Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là một trong những phẫu thuật ảnh
hưởng lớn nhất đến lịch sử y học bởi lẽ loại phẫu thuật này có thể giúp kéo dài và
làm cuộc sống của người bệnh mạch vành tốt hơn. Dù ngày càng có nhiều phương
pháp điều trị bệnh lý mạch vành như những thay đổi về thuốc hay can thiệp mạch
vành qua da, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành vẫn liên tục phát triển và là
phương pháp tái tưới máu mạch vành lâu bền nhất [20], [24], [78].
Thời gian thông suốt của cầu nối là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá
kết quả phẫu thuật. Thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vật liệu làm
cầu nối là yếu tố rất quan trọng. Ngày nay, động mạch ngực trong, động mạch quay
và tĩnh mạch hiển được sử dụng rộng rãi để làm cầu nối [67], [78], [100].
151 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá hiệu quả mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VŨ TRÍ THANH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
MẢNH GHÉP ĐỘNG MẠCH QUAY
TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU
ĐỘNG MẠCH VÀNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Vũ Trí Thanh
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BN : Bệnh nhân
CĐTN : Cơn đau thắt ngực
ĐM : Động mạch
ĐMC : Động mạch chủ
ĐMNT : Động mạch ngực trong
ĐMQ : Động mạch quay
NMCT : Nhồi máu cơ tim
PTBCĐMV : Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
SHS : Số hồ sơ
THNCT : Tuần hoàn ngoài cơ thể
TMH : Tĩnh mạch hiển
TV : Tử vong
VN : Việt Nam
XN : Xét nghiệm
4
DANH MỤC MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT
AHA (American Heart Association) Hiệp hội tim mạch Mỹ
ACC (American Cardiology College) Trường môn tim mạch Mỹ
ACCF (American College of
Cardiology Foundation)
Hiệp hội và trường môn tim mạch Mỹ
CCS (Canada Cardiovascular Society) Hiệp hội tim mạch Canada
ECG (Electro – cardiogram) Điện tim
EF (Ejection Fraction) Phân suất tống máu
Diagonal (diagonal branch) Nhánh chéo
LAD (left anterior descending branch) Nhánh xuống trước trái
MSCT (Multi Slide Computed
Tomography)
Chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt
NYHA (New York Heart Association) Hiệp hội tim mạch New York
OM (Obtus marginal branch) Nhánh bờ tù
PDA (Posterior descending branch) Nhánh xuống sau
PL (Posterior lateral branch) Nhánh sau thất trái
Ramus (Ramus intermediate branch) Nhánh trung gian
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Đánh giá mức độ đau thắt ngực ổn định theo Hội tim mạch
Canada CCS
12
Bảng 1.2 Độ nhạy và độ đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh ĐMV 17
Bảng 1.3 Đánh giá sự thông suốt của cầu nối 18
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu cần thu thập 46
Bảng 3.1 Thông tin về tiền sử mắc bệnh 59
Bảng 3.2 Tình trạng tim trước phẫu thuật 61
Bảng 3.3 Chỉ số EuroSCORE 62
Bảng 3.4 Tình trạng sử dụng thuốc trước phẫu thuật 62
Bảng 3.5 Kết quả siêu âm tim và chụp mạch vành 64
Bảng 3.6 Thông tin ghi nhận trong quá trình phẫu thuật 65
Bảng 3.7 Số cầu nối động mạch và tĩnh mạch được sử dụng 66
Bảng 3.8 Thông tin về ĐMNT trong quá trình phẫu thuật 67
Bảng 3.9 Theo dõi sau phẫu thuật 68
Bảng 3.10 Biến chứng sau phẫu thuật 70
Bảng 3.11 Tỷ lệ thông nối của tất cả các loại mảnh ghép qua chụp cắt
lớp 64 lát cắt
72
Bảng 3.12 Tỷ lệ thông nối của các loại mảnh ghép qua chụp thông tim 73
Bảng 3.13 Yếu tố nguy cơ biến chứng và tử vong sớm 74
Bảng 3.14 Yếu tố nguy cơ gây đau ngực tái phát 76
Bảng 3.15 Yếu tố nguy cơ gây tử vong 79
Bảng 3.16 Kết quả sau phẫu thuật 81
6
Bảng 3.17 Đặc điểm trước phẫu thuật nhóm sử dụng cầu nối toàn động
mạch
82
Bảng 3.18 Kết quả sau phẫu thuật sử dụng cầu nối toàn động mạch 83
Bảng 3.19 Đặc điểm của nhóm nối đầu gần ĐM quay – ĐMNTT kiểu Y 83
Bảng 3.20 Kết quả nối đầu gần ĐM quay – ĐMNTT kiểu Y 84
Bảng 4.1 Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật 97
Bảng 4.2 So sánh tỷ lệ thông nối trung hạn trên hình ảnh học mảnh
ghép ĐM quay
101
Bảng 4.3 Phác đồ sử dụng thuốc chống co thắt theo các tác giả 102
Bảng 4.4 So sánh kết quả với các tác giả sử dụng mảnh ghép toàn động
mạch
105
Bảng 4.5 So sánh kết quả sớm và trung hạn với các tác giả 114
7
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
HÌNH Trang
Hình 1.1 ĐMV trái tư thế nhìn chếch trước trái đối chiếu chụp ĐMV 6
Hình 1.2 ĐMV phải tư thế nhìn chếch trước phải đối chiếu chụp ĐMV 7
Hình 1.3 So sánh hình chụp ĐMV phải giữa CT 16 và 64 lát cắt (hình
A và B), hình 64 lát cắt: ĐMV ở ngoại biên rõ nét hơn
16
Hình 1.4 Tỉ lệ phải can thiệp mạch vành lại 20
Hình 1.5 Sử dụng hai ĐMNT nối với nhau kiểu Y trước khi nối vào
ĐM vành
27
Hình 1.6 Các nhánh của động mạch quay 29
Hình 1.7 Cấu trúc mô học của động mạch quay 30
Hình 1.8 Hình ảnh nối đầu gần ĐM quay với ĐMNT trái kiểu Y 31
Hình 1.9 Hình ảnh nối đầu gần ĐM quay với ĐMNT trái kiểu liên tục 31
Hình 1.10 Kỹ thuật thực hiện miệng nối tận - bên 33
Hình 1.11 Kỹ thuật thực hiện miệng nối bên - bên 33
Hình 1.12 Sơ đồ phân bố các vật liệu làm cầu nối 34
Hình 2.1 Phẫu tích lấy mảnh ghép ĐMNT trái 42
Hình 2.2 Đường rạch da cong theo bờ ngoài của cơ cánh tay quay 71
Hình 2.3 Phẫu tích ĐM quay thành bloc với các tĩnh mạch đi kèm,
không nên phẫu tích trần
71
Hình 3.1 Cầu nối đơn 1 miệng nối 84
Hình 3.2 Cầu nối liên tiếp kết hợp 2 mảnh ghép ĐMNT kiểu Y 84
Hình 3.3 Nối đầu gần ĐM quay vào ĐMC trước khi nối vào ĐM vành 85
8
Hình 3.4 Nối đầu gần ĐM quay từ ĐMNT trái kiểu Y trước khi nối
vào ĐM vành
85
Hình 4.1 Đường rạch da lấy mảnh ghép ĐM quay qua phẫu thuật nội
soi thẩm mỹ, an toàn và hiệu quả
91
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ bệnh theo giới tính 58
Biểu đồ 3.2 Phẫu thuật điều trị van hai lá 67
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ ước tính không đau ngực tái phát sau 48 tháng theo dõi 76
Biểu đồ 3.4 Đường Kaplan – Meier biểu diễn tỷ lệ sống còn tính bằng
tháng
78
9
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
DANH MỤC MỘT SỐ THUẬT NGỮ ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT
MỞ ĐẦU 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Đặc điểm giải phẫu và sinh lý động mạch vành 5
1.1.1 Động mạch vành trái 5
1.1.2 Động mạch vành phải 6
1.1.3 Động mạch vành ưu thế 7
1.1.4 Sinh lý tưới máu của tuần hoàn vành 8
1.2 Bệnh hẹp động mạch vành 9
1.2.1 Nguyên nhân hẹp động mạch vành 9
1.2.2 Tổn thương xơ vữa động mạch vành 9
1.2.3 Sinh lý bệnh cơn đau thắt ngực 11
1.3 Chẩn đoán bệnh hẹp động mạch vành 11
1.3.1 Các thể lâm sàng đau thắt ngực 11
1.3.2 Hình ảnh học chẩn đoán bệnh hẹp động mạch vành 13
1.4 Điều trị bệnh hẹp động mạch vành 18
1.4.1 Điều trị nội khoa 18
1.4.2 Điều trị tiêu sợi huyết 19
1.4.3 Can thiệp động mạch vành qua da 19
1.4.4 Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành 21
10
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 38
2.3 Đối tượng nghiên cứu 38
2.4 Thu thập dữ kiện 40
2.5 Kiểm soát sai lệch 46
2.6 Xử lý dữ kiện 46
2.7 Phân tích dữ kiện 46
2.8 Liệt kê và định nghĩa các biến số nghiên cứu 46
2.9 Vấn đề y đức 57
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58
3.1 Đặc điểm của bệnh nhân trước phẫu thuật 58
3.2 Quá trình phẫu thuật 64
3.3 Theo dõi sau phẫu thuật 68
3.4 Biến chứng toàn thân sau phẫu thuật 69
3.5 Biến chứng của cẳng tay và bàn tay sau lấy động mạch quay 71
3.6 Kết quả hình ảnh học đánh giá cầu nối mạch vành 72
3.7 Kết quả sau phẫu thuật 73
3.8 Xác định ảnh hưởng cầu nối ĐM quay đến kết quả sớm và trung hạn 74
3.9 Đánh giá kết quả sau phẫu thuật 80
3.10 Kết quả nhóm sử dụng cầu nối toàn động mạch 82
3.11 Kết quả nhóm nối đầu gần ĐM quay với ĐMNT trái kiểu Y 83
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
86
4.1 Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu 87
11
4.1.1 Tuổi và giới 87
4.1.2 Đặc điểm lâm sàng của bệnh mạch vành 87
4.1.3 Đặc điểm về cận lâm sàng 88
4.1.4 Thông tin ghi nhận trong quá trình phẫu thuật 89
4.2 Tính hiệu quả và an toàn của mảnh ghép động mạch quay trong
phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
89
4.2.1 Lấy mảnh ghép ĐM quay an toàn và hiệu quả 89
4.2.2 Kết quả ngắn hạn của việc sử dụng ĐM quay trong PTBCĐMV 94
4.2.3 Kết quả trung hạn của việc sử dụng ĐM quay trong PTBCĐMV 98
4.3 Mảnh ghép được chọn lựa thứ 2 sau ĐMNT trái trong chiến lược
PTBCĐMV sử dụng toàn cầu nối động mạch
104
4.3.1 Đánh giá kết quả sử dụng toàn bộ mảnh ghép động mạch 104
4.3.2 Sử dụng mảnh ghép ĐM ngực trong phải 105
4.3.3 Sử dụng mảnh ghép tĩnh mạch hiển 107
4.4 Đánh giá chọn động mạch vành đích để nối với đầu xa của mảnh
ghép động mạch quay
109
4.5 Đánh giá kết quả nối đầu gần động mạch quay với động mạch ngực
trong trái kiểu Y
111
KẾT LUẬN 116
KIẾN NGHỊ 117
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Mẫu thu thập số liệu
2. Danh sách bệnh nhân nằm viện
12
MỞ ĐẦU
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là một trong những phẫu thuật ảnh
hưởng lớn nhất đến lịch sử y học bởi lẽ loại phẫu thuật này có thể giúp kéo dài và
làm cuộc sống của người bệnh mạch vành tốt hơn. Dù ngày càng có nhiều phương
pháp điều trị bệnh lý mạch vành như những thay đổi về thuốc hay can thiệp mạch
vành qua da, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành vẫn liên tục phát triển và là
phương pháp tái tưới máu mạch vành lâu bền nhất [20], [24], [78].
Thời gian thông suốt của cầu nối là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá
kết quả phẫu thuật. Thời gian này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vật liệu làm
cầu nối là yếu tố rất quan trọng. Ngày nay, động mạch ngực trong, động mạch quay
và tĩnh mạch hiển được sử dụng rộng rãi để làm cầu nối [67], [78], [100].
Sử dụng động mạch quay để làm cầu nối động mạch vành được Carpentier
giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1971 [54]. Động mạch quay tương tự chiều dài và
kích thước động mạch ngực trong, đường kính của nó gần với đường kính của động
mạch vành hơn so với tĩnh mạch hiển, nó dễ lấy và hiếm khi bị ảnh hưởng bởi xơ
vữa động mạch. Tuy nhiên, bất chấp những lợi thế tiềm năng, năm 1975, Curtis và
các đồng nghiệp báo cáo tỷ lệ thất bại của cầu nối động mạch quay trong một nhóm
79 bệnh nhân là 64,7% ở thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật. Tỷ lệ thất bại này cao
hơn đáng kể so với cầu nối tĩnh mạch hiển và động mạch ngực trong trái được sử
dụng trong các bệnh nhân tương tự.
Năm 1981, Christophe Acar, Carpentier và cộng sự bắt đầu thực hiện một
nghiên cứu mới gồm 910 bệnh nhân [21]. Một số cải tiến so với kỹ thuật ban đầu đã
được áp dụng trong lúc phẫu thuật lấy động mạch quay và sử dụng thêm các thuốc
chống co thắt mạch máu mà nổi bật là sử dụng thuốc ức chế canxi sau mổ. Kết quả
lâm sàng và chụp động mạch vành sớm sau phẫu thuật cho thấy kết quả rất tốt, với
tỷ lệ hoạt động tốt của cầu nối là 92% sau 10 năm. Nghiên cứu của các tác giả khác
cũng cho kết quả tương tự [51], [58], [64], [65].
13
Ở nước ta, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được triển khai lần đầu tại
Việt Nam vào năm 1997 tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội; năm 2000 tại Bệnh viện
Chợ Rẫy và năm 2001 tại Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh [1], [8], [12]. Một số
nghiên cứu ở Việt Nam đã đánh giá về vai trò của các mảnh ghép trong phẫu thuật
bắc cầu động mạch vành như động mạch ngực trong, động mạch quay, tĩnh mạch
hiển, toàn bộ cầu nối sử dụng động mạch.
Mặc dù đa số những báo cáo trong nước và ngoài nước liên quan đến sử
dụng mảnh ghép động mạch quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành xảy ra
trong 10 năm gần đây đều cho rằng động mạch quay là một mảnh ghép tốt và việc
sử dụng mảnh ghép này trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành có nhiều ưu
điểm, hiệu quả và an toàn, vẫn còn đó những câu hỏi chưa được trả lời xác đáng và
vẫn còn tranh luận. Với mong muốn có thêm một mảnh ghép ưu việt trong phẫu
thuật bắc cầu động mạch vành, tôi thực hiện đề tài với những câu hỏi nghiên cứu:
Tỷ lệ thành công và tỷ lệ thông nối của mảnh ghép động mạch quay trong
phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là bao nhiêu?
Có sự khác biệt không giữa kỹ thuật nối đầu gần của động mạch quay -
động mạch chủ và nối động mạch quay - động mạch ngực trong trái kiểu
Y?
14
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá kết quả sớm và kết quả trung hạn của mảnh ghép động mạch
quay trong phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
2. Đánh giá kết quả giữa nhóm nối đầu gần của mảnh ghép động mạch
quay - động mạch chủ và nối động mạch quay - động mạch ngực trong
trái kiểu Y.
15
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Trong những thập niên gần đây, bệnh hẹp động mạch vành đang là một trong
những vấn nạn của sức khỏe toàn cầu, được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Theo
thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới: “Bệnh hẹp động mạch vành thường gặp và là
nguyên nhân bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới”. Tai biến nguy hiểm nhất
của bệnh động mạch vành là chết đột ngột, có thể do nhồi máu cơ tim hoặc rung
thất. Theo Hội Tim mạch Mỹ [134], bệnh động mạch vành là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong ở Mỹ. Mỗi năm, tại Mỹ có khoảng 1 triệu bệnh nhân phải nhập viện vì
nhồi máu cơ tim cấp với tỷ lệ tử vong cao đồng thời gây tàn phế, mất khả năng lao
động.
Ở Việt Nam, tình hình bệnh động mạch vành cũng khá cao. Theo thống kê
của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ nhồi máu cơ tim so với tổng số bệnh
nhân nằm viện chỉ chiếm 1% năm 1991, tăng lên đến 2,53% vào năm 1993, trong
đó, tỷ lệ tử vong là 27,4% [10], [19].
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh động mạch vành là xơ vữa động mạch – một
tiến trình chậm chạp kéo dài với sự lắng đọng từ từ của các mảng bám vào lớp nội
mạc thành động mạch, làm cho thành động mạch ngày càng dày lên, cứng lại và
mất tính đàn hồi [19]. Các mảng lắng đọng này có thành phần chủ yếu là mỡ,
cholesterol, calcium và nhiều chất cặn khác trong máu. Khi lớn tuổi, đặc biệt nam
giới trên 45 tuổi và nữ trên 55 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh động mạch vành rất cao.
Nguy cơ này cũng xảy ra trong gia đình có người mắc bệnh tim sớm, cụ thể là có
cha hoặc anh em trai bị bệnh tim trước 55 tuổi hay có mẹ hoặc chị em gái bị bệnh
trước 65 tuổi. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh động mạch vành (BĐMV) [10],
[19] bao gồm các yếu tố nguy cơ không thay đổi được như: giới tính, tuổi, tiền sử
gia đình bệnh mạch vành và các yếu tố có thể thay đổi được như: tăng huyết áp,
tăng cholesterol, hút thuốc lá, béo phì, ít vận động và đái tháo đường. Các yếu tố
16
này làm gia tăng khả năng bệnh động mạch vành, tuy nhiên, đôi khi không có các
yếu tố nguy cơ vẫn có thể mắc bệnh.
1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý động mạch vành
Có 2 động mạch vành gồm ĐMV phải và ĐMV trái xuất phát từ gốc động
mạch chủ qua trung gian xoang Valsalva. Xoang Valsalva giữ vai trò như một bình
chứa giúp duy trì cung lượng vành khá ổn định.
1.1.1. Động mạch vành trái còn được gọi là thân chung ĐMV trái, xuất phát từ
xoang Valsalva của lá vành trái, đi giữa nón thất phải phía trước và nhĩ trái ở phía
sau, rồi chia thành hai nhánh là nhánh xuống trước trái và nhánh mũ. ĐMV trái
được thấy rõ nhất khi chụp ĐMV can thiệp ở thế không nghiêng, chếch từ phía chân
lên 30
O
, từ ĐMV trái chia ra hai nhánh:
1.1.1.1 . Động mạch xuống trước trái (ĐMXTT)
Động mạch xuống trước trái (ĐMXTT) đi trong rãnh liên thất trước, hướng
về mỏm tim, chia 3 đoạn: đoạn gần, đoạn giữa và đoạn xa. Đường kính trong đoạn
gần của ĐMXTT là 3,8 0,3 mm, đoạn giữa 1,7 0,4 mm. Từ đoạn giữa trở đi,
ĐMXTT cho các nhánh xuyên vách tạo góc 900 cấp máu cho vách liên thất. Các
nhánh này nối với các nhánh vách của động mạch liên thất sau đi ngược lên. Vách
liên thất là vùng giàu mạch nuôi nhất của tim. Khoảng 90% số người có từ 1 tới 3
nhánh chéo vươn ra cấp máu cho thành trước trên thất trái. Nếu trên siêu âm thấy
giảm động vùng này không giải thích được, hoặc không có nhánh chéo nào được
nhìn thấy trên hình ảnh chụp động mạch vành thì phải nghĩ tới tắc nhánh chéo do xơ
vữa. Có khoảng 78% số người ĐMXTT đi tới mỏm thất trái rồi kết thúc dọc theo
vùng hoành thất trái, 22% còn lại thì không. Những người này có nhánh bên sau của
ĐMV phải lớn và dài hơn thông thường, để cấp máu cho vùng mỏm tim [2], [16].
ĐMXTT thấy rõ nhất trên hình chụp động mạch vành ở các thế nghiêng phải,
nghiêng trái và không nghiêng (RAO, LAO, AP).
1.1.1.2. Động mạch mũ
Từ thân chung, động mạch mũ tách ra chạy trong rãnh nhĩ thất bên phải,
hướng về rãnh liên thất sau với đường kính trong khoảng 1mm. Động mạch mũ
17
gồm đoạn gần và đoạn xa. Động mạch mũ cấp máu cho thành bên tự do của thất trái
bằng 2 – 3 nhánh bờ và cấp máu cho vùng sau bên nhĩ trái bởi một số nhánh nhỏ.
Khoảng 15% số người có động mạch mũ ưu thế tạo động mạch liên thất sau từ đoạn
xa của nó. Động mạch mũ thấy rõ trên chụp mạch vành ở các thế nghiêng phải,
nghiêng trái và không nghiêng (RAO, LAO, AP). Khoảng 37% số người có thêm
động mạch trung gian. Nhánh này xuất phát từ khoảng giữa ĐMXTT và ĐM mũ.
Hình 1.1. ĐMV trái tư thế nhìn chếch trước trái đối chiếu chụp ĐMV
“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền, Frank H Netter, 1995” [16]
1.1.2. Động mạch vành phải
ĐMV phải xuất phát từ xoang Valsalva của lá vành phải, đi trong rãnh nhĩ
thất phải. ĐMV phải cung cấp máu cho thất phải và 25 – 30% nhu cầu của thất trái,
cho cơ nhú sau giữa của van hai lá. Động mạch này có đường kính trong trên 1mm,
gồm có 3 đoạn:
Đoạn gần cho nhánh phễu cấp máu cho vùng buồng tống máu. Nhánh
thứ hai thường là động mạch nút nhĩ thất (59% từ động mạch vành phải, 38% từ
động mạch mũ, 3% xuất phát từ hai động mạch trên).
Đoạn giữa cho vài nhánh bờ cấp máu cho thành trước thất phải, tạo tuần
hoàn bên kia ĐMXTT bị tắc nghẽn.
18
Khoảng 85% số người có đoạn xa chia hai nhánh nuôi thành sau thất trái,
đó là:
Động mạch liên thất sau đi trong rãnh liên thất sau, cho một số nhánh
vách đi ngược lên cấp máu cho phần dưới vách liên thất.
Phần tiếp nối đi xuống như một nhánh sau phải, cho một số nhánh kết,
cấp máu cho vùng hoành của thất trái. Khi gần kết thúc nó cho động mạch nút nhĩ
thất nhỏ, đi ngược lên cấp máu cho nút nhĩ thất. 15% số người có động mạch vành
phải ngắn và nhỏ, không cấp máu cho thất trái, trong đó 50% có nhánh bên sau và
nhánh sau bên trái xuất phát từ động mạch mũ.
ĐMV phải có thể thấy rõ trên chụp mạch vành ở các thế nghiêng phải,
trái và nghiêng trái chếch từ dưới chân lên (RAO, LAO, LAO cranial).
1.1.3. Động mạch vành ƣu thế
ĐMV ưu thế là nhánh ĐMV cho nhánh liên thất sau và nhánh sau thất trái.
ĐMV phải ưu thế trong 70% trường hợp. ĐMV trái ưu thế trong 15% trường hợp
khi nhánh mũ cho nhánh liên thất sau và sau thất trái. ĐMV đồng ưu thế trong 5%
trường hợp, ĐMV phải cho nhánh liên thất sau, ĐMV trái cho nhánh sau thất trái.
Độ dài ĐMV phải tỷ lệ nghịch với độ dài nhánh mũ.
Hình 1.2. ĐMV phải tư thế nhìn chếch trước phải đối chiếu chụp ĐMV
“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền, Frank H Netter, 1995” [16]
19
1.1.4. Sinh lý tƣới máu của tuần hoàn vành
Tim co bóp nhịp nhàng, đẩy máu đi nuôi cơ thể, đồng thời tưới máu cho hệ
thống mạch vành để nuôi chính nó. Tưới máu mạch vành được thực hiện trong thì
tâm trương. Có rất ít sự thông nối giữa các mạch vành, vì vậy nếu một động mạch
vành bị tắc nghẽn, sự tưới máu cho vùng cơ tim đó sẽ bị ngừng trệ. Bình thường lưu
lượng tuần hoàn vành khoảng 60- 80 ml/phút/100 gam cơ tim (225 – 250 ml/ phút),
chiếm 4.6% lưu lượng tuần hoàn của toàn cơ thể. Hiệu suất sử dụng oxy của tuần
hoàn vành cao nhất trong cơ thể. Độ bão hòa oxy của tĩnh mạch vành chỉ còn 25-
30%, so với độ bão hoà oxy của tĩnh mạch chủ là 60-70%. Dự trữ oxy của cơ tim
gần như không có, nên khi cơ tim cần tăng nhu cầu oxy phải đáp ứng bằng cách
tăng cung lượng vành. Chuyển hóa của cơ tim chủ yếu là chuyển hóa ái khí, khi
thiếu oxy, phải sử dụng con đường yếm khí và sản sinh ra một số chất như axit
lactic, pyrovic... gây toan hóa nội bào và kích thích thụ cảm thể thần kinh tim gây
cơn đau thắt ngực.
Ở những người có hệ động mạch vành bình thường, khi gắng sức lưu lượng
tuần hoàn vành có thể tăng lên gấp đôi lúc nghỉ ngơi, nên đáp ứng được mọi nhu
cầu oxy của cơ tim và thiếu máu cơ tim không xuất hiện. Nhưng trên những bệnh
nhân có xơ vữa động mạch vành, khả năng động mạch vành dãn ra để tăng cường
lưu lượng vành bị hạn chế và tuỳ theo mức độ tổn thương động mạch vành mà các
dấu hiệu thiếu máu cơ tim có thể xuất hiện lúc gắng sức hay khi nghỉ ngơi. Trên
thực nghiệm và cả trên thực tế lâm sàng đã chứng minh, khi một động mạch vành bị
hẹp dưới 50% sẽ không ảnh hưởng đến dự trữ vành nên không có triệu chứng gì
trên các phương pháp thăm dò chức năng và lâm sàng. Khi động mạch vành bị hẹp
từ 50-70% thì có giảm dự trữ vành và có thể có các dấu hiệu thiếu máu cơ tim khi
gắng sức. Vì thế, đây được coi là vùng “im lặng