng chủ lực bao gồm ba quân chủng (hải quân, lục quân, không quân). Lực lượng địa phương gồm hai thành phần: lực lượng thoát ly và lực lượng bán thoát ly. Lực lượng thoát ly do Bộ Chỉ huy bảo vệ an ninh nội địa của huyện, tỉnh quản lý, chỉ huy bố trí ở huyện, tỉnh làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ; lực lượng bán thoát ly được bố trí ở các xã, ấp gọi là “lực lượng bảo vệ làng, xã”. Quân địa phương của Thái Lan được tổ chức huấn luyện theo các chương trình của Bộ Quốc phòng nhằm nâng cao khả năng chiến đấu, sẵn sàng phối hợp với các đơn vị chủ lực trong bảo vệ an ninh nội địa, biên giới và giúp đỡ nhân dân. Tuy nhiên, các tác giả cho rằng: “Quân đội Thái Lan có bản lĩnh chính trị và tinh thần chiến đấu không cao bởi không có lý tưởng, mục đích rõ ràng, yếu tố trách nhiệm, nghĩa vụ không được đề cao, việc làm trong quân đội chỉ đơn giản là một nghề kiếm sống” [176, tr.46].
Kiều Loan (2015), “Đôi nét về xây dựng, tổ chức lực lượng bán vũ trang của một số nước ASEAN” [123]. Theo tác giả, cách thức xây dựng lực lượng này của mỗi quốc gia có đặc thù riêng nhưng cũng có những nét tương đồng; tựu trung được thể hiện ở một số nội dung chủ yếu sau: 1) Hoàn thiện thể chế, cơ chế quản lý của nhà nước; 2) Chú trọng củng cố tổ chức biên chế đối với lực lượng bán vũ trang; 3) Tăng cường cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị [123, tr.40]. Cùng với đó, một số nước ASEAN cũng chú trọng huấn luyện nâng cao trình độ SSCĐ cho lực lượng bán vũ trang. Nhiều nước lấy tiêu chuẩn huấn luyện lực lượng bán vũ trang gần với tiêu chuẩn huấn luyện quân thường trực. Để nâng cao chất lượng huấn luyện, một số nước đã sử dụng quân thường trực trực tiếp quản lý và tổ chức huấn luyện lực lượng bán vũ trang định kỳ tại các trung tâm huấn luyện, trường quân sự và các đơn vị quân đội [123, tr.42].
Hương Lan (2017), “Chuyên gia Trung Quốc bàn về cách đánh của dân quân trong chiến tranh cục bộ thông tin hóa” [121]. Trong bài viết, tác giả cho rằng, trong chiến tranh cách mạng của Trung Quốc, lực lượng dân quân đã phối hợp tác chiến có hiệu quả với quân chính quy. Tuy nhiên, trong điều kiện thông tin hóa, đặc điểm và quy luật chiến tranh có những sự thay đổi sâu sắc