Luận án Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành CNDVBC&DVLS. Đây là vấn đề tác giả luận án quan tâm nghiên cứu nhiều năm, xuất phát từ kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý đơn vị. Luận án có kết cấu gồm phần mở đầu; 3 chương (7 tiết); danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với kết cấu trên, đề tài bảo đảm triển khai nghiên cứu được những vấn đề lý luận và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

doc198 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ›&š ĐẶNG TRƯỜNG MINH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mã số : 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS, TS Nguyễn Văn Tài 2. PGS, TS Nguyễn Trọng Tuấn HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và không trùng lặp với những công trình đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đặng Trường Minh MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 35 1.1. Quan niệm nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 35 1.2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam - Quan niệm và bản chất 47 Chương 2 THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT CỦA ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 68 2.1. Thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 68 2.2. Những vấn đề có tính quy luật của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam 101 Chương 3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 124 3.1. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của chủ thể, đồng thời phát huy vai trò chủ quan của đối tượng đào tạo, bồi dưỡng 124 3.2. Tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình gắn với đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng 132 3.3 Đổi mới hệ thống chính sách, đồng thời xây dựng môi trường đào tạo, bồi dưỡng thuận lợi 144 KẾT LUẬN 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 160 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161 PHỤ LỤC 175 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Quân đội nhân dân Việt Nam QĐNDVN 2 Nhà xuất bản Nxb 3 Giáo sư GS 4 Phó Giáo sư PGS 5 Tiến sĩ TS 6 Khoa học kỹ thuật KHKT 7 Vũ khí trang bị kỹ thuật VKTBKT 8 Học viện kỹ thuật quân sự HVKTQS 9 Trang tr 10 Chính trị quốc gia CTQG 11 Hà Nội H. MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” được tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành CNDVBC&DVLS. Đây là vấn đề tác giả luận án quan tâm nghiên cứu nhiều năm, xuất phát từ kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý đơn vị. Luận án có kết cấu gồm phần mở đầu; 3 chương (7 tiết); danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với kết cấu trên, đề tài bảo đảm triển khai nghiên cứu được những vấn đề lý luận và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề xuất ba giải pháp cơ bản, đồng bộ, hệ thống và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Những nội dung đặt ra và giải quyết trong luận án là kết quả nhận thức, nỗ lực giải quyết bước đầu của tác giả và còn nhiều vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Tác giả luận án rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các nhà khoa học, đồng nghiệp để nâng cao hơn nữa chất lượng đề tài luận án. 2. Lý do chọn đề tài Lý luận và thực tiễn xây dựng QĐNDVN đã khẳng định vai trò rất quan trọng của nguồn lực con người nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT nói riêng. Đây là động lực chủ yếu của quá trình xây dựng QĐNDVN. Nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN là tổng hoà các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu của những cán bộ kỹ thuật trong quân đội, có trình độ học vấn từ kỹ sư trở lên, có phẩm chất tiêu biểu và năng lực chuyên môn giỏi, kỹ năng thành thạo, sáng tạo và nhạy bén; đang và sẽ tạo ra sức mạnh luôn thực hiện tốt nhiệm vụ, là động lực chủ yếu của ngành kỹ thuật quân đội và đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng QĐNDVN. Đây là nguồn lực đang thực hiện khá tốt nhiệm vụ công tác kỹ thuật, tiến tới luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt là nhiệm vụ thiết kế, chế tạo các loại VKTBKT mới, hiện đại của Việt Nam đảm bảo yếu tố bí mật, chủ động trong tác chiến. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng, trực tiếp nâng cao chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu của quân đội ta. Mặt khác, nhiệm vụ xây dựng QĐNDVN cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng bảo đảm số lượng hợp lý, có sức chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Nhiệm vụ đó đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay; trong đó, đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực này là hạt nhân. Hơn nữa, “ trên thế giới, trong những năm tới tình hình sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạptình hình chính trị - an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường; tình trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh mạngliên tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực ” [29, tr.70-71]. Trong tình hình đó, nếu xảy ra chiến tranh thì Việt Nam sẽ phải đương đầu với cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí thế hệ mới, công nghệ cao và hiện đại của đối phương trong không gian rộng, cường độ cao. Điều đó đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn lực tương xứng về khoa học kỹ thuật quân sự nhưng quan trọng nhất là nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT. Trong khi đó, trình độ khoa học kỹ thuật quân sự của Việt Nam và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay trong so sánh với các nước trong khu vực và thế giới còn ở trình độ thấp hơn và không đồng đều. Như vậy, giữa yêu cầu của tình hình hiện nay và dự báo yêu cầu tác chiến trong tương lai với thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực này còn có bất cập đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình xây dựng QĐNDVN hiện nay. Do đó, nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay là một vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, đến nay vấn đề này chưa được nghiên cứu, luận chứng dưới góc độ nghiên cứu của khoa học triết học. Từ những lý do trên, nghiên cứu đề tài “Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về khoa học kỹ thuật trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay" dưới góc độ triết học thực sự là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Luận chứng những vấn đề lý luận và thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. Đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Luận chứng làm rõ bản chất của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. - Đánh giá thực tiễn, luận chứng một số vấn đề có tính quy luật của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án * Đối tượng nghiên cứu: Bản chất và tính quy luật của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. * Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN tại Học viện Kỹ thuật quân sự; Trường Sỹ quan Kỹ thuật quân sự; Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Viện Khoa học Công nghệ quân sự; Quân chủng Phòng không - Không quân; Quân khu I và Quân khu II. Thời gian điều tra, khảo sát, sử dụng tài liệu chủ yếu từ năm 2005 đến năm 2015. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người; vai trò của giáo dục và đào tạo; về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, về khoa học kỹ thuật trong quân đội. Luận án còn dựa trên các kết quả nghiên cứu về lý luận của các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. * Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. Số liệu điều tra, khảo sát tại các học viện, nhà trường, cơ quan và đơn vị kỹ thuật của tác giả luận án; một số nghị quyết và báo cáo của các học viện và cơ quan, đơn vị kỹ thuật trong quân đội; kết quả nghiên cứu về đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong quân đội được công bố từ 2005 đến 2015. * Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: liên ngành; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; hệ thống và cấu trúc; lịch sử và lôgíc; trừu tượng hoá và khái quát hoá; điều tra xã hội học; tổng kết thực tiễn và phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. 6. Những đóng góp mới của luận án - Góp phần làm sáng tỏ bản chất của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. - Luận chứng những vấn đề có tính quy luật của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. - Đề xuất các giải pháp cơ bản, hệ thống, có tính khả thi nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN. Kết quả đó góp phần làm phong phú thêm vào lý luận xây dựng quân đội nói chung và phát triển nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật trong quân đội nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án làm cơ sở cho việc điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về KHKT trong QĐNDVN hiện nay. Kết quả nghiên cứu còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học ở các học viện, nhà trường kỹ thuật trong quân đội và những người quan tâm đến lĩnh vực này. 8. Kết cấu của luận án Mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài; 3 chương (7 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao và đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 1.1. Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao Hiện nay, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá và hội nhập là xu thế chung. Trong xu thế đó, để phát triển nhanh và bền vững, các quốc gia trong đó có Việt Nam đã và đang quan tâm đặc biệt đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đến nay đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này. Trong các nghiên cứu, cùng với khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao, các tác giả còn sử dụng những thuật ngữ như nhân tài, đội ngũ lãnh đạo, nhà khoa học, tầng lớp sáng tạo, công nhân tri thức, công nhân trí tuệ như một cách diễn đạt khác về nguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể khái quát một số công trình tiêu biểu sau. * Các công trình nghiên cứu của nước ngoài. Hai tác giả Thẩm Vinh Hoa – Ngô Quốc Diệu (chủ biên) (2008) với công trình “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” [51]. Đây là công trình nghiên cứu khá sâu sắc và toàn diện tư tưởng về nhân tài của Đặng Tiểu Bình. Các tác giả khẳng định, tư tưởng của Đặng Tiểu Bình về nhân tài là sự kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác – Lênin, Mao Trạch Đông. Tư tưởng này là bộ phận cấu thành quan trọng trong lý luận của Trung Quốc về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc, xã hội hài hoà. Đây là kim chỉ nam cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược nhân tài của Trung Quốc hiện nay. Công trình đã hệ thống tư tưởng của Đặng Tiểu Bình về những vấn đề cơ bản như: nhân tài là then chốt của phát triển; đường lối tổ chức và việc xây dựng đội ngũ cán bộ; tư tưởng chiến lược về bồi dưỡng và giáo dục nhân tài; về tuyển chọn nhân tài ưu tú; về sử dụng và bố trí nhân tài; về tạo môi trường cho nhân tài phát triển; về cải cách chế độ nhân sự trong việc sử dụng nhân tài. Các tác giả nhấn mạnh Trung Quốc luôn coi giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, công tác nhân tài là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt, coi đó là kế lớn trăm năm để chấn hưng đất nước. Tác giả Lương Dụ Giai (2006) với công trình “Quản lý nhân tài” [164]. Đây là công trình bàn một cách có hệ thống và chuyên sâu về công tác quản lý nhân tài của Trung Quốc. Tác giả đề cập một số vấn đề về quan niệm, đặc điểm và vai trò của nhân tài đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Từ đó đi sâu luận giải sự cần thiết phải có cơ chế, chính sách đặc biệt để quản lý nhân tài nhằm phát huy tài năng của họ. Tác giả cũng đưa ra một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm quản lý tốt nhất nhân tài. Tác giả nhấn mạnh chính phủ cần có cơ chế, chính sách phù hợp để vừa góp phần quản lý, vừa thể hiện sự trọng dụng và phát huy tài năng của nhân tài trong thực tế. Các tác giả Okuhina Yasuhiro, Michitoshi Takahata, Shigenobu Kishimoto với công trình “Chính trị và kinh tế Nhật Bản” (1994) (Đàm Ngọc Cảnh dịch) [99]. Các tác giả đã nêu rõ những vấn đề cơ bản về nhân tài; chính sách trong công tác cán bộ, phát triển nhân tài; phân tích những kinh nghiệm trong việc đánh giá và luân chuyển cán bộ, phát huy người tài trên cơ sở đặc điểm xã hội Nhật Bản; nhấn mạnh việc cố gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân tộc; thực hiện chế độ đào tạo, quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền, chú trọng xây dựng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành của cán bộ; bảo đảm chế độ chính sách và tiền lương cho cán bộ yên tâm cống hiến. Công trình “Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu” (1994) (Lê Tư Vinh, Nguyễn Huy Quý dịch) [158], đã khẳng định rõ những tư tưởng của Lý Quang Diệu về trọng dụng nhân tài đất nước, về tầm quan trọng của nhân tài, vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài; nhấn mạnh "chế độ Singapore thực hành là chế độ trọng dụng nhân tài", coi việc biết đào tạo và dùng nhân tài là bí quyết thành công của Singapore. Tác giả Dave Ulrich với công trình “ The Talent Trifecta” (2007) [169]. Trong công trình này, chuyên gia hàng đầu về nhân lực của thế giới đã đưa ra định nghĩa mới về nhân tài với phương trình 3C (Talent = Competence* Commitment*Contribution). Theo tác giả nhân tài = Năng lực*Cam kết*Cống hiến. Đó không phải là sự cộng lại đơn thuần mà là cấp số nhân. Tác giả đã nêu lên quan niệm cũng như cách tiếp cận về nhân tài với đầy đủ những tiêu chí của nó. Theo đó, nhân tài vừa phải có năng lực tốt, vừa phải có cam kết làm việc hết mình và có sự cống hiến với công việc, với công ty mình làm việc. Nếu thiếu đi một trong ba yếu tố đó thì chưa thể gọi là nhân tài với đầy đủ ý nghĩa của nó. Năng lực của nhân tài là có khả năng làm tốt những công việc hiện nay và đặc biệt là trong tương lai. Tác giả cũng đưa ra những giải pháp phát hiện những “người giỏi”, có khả năng và bồi dưỡng, vun đắp họ thành “nhân tài”, mang lại giá trị cao cho tổ chức, xã hội. Các công trình trên đã đưa ra những quan niệm, đặc điểm, vị trí và những tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao. * Các công trình nghiên cứu trong nước. Tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2010) trong công trình “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam” [38] đã trình bày quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao. Tác giả đã phân tích về nội dung, tiêu chí và những yếu tố tác động tới quá trình phát triển nguồn lực này. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai. Những giải pháp đó góp phần tìm ra con đường và cách thức hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thực sự trở thành lực lượng tiên phong trong quá trình thực hiện nền kinh tế tri thức ở Việt Nam. Tác giả Vũ Thị Phương Mai (2013) trong công trình “Nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay” [84]. Dưới góc độ tiếp cận chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, tác giả đã trình bày quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời chỉ ra vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu của nguồn nhân lực chất lượng cao, tác giả đã đưa ra các giải pháp về nhận thức, về văn hoá và đổi mới chính sách sử dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao. Kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Phương Mai là những gợi mở có ý nghĩa với tác giả luận án trong việc hoàn thiện quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao và việc định hướng những giải pháp. Tác giả Lê Quang Hùng (2011) trong công trình “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” [56]. Tác giả đã tiếp cận vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao dưới góc độ kinh tế chính trị. Tác giả đã nêu bật tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đánh giá thực trạng và nguyên nhân; chỉ ra một số yêu cầu, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm ở miền Trung, đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp về giáo dục - đào tạo. Tác giả Nguyễn Thị Giáng Hương (2013) trong công trình “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” [59]. Tác giả đã làm nổi bật vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực nữ chất lượng cao; những điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan cơ bản tác động đến phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra trong phát triển phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Tác giả Nguyễn Thị Thu Phương (2009) trong công trình “Phát triển nhân lực, nhân tài – lựa chọn của Trung Quốc trong chiến lược phát triển bền vững” [105]. Tác giả khẳng định Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện hàng loạt chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực nhằm xây dựng toàn diện nguồn nhân lực và tạo thế mạnh cạnh tranh về lượng nhân tài. Tác giả đánh giá những thành công và hạn chế của chính sách này và khẳng định Trung Quốc đã thực hiện chiến lược thông qua giáo dục, coi đó là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững nguồn lực con người. Trung Quốc đã ưu tiên phát triển nhân tài ở các bậc đại học và các viện nghiên cứu, chú trọng đào tạo nhân tài khoa học kỹ thuật và chuyên ngành thông qua hệ thống trường phổ thông trung học trọng điểm, trường đại học chất lượng cao. Trung Quốc còn tích cực đào tạo nguồn nhân tài cao cấp tại các nước phát triển đồng thời thiết lập hệ thống sử dụng nguồn nhân lực, nhân tài hiệu quả, hợp lý. Từ đó tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Tác giả Nguyễn Ngọc Phú (Chủ nhiệm) (2010) với công trình “Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới” [102]. Công trình đã
Luận văn liên quan