Sỏi niệu là bệnh phổ biến trên thế giới, chiếm 1% đến 15% dân số. Tại
các nước phát triển bệnh đứng hàng thứ ba trong các bệnh tiết niệu (sau
nhiễm khuẩn đường tiết niệu và bệnh của tiền liệt tuyến), thường gặp ở lứa
tuổi từ 30 tuổi đến 69 tuổi ở nam giới và từ 50 tuổi đến 79 tuổi ở nữ giới, nam
gấp 1,7 đến 1,3 lần nữ [66]. Tại Việt Nam, số bệnh nhân đến điều trị sỏi niệu
tại các khoa tiết niệu luôn chiếm hàng đầu trong các bệnh lý đường tiết niệu
[10], [5].
Cho đến nay điều trị sỏi thận vẫn còn là một thử thách lớn đối các bác
sĩ niệu khoa, đặc biệt là các trường hợp sỏi phức tạp, nhiều trường hợp phải
cắt bỏ thận, và 20% sỏi tái phát dẫn đến suy thận [55]. Việc điều trị gặp nhiều
khó khăn, không chỉ do hình dạng và kích thước lớn của sỏi, mà còn do các
biến chứng do sỏi gây ra như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy giảm chức
năng thận. Những năm đầu 1970, bác sĩ lâm sàng tin rằng điều trị bảo tồn vẫn
tốt hơn là can thiệp phẫu thuật vì sỏi, mặc dù có kích thước lớn nhưng ít gây
triệu chứng lâm sàng, nếu có, các triệu chứng bế tắc hay nhiễm khuẩn có thể
điều trị nội khoa. Mặt khác, can thiệp phẫu thuật rất khó khăn để lấy hết sỏi,
sỏi hay tái phát, tai biến, biến chứng nặng nề đôi khi phải cắt bỏ thận. Tuy
nhiên các nghiên cứu lâm sàng sau này cùng với sự hiểu biết rõ hơn về bệnh
học tự nhiên của sỏi đã cho thấy sỏi thận nếu không điều trị có nguy cơ phải
cắt thận đến 50% các trường hợp. Đặc biệt nhiều trường hợp sỏi có kích thước
lớn phân nhánh vào các đài thận gây bế tắc, nhiễm khuẩn tái đi tái lại, phá hủy
dần chức năng thận dẫn đến suy thận xảy ra trên 28% đến 36% trường hợp và
tỉ lệ tử vong đến 30% nếu điều trị nội khoa [55], [69]. Mục tiêu điều trị sỏi
thận là lấy sạch sỏi với tai biến, biến chứng thấp. Cho đến những năm đầu2
1980, phẫu thuật mở là phương pháp điều trị chủ yếu của sỏi thận. Ngày nay,
sự phát triển rộng rãi của các phương tiện kỹ thuật hình ảnh và dụng cụ nội
soi đã đem lại nhiều thay đổi trong điều trị sỏi thận. Tại các nước phát triển,
các phương pháp điều trị ít xâm hại dần thay thế phẫu thuật mở và phẫu thuật
mở chỉ còn được thực hiện trong 1,5% đến 4% các trường hợp [16],[67],[96].
168 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá hiệu quả của phương pháp lấy sỏi thận phức tạp qua da, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÕ PHƢỚC KHƢƠNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CỦA PHƢƠNG PHÁP LẤY SỎI THẬN
PHỨC TẠP QUA DA
Chuyên ngành: Ngoại thận và tiết niệu
Mã số: 62720126
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ LÊ CHUYÊN
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Võ Phƣớc Khƣơng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Đối chiếu thuật ngữ Việt - Anh và Việt – Pháp
Danh mục các bảng, biểu đồ, hình
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Cơ sở giải phẫu học trong phẫu thuật thận qua da .................................. 4
1.2. Sỏi thận phức tạp ...................................................................................14
1.3. Phƣơng pháp điều trị .............................................................................18
1.4. Lấy sỏi thận qua da ................................................................................22
1.5. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ..........................................................39
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............43
2.1. Thiết kế nghiên cứu ...............................................................................43
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................43
2.3. Cỡ mẫu ..................................................................................................45
2.4. Phƣơng pháp chọn mẫu .........................................................................45
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................45
2.6. Biến số nghiên cứu ................................................................................60
2.7. Sơ đồ tóm tắt .........................................................................................64
2.8. Xử lý số liệu ..........................................................................................65
Chƣơng 3. KẾT QUẢ ....................................................................................66
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .....................................................................66
3.2. Đặc điểm về sỏi .....................................................................................70
3.3. Lâm sàng và cận lâm sàng .....................................................................72
3.4. Kỹ thuật chọc dò vào thận .....................................................................73
3.5. Kết quả can thiệp ...................................................................................78
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ..................................................................................88
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .....................................................................88
4.2. Sỏi thận phức tạp ...................................................................................89
4.3. Lấy sỏi thận qua da ................................................................................95
KẾT LUẬN ...................................................................................................129
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1: Bệnh án nghiên cứu
2: Phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu
3: Danh sách bệnh nhân
4: Chấp thuận của Hội đồng đạo đức
5: DVD trình tự kỹ thuật
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BC : Bạch cầu
CT-Scan : Chụp cắt lớp
DMSA : Dimercaptosuccinic acid
ĐBT : Đài bể thận
ĐH : Đƣờng hầm
ĐLCT : Độ lọc cầu thận
ĐM : Động mạch
ĐT : Điều trị
HC : Hồng cầu
HU : Chỉ số Hounsfield
IVU : X quang hệ niệu có tiêm thuốc cản quang
KN BT-NQ : Khúc nối bể thận - niệu quản
KUB : X quang hệ niệu không sửa soạn
LSTQD : Lấy sỏi thận qua da
MAG3 : Mercaptoacetyltriglycine
MP : Màng phổi
NQ : Niệu quản
Tc : Technetium
TSNCT : Tán sỏi ngoài cơ thể
TSNSNC : Tán sỏi nội soi ngƣợc chiều
%TTSĐT : Phần trăm thể tích sỏi trong đài thận không thuận lợi
TTSTB : Thể tích sỏi toàn bộ
XN : Xét nghiệm
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ VIỆT - ANH VÀ VIỆT - PHÁP
Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ American Urological Association
Hiệp hội Tiết niệu Pháp Association Française d’Urologie
Hiệp hội Tiết niệu Thế giới Société Internationale d’Urologie
Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu European Association of Urology
Cơ quan nghi n cứu â s ng Hiệp
hội nội soi niệu (CROES)
The Clinical Research Office of the
Endourological Society
Sỏi thận phức t p Complex renal stones
Chụp cắt lớp Computed Tomographic Scanner
Chụp hệ niệu cắt lớp đa đầu dò Multidetector Computed Tomographic
Urography
Tái tổ hợp 3 chiều và dựng hình đa
mặt phẳng
Multiplanar Reconstruction and Three-
dimensional (3-D) Reformatting
X quang hệ niệu có tiêm thuốc cản
quang
Intraveinous Urography (IVU)
X quang hệ niệu không sửa so n Kidney ureter bladder (KUB)
X hình thận Renal Scintigraphy
Lấy sỏi thận qua da Percutaneous Nephrolithotomy
Lấy sỏi thận qua da đƣờng hầ ti u
chuẩn
Standard Percutaneous
Nephrolithotomy
Lấy sỏi thận qua da đƣờng hầ nhỏ Mini Percutaneous Nephrolithotomy
Lấy sỏi thận qua da đƣờng hầ si u
nhỏ
Ultramini Percutaneous
Nephrolithotomy
Lấy sỏi thận qua da đƣờng hầ cực
nhỏ
Micro Percutaneous Nephrolithotomy
Tán sỏi ngoài cơ thể Extracorporeal Shockware Lithotripsy
Nội soi ngƣợc chiều tán sỏi thận Retrogade Intrarenal Surgery (RIRS)
Mảnh sỏi sót không có ý nghĩa lâm
sàng
Clinically Insignificant Residual
Fragment (CIRF)
Đƣờng chọc dò Percutaneous Access
Diện vô m ch Avascular Plane
S ch sỏi Stone Free
Độ thanh thải creatinine Creatinine Clearance
Độ ọc cầu thận Glomegular Filtration Rate
Kỹ thuật “kéo thận xuống” Technique “Renal Displacement”
Phƣơng pháp thuyên tắc m ch siêu
chọn lọc
Superselective Embolization
Gánh nặng sỏi Stone burden
Bao Amplatz Sheet Amplatz
Kỹ thuật ắt bò “Bull’s-eye” technique
Kỹ thuật 3 góc “Triangulation” technique
Cổ đ i thận ới Neoinfundibulum
Màn chiếu huỳnh quang C-arm
Cắt ở bể thận xuôi chiều Antegrade endopyelotomy
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Phân loại sỏi san hô của Mishra. .....................................................15
Bảng 1.2. Phân độ theo điểm số S.T.O.N.E ....................................................16
Bảng 1.3. Mức độ phức tạp của sỏi theo điểm số S.T.O.N.E ..........................16
Bảng 1.4. Tỉ lệ biến chứng nặng của các báo cáo. ..........................................27
Bảng 1.5. Phân độ các biến chứng của phẫu thuật ..........................................29
Bảng 3.1. Đặc điểm tiền căn nhóm bệnh nhân nghiên cứu .............................69
Bảng 3.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ............................72
Bảng 3.3. So sánh thời gian chọc dò và mức độ giảm Hb giữa 2 nhóm .........75
Bảng 3.4. So sánh thời gian mổ và mức độ giảm Hb giữa 2 nhóm .................77
Bảng 3.5. Kết quả can thiệp .............................................................................78
Bảng 3.6. Kết quả sạch sỏi ...............................................................................79
Bảng 3.7. Các biến chứng ................................................................................80
Bảng 3.8. Phân loại biến chứng theo Dindo-Clavien ......................................81
Bảng 3.9. Liên quan giữa chảy máu và ứ nƣớc thận .......................................82
Bảng 3.10. Kết quả cấy nƣớc tiểu ....................................................................82
Bảng 3.11. Kết quả cấy nƣớc tiểu của 4 trƣờng hợp sốt hậu phẫu ..................83
Bảng 3.12. Liên quan giữa kết quả cấy nƣớc tiểu và sốt hậu phẫu .................83
Bảng 3.13. Kết quả xạ hình thận trƣớc và sau mổ của thận can thiệp ............85
Bảng 4.1. Tỉ lệ sạch sỏi của các báo cáo .......................................................100
Bảng 4.2. Tỉ lệ truyền máu trong các báo cáo ...............................................115
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo phái của bệnh nhân. ...............................................66
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo tuổi bệnh nhân. ......................................................67
Biểu đồ 3.3. Phân bố theo tuổi ở nam giới ......................................................68
Biểu đồ 3.4. Phân bố theo tuổi ở nữ giới .........................................................68
Biểu đồ 3.5. Phân bố phẫu thuật theo bên bị sỏi. ............................................70
Biểu đồ 3.6. Phân bố theo dạng sỏi. ................................................................71
Biểu đồ 3.7. Phân bố theo mức độ ứ nƣớc thận. ..............................................72
Biểu đồ 3.8. Phân bố về thời gian chọc dò. .....................................................74
Biểu đồ 3.9. Phân bố về vị trí chọc dò. ............................................................76
Biểu đồ 3.10. Phân bố thời gian mổ. ...............................................................86
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Vị trí thận ........................................................................................... 5
Hình 1.2. Tƣơng quan đài thận với xƣơng sƣờn 12 .......................................... 6
Hình 1.3. Tổn thƣơng lách, màng phổi. ............................................................. 7
Hình 1.4. Liên quan thận với màng phổi, đại tràng, gan lách. .......................... 7
Hình 1.5. Tổn thƣơng nhánh ĐM thùy trƣớc thận trái. ..................................... 9
Hình 1.6. ĐM cấp máu đài thận trên. ................................................................ 9
Hình 1.7. ĐM thùy giữa đi ngang bể thận. ........................................................ 9
Hình 1.8. Các nhánh cung cấp máu cho thận (nhìn từ phía sau thận phải) .....10
Hình 1.9. Liên quan nhánh ..............................................................................11
Hình 1.10. Đƣờng vào thận từ đài dƣới ...........................................................12
Hình 1.11. Kim chọc dò vào đài dƣới sau .......................................................12
Hình 1.12. Trục đài bể thận từ đài trên xuống. ................................................12
Hình 1.13. Trục đài thận ..................................................................................13
Hình 1.14. Các đài thận ...................................................................................13
Hình 1.15. Phân độ theo điểm số của Guy. .....................................................15
Hình 1.16. Dạng sỏi theo theo điểm số S.T.O.N.E ..........................................17
Hình 1.17. Các dạng sỏi theo Rassweiler. .......................................................18
Hình 1.18. Tạo mới cổ đài ...............................................................................34
Hình 1.19. Cắt mở bể thận xuôi dòng ..............................................................35
Hình 1.20. Cắt xẻ khúc nối ở thành bên ..........................................................35
Hình 1.21. Kỹ thuật “Mắt bò” .........................................................................36
Hình 1.22. Kỹ thuật “3 góc” ............................................................................36
Hình 1.23. Vị trí đâm kim trên da ....................................................................37
Hình 1.24. Đƣờng chọc dò đơn giản ................................................................38
Hình 1.25. Tƣơng quan giữa đầu kim và đài thận. ..........................................39
Hình 1.26. Kỹ thuật chọc dò và tạo đƣờng hầm biến đổi “mini-lumbotomy” 41
Hình 1.27. Chọc dò đài thận trên. ....................................................................41
Hình 2.1. Tƣ thế bệnh nhân .............................................................................48
Hình 2.2. Kỹ thuật chọc dò vào đài thận. ........................................................51
Hình 2.3. Tạo đƣờng hầm ................................................................................51
Hình 2.4. Tán và gắp sỏi ..................................................................................52
Hình 2.5. Bơm rửa đài bể thận .........................................................................53
Hình 2.6. Hai đƣờng hầm. ...............................................................................53
Hình 2.7. Đƣờng hầm kéo dài ..........................................................................54
Hình 2.8. Dao đốt điện. ....................................................................................54
Hình 2.9. Hẹp khúc nối bể thận-niệu quản ......................................................55
Hình 2.10. Dẫn lƣu sau mổ ..............................................................................55
Hình 4.1. Sỏi san hô .........................................................................................93
Hình 4.2. Sỏi lớn ..............................................................................................93
Hình 4.3. Sỏi trong túi thừa .............................................................................94
Hình 4.4. Sỏi đài dƣới có hẹp cổ đài. ..............................................................94
Hình 4.5. Góc gấp giữa trục đài trên và trục đài dƣới ...................................103
Hình 4.6. Vị trí sỏi ở đài trên và giữa ............................................................104
Hình 4.7. Các đƣờng vào đài trên ..................................................................105
Hình 4.8. Nhiều đƣờng hầm chung một điểm vào ........................................105
1
MỞ ĐẦU
Sỏi niệu là bệnh phổ biến trên thế giới, chiếm 1% đến 15% dân số. Tại
các nƣớc phát triển bệnh đứng hàng thứ ba trong các bệnh tiết niệu (sau
nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu và bệnh của tiền liệt tuyến), thƣờng gặp ở lứa
tuổi từ 30 tuổi đến 69 tuổi ở nam giới và từ 50 tuổi đến 79 tuổi ở nữ giới, nam
gấp 1,7 đến 1,3 lần nữ [66]. Tại Việt Nam, số bệnh nhân đến điều trị sỏi niệu
tại các khoa tiết niệu luôn chiếm hàng đầu trong các bệnh lý đƣờng tiết niệu
[10], [5].
Cho đến nay điều trị sỏi thận vẫn còn là một thử thách lớn đối các bác
sĩ niệu khoa, đặc biệt là các trƣờng hợp sỏi phức tạp, nhiều trƣờng hợp phải
cắt bỏ thận, và 20% sỏi tái phát dẫn đến suy thận [55]. Việc điều trị gặp nhiều
khó khăn, không chỉ do hình dạng và kích thƣớc lớn của sỏi, mà còn do các
biến chứng do sỏi gây ra nhƣ nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu, suy giảm chức
năng thận. Những năm đầu 1970, bác sĩ lâm sàng tin rằng điều trị bảo tồn vẫn
tốt hơn là can thiệp phẫu thuật vì sỏi, mặc dù có kích thƣớc lớn nhƣng ít gây
triệu chứng lâm sàng, nếu có, các triệu chứng bế tắc hay nhiễm khuẩn có thể
điều trị nội khoa. Mặt khác, can thiệp phẫu thuật rất khó khăn để lấy hết sỏi,
sỏi hay tái phát, tai biến, biến chứng nặng nề đôi khi phải cắt bỏ thận. Tuy
nhiên các nghiên cứu lâm sàng sau này cùng với sự hiểu biết rõ hơn về bệnh
học tự nhiên của sỏi đã cho thấy sỏi thận nếu không điều trị có nguy cơ phải
cắt thận đến 50% các trƣờng hợp. Đặc biệt nhiều trƣờng hợp sỏi có kích thƣớc
lớn phân nhánh vào các đài thận gây bế tắc, nhiễm khuẩn tái đi tái lại, phá hủy
dần chức năng thận dẫn đến suy thận xảy ra trên 28% đến 36% trƣờng hợp và
tỉ lệ tử vong đến 30% nếu điều trị nội khoa [55], [69]. Mục tiêu điều trị sỏi
thận là lấy sạch sỏi với tai biến, biến chứng thấp. Cho đến những năm đầu
2
1980, phẫu thuật mở là phƣơng pháp điều trị chủ yếu của sỏi thận. Ngày nay,
sự phát triển rộng rãi của các phƣơng tiện kỹ thuật hình ảnh và dụng cụ nội
soi đã đem lại nhiều thay đổi trong điều trị sỏi thận. Tại các nƣớc phát triển,
các phƣơng pháp điều trị ít xâm hại dần thay thế phẫu thuật mở và phẫu thuật
mở chỉ còn đƣợc thực hiện trong 1,5% đến 4% các trƣờng hợp [16],[67],[96].
Việc sử dụng rộng rãi các phƣơng tiện chẩn đoán hình ảnh giúp phát
hiện sớm các trƣờng hợp sỏi thận và bệnh đƣợc điều trị sớm khi kích thƣớc
sỏi chƣa to và chƣa gây biến chứng. Trên thực tế lâm sàng tại Việt Nam, một
số lƣợng đáng kể bệnh nhân đến có sỏi thận phức tạp hơn với kích thƣớc lớn,
nhiều trƣờng hợp đã ảnh hƣởng đến chức năng thận. Do đó sỏi thận phức tạp
phải đƣợc điều trị tích cực nhằm:
- Lấy sạch sỏi.
- Giải phóng bế tắc, loại bỏ nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Bảo toàn và cải thiện chức năng thận.
Kể từ khi Fernström và Johansson lấy sỏi thận qua đƣờng mở thận ra da
vào năm 1976 [55], phƣơng pháp lấy sỏi thận qua da ngày càng phát triển và
đƣợc sử dụng rộng rãi. Cho đến nay, lợi điểm của lấy sỏi thận qua da so với
phẫu thuật mở là rõ ràng với kết quả sạch sỏi tốt hơn; ít tai biến, biến chứng
hơn; thời gian mổ, thời gian nằm viện ngắn và ngƣời bệnh sớm trở lại làm
việc [18]. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiết niệu Thế giới [18], Hiệp hội
Tiết niệu Hoa Kỳ [68] và Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu [96], lấy sỏi thận qua da
là lựa chọn điều trị đầu tiên đối với các trƣờng hợp sỏi thận san hô và sỏi thận
phức tạp. Tuy nhiên, lấy sỏi thận qua da các trƣờng hợp sỏi phức tạp là một
phƣơng pháp khó và phức tạp vì:
- Nguy cơ chảy máu trong và sau mổ.
- Sỏi riêng rẽ trong các đài thận khác nhau nên khó khăn để lấy hết sỏi.
3
- Nguy cơ ảnh hƣởng đến chức năng thận khi tạo đƣờng hầm làm tổn
thƣơng chủ mô thận và các mạch máu trong thận.
Tại Việt Nam, phƣơng pháp lấy sỏi thận qua da đã đƣợc thực hiện tại
nhiều bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu nhƣng chủ yếu trên các trƣờng hợp
sỏi đơn giản và có kích thƣớc không lớn. Đối với sỏi thận phức tạp, phẫu
thuật mở vẫn còn chiếm một vai trò lớn. Việc đánh giá hiệu quả và tai biến,
biến chứng của phƣơng pháp lấy sỏi thận qua da trên các trƣờng hợp sỏi thận
phức tạp chƣa đƣợc đi sâu nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng tôi thực hiện đề
tài “Đánh giá hiệu quả phƣơng pháp lấy sỏi thận phức tạp qua da”.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Đối với sỏi phức tạp, tỉ lệ thành công của phƣơng pháp lấy sỏi thận qua
da là bao nhiêu?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xây dựng quy trình kỹ thuật tạo đƣờng hầm vào thận.
2. Xác định tỉ lệ lấy sạch sỏi phức tạp bằng phƣơng pháp lấy sỏi thận
qua da.
3. Đánh giá tính an toàn và hậu quả ngoại ý của phƣơng pháp lấy sỏi
thận qua da qua các yếu tố mất máu, thay đổi chức năng thận, các tai biến,
biến chứng.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ GIẢI PHẪU HỌC TRONG PHẪU THUẬT THẬN QUA DA
Mặc dù là phƣơng pháp điều trị ít xâm hại nhƣng lấy sỏi thận qua da
(LSTQD) vẫn có một tỉ lệ tai biến, biến chứng đáng kể. Theo cơ quan nghiên
cứu lâm sàng của Hiệp hội nội soi niệu (CROES), tổng kết trên 5803 trƣờng
hợp LSTQD, biến chứng chảy máu đáng kể là 7,8% với tỉ lệ truyền máu là
5,7%, thủng đại tràng < 0,5%, tràn khí màng phổi 1,8% [74]. Các tai biến,
biến chứng thƣờng xảy ra khi thực hiện chọc dò bằng kim vào đài bể thận,
nong thành đƣờng hầm xuyên qua thành cơ, xuyên qua các tổ chức giữa thành
cơ và thận và xuyên qua nhu mô thận. Do đó việc hiểu rõ về giải phẫu học
bên trong thận nhƣ giải phẫu hệ thống đài bể thận, giải phẫu mạch máu trong
thận giúp ích nhiều cho phẫu thuật viên thiết lập đƣờng hầm xuyên nhu mô
thận chỉ gây tổn thƣơng thận tối thiểu, không gây tổn thƣơng mạch máu.
1.1.1. Vị trí thận
Mặt sau thận nằm sát thành lƣng, chọc dò vào thận từ thành bụng sau
bên chỉ đi ngang qua cơ thành lƣng và lớp mỡ