Luận án Đảng bộ Tổng cục Hậu cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần từ năm 1961 đến năm 1975

Jerome G. Peppers (1988), A history of the United States military logistics 1935 - 1985 (Lịch sử hậu cần của quân đội Mỹ 1935 - 1985) [236]. Công trình gồm 8 chương, giới thiệu về lịch sử hậu cần của quân đội Mỹ từ năm 1935 đến năm 1985; chương 7 đề cập đến công tác hậu cần trong chiến tranh Việt Nam. Công trình chỉ ra, một vấn đề lớn mà các nhà lãnh đạo quân sự và chỉ huy hậu cần Mỹ phải đối mặt là con người. Bởi vì, không giống như Thế chiến thứ hai, quân đội được gửi ra nước ngoài vô thời hạn. Tuy nhiên, khi đến Việt Nam, họ biết rằng sẽ trở về nước sau 12 tháng. Do đó, luôn xảy ra tình trạng rối loạn, chia rẽ trong đội ngũ sĩ quan, nhân viên hậu cần, gây bất lợi cho sự gắn kết và tinh thần đồng đội. Từ thực tiễn trên, công trình rút ra bài học: “Không có công tác kéo dài 12 tháng tại khu vực chiến đấu. Lịch trình chuyến công tác đó không ổn định và tốn kém. Không thể bù đắp được sự hỗn loạn về nhân sự của những chuyến công tác ngắn ngày như vậy” [236, tr.278]. Có thể nói, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ chưa xây dựng được một bộ máy hậu cần đủ mạnh, nhất là về con người trong chiến tranh Việt Nam. Adrian và Matthew (2017), “Yêu cầu đặt ra cho cán bộ hậu cần trong cuộc chiến tương lai” [1]. Theo các tác giả, cuộc chiến trong tương lai sẽ có nhiều thay đổi về sử dụng lực lượng, phương tiện, phương thức tác chiến, thủ đoạn đối phó. Do đó, việc cơ động bảo đảm sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong nỗ lực cung ứng nguồn vật chất hậu cần cho lực lượng tác chiến, cũng như cứu chữa, vận chuyển thương bệnh binh. Những vấn đề trên đặt ra cho CBHC trong tương lai phải nắm chắc quyết tâm chiến dịch; nắm chắc nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị; nắm chắc và triệt để tận dụng, phát huy hệ thống cung ứng hậu cần; dự báo những rủi ro, nguy cơ có thể xảy ra. Trên cơ sở đó, các tác giả nhấn mạnh: “Cán bộ hậu cần ở mọi cấp độ ngoài thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, ngay từ thời bình cần phải tiến hành tốt công tác huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ hậu cần thuộc quyền, nhất là trong những điều kiện khắc khiệt và sát thực tế chiến đấu” [1, tr.5].

doc254 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 62 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ Tổng cục Hậu cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần từ năm 1961 đến năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN HẢI SINH §¶NG Bé TæNG CôC HËU CÇN L·NH §¹O X¢Y DùNG §éi ngò c¸n bé HËU CÇN Tõ N¡M 1961 §ÕN N¡M 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2024 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN HẢI SINH §¶NG Bé TæNG CôC HËU CÇN L·NH §¹O X¢Y DùNG §éi ngò c¸n bé HËU CÇN Tõ N¡M 1961 §ÕN N¡M 1975 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 922 90 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS Bùi Đình Tiệp 2. PGS, TS Nguyễn Hữu Hoạt HÀ NỘI - 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Hải Sinh MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 27 Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỔNG CỤC HẬU CẦN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN (1961 - 1968) 34 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng cục Hậu cần về xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần 34 2.2. Chủ trương của Đảng bộ Tổng cục Hậu cần về xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần 47 2.3. Đảng bộ Tổng cục Hậu cần chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần 61 Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỔNG CỤC HẬU CẦN VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ HẬU CẦN (1969 - 1975) 85 3.1. Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ Tổng cục Hậu cần về xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần 85 3.2. Chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần của Đảng bộ Tổng cục Hậu cần 97 3.3. Sự chỉ đạo của Đảng bộ Tổng cục Hậu cần về xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần 109 Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 132 4.1. Nhận xét Đảng bộ Tổng cục Hậu cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần (1961 - 1975) 132 4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ Tổng cục Hậu cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần (1961 - 1975) 148 KẾT LUẬN 168 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 PHỤ LỤC 194 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Bộ Quốc phòng BQP 2. Bộ Tham mưu BTM 3. Cán bộ hậu cần CBHC 4. Chính trị quốc gia CTQG 5. Cục Chính trị CCT 6. Hồ sơ số Hss 7. Nhà xuất bản Nxb 8. Quân đội nhân dân QĐND 9. Tổng cục Hậu cần TCHC 10. Trung tâm lưu trữ TTLT MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Công tác hậu cần là một mặt của công tác quân sự, là yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Công việc cung cấp cũng quan trọng như việc trực tiếp đánh giặc trước mặt trận: Cung cấp đủ súng đạn, đủ cơm áo cho bộ đội thì bộ đội mới đánh thắng trận, điều đó rất rõ ràng dễ hiểu” [159, tr.179]. Tổng cục Hậu cần là cơ quan hậu cần cấp chiến lược, có chức năng tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác hậu cần quân đội; chỉ đạo tổ chức bảo đảm cơ sở vật chất, quân y, vận tải... cho quân đội [Phụ lục 1]. Bàn về vấn đề cán bộ của giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ănghen đã chỉ ra: “tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [154, tr.181]. Kế thừa tư tưởng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [158, tr.309]; “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” [158, tr.280]. Người yêu cầu: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu” [158, tr.313]. Đội ngũ CBHC là những người trực tiếp tham mưu và tổ chức thực hiện các mặt công tác hậu cần; giữ vai trò nòng cốt trong chỉ huy cơ quan, đơn vị hậu cần thuộc quyền; chỉ đạo hậu cần cấp dưới; tổ chức bảo đảm hậu cần trong toàn đơn vị; đề xuất với người chỉ huy về chủ trương, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch, biện pháp bảo đảm hậu cần trong từng thời gian... Do đó, xây dựng đội ngũ CBHC là việc làm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác hậu cần, góp phần xây dựng ngành Hậu cần nói chung và TCHC nói riêng vững mạnh toàn diện. Trong giai đoạn 1961 - 1975, tình hình xây dựng, chiến đấu của quân đội có sự phát triển mới, phạm vi chiến trường mở rộng, tuyến phục vụ dài hơn trước, nên nhu cầu CBHC ngày càng nhiều và gấp, không chỉ cán bộ vận tải, quân y, quân giới, xe, xăng, mà các loại cán bộ khác cũng rất cần thiết. Trong khi đó, số lượng CBHC hiện có chỉ mới tương đối đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt, nguồn bổ sung hạn chế. Mặt khác, nhiệm vụ công tác hậu cần lúc này cũng hết sức nặng nề, phức tạp, khẩn trương, biến đổi khác trước về đối tượng, phạm vi, phương thức bảo đảm: từ bảo đảm cho quân đội theo phương thức phân tán, tự túc, tự cấp là chủ yếu sang phương thức tập trung; từ đảm bảo cho bộ binh là chủ yếu sang đảm bảo cho ba thứ quân... Điều này đã đặt ra cho đội ngũ CBHC yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, năng lực. Tuy nhiên, trong điều kiện chiến tranh, đội ngũ CBHC chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách cơ bản, hệ thống; số CBHC chưa qua trường còn đông; trình độ, năng lực còn thấp, nhất là chuyên môn nghiệp vụ. Trước tình hình đó, Đảng bộ TCHC đã tập trung lãnh đạo toàn diện việc xây dựng đội ngũ CBHC; coi đào tạo, bồi dưỡng là khâu quan trọng nhất. Nhờ vậy, đội ngũ CBHC đã trưởng thành, lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, bảo đảm đầy đủ, kịp thời mọi mặt cho quân đội xây dựng, chiến đấu, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thực tiễn quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975 diễn ra phong phú, đa dạng, để lại nhiều kinh nghiệm quý cần được nghiên cứu, tổng kết. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực, trong nước diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Đặc biệt, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ xây dựng quân đội có bước phát triển mới. Nghị quyết Trung ương 8, khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới xác định: phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Nhiệm vụ này đã đặt ra cho công tác hậu cần những yêu cầu mới cao hơn, nhất là việc ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, thực hiện hậu cần số theo kịp xu thế cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Do đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp cần kế thừa những kinh nghiệm của giai đoạn 1961 - 1975 để xây dựng đội ngũ CBHC có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Trong những năm qua, đã có nhiều công trình ở trong và ngoài nước nghiên cứu về xây dựng đội ngũ CBHC dưới các góc độ, phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975, dưới góc độ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975 nhằm phục dựng lại lịch sử và đúc kết những kinh nghiệm có giá trị để vận dụng vào xây dựng đội ngũ CBHC hiện nay là vấn đề có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ Tổng cục Hậu cần lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ hậu cần từ năm 1961 đến năm 1975” làm Luận án tiến sĩ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận giải làm rõ quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975, đúc kết những kinh nghiệm có giá trị để tham khảo, vận dụng vào xây dựng đội ngũ CBHC trong giai đoạn hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975. Hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975, qua hai giai đoạn: 1961 - 1968 và 1969 - 1975. Nhận xét và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC của Đảng bộ TCHC từ năm 1961 đến năm 1975. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: nghiên cứu chủ trương của Đảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975 trên các vấn đề: quan điểm; mục tiêu, yêu cầu; nhiệm vụ, giải pháp. Cùng với đó, làm rõ quá trình Đảng bộ TCHC chỉ đạo xây dựng đội ngũ CBHC trên các nội dung: tạo nguồn; đào tạo, bồi dưỡng; quản lý, bố trí, sử dụng; chăm sóc sức khỏe và hậu phương gia đình CBHC. Đây là những nội dung cơ bản, thể hiện rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975. Về thời gian: luận án chọn mốc thời gian nghiên cứu bắt đầu từ tháng 10/1961. Đây là thời điểm Đảng ủy TCHC tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong Tổng cục. Tháng 10 năm 1961, Đảng ủy TCHC ra Nghị quyết về kiểm điểm việc chấp hành đường lối chính sách cán bộ của Đảng thuộc cơ quan và cơ sở TCHC. Mốc kết thúc là tháng 4/1975, khi quân và dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, luận án có sử dụng một số tư liệu liên quan đến xây dựng đội ngũ CBHC trước và sau khoảng thời gian trên. Về không gian: địa bàn đứng chân và phạm vi hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc TCHC Quân đội nhân dân Việt Nam [Phụ lục 2]. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về cán bộ, công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ quân đội, CBHC nói riêng. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên thực tiễn quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975, được thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, báo cáo tổng kết... của Đảng bộ TCHC, Đảng ủy TCHC, Cục Chính trị, các cơ quan, đơn vị trong TCHC; đồng thời, dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế, kết quả của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến xây dựng đội ngũ CBHC. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic; đồng thời, kết hợp với các phương pháp khác, như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê... Cụ thể: Phương pháp lịch sử chủ yếu được sử dụng để làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án theo trình tự thời gian; tái hiện khách quan, trung thực những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC; đồng thời, phục dựng quá trình hoạch định chủ trương, chỉ đạo của Đảng bộ TCHC về xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975, qua hai giai đoạn: 1961 - 1968 và 1969 - 1975. Phương pháp lôgic chủ yếu được sử dụng để làm rõ giá trị của các công trình đã tổng quan đối với đề tài luận án; khái quát chủ trương, chỉ đạo; rút ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975. Phương pháp so sánh chủ yếu được sử dụng để làm rõ sự phát triển, hạn chế trong chủ trương, chỉ đạo xây dựng đội ngũ CBHC của Đảng bộ TCHC giữa hai giai đoạn: 1961 - 1968 và 1969 - 1975; đồng thời, so sánh đội ngũ CBHC với đội ngũ cán bộ các ngành khác trong quân đội để tìm ra nét đặc trưng của đội ngũ CBHC, cũng như việc xây dựng đội ngũ CBHC. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng phù hợp với từng nội dung để làm sáng tỏ những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án cung cấp hệ thống tư liệu liên quan đến quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975. Góp phần phục dựng quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975. Đưa ra những nhận xét, đánh giá có cơ sở về quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975 trên cả hai bình diện ưu điểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân, đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Luận án góp phần tổng kết quá trình Đảng bộ TCHC lãnh đạo xây dựng đội ngũ CBHC từ năm 1961 đến năm 1975. Cung cấp thêm luận cứ cho việc hoạch định chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, trực tiếp là CBHC trong giai đoạn hiện nay. Luận án là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lịch sử TCHC Quân đội nhân dân Việt Nam... 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 04 chương (10 tiết), kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các nghiên cứu của người nước ngoài Jacques C.Despuech (1973), L’offensive du Vendredi Saint (Cuộc tấn công ngày Thiên Chúa từ trần) [238]. Tác giả tập trung làm rõ trận đánh diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1972 ở Việt Nam. Tuy nhiên, không chỉ giới hạn về các sự kiện của năm 1972, tác giả còn đưa ra một góc nhìn mới về cuộc chiến. Trong đó, đã mô tả đường mòn Hồ Chí Minh: con đường ra tiền tuyến, con đường mòn dài hàng chục nghìn ki-lô-mét, ngoài những chặng do trọng pháo bắn phá, hoặc máy bay đã phát hiện, tạo thành một loại mạng nhện thực sự, một công cụ duy nhất có tác dụng hậu cần rõ rệt. Đặc biệt, đề cập đến con người hoạt động trên con đường, tác giả mô tả cụ thể: Đó là những người cả nam lẫn nữ, đã mang trên vai những cỡ pháo hạng nặng, đạn dược, lương thực qua núi cao, rừng rậm và bãi lầy; mang hoặc kéo những chiếc hòm nặng trĩu, đẩy những chiếc xe đạp chở nặng đến vênh cả khung xe. Đấy chính là những chiến sĩ thực sự chân đồng, vai sắt, họ đã được mang những cái tên ấy và thực ra chỉ có như vậy, họ mới có thể chịu đựng được sức nặng của những bộ phận tháo rời từ những bộ phận lớn, nặng hàng tấn đang đè trĩu trên lưng [238, tr.33 - 34]. Qua đó, có thể thấy rằng, những con người làm việc trên đường mòn Hồ Chí Minh, bao gồm cả đội ngũ CBHC luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí quyết tâm sắt đá, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Guenter Lewy (1978), America in Vietnam (Nước Mỹ ở Việt Nam) [235]. Trong cuốn sách, tác giả đặt ra vấn đề: Quân đội Việt Nam Cộng hòa được Mỹ trang bị, huấn luyện suốt 20 năm, vậy tại sao họ lại thất bại? Tác giả chỉ ra một trong những nguyên nhân, đó là sự yếu kém của công tác hậu cần nói chung và đội ngũ những người làm công tác này nói riêng. Trên thực tế, Mỹ đã cung cấp cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa nhiều vũ khí trang bị hiện đại. Tuy nhiên, họ không có đủ nhân viên quản lý, kỹ thuật lành nghề; sổ tay kỹ thuật dịch sang tiếng Việt cũng thiếu; nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo dưỡng thường xuyên rất kém dẫn đến nhiều trang bị đắt tiền để han gỉ ở khắp nơi, hoặc không thể sử dụng được vì thiếu phụ tùng thay thế, máy bay không bay được không phải chỉ vì thiếu nhiên liệu, mà còn vì không được bảo dưỡng tốt... Tác giả đã dẫn lời nhận xét của tùy viên quân sự Mỹ ở Sài Gòn: “Quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa đủ khả năng, trình độ kỹ thuật và quản lý để bảo dưỡng, vận hành, đảm bảo hậu cần một cách hoàn hảo cho các hệ thống truyền tin, vũ khí trang bị của họ” [235, tr.217]. S. K. Curơcôtkin (1978), Hậu cần các lực lượng vũ trang Xô viết trong chiến tranh giữ nước vĩ đại 1941 - 1945 [77]. Tổng kết công tác hậu cần của các lực lượng vũ trang Xô viết trong chiến tranh thế giới thứ hai, tác giả chỉ rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ CBHC nói chung và đào tạo, bồi dưỡng CBHC nói riêng: Chiến tranh giữ nước vĩ đại đã cho thấy rõ tầm quan trọng của việc giải quyết đúng đắn vấn đề lựa chọn và đào tạo cán bộ cho các lực lượng vũ trang nói chung và hậu cần của các lực lượng vũ trang nói riêng. Để thực hiện được có kết quả những nhiệm vụ đề ra cho hậu cần trong cuộc chiến tranh vừa qua, cần phải có một số lượng đầy đủ các cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao về tham mưu - chỉ huy hậu cần và tất cả các ngành đảm bảo khác [77, tr.305]. Đồng thời, tác giả cũng đặt ra yêu cầu cụ thể đối với các tướng lĩnh, đô đốc, sĩ quan thuộc ngành Hậu cần. Đó là không những phải nắm vững việc huấn luyện hậu cần chiến dịch, mà còn phải nắm được đặc điểm của việc tổ chức đảm bảo cho bộ đội theo các ngành khác nhau. Bởi lẽ, công tác hậu cần bao gồm tổng thể các hoạt động bảo đảm vật chất, sinh hoạt, quân y, vận tải cho quân đội. Do đó, việc xây dựng đội ngũ CBHC của các lực lượng vũ trang Xô viết cũng phải bảo đảm tính toàn diện, CBHC vừa phải nắm vững ngành mình, vừa phải hiểu các ngành khác. Gôluskô (1982), Hậu cần các lực lượng vũ trang sự hình thành và phát triển [142]. Tác giả đã khái quát sự ra đời, quá trình xây dựng, trưởng thành của hậu cần các lực lượng vũ trang Xô viết. Ban đầu, các đơn vị Hồng quân không biên chế bộ phận hậu cần; tuy nhiên, do sự phát triển của lực lượng vũ trang, Tổng cục Cung cấp được thành lập, đến tháng 8 năm 1941, đổi tên thành Tổng cục Hậu cần. Trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại, các cán bộ, chiến sỹ ngành hậu cần đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm cho các mặt trận. Sau chiến tranh, hệ thống ngành hậu cần của các lực lượng vũ trang Xô viết chia ra thành: hậu cần chiến lược, hậu cần chiến dịch, hậu cần chiến thuật. Đặc biệt, trước tình hình vũ khí, kỹ thuật ngày càng hiện đại, lý luận và thực tiễn chiến tranh ngày càng phát triển, các nguyên tắc về tổ chức ngành hậu cần, bảo đảm kỹ thuật cho quân đội, hải quân có sự thay đổi..., tác giả đặt ra yêu cầu: “các cán bộ, chiến sĩ ngành Hậu cần phải có kiến thức cao và vững vàng về chiến thuật, kỹ thuật, thành thạo trong công tác lập kế hoạch và tổ chức thực hiện tất cả những nhiệm vụ của ngành hậu cần” [142, tr.8]. Gabriel Kolko (1985), Anatomy of a war: Vietnam, the United States, and the modern historical experience (Giải phẫu một cuộc chiến tranh Việt Nam - Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại) [234]. Tác giả là giáo sư sử học người Mỹ, ông bắt đầu viết tác phẩm từ năm 1964 và xuất bản vào năm 1985. Cuốn sách đã trình bày các đối tượng trong cuộc chiến tranh; phân tích chiến lược chiến tranh hạn chế của Mỹ và lập luận rằng mọi sự can thiệp của Mỹ trong tương lai chắc chắn sẽ phải chịu kết quả như ở Việt Nam. Trong đó, ở chương 20, để làm rõ tính chất của cuộc chiến, tác giả đã so sánh đội ngũ sĩ quan, cán bộ của Quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân đội cách mạng. Đối với sĩ quan của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, tác giả chỉ ra, họ xuất thân từ những thành phần có đặc quyền ở đô thị, là những kẻ tham lam, bị quyền lực, chức tước và sự nghiệp ám ảnh. Đặc biệt, toàn bộ hệ thống Quân đội Việt Nam Cộng hòa, bao gồm cả những sĩ quan làm công tác hậu cần tham nhũng, “từ tham ô công quỹ, gian lận lương tiền, mức ăn của binh lính, đút lót những người ký hợp đồng, bán chức tước và tuồn nhiên liệu, thuốc men ra thị trường tư nhân cho đến việc buộc các cơ quan đơn vị khác trả tiền vận chuyển, thậm chí tiền yểm trợ bằng trọng pháo khi chiến đấu” [234, tr.253]. Trong khi đó, với cán bộ quân đội cách mạng, tác giả nhấn mạnh: hầu hết xuất thân từ nông thôn, lương tiền và cách sống của họ loại bỏ mọi khác biệt về vật chất đã từng tồn tại trong hàng ngũ Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời, họ luôn gương mẫu để binh sĩ kính trọng và noi theo; dám công khai thừa nhận sai lầm; kiên nhẫn, thương yêu và quan tâm đến binh sĩ như người anh hoặc người chú. Tác giả phải thừa nhận: đây là nhân tố quan trọng góp phần vào chiến thắng của Việt Nam trong cuộc đụng đầu lịch sử với đế quốc Mỹ. Jerome G. Peppers (1988), A history of the United States military logistics 1935 - 1985 (Lịch sử hậu cần của quân đội Mỹ 1935 - 1985) [236]. Công trình gồm 8 chương, giới thiệu về lịch sử hậu cần của quân đội Mỹ từ năm 1935 đến năm 1985; chương 7 đề cập đến công tác hậu cần trong chiến tranh Việt Nam. Công tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_bo_tong_cuc_hau_can_lanh_dao_xay_dung_doi_ngu_c.doc
  • doc1 BIA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc