Luận án Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc)

Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội qua các thời kì lịch sử. Sở dĩ như vậy vì đây là một nghề đặc biệt, người giáo viên đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, là đối tượng chưa ý thức được hành vi và nhận thức chủ yếu trên tư duy trực quan. Công việc này không đơn thuần chỉ là một nghề nghiệp, một phương tiện kiếm sống của người giáo viên; mà bằng nhiều phương pháp giáo dục các cô giáo mầm non hướng tới việc hình thành nhân cách, đạo đức tốt đẹp cho trẻ mầm non, giúp các em biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu, cái ác; biết xây dựng các giá trị đạo đức tốt đẹp trong tương lai. Nhà giáo dục Nga K.D.Usinxki đã khẳng định, việc giáo dục trẻ em, tất cả phải dựa vào nhân cách của nhà giáo dục. Bởi vậy, để làm tốt được sứ mệnh cao cả của mình người giáo viên mầm non phải có chuyên môn vững vàng, lối sống trong sáng, nhân cách tốt đẹp, trên hết là tấm lòng bao dung, nhân ái của người mẹ, tận tâm chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non; trong đó đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất. Điều này có nghĩa, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên đóng có vai trò là mục tiêu, động lực giúp cho đội ngũ này hoàn thành nhiệm vụ giáo dục vẻ vang của mình, là “người mẹ hiền thứ hai” trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.

pdf181 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THU THỦY ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THU THỦY ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 62 22 03 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS Nguyễn Văn Huyên 2. TS Ngô Thị Thu Ngà HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Thu Thủy MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 6 1.1. Những công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về đạo đức, đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 6 1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 18 1.3. Những công trình nghiên cứu về phương hướng, giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 23 1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án 29 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM 32 2.1. Đạo đức nghề nghiệp và tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non 32 2.2. Nội dung những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam 46 2.3. Những nhân tố tác động tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 56 CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc) 72 3.1. Thành tựu và những hạn chế trong đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 72 3.2. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 91 3.3. Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 108 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 115 4.1. Phương hướng 115 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 122 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 165 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐĐNN : Đạo đức nghề nghiệp ĐĐTT : Đạo đức truyền thống GVMN : Giáo viên mầm non KTTT : Kinh tế thị trường XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội qua các thời kì lịch sử. Sở dĩ như vậy vì đây là một nghề đặc biệt, người giáo viên đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, là đối tượng chưa ý thức được hành vi và nhận thức chủ yếu trên tư duy trực quan. Công việc này không đơn thuần chỉ là một nghề nghiệp, một phương tiện kiếm sống của người giáo viên; mà bằng nhiều phương pháp giáo dục các cô giáo mầm non hướng tới việc hình thành nhân cách, đạo đức tốt đẹp cho trẻ mầm non, giúp các em biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu, cái ác; biết xây dựng các giá trị đạo đức tốt đẹp trong tương lai. Nhà giáo dục Nga K.D.Usinxki đã khẳng định, việc giáo dục trẻ em, tất cả phải dựa vào nhân cách của nhà giáo dục. Bởi vậy, để làm tốt được sứ mệnh cao cả của mình người giáo viên mầm non phải có chuyên môn vững vàng, lối sống trong sáng, nhân cách tốt đẹp, trên hết là tấm lòng bao dung, nhân ái của người mẹ, tận tâm chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non; trong đó đạo đức là phẩm chất quan trọng nhất. Điều này có nghĩa, đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên đóng có vai trò là mục tiêu, động lực giúp cho đội ngũ này hoàn thành nhiệm vụ giáo dục vẻ vang của mình, là “người mẹ hiền thứ hai” trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất đề cao đến vai trò của đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non. Người đã khẳng định: Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo... [115, tr.509]. 2 Lời giáo huấn trên đã khẳng định sứ mệnh cao cả và trách nhiệm của giáo viên mầm non đối với trẻ mầm non, đối với xã hội; đồng thời cũng khẳng định, đạo đức nhà giáo là điều không lúc nào và không ở nơi nào có thể sao nhãng, mà luôn phải quan tâm, giáo dục. Sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục mầm non. Chúng ta đã đào tạo được nhiều thế hệ giáo viên mầm non vừa có “đức”, vừa có “tài”, đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đang công tác trong các cơ sở mầm non trên khắp mọi miền, hàng ngày tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ; đây là những cố gắng rất đáng tự hào của đội ngũ này. Tuy nhiên, những tác động từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng đang đặt ra những yêu cầu, những vấn đề mà công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người giáo viên mầm non không thể không quan tâm giải quyết. Đó là tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đối với quan niệm về giá trị và lối sống, mà cụ thể là việc đề cao lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, đề cao lợi ích cá nhân, xem nhẹ trách nhiệm xã hội. Đó là sức ép từ nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng tăng trong khi khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất của giáo dục mầm non còn hạn chế. Đó là những hạn chế trong quá trình tự giáo dục của người giáo viên mầm non, là sự chậm đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp trong giáo dục đạo đức cho người giáo viên mầm non ở các trường sư phạm và các trường mầm non... Tất cả những tác nhân đó đã cản trở đến công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũng như đến sự tự giác tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non. Còn một bộ phận giáo viên mầm non sống thiếu lý tưởng, không thiết tha với sự nghiệp “trồng người”, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, nhũng nhiễu gây phiền hà cho cha mẹ học sinh, hiện tượng bạo hành trẻ vẫn thường xuyên xảy ra gây bất bình trong dư luận xã hội. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và sự phát triển ngành giáo dục mầm non. Để khắc phục tình trạng này, đẩy lùi sự 3 xuống cấp đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) của giáo viên mầm non, đòi hỏi công tác lí luận phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề "Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc)" làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về ĐĐNN của giáo viên mầm non (GVMN), luận án khảo sát làm rõ thực trạng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao ĐĐNN của GVMN ở nước ta trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ những vấn đề lý luận về ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam. - Phân tích, làm rõ thực trạng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của thực trạng đó (qua khảo sát thực tế một số tỉnh ở phía Bắc hiện nay). - Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay, với phạm vi là giáo viên mầm non ở Việt Nam (qua khảo sát thực tế 384 giáo viên mầm non trên 16 trường mầm non tại một số tỉnh ở phía Bắc, cụ thể là 4 tỉnh, 4 thành phố: Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội). Thời gian từ năm 2008 đến năm 2017 khi Bộ Giáo dục & đào tạo ban hành Quyết định số 02/2008/QĐ - BGDĐT về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”. - Trong Luận án, người giáo viên mầm non được xác định và nghiên cứu là những người trực tiếp tham gia giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non tại các cơ sở mầm non. Những đối tượng khác, chẳng hạn, cán bộ quản lí giáo dục mầm non, cấp dưỡng... chỉ được đề cập trong chừng mực liên quan đến nội dung các chuẩn mực ĐĐNN của giáo viên mầm non, nhân tố tác động và các giải pháp nâng cao ĐĐNN cho đội ngũ này. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, về xây dựng con người, về giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục mầm non. Luận án cũng kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới nội dung đề tài luận án. - Phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ thực hiện mục đích luận án. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, điều tra xã hội học, lý luận gắn liền với thực tiễn. 5. Đóng góp khoa học của luận án - Luận án góp phần luận chứng sự cần thiết và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non. - Thông qua việc phân tích thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay, luận án đã xác định 2 vấn đề đặt ra cần giải quyết; đồng thời, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người giáo viên mầm non trong thời gian tới. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hơn về mặt lí luận vấn đề ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp cơ sở lý luận - thực tiễn cho việc hoạch định chính sách xây dựng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam trong thời gian tới. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giáo dục, bồi dưỡng chuyên đề GVMN ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án được triển khai thành 4 chương, 12 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đạo đức Đạo đức là một đề tài rất quan trọng được nhiều nhà tư tưởng quan tâm và nghiên cứu trong lịch sử khoa học của nhân loại. Ngay từ thời cổ đại, trong các tác phẩm của các nhà tư tưởng ở phương Đông và phương Tây đã coi đạo đức là những yêu cầu, nguyên tắc do cuộc sống đặt ra bắt buộc mọi người phải tuân theo. Sang thế kỉ XIX, đứng trên lập trường duy vật biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định đạo đức là sản phẩm của điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Ý thức đạo đức là sản phẩm của những hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, nó phản ánh đạo đức thực tiễn của xã hội. Vấn đề này được các ông trình bày trong các tác phẩm của mình: “Lời nói đầu phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”; “Lút vích Phoi ơ bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”; “Chống Đuyrinh” Như vậy, các nhà mác- xít đã xây dựng nên lý thuyết về một nền đạo đức tiến bộ trong lịch sử loài người - đạo đức cộng sản - với những nội dung khoa học nhất và cách mạng nhất. Quán triệt sâu sắc tư tưởng đạo đức học mácxít, tác phẩm "Nguyên lý đạo đức cộng sản" của A.Siskin đã tiếp tục làm rõ nguồn gốc của đạo đức và khẳng định đạo đức là một hình thái ý thức xã hội: "Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong quan hệ với nhau hàng ngày" [140, tr.4]. Cuốn sách "Đạo đức học" (2 tập) của tác giả G.Bandzeladze, đã luận giải về vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức xã hội cũng như 7 mối quan hệ giữa đạo đức với "tính người" của con người. Trong tác phẩm này, G.Bandzeladze nhấn mạnh tới đặc trưng của đạo đức: "Đạo đức của con người là năng lực phục vụ một cách tự giác và tự do những người khác và xã hội" [6, tr.48]. Ông cho rằng đạo đức là “hệ thống những chuẩn mực biểu hiện sự quan tâm tự nguyện tự giác của những người trong quan hệ với nhau và trong quan hệ với xã hội nói chung" [6, tr.104]. Tác phẩm này cũng đi sâu phân tích mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị, pháp lý, nghệ thuật,. Ông cũng chỉ rõ những đặc điểm cụ thể của nội dung đạo đức, đi đến khẳng định: đạo đức là đặc trưng bản tính của con người, chỉ con người mới có đạo đức, do đó nó phản ánh những đặc trưng của bản tính người (hiểu theo nghĩa bản chất tiêu biểu nhất và cũng là tốt đẹp nhất của con người). Đạo đức ra đời từ chỗ quan hệ với con người như quan hệ với chính mình. Trong quan hệ đối với mình, con người không thể nào tư lợi thì trong quan hệ đạo đức đối với người khác, con người cũng không thể nào tư lợi. Ở đây nét đặc trưng cơ bản nhất của đạo đức là "chí công vô tư". Bản chất của đạo đức chính là sự quan tâm tự giác của những con người đến lợi ích của nhau.... Khác với hành động bản năng của loài vật, hành vi đạo đức là ở chỗ: sự quan tâm tự giác đến hạnh phúc của những người khác có tính chất tự nguyện [6, tr.104]. Tác giả A.G.Xpirkin trong cuốn sách: "Triết học xã hội" [174] đã khẳng định đạo đức là: "Hệ thống những chuẩn mực xã hội điều chỉnh sự giao tiếp giữa các cá nhân và hành vi con người nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân và tập thể" [174, tr.125]. Với quan niệm như vậy, đạo đức được coi là "công cụ" để điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội, nhằm tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức học mác-xít thường xuyên được quan tâm trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đời sống, góp phần làm sáng tỏ quan niệm mác xít về đạo đức. Một số cuốn sách tiêu biểu 8 trong nước bàn về đạo đức là: "C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin bàn về đạo đức" [171]; "Đảng ta bàn về đạo đức" [172]; "Đạo đức mới" [83] đã xác định cơ sở khoa học của đạo đức học. Đảng ta đã dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin hướng toàn bộ đạo đức của chúng ta vào sự nghiệp cách mạng, vừa xuất phát từ yêu cầu cụ thể của xã hội ta ngày nay, vừa phát huy những truyền thống cao đẹp của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực đạo đức. Theo các tác giả, nội dung của đạo đức mới hướng vào giải quyết những nhiệm vụ cơ bản của con người trong chiến đấu, lao động và học tập, trong gia đình, tình yêu, tình bạn, trong quan hệ thường ngày và đời sống riêng tư. Điều này khẳng định đạo đức phản ánh đời sống tinh thần của con người, có khả năng điều chỉnh hành vi mỗi cá nhân hướng tới những giá trị tốt đẹp nhất. Cuốn "Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin" của Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Thế Kiệt (Đồng chủ biên) [98]. Giáo trình "Đạo đức học Mác - Lênin và giáo dục đạo đức" của tác giả Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (Đồng chủ biên) [139]. Các tác giả đều thống nhất khi coi đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp các nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội nhằm điều chỉnh đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội... Trong cuốn "Các dạng đạo đức xã hội" của Trần Hậu Kiêm và các cộng sự [85] đã phân tích các dạng đạo đức xã hội qua các chế độ xã hội: xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Từ đó nhóm tác giả đi đến kết luận: "Đạo đức là một hệ thống các chuẩn mực xã hội, qui định, điều chỉnh sự giao tiếp và hành vi xử sự của con người trong quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng" [85, tr.112]. Trên những tạp chí chuyên ngành, các bài viết cũng phân tích sâu sắc các khía cạnh của đạo đức, đạo đức cách mạng. Trong bài “Quan niệm mác xít về thiện và ác” của Vũ Văn Thuấn [152] đã làm rõ hơn quan niệm của C.Mác và Ăngghen về các phạm trù đạo đức: thiện, ác, cơ bản “là khái niệm đối lập nhau do hình thái ý thức, xã hội và tồn tại xã hội quyết định. Cho nên, 9 muốn tìm hiểu đúng đắn về thiện và ác, không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung của khái niệm, mà phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân đích thực của nó là tồn tại xã hội, nghĩa là trong phương thức sản xuất của xã hội chứ không phải ở bên ngoài xã hội hay ở trong đời sống tinh thần thuần túy của xã hội” [152, tr.37]. Bài "V.I.Lênin bàn về đạo đức cách mạng" của Trần Ngọc Linh [96] đã phân tích quan niệm của V.I. Lênin về bản chất đạo đức cách mạng, biểu hiện của đạo đức cách mạng: tinh thần giác ngộ cách mạng cao, lòng trung thành cao độ với lí tưởng, suốt đời phấn đấu cho lí tưởng cách mạng, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân, thậm chí cả tính mạng vì sự nghiệp cách mạng và biến lý tưởng thành hiện thực, kỉ luật cách mạng. Tác giả Nguyễn Văn Phúc trong bài viết "Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng nền đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay" [129] lại đi sâu phân tích quan niệm của C.Mác về bản chất của đạo đức, quan hệ giữa lợi ích và đạo đức, tiến bộ đạo đức, dự báo về sự hình thành nền đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Lê Trọng Ân trong bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức" đã nêu ra những quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức: "đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần chúng" [2, tr.16-20]. Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cốt lõi là: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tưTuy nhiên, mỗi đối tượng khác nhau thì vận dụng nội dung giáo dục đạo đức khác nhau: đối với đảng viên là giáo dục tinh thần quên mình vì lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân dân lao động; với mỗi công dân là giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giữ gìn của công; với lực lượng vũ trang nhân dân là giáo dục tinh thần trung với nước, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội Như vậy, vấn đề đạo đức đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra các khái niệm đạo đức, 10 đạo đức mới, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên sẽ là nguồn tư liệu quý để tác giả kế thừa và phát triển trong những nội dung cụ thể của luận án. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non Đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Điều này được quy định bởi tính đặc thù là ngành giáo dục hình thành nhân cách, đạo đức cho người học. Bởi thế, xã hội luôn có những đòi hỏi rất cao về chuyên môn và đặc biệt là ĐĐNN ở mỗi người giáo viên. Một số
Luận văn liên quan