Giảng viên ở các nhà trường quân đội là một bộ phận đội ngũ nhà giáo quân đội, lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong lĩnh vực quân sự. Giảng viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, trang bị thế giới quan, phương pháp luận trong xem xét, giải quyết các vấn đề thực tiễn theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, mà còn là người xây dựng, bồi dưỡng, phát triển nhân cách quân nhân cách mạng cho người học. Do đó, họ vừa phải có trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, vừa phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng.
Đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội là một phương diện biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp nhà giáo; phản ánh và thể hiện tập trung những chuẩn mực đạo đức của người thầy giáo quân đội, chủ thể chủ yếu và trực tiếp thực hiện trọng trách dạy chữ, dạy người, dạy nghề, đào luyện nên những sĩ quan quân đội vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất cơ bản, quan trọng hàng đầu tạo nên nhân cách, uy tín sư phạm của giảng viên; là cơ sở để nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết, tích cực, sáng tạo trong hoạt động sư phạm của họ; góp phần phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quân đội, nhà trường và trực tiếp định hướng cho sự hình thành, phát triển nhân cách học viên.
Những năm qua, đại đa số giảng viên ở các nhà trường quân đội có nhận thức và tình cảm nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề, tận tâm với công việc, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; luôn kiên định phương hướng chính trị - giai cấp, sẵn sàng phục vụ lâu dài cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo ở các nhà trường quân đội. Phần lớn giảng viên giải quyết tốt các quan hệ nghề nghiệp cơ bản trên tinh thần của chủ nghĩa tập thể và tình đồng chí, đồng đội; luôn củng cố thói quen kỷ luật tự giác, nghiêm minh và sự mô phạm, mẫu mực trong ứng xử sư phạm. Đa phần giảng viên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ chuyên môn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do những nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, một số giảng viên còn có biểu hiện coi nhẹ đạo đức nghề nghiệp, tình cảm với nghề chưa vững vàng, sâu đậm, chưa thể hiện được ý chí quyết tâm và sự gắn bó lâu dài với nghề. Một số giảng viên giải quyết chưa thật tốt các quan hệ nghề nghiệp; chưa tự giác, nghiêm minh trong chấp hành kỷ luật, chưa thật mô phạm, mẫu mực trong hành vi ứng xử. Cá biệt còn có biểu hiện sa vào lối sống cơ hội, thực dụng, thiếu trung thực, vi phạm kỷ luật, quy chế giáo dục, đào tạo, vi phạm đạo đức nhà giáo.
208 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Đỗ Thanh Hải
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
5
Chương 1.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
9
1.1.
Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến luận án
9
1.2.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
28
Chương 2.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
36
2.1.
Quan niệm đạo đức, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội
36
2.2.
Một số nhân tố cơ bản quy định đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội
58
Chương 3.
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO
79
3.1.
Thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội hiện nay và nguyên nhân
79
3.2.
Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội hiện nay
103
Chương 4.
GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN Ở CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
123
4.1.
Tạo sự chuyển biến về chất lượng hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp cho giảng viên
123
4.2.
Xây dựng môi trường đạo đức chuẩn mực tạo nền tảng thuận lợi nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội hiện nay
139
4.3.
Phát huy vai trò nhân tố chủ quan của mỗi giảng viên trong nâng cao đạo đức nghề nghiệp
156
KẾT LUẬN
167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
169
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
170
PHỤ LỤC
183
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Giảng viên ở các nhà trường quân đội là một bộ phận đội ngũ nhà giáo quân đội, lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong lĩnh vực quân sự. Giảng viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức, trang bị thế giới quan, phương pháp luận trong xem xét, giải quyết các vấn đề thực tiễn theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, mà còn là người xây dựng, bồi dưỡng, phát triển nhân cách quân nhân cách mạng cho người học. Do đó, họ vừa phải có trình độ, năng lực, phương pháp, tác phong công tác, vừa phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng.
Đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội là một phương diện biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp nhà giáo; phản ánh và thể hiện tập trung những chuẩn mực đạo đức của người thầy giáo quân đội, chủ thể chủ yếu và trực tiếp thực hiện trọng trách dạy chữ, dạy người, dạy nghề, đào luyện nên những sĩ quan quân đội vừa “hồng” vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Đạo đức nghề nghiệp là phẩm chất cơ bản, quan trọng hàng đầu tạo nên nhân cách, uy tín sư phạm của giảng viên; là cơ sở để nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết, tích cực, sáng tạo trong hoạt động sư phạm của họ; góp phần phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quân đội, nhà trường và trực tiếp định hướng cho sự hình thành, phát triển nhân cách học viên.
Những năm qua, đại đa số giảng viên ở các nhà trường quân đội có nhận thức và tình cảm nghề nghiệp đúng đắn, yêu nghề, tận tâm với công việc, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; luôn kiên định phương hướng chính trị - giai cấp, sẵn sàng phục vụ lâu dài cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo ở các nhà trường quân đội. Phần lớn giảng viên giải quyết tốt các quan hệ nghề nghiệp cơ bản trên tinh thần của chủ nghĩa tập thể và tình đồng chí, đồng đội; luôn củng cố thói quen kỷ luật tự giác, nghiêm minh và sự mô phạm, mẫu mực trong ứng xử sư phạm. Đa phần giảng viên hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ chuyên môn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do những nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, một số giảng viên còn có biểu hiện coi nhẹ đạo đức nghề nghiệp, tình cảm với nghề chưa vững vàng, sâu đậm, chưa thể hiện được ý chí quyết tâm và sự gắn bó lâu dài với nghề. Một số giảng viên giải quyết chưa thật tốt các quan hệ nghề nghiệp; chưa tự giác, nghiêm minh trong chấp hành kỷ luật, chưa thật mô phạm, mẫu mực trong hành vi ứng xử. Cá biệt còn có biểu hiện sa vào lối sống cơ hội, thực dụng, thiếu trung thực, vi phạm kỷ luật, quy chế giáo dục, đào tạo, vi phạm đạo đức nhà giáo.
Hiện nay, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng, “phi chính trị hoá” lực lượng vũ trang. Cùng với đó là tình trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và mặt trái của kinh tế thị trường tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức nghề nghiệp của giảng viên. Mặt khác, nhiệm vụ xây dựng quân đội và xây dựng nhà trường thông minh trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn của giảng viên. Do vậy, để hoàn thành trọng trách được giao, giảng viên ở các nhà trường quân đội phải: “Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo” [116]; “không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học” [117, tr. 50].
Từ đó cho thấy, “Đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội hiện nay” là vấn đề cơ bản và cấp bách cần được nghiên cứu một cách toàn diện về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến luận án
Làm rõ quan niệm và một số nhân tố cơ bản quy định đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội.
Đánh giá thực trạng, xác định những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội hiện nay.
Đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Những vấn đề lý luận, thực tiễn về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu, khảo sát giảng viên là cán bộ, sĩ quan quân đội được bổ nhiệm, biên chế và đang trực tiếp công tác tại các khoa giáo viên ở các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: Học viện Chính trị, Học viện Lục quân, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu Cần, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường sĩ quan Thông tin, Trường sĩ quan Pháo binh, Học viện Hải quân.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu, báo cáo, tổng hợp những vấn đề có liên quan từ năm 2016 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, đạo đức cách mạng và đạo đức nhà giáo.
Cơ sở thực tiễn
Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về công tác giáo dục, đào tạo, xây dựng đạo đức đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhà giáo quân đội; đồng thời, luận án còn kế thừa kết quả nghiên cứu ở các công trình khoa học liên quan đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Tình hình đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội thông qua các số liệu điều tra xã hội học của tác giả; các báo cáo, tổng kết về công tác giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên của các cơ quan chức năng và ở các nhà trường quân đội hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời tập trung vào các phương pháp như phân tích và tổng hợp, hệ thống và cấu trúc, lịch sử và lôgíc, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần làm rõ quan niệm đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội, một số nhân tố cơ bản quy định và giải pháp góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp của họ trong những năm tới.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội dưới góc độ tiếp cận triết học.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà trường quân đội trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giảng viên; làm cơ sở để giảng viên trau dồi, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của bản thân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo trong tình hình mới. Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho cán bộ, giảng viên, học viên ở các nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến luận án
1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là một trong những vấn đề lý luận, thực tiễn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, trong đó nổi lên một số công trình tiêu biểu sau:
Bàn về quan niệm đạo đức nghề nghiệp, Lê Thanh Thập (2005), trong bài viết “Về đạo đức nghề nghiệp” [128], từ góc độ tiếp cận triết học, cho rằng, đạo đức nghề nghiệp là một nhánh trong hệ thống đạo đức, “là một loại đạo đức đã được thực tiễn hóa” [128, tr. 50]. Tác giả quan niệm: “Đạo đức nghề nghiệp là những quan điểm, quy tắc và chuẩn mực hành vi đạo đức xã hội đòi hỏi phải tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có tính đặc trưng của nghề nghiệp” [128, tr. 49]. Đạo đức nghề nghiệp mang tính giai cấp, tính dân tộc. Nói đến đạo đức nghề nghiệp là nói đến lương tâm nghề nghiệp, đó là sự tự phán xét, tự ý thức về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp. Lương tâm nghề nghiệp và nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau; khi đánh mất ý thức về nghĩa vụ đạo đức là đánh mất ý thức về bản thân mình, làm mất ý nghĩa làm người và giá trị động lực của lao động. Do vậy, giáo dục đạo đức nghề nghiệp chính là để hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi người; hướng con người vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp. Những lập luận, phân tích trên gợi mở cho việc tiếp tục nghiên cứu, luận giải đạo đức nghề nghiệp dưới góc độ triết học.
Tiếp cận triết học vấn đề đạo đức xã hội, Nguyễn Duy Quý (Chủ biên, 2006) trong công trình Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp [120] đã luận giải, cho thấy rõ thực trạng những vấn đề bức xúc về đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp ở nước ta hiện nay dưới tác động và ảnh hưởng của kinh tế và chính trị. Theo đó, đạo đức nghề nghiệp hiện nay vừa có mặt tiến bộ, phát triển, vừa có mặt đang suy thoái, cản trở phát triển. Mặt tích cực đã dẫn tới sự phát triển đạo đức, hình thành những giá trị và định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp mới. Bên cạnh những biến đổi tích cực, một số vấn đề, khía cạnh bức xúc của đạo đức trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội được luận giải rất sinh động, sâu sắc. Sự suy thoái đạo đức được biểu hiện ở chủ nghĩa cá nhân đang có chiều hướng gia tăng dẫn tới “lối sống hưởng lạc, suy đồi, lười biếng, phi lao động, buông thả, ham làm giàu bất chính...” [ 120, tr. 123]. Những tiêu cực đạo đức len lỏi vào mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, trong đó có ngành giáo dục, “đã làm hỏng hình ảnh người thầy và quan hệ thầy trò”, “đe doạ trực tiếp tới đạo đức thầy giáo” [120, tr. 127]; “đạo đức học đường, quan hệ thầy trò và môi trường giáo dục đạo đức, nhân cách trong gia đình - nhà trường và xã hội bị tổn thương bởi thương mại hoá giáo dục không được ngăn chặn và đẩy lùi” [120, tr. 260]. Những luận giải trên gợi mở về tính cấp thiết của các giải pháp nhằm ngăn ngừa, phòng ngừa nguy cơ suy thoái đạo đức trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp cần tiếp tục được đào sâu nghiên cứu.
Bàn về những yếu tố tác động đến đạo đức nghề nghiệp, Trịnh Duy Huy (2009) trong công trình Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [68], đã phân tích dưới góc độ triết học những vấn đề lý luận về đạo đức, chỉ ra những tác động của kinh tế thị trường đối với biến đổi đạo đức xã hội nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng, thông qua nhận thức và giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội. Tác giả đã luận giải tính tất yếu của tiến bộ đạo đức từ tính tất yếu kinh tế. Các quy luật của kinh tế thị trường đòi hỏi hoạt động nghề nghiệp về tính hiệu quả, hiệu suất của hoạt động và giải quyết quan hệ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa thu nhập và phục vụ xã hội. Từ đó, “việc giải quyết hài hoà mối quan hệ này vừa đòi hỏi một sự phát triển nhất định về đạo đức nghề nghiệp, vừa tạo điều kiện cho sự phát triển nghề nghiệp” [68, tr. 49]. Bên cạnh đó tác giả chỉ ra tác động tiêu cực của kinh tế thị trường làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội phức tạp, làm suy giảm đạo đức và nhân cách con người bằng những lập luận và đánh giá thuyết phục.
Cùng với hướng nghiên cứu trên, Nguyễn Huy Phòng (2013) trong bài viết “Đạo đức nghề nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” [105], từ góc độ tiếp cận triết học đã đưa ra quan niệm về đạo đức và đạo đức nghề nghiệp. Theo đó: “Đạo đức nghề nghiệp là những phẩm chất cần có của mỗi người theo đúng những quy tắc chuẩn mực của một nghề nhất định được cộng đồng xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ của con người trong quan hệ với con người, tự nhiên và xã hội khi hành nghề” [105, tr. 34]. Bên cạnh những mặt tích cực, tiến bộ của quá trình mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế, thì mặt trái của kinh tế thị trường, của đồng tiền, danh vị và lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm đang tạo ra những hệ lụy, làm băng hoại và suy thoái đạo đức con người ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Để khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức nghề nghiệp cần nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức đạo đức nghề nghiệp; hoàn thiện và kiện toàn hệ thống pháp luật của từng ngành nghề; kết hợp giáo dục đạo đức nghề nghiệp và đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, tham nhũng, lãng phí. Những lập luận, phân tích trên đây giúp tác giả luận án hiểu sâu sắc hơn tác động của kinh tế thị trường đến đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội và định hình các giải pháp phù hợp.
Dưới góc độ tiếp cận chuyên ngành Hồ Chí Minh học, Hoàng Chí Bảo (2013) trong bài viết “Từ lời dạy của Bác đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp” [4] đã luận giải đạo đức nghề nghiệp là một dạng đạo đức trong thực tiễn, được biểu hiện ở các phạm trù đạo đức như lý tưởng, lương tâm và danh dự nghề nghiệp, ở các phẩm chất như: “Lòng yêu nghề, sự say mê, tâm huyết, sống hết mình với nghề, đó là tình yêu nghề nghiệp,... là biểu hiện của đạo đức nhân cách của con người” [4, tr. 32]. Các phẩm chất “trung thực, tận tụy, khiêm nhường, sáng tạo, vị tha - nhân ái - khoan dung” [4, tr. 34] là những chuẩn mực thể hiện được văn hóa Hồ Chí Minh, đồng thời là những giá trị, định hướng giá trị chúng ta cần học tập, làm theo. Theo tác giả, đạo đức nghề nghiệp biểu hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa lời nói và việc làm và có giá trị định hướng cho con người trong hoạt động nghề nghiệp. Nghiên cứu trên gợi mở nhiều vấn đề về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong mỗi lĩnh vực ngành nghề cụ thể, trong đó có giảng viên ở các nhà trường quân đội.
Cùng quan điểm trên, Nguyễn Văn Phúc (2015) trong bài viết “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp và vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [106], đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận giải về đạo đức nghề nghiệp và cho rằng, đó là kết quả của phân công lao động xã hội, là sự đáp ứng những đòi hỏi của bản thân các loại hình lao động nghề nghiệp. Tác giả khẳng định: “Mỗi nghề nghiệp đều có chức năng xã hội nhất định; do đó, có những yêu cầu nhất định cả về mặt hoạt động, cả về mặt đạo đức” [106, tr. 33]. Những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thống nhất với đạo đức xã hội và là sự thể hiện đặc thù đạo đức xã hội trong từng loại hình, từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp; vừa là nhân tố điều chỉnh về mặt đạo đức, vừa là động lực và nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện những yêu cầu về mặt nghề nghiệp của hoạt động người. Đây là những gợi mở khoa học để tác giả luận án tham khảo, vận dụng trong phân tích đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội vừa mang đầy đủ những đặc điểm chung, phổ quát của đạo đức nhà giáo, vừa như một hiện tượng tương đối độc lập với những đặc điểm riêng của hệ thống các yếu tố cấu thành.
Từ góc nhìn văn hoá đối với thực tiễn đời sống đạo đức xã hội, trong nghiên cứu của Từ Thị Loan (Chủ biên, 2016), Sự xuống cấp đạo đức ở nước ta hiện nay, nguyên nhân và giải pháp khắc phục [74] đã chỉ rõ thực trạng đáng báo động sự suy thoái, xuống cấp đạo đức ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Tác giả đã chỉ rõ các nguyên nhân và khẳng định sự đứt gãy của đạo đức truyền thống trong quá trình phát triển dẫn đến những "lệch chuẩn", đảo lộn các giá trị, làm tan rã, hủy hoại các giá trị truyền thống là nguyên nhân cơ bản của sự xuống cấp đạo đức hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp toàn diện, nhấn mạnh các giải pháp về đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục các khuôn mẫu, chuẩn mực, giá trị truyền thống đạo đức để góp phần vào ngăn ngừa sự xuống cấp đạo đức nói chung, đạo đức nghề nghiệp trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội nói riêng. Kết quả nghiên trên giúp nghiên cứu sinh nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn sự cần thiết của các giải pháp giáo dục, phát huy giá trị đạo đức truyền thống nghề nghiệp, quân đội, nhà trường đối với nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội.
Nguyễn Thị Phương Hoa (2018) trong công trình “Phát triển văn hóa nghề của học sinh, sinh viên các trường cao đẳng công nghiệp hiện nay” [53] khẳng định, ngày nay, để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, người ta đã không chỉ dừng lại ở các thông số về kỹ năng, trình độ tay nghề đơn thuần mà còn ở một trình độ văn hóa nghề nghiệp, tức là ở nhận thức về nghề, ở những chuẩn mực, giá trị của người lao động, lòng yêu nghề và khả năng sáng tạo tích cực, góp phần tạo ra những nhân tố mới đem lại hiệu suất lao động cao. Trong văn hóa nghề, đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt cần thiết đối với hoạt động nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất, phản ánh năng lực, tạo ra nội lực bên trong, điều chỉnh sự hoàn thiện nhân cách của người thầy. Đạo đức nghề nghiệp có giá trị nâng cao hiệu quả lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta, mỗi người cần xác định rằng sự yêu nghề, chân thành giữ chữ tín, làm việc hợp đạo lý, có hiệu quả, năng suất cao nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc ngày càng tốt hơn, nhiều hơn là những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tác giả khẳng định, linh hồn của đạo đức nghề nghiệp là tinh thần tận tuỵ phục vụ nhân dân, sự trung thành với Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được quán triệt, cụ thể hoá và biểu hiện bằng thực tiễn ở tất cả các mặt của đạo đức nghề nghiệp; là lương tâm nghề nghiệp và lòng yêu nghề - phẩm chất cao quý của con người khi lựa chọn công việc để lao động và cống hiến sức lực của mình cho cộng đồng, xã hội Đây cũng là những biểu hiện nội hàm cơ bản đạo đức nghề nghiệp của giảng viên ở các nhà trường quân đội cần tiếp tục được nghiê