Luận án Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2011 đến năm 2020

Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu được ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp “dựa vào khoa học và công nghệ” thay cho nông nghiệp “dựa vào đất đai và kinh nghiệm” đã trở thành chính sách ưu tiên, là khâu then chốt của các quốc gia nhằm đưa nền nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao tính cạnh tranh nông sản trên thị trường quốc tế. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp toàn diện. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, nền nông nghiệp trong nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức: tình trạng đất nông nghiệp bị thu hẹp và sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ; sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan mà Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất; yêu cầu ngày càng cao của sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Làm thế nào để vừa tận dụng được những thành tựu của cách mạng KH&CN hiện đại mà trực tiếp là Cách mạng công nghiệp 4.0, vừa hạn chế được những khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành nông nghiệp trong tình hình mới? Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các khâu, các bước theo một quy trình khoa học được coi là “chìa khóa” nhằm đưa nông nghiệp Việt Nam tiến tới hiện đại, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Nhận thức được vị trí, vai trò của nông nghiệp ứng dụng CNC, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành các chủ trương, giải pháp phát triển lĩnh vực quan trọng này. Định hướng xuyên suốt trong phát triển nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2020 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (01/2011) xác định: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới” [94, tr.75]. Trên cơ sở đó, Đảng đã chỉ đạo hệ thống chính trị thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp gắn với công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC ngày càng được quan tâm; việc nghiên cứu, ứng dụng CNC trong các khâu, các bước của quá trình sản xuất được tăng cường; nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC được ban hành và từng bước đi vào thực tiễn; chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp ngày càng được cải thiện và nâng cao. Qua đó, ngành nông nghiệp đã có bước phát triển quan trọng, thật sự là “trụ đỡ” của nền kinh tế, nhất là trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực. Nông sản Việt Nam không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của gần 100 triệu người mà còn xuất hiện ngày càng rộng khắp trên thị trường thế giới, khẳng định được thương hiệu quốc gia. Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đã tạo ra nguồn lực to lớn trong xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Tuy nhiên, quá trình Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trong những năm 2011 - 2020 vẫn còn một số hạn chế: nhận thức, chủ trương của các cấp bộ Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC chưa thật đầy đủ, sâu sắc; công tác chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên một số lĩnh vực còn chưa hiệu quả. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao còn thiếu và yếu

doc198 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2011 đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, luận án là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tác giả. Các tài liệu, số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, chính xác và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NCS Vũ Văn Long MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐAM MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 26 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (2011 - 2015) 33 2.1. Sự cần thiết phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chủ trương của Đảng 33 2.2. Đảng chỉ đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 52 Chương 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO (2016 - 2020) 87 3.1. Sự cần thiết đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và chủ trương của Đảng 87 3.2. Đảng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 99 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 135 4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2011 - 2020) 135 4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (2011 - 2020) 153 KẾT LUẬN 172 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 176 PHỤ LỤC 200 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01. Công nghệ cao CNC 02. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 03 Giá trị sản xuất GTSX 04. Khoa học và công nghệ KH&CN 05. Kinh tế - xã hội KT-XH 06. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT 07. Nông thôn mới NTM 08. Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GDP 09. Trách nhiệm hữu hạn TNHH 10. Ủy ban nhân dân UBND MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu được ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp “dựa vào khoa học và công nghệ” thay cho nông nghiệp “dựa vào đất đai và kinh nghiệm” đã trở thành chính sách ưu tiên, là khâu then chốt của các quốc gia nhằm đưa nền nông nghiệp phát triển bền vững, nâng cao tính cạnh tranh nông sản trên thị trường quốc tế. Việt Nam là quốc gia có tiềm năng và thế mạnh về sản xuất nông nghiệp toàn diện. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, nền nông nghiệp trong nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức: tình trạng đất nông nghiệp bị thu hẹp và sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ; sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan mà Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất; yêu cầu ngày càng cao của sản phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Làm thế nào để vừa tận dụng được những thành tựu của cách mạng KH&CN hiện đại mà trực tiếp là Cách mạng công nghiệp 4.0, vừa hạn chế được những khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành nông nghiệp trong tình hình mới? Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, áp dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các khâu, các bước theo một quy trình khoa học được coi là “chìa khóa” nhằm đưa nông nghiệp Việt Nam tiến tới hiện đại, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Nhận thức được vị trí, vai trò của nông nghiệp ứng dụng CNC, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành các chủ trương, giải pháp phát triển lĩnh vực quan trọng này. Định hướng xuyên suốt trong phát triển nông nghiệp từ năm 2011 đến năm 2020 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (01/2011) xác định: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới” [94, tr.75]. Trên cơ sở đó, Đảng đã chỉ đạo hệ thống chính trị thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC. Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp gắn với công tác quy hoạch, xây dựng, phát triển khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC ngày càng được quan tâm; việc nghiên cứu, ứng dụng CNC trong các khâu, các bước của quá trình sản xuất được tăng cường; nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC được ban hành và từng bước đi vào thực tiễn; chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp ngày càng được cải thiện và nâng cao. Qua đó, ngành nông nghiệp đã có bước phát triển quan trọng, thật sự là “trụ đỡ” của nền kinh tế, nhất là trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực. Nông sản Việt Nam không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của gần 100 triệu người mà còn xuất hiện ngày càng rộng khắp trên thị trường thế giới, khẳng định được thương hiệu quốc gia. Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đã tạo ra nguồn lực to lớn trong xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Tuy nhiên, quá trình Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trong những năm 2011 - 2020 vẫn còn một số hạn chế: nhận thức, chủ trương của các cấp bộ Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC chưa thật đầy đủ, sâu sắc; công tác chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên một số lĩnh vực còn chưa hiệu quả. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao còn thiếu và yếu Phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC tiếp tục được Đảng, Nhà nước xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp then chốt nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới. Do đó, nghiên cứu về quá trình Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC từ năm 2011 đến năm 2020, làm rõ những thành tựu, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và đúc rút kinh nghiệm để vận dụng vào phát triển nền nông nghiệp số, xây dựng mô hình “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh” [97, tr.124] là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Trong thời gian vừa qua, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC dưới nhiều chuyên ngành khác nhau. Đáng chú ý, có một số công trình nghiên cứu quá trình lãnh đạo của các đảng bộ địa phương về lĩnh vực này. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống, chuyên sâu về Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên phạm vi cả nước từ năm 2011 đến năm 2020 dưới góc độ khoa học ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao từ năm 2011 đến năm 2020” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC từ năm 2011 đến năm 2020; đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ sự cần thiết phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC ở Việt Nam qua hai giai đoạn (2011 - 2015) và (2016 - 2020). Hệ thống, luận giải, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC qua hai giai đoạn (2011 - 2015) và (2016 - 2020). Đánh giá ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC (2011 - 2020). 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC từ năm 2011 đến năm 2020. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC và quá trình Đảng chỉ đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên các mặt: (1) Công tác tuyên truyền, vận động; (2) Quy hoạch, xây dựng và phát triển khu, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC; (3) Nghiên cứu, ứng dụng CNC trong các khâu của quá trình sản xuất; (4) Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC; (5) Phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp ứng dụng CNC. Phạm vi không gian: Trên lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2020. Năm 2011 là năm bắt đầu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Năm 2020 là năm kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Tuy nhiên, luận án có sử dụng một số nội dung, số liệu trước năm 2011 và sau năm 2020 để làm rõ những vấn đề liên quan. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nói chung, phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng; về khoa học kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa vào thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC từ năm 2011 đến năm 2020 được thể hiện trong các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng; các quyết định, kế hoạch; chương trình, đề án, báo cáo tổng kết của các cơ quan Nhà nước, các bộ, ngành liên quan; thực tiễn phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC ở một số địa phương tiêu biểu; đồng thời, luận án sử dụng các số liệu có liên quan đến phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trong niên giám thống kê, trong các công trình, đề tài, bài báo khoa học đã được công bố. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc; đồng thời, sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp và phương pháp chuyên gia để làm rõ các nội dung của luận án. Phương pháp lịch sử được sử dụng để trình bày tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài; làm rõ bối cảnh lịch sử, quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC theo trình tự thời gian qua hai giai đoạn (2011 - 2015) và (2016 - 2020). Phương pháp lôgíc được sử dụng chủ yếu để khái quát giá trị các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu; khái quát chủ trương và chỉ đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trên cơ sở liên kết các sự kiện lịch sử và nội dung các văn bản của Đảng, Nhà nước; đánh giá ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình lãnh đạo của Đảng về vấn đề trên trong những năm 2011 - 2020. Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm làm rõ những nội dung liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC (2011 - 2020) gắn với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án cung cấp một số tư liệu mới và góp phần hệ thống hóa tư liệu về quá trình Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC từ năm 2011 đến năm 2020. Góp phần tái hiện khách quan, toàn diện, có hệ thống quá trình Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC từ năm 2011 đến năm 2020. Đưa ra những nhận xét, đánh giá về quá trình Đảng lãnh đạo phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC từ năm 2011 đến năm 2020 và đúc kết kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trong thời kỳ đổi mới, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Góp thêm luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC trong thời gian tới. Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần tổng kết thực tiễn một chủ trương quan trọng của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Những kinh nghiệm được đúc kết trong luận án có thể được vận dụng trong phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC ở Việt Nam nói chung, các địa phương nói riêng trong thời gian tới. Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác tuyên truyền, nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các nghiên cứu về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở nước ngoài 1.1.1.1. Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài về nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao The World Bank (2008), International Assessment of Agricultural Knowledge, Science and Technology for Development (Đánh giá quốc tế về tri thức, KH&CN nông nghiệp cho phát triển) [224]. Đây là công trình do Ngân hàng Thế giới chủ trì, kết hợp với sự tham gia của 110 quốc gia và các tổ chức quốc tế. Công trình khẳng định vai trò của tri thức, KH&CN nông nghiệp đối với các mục tiêu phát triển bền vững. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình nông nghiệp của các khu vực trên thế giới, công trình cho rằng, nền nông nghiệp đang ở “ngã tư đường”, phải đối mặt với nhiều thách thức: biến đổi khí hậu, nhu cầu ngày càng tăng cao do sự gia tăng dân số, đất đai cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp... Do vậy, các nước cần phải quan tâm đến các giải pháp phát triển KH&CN, nâng cao kiến thức nông nghiệp cho nông dân, ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp nhằm “tháo gỡ” những khó khăn, thách thức. Mohamed Behnassi, Shabbir A.Shahis (2009), Sustainable agriculture development (Phát triển nông nghiệp bền vững) [218]. Các tác giả nhận định phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu hướng tới của các quốc gia trong thế kỷ XXI nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng với bảo vệ môi trường sinh thái. Trên cơ sở đó, cuốn sách tập trung phân tích về những nội dung liên quan đến nông nghiệp bền vững như: quản lý nước bền vững bằng việc sử dụng các kỹ thuật tưới tiết kiệm; sử dụng các vật liệu mới và phân bón hữu cơ trong quá trình sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ mới, nhất là CNC nhằm tăng năng suất lao động. Bành Kiến Cường (2012), “Ra sức phát triển nông nghiệp hiện đại trên con đường hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc” [84]. Tác giả đã đưa ra những đặc trưng của nền nông nghiệp hiện đại: “là nền nông nghiệp phát triển hiệu quả cao với ba trụ cột: các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại, phương thức quản lý kinh doanh hiện đại và đầu tư các yếu tố hiện đại.” [84, tr.311]. Từ những đặc trưng trên, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hiện đại hóa nông nghiệp đặc sắc Trung Quốc: lấy điều kiện vật chất hiện đại trang bị cho sản xuất nông nghiệp; tăng cường ứng dụng KH&CN hiện đại vào sản xuất; chú trọng phát huy hệ thống ngành nghề hiện đại ở nông thôn để phát triển nông nghiệp; phát huy vai trò của nông dân kiểu mới. Dhiren Vandra (2012), Application of High-tech Agriculture to overcome disasters in agri: High Tech Agriculture (Micro Irrigation, Mulching and Green Houses) (Ứng dụng nông nghiệp CNC khắc phục thiên tai trong nông nghiệp: Nông nghiệp CNC (Tưới vi mô, che phủ và nhà xanh) [217]. Tác giả tập trung nghiên cứu những tác động của thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp; đồng thời, phân tích vai trò của KH&CN, ứng dụng CNC trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo tác giả, cần phải ứng dụng CNC vào sản xuất theo hướng đồng bộ và toàn diện với mục đích rút ngắn thời gian sinh trưởng của các loại cây trồng, vật nuôi, tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt của sản phẩm nông nghiệp. Đó là biện pháp quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn do thiên tai gây ra. Bounthong Bouahom (2015), “Một số chính sách và biện pháp thúc đẩy phát triển nông thôn dựa vào nông nghiệp công nghệ cao ở Lào” [33]. Đảng, Nhà nước Lào coi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nội dung rất quan trọng của quá trình CNH, HĐH đất nước, cũng như giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở nông thôn và nâng cao đời sống nông dân. Bàn về khái niệm nông nghiệp CNC, tác giả Bounthong Bouahom cho rằng: đó là “nông nghiệp sạch, xanh, hữu cơ, hiệu quả” [33, tr.82]. Theo tác giả, phát triển nông thôn dựa trên nông nghiệp CNC và du lịch bền vững sẽ góp phần quan trọng vào phát triển KT-XH, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, bình đẳng xã hội và an ninh lương thực. M.D.Clercq, Anshu Vats, Alvaro Biel (2018), Agriculture 4.0: The future of farming technology (Nông nghiệp 4.0: Tương lai của công nghệ nông nghiệp) [219]. Các tác giả chỉ ra những khó khăn, thách thức mà ngành nông nghiệp trên toàn thế giới đang phải đối mặt như: sự gia tăng dân số làm gia tăng nhu cầu về thực phẩm; việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu. Để giải quyết những thách thức này, đòi hỏi sự phối hợp của chính phủ các nước, các nhà đầu tư và sự đột phá trong áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp 4.0 sẽ không phụ thuộc vào việc sử dụng nước, phân bón, thuốc trừ sâu như trước mà thay vào đó, nông dân sẽ sử dụng mức tối thiểu số lượng yêu cầu trên cơ sở những tiến bộ trong công nghệ cảm biến và công nghệ thông tin. Các công nghệ phức tạp như: rôbốt, cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, hình ảnh trên không và công nghệ GPS... sẽ được sử dụng phổ biến trong nền nông nghiệp tương lai. Chính vì vậy, chính phủ của các quốc gia cần quan tâm đúng mức và tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp 4.0; tăng cường hợp tác quốc tế và thu hút đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu, phát triển. Udaya Sekhar Nagothu (2018), Agricultural Development and Sustainable Intensification: Technology and Policy Challenges in the face of climate change (Phát triển nông nghiệp và thâm canh bền vững: Những thách thức về công nghệ và chính sách trước biến đổi khí hậu) [225]. Dựa vào các báo cáo và các công trình khoa học, tác giả đã phân tích, đánh giá vai trò của thể chế, chính sách và ứng dụng những tiến bộ KH&CN đối với phát triển nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tác giả cho rằng, những yếu tố nêu trên là điều kiện tiên quyết nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng và cơ cấu ngày càng hợp lý. Do vậy, các quốc gia cần có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp để vừa nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu; đồng thời, giúp nông dân dần khắc phục những thói quen sản xuất nhỏ. Anamaria Castrignano, Gabriel Buttafuoco, Raj Khosla, Abdul Mouazen, Dimitrios Moshou, Olivier Naud (2020), Agriculture Internet of things and Decision Support for Precision Smart Farming (Internet vạn vật kết nối trong nông nghiệp và hỗ trợ quyết định cho canh tác thông minh chính xác) [215]. Các tác giả đã trình bày tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong quản lý nông nghiệp, tập trung nêu rõ sức mạnh của khoa học dữ liệu và đánh giá cao vai trò của Internet vạn vật kết nối (IoT) trong nông nghiệp. Theo các tác giả, đây là nhân tố đóng vai trò quyết định đến canh tác thông minh, chính xác. Các tác giả cho rằng, khi các CNC như: tự động hóa, viễn thám, khai thác dữ liệu, sinh học... được tập hợp và kết nối với nhau sẽ giúp việc tổng hợp dữ liệu và ra các quyết định một cách nhanh chóng, chính xác trong tất cả các khâu, các bước của quy trình sản xuất. Điều đó sẽ giúp nông nghiệp vượt qua những khó khăn của biến đổi khí hậu và áp lực gia tăng dân số toàn cầu. Ngân hàng Phát triển châu Á (2021), Hành trình tiến đến thịnh vượng của châu Á - Chính sách, thị trường và công nghệ trong 50 năm qua [121]. Cuốn sách là bức tranh toàn cảnh về hành trình 50 năm phát triển, trong đó nêu bật những thành tựu xuất sắc, các hạn chế còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực, cũng như triển vọng tương lai của 46 nền kinh tế thành viên đang phát triển của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Theo các tác giả, nguyên nhân chủ yếu tạo ra những kết quả nổi bật của ngành nông nghiệp trong suốt 50 năm qua chính là công cuộc cải cách đất đai và cuộc Cách mạng Xanh. Các tác giả đã trình bày kinh nghiệm ứng dụng công nghệ vào sản xuất n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_lanh_dao_phat_trien_nong_nghiep_ung_dung_cong_n.doc
  • doc1 BÍA LUẬN ÁN - Vu Long.doc
  • doc1 PHỤ LỤC - Vu Long.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Vu Long.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Vu Long.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Vu Long.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Vu Long.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Vu Long.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Vu Long.doc
Luận văn liên quan