Luận án Đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên

Theo Đỗ Kim Chung (2018), cho rằng đầu tư công là việc sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển KTXH không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Thực chất của đầu tư công là sử dụng vốn của khu vực nhà nước, theo nghĩa hẹp bao gồm trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước cả cấp trung ương và địa phương; theo nghĩa rộng, bao gồm các loại vốn tựa như ngân sách, như hỗ trợ phát triển chính thức - ODA và vốn nhà nước trong các dự án liên danh. Về cơ bản, nền kinh tế được phân định thành hai khu vực: Khu vực công và khu vực tư. Khu vực công đại diện chủ yếu là nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các hàng hóa công (cơ sở hạ tầng thiết yếu) và dịch vụ công để tạo cho khu vực tư nhân phát triển. Khu vực tư bao gồm các tổ chức của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế. Trên cơ sở khả năng tiếp cận được hàng hóa công và dịch vụ công do khu vực công cung cấp, khu vực tư thực hiện đầu tư trong nền kinh tế theo tín hiệu của thị trường. Nền kinh tế phát triển là nền kinh tế có khu vực công luôn hậu thuẫn cho khu vực tư phát triển. Để đạt được được điều đó, khu vực công cần phải có hệ thống các chính sách, thực hiện sự can thiệp của nhà nước vào nền KTXH và vai trò “kiến tạo” cho các tổ chức KTXH phát triển đúng hướng. Như vậy có thể hiểu đầu tư công là hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách của nhà nước thông qua các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nhằm thực hiện các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích chung của xã hội và ngành nông nghiệp. Vốn đầu tư công không chỉ từ ngân sách Nhà nước mà có thể huy động thêm từ các nguồn khác như trái phiếu chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Đầu tư công cho phát triển nông nghiệp được thực hiện trên các khía cạnh về hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng như hệ thống kênh mương, thủy lợi, đường giao thông nội đồng, hệ thống điện lưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, các cơ sở bảo quản và chế biến nông sản,. Từ đó hướng tới một nền sản xuất nông nghệp phát triển ổn định và bền vững.

pdf204 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---------------------------------- NGUYỄN ĐỨC TRUNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NHÃN Ở TỈNH HƯNG YÊN NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ----------------------------------- NGUYỄN ĐỨC TRUNG ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NHÃN Ở TỈNH HƯNG YÊN Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Đăng TS. Quyền Đình Hà HÀ NỘI - 2024 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Nguyễn Đức Trung Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2024 Tác giả luận án ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án: “Đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS. Nguyễn Viết Đăng và TS. Quyền Đình Hà đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và PTNT - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trường Đại học Tài Chính - Quản trị kinh doanh, Bộ Tài chính đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị và các cán bộ công chức, viên chức tỉnh Hưng Yên, các tổ chức và cá nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin trong quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án./. Nguyễn Đức Trung Hà Nội, ngày 23 tháng 01năm 2024 Nghiên cứu sinh iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục đồ thị x Danh mục hộp xii Trích yếu luận án xiii Thesis summary xv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6 1.2.1. Mục tiêu chung 6 1.2.2. Mục tiên cụ thể 6 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 6 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 6 1.4. Những đóng góp mới của luận án 7 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 8 PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NHÃN 10 2.1. Cơ sở lý luận về đầu tư công và đầu tư công cho chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 10 2.1.1. Một số khái niệm có liên quan 10 2.1.2. Tổng hợp đặc điểm đầu tư công trong cho chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 21 2.1.3. Vai trò của đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 23 2.1.4. Nội dung nghiên cứu về đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 28 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 31 2.2. Cơ sở thực tiễn về đầu đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 33 iv 2.2.1. Kinh nghiệm đầu tư công ở một số quốc gia 33 2.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương ở Việt Nam 39 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên 47 PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49 3.1. Phương pháp tiếp cận 49 3.1.1. Tiếp cận theo khu vực công và khu vực tư 49 3.1.2. Phương pháp tiếp cận theo chuỗi giá trị 49 3.1.3. Phương pháp tiếp cận theo vùng 50 3.1.4. Phương pháp tiếp cận theo quy mô sản xuất 50 3.2. Khung phân tích 50 3.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 52 3.3.1. Đặc điểm phát triển nhãn ở Hưng Yên 52 3.3.2. Chọn điểm nghiên cứu 54 3.3.3. Chọn mẫu điều tra và khảo sát 55 3.4. Phương pháp thu thập số liệu 55 3.4.1. Thu thập thông tin thứ cấp 55 3.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp 55 3.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 57 3.5.1. Phương pháp thống kê mô tả 57 3.5.2. Phương pháp so sánh 58 3.5.3. Công cụ phân tích xử lý số liệu 58 3.5.4. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng vốn ICOR 58 3.6. Chỉ tiêu phân tích 59 3.6.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về thực trạng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nhãn và các bên tham gia vào cung cấp đầu tư công 59 3.6.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về nhu cầu đầu tư công 59 3.6.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về thực trạng đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên 59 3.6.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả đầu tư công 60 3.6.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 60 v PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CÔNG CHO PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NHÃN Ở TỈNH HƯNG YÊN 61 4.1. Thực trạng về đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên 61 4.1.1. Đánh giá thực trạng các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị nhãn 61 4.1.2. Đánh giá nhu cầu đầu tư công cho chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 69 4.1.3. Thực trạng đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 79 4.1.4. Kết quả và hiệu quả đầu tư công 110 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 116 4.2.1. Nhân lực và vật lực thực hiện và quản lý đầu tư công 116 4.2.2. Khả năng tài chính của tỉnh 118 4.2.3. Năng lực của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm 120 4.2.4. Điều kiện tự nhiên 123 4.2.5. Chính sách đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 124 4.3. Giải pháp đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 127 4.3.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả chính sách đầu tư công 127 4.3.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả về quản lý nhà nước 129 4.3.3. Giải pháp về vốn đầu tư 130 4.3.4. Giải pháp về nâng cao cơ sở hạ tầng 131 4.3.5. Giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý 132 4.3.6. Giải pháp về liên kết, xúc tiến thương mại, phân phối sản phẩm 133 4.3.7. Giải pháp đối với khâu sản xuất, trồng nhãn và nguồn cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất 137 4.3.8. Giải pháp đối với khâu sơ chế, chế biến 139 4.3.9. Giải pháp với khâu thu mua và tiêu thụ sản phẩm nhãn. 140 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 143 5.1. Kết luận 143 5.2. Kiến nghị 145 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 147 Tài liệu tham khảo 148 Phụ lục 157 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ATTP Nghĩa tiếng Việt An toàn thực phẩm BVTV CNH - HĐH Bảo vệ thực vật Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CGT Chuỗi giá trị DT Diện tích ĐVT ĐTC DVC ĐT KTHT KTXH Đơn vị tính Đầu tư công Dịch vụ công Đầu tư Kinh tế hạ tầng Kinh tế - xã hội KHCN Khoa học công nghệ NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NS Năng suất SL Sản lượng TMĐT Thương mại điện tử TP Thành phố TX UBND Thị xã Ủy Ban nhân dân vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1. Thực trạng sản xuất nhãn tỉnh Hưng Yên năm 2020 54 3.2. Số lượng mẫu điều tra theo cấp và theo đơn vị 56 3.3. Phân bổ địa điểm và mẫu điều tra cơ sở sản xuất nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 57 3.4. Số lượng mẫu điều tra khâu cung cấp đầu vào và khâu đầu ra cho sản phẩm nhãn 57 4.1. Các tác nhân tham gia vào khâu sản xuất nhãn tỉnh Hưng Yên 63 4.2. Đặc điểm của các tác nhân tham gia vào khâu sản xuất nhãn tỉnh Hưng Yên 64 4.3. Cơ sở cung cấp đầu vào sản xuất nhãn 65 4.4. Các cơ sở thu gom nhãn tươi. 66 4.5. Cơ sở chế biến nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 67 4.6. Khâu thương mại (phân phối sản phẩm) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 68 4.7. Tổng nhu cầu vốn đầu tư công vào sản xuất sản phẩm nhãn giai đoạn 2016-2021 69 4.8. Tổng nhu cầu vốn dịch vụ công vào sản xuất sản phảm nhãn giai đoạn 2016-2021 70 4.9. Nhu cầu về giao thông của các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên 71 4.10. Nhu cầu về điện của các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên 72 4.11. Nhu cầu về thuỷ lợi của các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên 72 4.12. Nhu cầu về hệ thống chế biến của các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên 73 4.13. Nhu cầu về chợ của các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên 74 4.14. Nhu cầu ở Khâu cung cấp dịch vụ đầu vào sản xuất nhãn 75 4.15. Vốn đầu tư công và tổng sản phẩm ngành nông nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2021 79 4.16. Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2021 80 4.17. Vốn đầu tư dịch vụ công cho sản phẩm nhãn ở Hưng Yên 81 viii 4.18. Tổng hợp thực trạng và nhu cầu về vốn đầu tư công và vốn đầu tư dịch vụ công cho phát triển sản phẩm nhãn Hưng Yên giai đoạn 2016-2021 83 4.19. Hiện trạng đường giao thông cho các vùng trồng nhãn 84 4.20. Thực trạng đầu tư hệ thống giao thông cho các vùng trồng nhãn 85 4.21. Đánh giá của các cơ sở sản xuất nhãn về hệ thống giao thông hỗ trợ cho khâu trồng nhãn 86 4.22. Đánh giá của khâu dịch vụ đầu vào về hệ thống giao thông hỗ trợ cho khâu dịch vụ đầu vào sản xuất nhãn 86 4.23. Đánh giá của khâu dịch vụ đầu ra về hệ thống giao thông hỗ trợ cho khâu dịch vụ đầu ra sản xuất nhãn 87 4.24. Thực trạng đầu tư hệ thống thuỷ lợi cho các vùng trồng nhãn 87 4.25. Thực trạng tiếp cận của các cơ sở sản xuất nhãn với hệ thống thuỷ lợi 88 4.26. Đánh giá của các cơ sở sản xuất nhãn về hệ thống thuỷ lợi hỗ trợ sản xuất trồng nhãn 89 4.27. Hiện trạng đầu tư hệ thống điện cho các vùng trồng nhãn 89 4.28. Thực trạng tiếp cận của cơ sở sản xuất nhãn với hệ thống điện lưới 90 4.29. Đánh giá của các khâu trong chuỗi về hệ thống điện hỗ trợ cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn Hưng Yên 90 4.30. Tổng hợp đơn vị được hỗ trợ ứng dụng máy móc tiên tiến trong chế biến long nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 91 4.31. Đánh giá của cơ sở sơ chế, chế biến về hệ thống chế biến hỗ trợ cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn Hưng Yên 92 4.32. Đánh giá của khâu tiêu thụ sản phẩm nhãn về hệ thống chợ, siêu thị hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nhãn tại Hưng Yên 93 4.33. Thực trạng về cung cấp dịch vụ công cho sản phẩm nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 95 4.34. Kết quả thực hiện dịch vụ công cho sản phẩm nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2016-2021 96 4.35. Thực trạng về dịch vụ công hỗ trợ cho khâu sản xuất nhãn 98 4.36. Đánh giá của các cơ sở sản xuất nhãn về sự hỗ trợ dịch vụ công 99 4.37. Đánh giá của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây nhãn về dịch vụ công 99 4.38. Thực trạng dịch vụ cung cấp cây giống nhãn 100 ix 4.39. Đánh giá của khâu sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật về dịch vụ công 101 4.40. Đánh giá của khâu sản xuất, kinh doanh phân bón về dịch vụ công 102 4.41. Đánh giá của người sản xuất nhãn đối với dịch vụ phân bón 103 4.42. Đánh giá của người sản xuất nhãn đối với khâu thu mua nhãn 104 4.43. Đánh giá của cán bộ quản lý đối với khâu thu mua nhãn 104 4.44. Thực trạng dịch vụ công cho khâu chế biến 105 4.45. Đánh giá của cơ sở chế biến về nguyên liệu đầu vào cho chế biến 106 4.46. Đánh giá của cơ sở chế biến về thị trường tiêu thụ sản phẩm 106 4.47. Đánh giá của cán bộ quản lý đối với năng lực khâu chế biến 107 4.48. Đánh giá của người sản xuất nhãn đối với thị trường tiêu thụ 108 4.49. Đánh giá của cán bộ quản lý đối với khâu tiêu thụ sản phẩm 108 4.50. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư sản xuất nhãn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2021 110 4.51. Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế giữa các cơ sở trồng nhãn ở vùng tập trung và với các cơ sở trồng nhãn ở vùng phân tán 112 4.52. Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế theo quy mô trồng nhãn (Hộ gia đình, Trang trại, Hợp tác xã) 114 4.53. Phân tích, so sánh hiệu quả kinh tế ở khâu chế biến long nhãn 115 4.54. Đánh giá bên tiếp nhận đầu tư công về năng lực của đội ngũ công chức cung cấp đầu tư công 117 4.55. Tỷ lệ ý kiến đánh giá của cán bộ (công chức, viên chức) về cơ sở vật chất kỹ thuật cung cấp dịch vụ công 118 4.56. Kết quả đánh giá của đội ngũ công chức về mức độ đầu tư ngân sách Nhà nước cho đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị nhãn tại tỉnh Hưng Yên 119 4.57. Đánh giá của cán bộ quản lý đối với các khâu phục vụ đầu vào sản phẩm nhãn 120 4.58. Đánh giá của cán bộ về năng lực của khâu trồng nhãn trong chuỗi giá trị nhãn Hưng Yên 121 4.59. Đánh giá của cán bộ quản lý đối với các khâu phục vụ đầu ra cho sản phẩm nhãn 123 4.60. Một số chính sách quan trọng của tỉnh Hưng Yên cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn 125 x DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang 4.1. Nhu cầu dịch vụ công cho khâu sản xuất nhãn 76 4.2. Nhu cầu dịch vụ công cho khâu thu mua nhãn 77 4.3. Nhu cầu về dịch vụ công cho khâu chế biến 77 4.4. Nhu cầu về dịch vụ công cho thương mại sản phẩm 78 xi DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1. Chuỗi giá trị của Michael Porter 16 3.1. Khung phân tích nghiên cứu đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên 51 3.2. Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên 53 4.1. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nhãn Hưng Yên 61 4.2. Sơ đồ tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên 62 4.3. Đánh giá năng lực tiếp nhận kết quả đầu tư công theo các quy mô (Hộ gia đình, Trang trại, Hợp tác xã) trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 122 xii DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1. Vốn đầu tư công vào sản xuất nhãn còn hạn chế chưa đáp ứng được so với nhu cầu phát triển 111 4.2. Nhãn VietGAP ở Hưng Yên đem lại hiệu quả vượt trội so với nhãn thường 113 4.3. Hiệu quả sản xuất nhãn theo mô hình Hợp tác xã, tổ hợp tác: 114 4.4. Xúc tiến thương mại giúp mở rộng thị trường tiêu thu và nâng cao giá trị sản phẩm Hưng Yên 116 4.5. Điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến năng suất trồng nhãn 124 xiii TRÍCH YẾU LUẬN ÁN Tên tác giả: Nguyễn Đức Trung Tên luận án: Đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 Tên cơ sở đào tạo: Học viện nông nghiệp Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích, đánh giá về thực trạng đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên, các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. Từ đây, nghiên cứu hướng tới 3 mục tiêu cụ thể gồm có: (1) Hệ thống hóa và góp phần phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. (2) Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở Hưng Yên. (3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên. Phương pháp nghiên cứu: Luận án phân tích sử dụng các cách tiếp cận, tiếp cận theo khu vực công và khu vực tư (bao gồm bên đầu tư công và bên tiếp nhận đầu tư công), tiếp cận theo chuỗi giá trị (từ khâu cung cấp nguyên liệu đầu vào sản xuất, đến khâu trồng nhãn, thu mua, sơ chế, tiếp thị đến khâu cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng), tiếp cận theo vùng (vùng tập trung và vùng phân tán), tiếp cận theo quy mô sản xuất (Hộ gia đình, trang trại, HTX). Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, mô tả, PRA, ICOR xử lý số liệu bằng các phần mền Excel và phần mền SPSS 26.0; sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá. Kết quả chính và kết luận: Về mặt lý luận, Luận án đã hệ thống hóa và phát triển được nền tảng về đầu tư công cho phát triển nông nghiệp nói chung và chuỗi giá trị sản phẩm nhãn nói riêng: Cụ thể: đã hệ thống hóa các quan điểm về đầu tư công cũng như dịch vụ công của các nước và thực tế trong nước để làm nền tảng cơ sở lý luận, hệ thống các chính sách phát triển sản phẩm nhãn theo chuỗi giá trị của tỉnh Hưng Yên từ các khâu trong chuỗi từ đầu và đến khâu cuối cùng sản phẩm đến tay người tiêu dùng, từ đó đưa ra được khái niệm về xiv đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn, làm rõ bản chất cuộc việc đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn. Về thực trạng, Luận án đã chỉ ra việc cung cấp đầu tư công, dịch vụ công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn, các hạng mục đầu tư của nhà nước cho phát triển sản phẩm nhãn còn chưa đồng bộ, trồng tréo. Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với người nông dân theo CGT chưa thực sự được quan tâm, chưa đủ sức hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN trong đó có sản xuất và tiêu thụ nhãn. Vốn đầu tư còn hạn chế, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo phục vụ sản xuất tập trung hàng hóa hiệu quả cao. Hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, chế biến, chợ tại các vùng sản xuất tập trung chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất thâm canh, theo hướng hiện đại; công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ còn chậm, chưa tạo được bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ nhãn còn nhiều bấp bênh, người sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào thương lái, mối quen. Vấn đề "được mùa mất giá" thường xuyên xảy ra, người nông dân bị ép giá dẫn đến giảm doanh thu, khiến họ không còn mặn mà với nghề trồng nhãn. Luận án cũng chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn ở tỉnh Hưng Yên, hiện nay người tiếp nhận dịch vụ công và các cá nhân làm việc trong cơ quan nhà nước đều có những đánh giá cho điểm chưa cao đối với việc cung cấp và tiếp cận đầu tư công của nhà nước. Hệ thống cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất, chính sách pháp luật liên quan chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới tổ chức xuất suất theo chuỗi giá trị. Luận án đã Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy đầu tư công cho phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhãn: (i) Nâng cao hiệu quả chính sách đầu tư công; (ii) Nâng cao hiệu quả về quản lý nhà nước; (iii) Giải pháp về vốn đầu tư; (iv) Giải pháp về nâng cao cơ sở hạ tầng, (v) Giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ quản lý; (vi) Giải pháp về liên kết, xúc tiến thương mại, phân phối sản phẩm; (vii) Giải pháp đối với khâu sản xuất, trồng nhãn và nguồn cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất; (viii) Giải pháp đối với khâu sơ chế, chế biến, (ix) Giải pháp với khâu thu mua và tiêu thụ sản phẩm nhãn. xv THESIS SUMMARY Author name: Nguyen Duc Trung Thesis title: Public investment for developing the longan product value chain in Hung Yen province Major: Development Economics Code: 9 31 01 05 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture Research objective: Studying, analyzing and evaluating the actual situation of public investment for developing the longan product value chain in Hung Yen province, the factors affecting public investment for developing the longan value chain in Hung Yen province, thereby proposing solutions to improve the efficiency of public investment for developing the longan product value chain. From here, the research aims at three specific objectives, including: (1) Systematizing and contributing to develop the theoretical and factual basis of public investment for the development of the longan product value chain. (2) Assessing of the actual situation and analyzing

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dau_tu_cong_cho_phat_trien_chuoi_gia_tri_san_pham_nh.pdf
  • pdfKTPT_TTLA_Nguyen Duc Trung.pdf
  • pdfQD_HD cap Hoc vien_Nguyen Duc Trung.pdf
  • docTTT_Nguyen Duc Trung.doc
  • pdfTTT_Nguyen Duc Trung.pdf
Luận văn liên quan