Trong cấu trúc nhân cách của một con người nói chung, của người cán
bộ, công chức ngành Kiểm sát nói riêng, đạo đức được coi là yếu tố nền tảng
của nhân cách. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ cũng
không sợ sệt, rụt rè, lùi bước; khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ được đức
tính khiêm tốn, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo. Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng nói: người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nói chung, trong chiến lược cán bộ
nói riêng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn coi trọng cả “đức” và “tài”, trong
đó “đức là gốc”. Một trong 5 nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch,
vững mạnh được Đại hội lần thứ XIII đề ra là xây dựng, chỉnh đốn Đảng về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
Bên cạnh đa số công chức ngành Kiểm sát luôn luôn nêu cao tinh thần, ý
thức trách nhiệm trong công việc; tôn trọng nhân dân; có tinh thần tập thể, tôn
trọng và hợp tác với đồng nghiệp; có ý chí, nghị lực vươn lên hoàn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ được giao, v.v. thì hiện vẫn còn một bộ phận công chức Kiểm
sát chưa theo kịp với yêu cầu, nhiệm vụ của chủ trương đổi mới, xây dựng và
phát triển ngành. Tình trạng oan, sai, tiếp tay cho tiêu cực hay bỏ lọt tội phạm
vẫn chưa chấm dứt. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chưa được như kỳ vọng của
nhân dân mà vụ án oan, sai nổi tiếng tại Bắc Giang đối với ông Nguyễn Thanh
Chấn (năm 2003) và với ông Huỳnh Văn Nén tại Bình Thuận (năm 1998) là
những vụ án oan, sai điển hình. Tại phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (ngày 15/9/2022), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết
hiện vẫn còn 17 trường hợp bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố thuộc trách
nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân.
195 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đạo đức công vụ của đội ngũ công chức ngành kiểm sát ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------
NGÔ THU HIỀN
ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC
NGÀNH KIỂM SÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Triết học
Chuyên ngành: Đạo đức học
Mã số: 9 22 90 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS. Trần Sỹ Phán
Hà Nội - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Trần Sỹ Phán. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.
Tác giả luận án
Ngô Thu Hiền
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 2
MỤC LỤC ............................................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... 6
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................... 6
1.1. Những công trình nghiên cứu về lý luận công vụ, công chức; đạo đức
công vụ nói chung, đạo đức công vụ công chức ngành Kiểm sát nói riêng .. 6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về công vụ, công chức ...................... 6
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đạo đức công vụ nói chung, đạo
đức công vụ công chức ngành Kiểm sát nói riêng ...................................... 9
1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao đạo
đức công vụ của đội ngũ công chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay 15
1.2.1. Những công trình nghiên cứu về thực trạng đạo đức công vụ của
đội ngũ công chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay ........................ 15
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về giải pháp nâng cao đạo đức công
vụ của đội ngũ công chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay ............ 20
1.3. Giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và
những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu................................................. 28
1.3.1. Giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan
đến đề tài luận án ...................................................................................... 28
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ............................... 29
Chương 2. ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NGÀNH
KIỂM SÁT Ở VIỆT NAM - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ............................. 30
2.1. Khái niệm công chức, công vụ, đạo đức và đạo đức công vụ ..................... 30
2.1.1. Khái niệm công chức, công vụ ....................................................... 30
2.1.2. Khái niệm đạo đức và đạo đức công vụ ......................................... 34
2.2. Công chức ngành Kiểm sát và nội dung đạo đức công vụ của đội ngũ
công chức ngành Kiểm sát Việt Nam .......................................................... 41
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động công vụ của công chức
ngành Kiểm sát ......................................................................................... 41
2.2.2. Quan niệm, đặc điểm và một số nội dung cơ bản của đạo đức công
vụ của đội ngũ công chức ngành Kiểm sát Việt Nam .............................. 47
2.3. Những nhân tố tác động đến đạo đức công vụ của đội ngũ công chức
ngành Kiểm sát Việt Nam ............................................................................ 66
2.3.1. Tác động của môi trường kinh tế - xã hội ....................................... 66
2.3.2. Tác động từ công tác giáo dục và tự giáo dục đạo đức công vụ của
đội ngũ công chức kiểm sát ...................................................................... 72
2.3.3. Tác động từ cơ chế, chính sách; từ sự lãnh đạo, quản lý cán bộ,
công chức ngành Kiểm sát ........................................................................ 75
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 80
Chương 3. ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NGÀNH
KIỂM SÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
CỦA THỰC TRẠNG ........................................................................................... 82
3.1. Thực trạng đạo đức công vụ của đội ngũ công chức ngành Kiểm sát ở
Việt Nam hiện nay ....................................................................................... 82
3.1.1. Những ưu điểm và hạn chế trong việc bảo vệ Hiến pháp và pháp
luật; giữ gìn bí mật Nhà nước, bí mật công tác ........................................ 82
3.1.2. Những ưu điểm và hạn chế trong việc nêu cao tính tích cực, tự giác,
công minh, chính trực, khách quan trong xử lý công việc ....................... 88
3.1.3. Những ưu điểm và hạn chế trong việc nêu cao tinh thần đoàn kết,
hợp tác, chia sẻ với đồng nghiệp trong thực thi công vụ ........................ 106
3.1.4. Những ưu điểm và hạn chế trong việc nêu cao tinh thần phục vụ
nhân dân; tôn trọng và chịu sự giám sát của nhân dân ........................... 111
3.1.5. Những ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện các “đức”: cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư .......................................................... 114
3.2. Nguyên nhân thực trạng đạo đức công vụ của đội ngũ công chức ngành
Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay ................................................................... 118
3.2.1. Nguyên nhân của những ưu điểm ................................................. 118
3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 120
Kết luận chương 3 ...................................................................................... 123
Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC
CÔNG VỤ CỦA ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC NGÀNH KIỂM SÁT Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY ........................................................................................... 125
4.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để
có tác động tích cực đến đạo đức công vụ của đội ngũ công chức ngành
Kiểm sát ..................................................................................................... 125
4.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý công chức; tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm
tra, giám sát hoạt động công vụ của đội ngũ công chức ngành Kiểm sát ....... 130
4.3. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức công vụ cho đội ngũ công chức
ngành Kiểm sát ........................................................................................... 141
4.4. Phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ công chức ngành Kiểm sát trong
việc rèn luyện, nâng cao đạo đức công vụ ................................................. 153
Kết luận chương 4 ...................................................................................... 160
KẾT LUẬN CHUNG ....................................................................................... 162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................... 164
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 165
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 179
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Chính trị quốc gia CTQG
2 Ban Chấp hành Trung ương BCHTƯ
3 Đạo đức công vụ ĐĐCV
4 Nhà xuất bản Nxb
5
6
Xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa xã hội
XHCN
CNXH
7
9
10
Trang
Viện kiểm sát nhân dân
Toà án nhân dân
Tr
VKSND
TAND
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cấu trúc nhân cách của một con người nói chung, của người cán
bộ, công chức ngành Kiểm sát nói riêng, đạo đức được coi là yếu tố nền tảng
của nhân cách. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ cũng
không sợ sệt, rụt rè, lùi bước; khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ được đức
tính khiêm tốn, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo. Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng nói: người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nói chung, trong chiến lược cán bộ
nói riêng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn coi trọng cả “đức” và “tài”, trong
đó “đức là gốc”. Một trong 5 nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch,
vững mạnh được Đại hội lần thứ XIII đề ra là xây dựng, chỉnh đốn Đảng về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.
Bên cạnh đa số công chức ngành Kiểm sát luôn luôn nêu cao tinh thần, ý
thức trách nhiệm trong công việc; tôn trọng nhân dân; có tinh thần tập thể, tôn
trọng và hợp tác với đồng nghiệp; có ý chí, nghị lực vươn lên hoàn thành xuất
sắc mọi nhiệm vụ được giao, v.v. thì hiện vẫn còn một bộ phận công chức Kiểm
sát chưa theo kịp với yêu cầu, nhiệm vụ của chủ trương đổi mới, xây dựng và
phát triển ngành. Tình trạng oan, sai, tiếp tay cho tiêu cực hay bỏ lọt tội phạm
vẫn chưa chấm dứt. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ chưa được như kỳ vọng của
nhân dân mà vụ án oan, sai nổi tiếng tại Bắc Giang đối với ông Nguyễn Thanh
Chấn (năm 2003) và với ông Huỳnh Văn Nén tại Bình Thuận (năm 1998) là
những vụ án oan, sai điển hình. Tại phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (ngày 15/9/2022), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết
hiện vẫn còn 17 trường hợp bị oan trong giai đoạn điều tra, truy tố thuộc trách
nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân.
2
Để xây dựng nền công vụ liêm chính, xây dựng nền hành chính nhà
nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong
sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch như Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề
ra, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung, công chức
ngành Kiểm sát nói riêng vừa có phẩm chất đạo đức trong sáng vừa có năng
lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề
ĐĐCV, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ở nhiều góc độ
khác nhau như triết học, đạo đức học, khoa học hành chính, khoa học quản lý,
v.v. Tuy nhiên, chưa có công trình chuyên biệt nào bàn về ĐĐCV của người
công chức kiểm sát. Sự thiếu vắng những công trình khoa học nghiên cứu về
lĩnh vực nhân cách, đạo đức người công chức ngành Kiểm sát sẽ hạn chế đến
việc nâng cao ĐĐCV của đội ngũ này trong thực tiễn. Việc luận giải, làm rõ
nội dung ĐĐCV của công chức ngành Kiểm sát cho phép đề xuất những giải
pháp thiết thực, khả thi nhằm giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra trong
thực tiễn ĐĐCV của người công chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay.
Qua hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Kiểm sát cũng đặt ra
cho mình những yêu cầu về xây dựng một nền công vụ liêm chính, nền hành
chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền; xây dựng đội ngũ
trong sạch, vững mạnh, biết đề cao vị trí, vai trò và phát huy trách nhiệm của
người làm việc trong ngành Kiểm sát góp phần nâng cao hiệu quả của công tác
kiểm sát, góp phần xây dựng ngành Kiểm sát ngày càng vững mạnh.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Đạo đức công vụ của
đội ngũ công chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Góp phần bổ sung, phát triển lý luận về đạo đức công vụ của đội ngũ
3
công chức ngành Kiểm sát và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đạo
đức công vụ của đội ngũ công chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay và
trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những
vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục giải quyết.
- Phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về công vụ, ĐĐCV của đội
ngũ công chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng ĐĐCV của đội ngũ công chức ngành Kiểm sát ở
Việt Nam hiện nay, chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao ĐĐCV cho đội ngũ công
chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề ĐĐCV của đội ngũ công chức
ngành Kiểm sát ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: chủ yếu là công chức ngành Kiểm sát ở hai
Thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khu vực
miền Bắc.
- Về thời gian nghiên cứu: tác giả nghiên cứu vấn đề đạo đức công vụ
của đội ngũ công chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức cách mạng nói
chung, đạo đức công chức, viên chức ngành Kiểm sát nói riêng. Ngoài ra tác
giả luận án còn kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4
4.2. Cơ sở thực tiễn
- Luận án được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu và sử dụng những tài
liệu, số liệu thực tiễn trong các công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo, tổng
kết, đánh giá của Đảng, Nhà nước, của ngành Tư pháp, các cơ quan hữu quan,
các tổ chức chính trị - xã hội, các cá nhân về vấn đề đạo đức, ĐĐCV, đạo đức
nghề nghiệp của công chức, viên chức nói chung và công chức, viên chức
ngành Kiểm sát nói riêng.
- Luận án nghiên cứu và sử dụng các số liệu trong các văn bản, báo cáo
tổng kết của ngành Kiểm sát và tổng hợp một số phản ảnh, số liệu của các cơ
quan truyền thông có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Luận án xin ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng về
một số nội dung thuộc nội dung nghiên cứu của luận án.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp giữa phân tích và tổng hợp;
lịch sử và lôgíc; đi từ trừu tượng đến cụ thể; sử dụng tài liệu thứ cấp trong
các văn bản, báo cáo tổng kết công tác nội chính, công tác phòng chống
tham nhũng và tổng hợp một số phản ánh của cơ quan truyền thông trong
việc đánh giá thực trạng đạo đức công vụ đội ngũ công chức ngành Kiểm
sát Việt Nam hiện nay.
Trong các phương pháp nghiên cứu trên, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là hệ thống
quan điểm, nguyên tắc cơ bản sẽ chi phối các phương pháp nghiên cứu khác.
Ngoài ra, đây cũng là phương pháp luận chi phối việc xác định nội dung, đặc
điểm đạo đức công vụ đội ngũ công chức ngành Kiểm sát cũng như nguyên
nhân thực trạng đạo đức công vụ của đội ngũ công chức này trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp nâng cao đạo đức công vụ đội ngũ công chức ngành Kiểm
sát Việt Nam hiện nay.
5
Phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp là một trong những
phương pháp tương đối phổ biến trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này
cho phép tác giả luận án phân tích những nhân tố tác động cũng như thực
trạng đạo đức công vụ đội ngũ công chức ngành Kiểm sát Việt Nam hiện nay,
trên cơ sở đó rút ra những kết luận để đề ra giải pháp.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án làm sáng tỏ chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động công
vụ của công chức ngành Kiểm sát cũng như đặc điểm đạo đức công vụ của đội
ngũ công chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án làm sáng tỏ ưu điểm, hạn chế của đạo đức công vụ của đội
ngũ công chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay.
- Luận án đề xuất một số giải pháp mới nhằm nâng cao đạo đức công vụ
cho đội ngũ công chức ngành Kiểm sát ở Việt Nam hiện nay và trong thời
gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng
chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo trong các cơ sở giáo dục, đào tạo,
nghiên cứu về đạo đức, ĐĐCV, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ kiểm sát cũng
như các cơ quan nghiên cứu và những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học đã
công bố của tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án gồm
4 chương, 12 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu về lý luận công vụ, công chức;
đạo đức công vụ nói chung, đạo đức công vụ công chức ngành Kiểm sát
nói riêng
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về công vụ, công chức
Vấn đề công vụ, công chức thời gian qua đã có nhiều tác giả, các tổ
chức quan tâm nghiên cứu và tiếp cận ở những góc độ khác nhau. Có thể nêu
ra một số công trình như:
Có thể xem cuốn “Nghiên cứu, so sánh quy định về đạo đức công vụ
của một số quốc gia và Việt Nam” [48] do Đỗ Thị Ngọc Lan làm chủ biên,
Nxb Chính trị quốc gia có ấn hành năm 2012 là một trong những tư liệu đề
cập tương đối nhiều và khá toàn diện đến công vụ, công chức. Theo quan niệm
của tác giả cuốn sách này thì: Công vụ là một hoạt động do công chức nhân
danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ
nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội. Ngoài ra, các tác giả còn chỉ ra
điểm chung của mọi nền công vụ khi coi công vụ là hoạt động công quyền,
bao gồm con người thực thi công việc (công chức) và công việc mà họ được
giao nhận.
Năm 2017, Nxb Lý luận chính trị có ấn hành cuốn “Đạo đức công vụ
của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay” [77] của tác giả Thân Minh Quế.
Trong cuốn sách này, tác giả quan niệm “công vụ là một loại hoạt động mang
tính quyền lực- pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong quá trình xử lý toàn diện các mặt
hoạt động của đời sống xã hội” [77, tr.14]. v.v.
7
Trong cuốn “Đạo đức công chức trong thực thi công vụ” [11] Ngô
Thành Can (làm chủ biên) cùng các tác giả Lê Thị Hằng, Ngô Văn Trân, nhà
xuất bản Tư pháp ấn hành 2018 đã dẫn ra quan niệm của một số trường đại
học về công vụ, công chức. Quan niệm của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học
tổng hợp Michigan (Mỹ); Trường Đại học tổng hợp Stellenbosch của Nam Phi
hay của TS Jeanne-Marie Col (Ban Thư ký Liên hợp quốc) về “công vụ”.
Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu ở Đại học tổng hợp
Michigan (Mỹ), công vụ là một khái niệm chung miêu tả về các nhân viên do
chính phủ tuyển dụng, những người cấu thành nên công việc theo chức
nghiệp. Các công chức được tuyển dụng trên cơ sở công tích, được đánh giá
định kỳ theo việc thực thi công tác của mình, được nâng bậc căn cứ theo tính
điểm hiệu quả và được bảo đảm về công việc. Tại chính phủ quốc gia, công vụ
bao gồm các viên chức dân sự cấu thành nên nền công vụ.
Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học tổng hợp Stellenbosch của
Nam Phi quan niệm công vụ “bao gồm các cơ quan khác nhau của chính phủ,
như các bộ, ngành của nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp, các tập đoàn và
doanh nghiệp của chính phủ là các cơ quan chịu trách nhiệm về việc tạo điều
kiện và thực thi pháp luật, chính sách công và các quyết định của chính phủ”.
Trên cơ sở các quan niệm trên, khái quát từ sự nghiên cứu của mình,
các tác giả Ngô Thành Can, Lê Thị Hằng, Ngô Văn Trân quan niệm: “công vụ
có thể được xem là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý do đội
ngũ công chức thực hiện, sử dụng ngân sách nhà nước để tiến hành các chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước trong việc quản lý toàn diện các mặt của đời
sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của một quốc gia” [11, tr.34].
Cùng với hướng nghiên cứu trên, các tác giả trong cuốn “Mấy vấn đề
công vụ và công chức Cộng hoà