Luận án Đầu tư dưới hình thức đối tác công tư (public-private partnership - PPP) trong một số lĩnh vực dịch vụ công. Thực tiễn tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Bên cạnh đó, một đặc điểm riêng của hình thức PPP, góp phần tạo nên sự ưu việt của hình thức PPP so với các hình thức đầu tư khác trong việc thu hút khu vực tư nhân đó chính là cơ chế phân bổ bảm đảo rủi ro cho các bên tham gia dự án PPP. Chính vì lý do đó, đã có nhiều nghiên cứu về PPP nhấn mạnh tới tầm quan trọng của yếu tố này như Robert và Chan (2017); Qiao và cộng sự (2001); Hardcastle và cộng sự (2006). Một cơ chế chia sẻ lợi nhuận và rủi ro tối ưu phải được thiết kế để đạt được sự cân bằng giữa tính chất công cộng và khả năng tồn tại của dự án vốn là động lực cho nguồn tài chính tư nhân, từ đó thu hút nhà đầu tư tư nhân vào các dự án PPP (Hyun và Tian, 2018). Liu và Wang (2019) đề xuất những rủi ro mang tính chính trị (thay đổi về luật pháp, chính sách, năng lực chính phủ.), rủi ro tài chính (lạm phát, lãi suất,.) nên phân bổ cho Nhà nước chịu trách nhiệm. Còn những rủi ro liên quan đến dự án (rủi ro về xây dựng, vận hành, kỹ thuật.) thì được chuyển sang cho nhà đầu tư hoặc chia sẻ giữa nhà đầu tư và nhà nước. Schaufelberger & Wipadapisut (2003) đã nghiên cứu 13 dự án BOT trong lĩnh vực giao thông và phát điện ở khu vực Bắc Mỹ và châu Á. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các dự án BOT này sẽ gặp các nhóm rủi ro như: rủi ro chính trị, rủi ro tài chính, rủi ro vận hành, rủi ro xây dựng và rủi ro thị trường. Với những rủi ro này, Nhà nước nên có cơ chế đảm bảo hợp lý để thu hút nhà đầu tư tư nhân (Liu và Wang, 2019). Cùng ý kiến trên, Xueqing Zhang (2005) cũng cho rằng cơ chế quản lý, phân bổ rủi ro hợp lý là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công cho các dự án PPP trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, từ đó thu hút các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư vào ngành này. Tương tự, Xu (2014) đã khảo sát 34 dự án PPP tại Trung Quốc và kết luận rằng yếu tố đảm bảo lợi nhuận hoạt động, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, đảm bảo nguồn ngoại hối và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng là bốn đảm bảo được áp dụng phổ biến nhất đối với các dự án PPP tại quốc gia này. Chính điều này đã thu hút khu vực tư nhân tại Trung Quốc tham gia vào các dự án PPP trong lĩnh vực dịch vụ công.

pdf188 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư dưới hình thức đối tác công tư (public-private partnership - PPP) trong một số lĩnh vực dịch vụ công. Thực tiễn tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----***----- LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐẦU TƯ DƯỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PUBLIC- PRIVATE PARTNERSHIP - PPP) TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC DỊCH VỤ CÔNG: THỰC TIỄN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế NGUYỄN SƠN TÙNG Hà Nội, 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----***----- LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐẦU TƯ DƯỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PUBLIC- PRIVATE PARTNERSHIP - PPP) TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC DỊCH VỤ CÔNG: THỰC TIỄN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 Nghiên cứu sinh: Nguyễn Sơn Tùng Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Hương Lan Hà Nội, 2023 i MỤC LỤC DАNH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ iv DАNH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii DАNH MỤC HÌNH .................................................................................................ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ............................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 4 4. Tính mới và những đóng góp của luận án ................................................... 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 6 6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7 7. Bố cục của Luận án ................................................................................... 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ DƯỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC DỊCH VỤ CÔNG......................................................................................................................... 9 1.1. Tổng quan nghiên cứu về PPP ................................................................... 9 1.2. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ công ......................................................................................................... 12 1.2.1. Nhóm yếu tố liên quan tới khu vực Nhà nước ................................. 12 1.2.2. Nhóm yếu tố liên quan tới khu vực tư nhân ..................................... 13 1.2.3. Nhóm yếu tố liên quan tới dự án ..................................................... 14 1.3. Tổng quan nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực dịch vụ công theo hình thức PPP ...................................................... 15 1.3.1. Nhóm yếu tố liên quan tới Nhà nước .............................................. 15 1.3.2. Nhóm các yếu tố liên quan tới khu vực tư nhân ............................... 19 1.3.3. Nhóm các yếu tố liên quan tới dự án ............................................... 20 1.4. Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu ............................................ 22 Tóm tắt Chương 1 ......................................................................................... 25 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ DƯỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC DỊCH VỤ CÔNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 26 2.1. Khái quát chung về đầu tư dưới hình thức đối tác công tư trong dịch vụ công ............................................................................................................... 26 2.1.1. Các khái niệm ................................................................................ 26 2.1.2. Đặc điểm của đầu tư PPP trong dịch vụ công .................................. 32 2.1.3. Mục tiêu của đầu tư PPP trong dịch vụ công ................................... 34 2.1.4. Vai trò của PPP trong dịch vụ công ................................................ 36 ii 2.1.5. Lợi ích và rủi ro của đầu tư PPP trong dịch vụ công ........................ 38 2.1.6. Điều kiện để các dự án đầu tư PPP trong dịch vụ công thành công ... 41 2.2. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 44 2.2.1. Lý thuyết về trình độ phát triển của thị trường PPP thế giới ............. 44 2.2.2. Lý thuyết về khung phân tích PPP ba cấp độ ................................... 46 2.2.3. Bộ tiêu chí Infrascope của World Bank ........................................... 48 2.2.4. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) ................................................. 50 2.2.5. Lý thuyết hành vi dự định (TPB) .................................................... 51 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư PPP của khu vực tư nhân vào lĩnh vực dịch vụ công ........................................................................................... 53 2.3.1. Yếu tố thuộc khu vực Nhà nước, vĩ mô ........................................... 53 2.3.2. Yếu tố thuộc về khu vực tư nhân .................................................... 53 2.3.3. Yếu tố thuộc dự án ......................................................................... 54 2.4. Khung phân tích và đề xuất mô hình nghiên cứu ...................................... 55 Tóm tắt Chương 2 ......................................................................................... 56 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ĐẦU TƯ DƯỚI HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ TRÊN THẾ GIỚI .................................................................................................... 58 3.1. Bối cảnh đầu tư PPP trên thế giới ............................................................ 58 3.2. Một số khu vực phát triển PPP điển hình phù hợp nghiên cứu ................... 63 3.2.1. Đầu tư PPP tại khu vực Châu Á ...................................................... 63 3.2.2. Đầu tư PPP tại Châu Âu ................................................................. 67 3.3. Thực tiễn đầu tư PPP trong dịch vụ công tại một số quốc gia điển hình ..... 72 3.3.1. Thực tiễn đầu tư PPP tại Trung Quốc .............................................. 72 3.3.2. Thực tiễn đầu tư PPP tại Đức ......................................................... 82 3.4. Bài học kinh nghiệm chung rút ra từ các trường hợp điển hình của Trung Quốc và Đức .......................................................................................................... 99 Tóm tắt Chương 3 ....................................................................................... 103 CHƯƠNG 4. ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC PPP TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC DỊCH VỤ CÔNG TẠI VIỆT NAM VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN VÀO LĨNH VỰC DỊCH VỤ CÔNG THEO HÌNH THỨC PPP ........................................... 104 4.1. Khái quát hoạt động đầu tư PPP tại Việt Nam ........................................ 104 4.1.1. Khái quát nhu cầu của các nhà đầu tư vào dự án PPP tại Việt Nam 104 4.1.2. Khái quát tình hình đầu tư PPP của khu vực tư nhân tại Việt Nam . 106 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án PPP trong lĩnh vực dịch vụ công tại Việt Nam .............................................................. 111 iii 4.2.1. Mô tả bảng khảo sát và thang đo................................................... 111 4.2.2. Kết quả thống kê mô tả mẫu ......................................................... 114 4.2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha.......................... 115 4.2.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................. 116 4.2.5. Phân tích mô hình hồi quy bội ...................................................... 119 4.2.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................... 120 4.3. Một số yếu tố khác ............................................................................... 122 4.4. Đánh giá một số thành công và tồn tại ................................................... 124 4.4.1 Một số thành công đạt được và nguyên nhân ................................. 124 4.4.2 Một số tồn tại và nguyên nhân ....................................................... 126 Tóm tắt Chương 4 ....................................................................................... 130 CHƯƠNG 5. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TƯ NHÂN VÀO LĨNH VỰC DỊCH VỤ CÔNG THEO HÌNH THỨC PPP TẠI VIỆT NAM ....................... 131 5.1. Định hướng phát triển đầu tư dưới hình thức PPP của Chính phủ ............ 131 5.2. Một số giải pháp kiến nghị .................................................................... 137 5.2.1. Liên quan đến bài học thứ nhất về thể chế, pháp lý ........................ 137 5.2.2. Liên quan đến bài học công khai, minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư và đánh giá, xét chọn hồ sơ thầu nghiêm ngặt ......................................... 140 5.2.3. Liên quan đến bài học về kiểm tra, đánh giá các dự án PPP ........... 142 5.2.4. Liên quan đến bài học đào tạo nguồn lực con người ...................... 143 5.2.5. Liên quan đến bài học về thống nhất, đồng bộ các kế hoạch, phối hợp giữa các đơn vị triển khai, bài học về thống nhất chuẩn hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi triển khai ....................................................................... 143 5.2.6. Liên quan đến bài học về chia sẻ rủi ro hợp lý giữa các bên ........... 144 5.2.7. Liên quan đến bài học về hướng tới việc quản lý, vận hành trong tương lai ......................................................................................................... 145 Tóm tắt Chương 5 ....................................................................................... 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 DАNH MỤC TÀI LIỆU THАM KHẢO ............................................................ 151 I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ....................................................................... 151 II. TÀI LIỆU TIẾNG АNH ........................................................................ 153 III. WEBSITE ............................................................................................ 160 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................ 168 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................ 175 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................ 176 iv DАNH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt APEC Asia - Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BLT Build - Lease - Transfer Xây dựng - Cho thuê - Chuyển giao BOO Build - Own - Operate Xây dựng - Sở hữu - Vận hành BOT Build - Operate - Transfer Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao BT Build - Transfer Xây dựng - Chuyển giao BTL Build - Transfer - Lease Xây dựng - Chuyển giao - Cho thuê BTO Build - Transfer - Operate Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành BWB Berliner Wasserbetriebe CNTT Công nghệ thông tin DBFO Design Build Finance Operate Thiết kế - Xây dựng - Tài trợ - Vận hành DNNN Doanh nghiệp Nhà nước EC European Community Cộng đồng Châu Âu EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá v EIB European Investment Bank Ngân hàng Đầu tư Châu Âu EIU Economist Intelligence Unit Cơ quan tình báo kinh tế EPEC European PPP Expertise centre Trung tâm chuyên gia tư vấn PPP của Châu Âu EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FRAM Fuzzy Risk Allocation Model Mô hình phân bổ rủi ro mờ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GTVT Giao thông vận tải HKVN Hàng không Việt Nam IDB Inter-American Development Bank Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ IE Investment Environment Môi trường đầu tư IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế JASPERS Quỹ hỗ trợ chung cho các dự án ở các vùng Châu Âu JESSICA Quỹ hỗ trợ chung Châu Âu cho Đầu tư bền vững tại khu vực thành phố KMO Kaiser – Meyer - Olkin vi LGTT Công cụ cho vay bảo lãnh cho mạng lưới giao thông vận tải xuyên châu Âu NCS Nghiên cứu sinh NDRC National Development And Reform Commission Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (Trung Quốc) ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Organization for economic cooperation and development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế O&M Operate - Manage Kinh doanh - Quản lý PBC Perceived behavioural control Nhận thức kiểm soát hành vi PPC PPP Project Characteristics Đặc điểm dự án PPP Public - Private Partnership Đối tác công - tư PSAP Private sector's attitudes towards PPP Thái độ đối với hành vi QH Quốc hội SNPS Subjective norm of Private sectors Chuẩn chủ quan SPV Special Purpose Vehicle Công ty thực hiện mục đích Đặc biệt TEN-T Trans European Networks - Transport Mạng lưới giao thông-vận tải trong khu vực châu Âu vii TPB The Theory of Planned Behavior Lý thuyết hành vi có kế hoạch TRA Theory of Reasoned Action Lý thuyết hành động hợp lý UBND Ủy ban nhân dân UNECE The United Nations Economic Commission for Europe Ủy ban Kinh tế Liên Hiệp Quốc về Châu Âu USD United States dollar Đô la Mỹ WB World Bank Ngân hàng thế giới viii DАNH MỤC BẢNG BIỂU Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1. Tổng hợp nhóm yếu tố ảnh hưởng tới thu hút nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực dịch vụ công 23 Bảng 2.1. So sánh sự khác biệt cơ bản của hình thức đầu tư công truyền thống, đầu tư PPP và đầu tư tư nhân 33 Bảng 2.2. Các giai đoạn phát triển PPP 44 Bảng 2.3. Sự khác nhau của các phiên bản Infrascope 49 Bảng 3.1 Xếp hạng độ trưởng thành thị trường PPP tại một số quốc gia tại khu vực Châu Á năm 2019 66 Bảng 3.2. Tổ chức cung cấp nước tại Đức năm 2005 96 Bảng 4.1. Các loại dự án PPP tại Việt Nam 107 Bảng 4.2. Số lượng các dự án PPP tai Việt Nam đến đầu năm 2021 108 Bảng 4.3. Hệ thống thang đo của đề tài nghiên cứu 112 Bảng 4.4. Thống kê mô tả mẫu 114 Bảng 4.5. Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo 116 Bảng 4.6. Kết quả kiểm định KMO and Bartlett 117 Bảng 4.7. Kết quả phân tích nhân tố EFA 117 Bảng 4.8. Ma trận hệ số tương quan giữa biến II và các biến độc lập 118 Bảng 4.9. Kết quả phân tích hồi quy đa biến 119 Bảng 4.10. Kết quả phân tích ANOVA 119 Bảng 4.11. Kết quả phân tích hệ số hồi quy 120 ix DАNH MỤC HÌNH Hình Tên hình Trang Hình 2.1. Trình độ phát triển thị trường PPP của các quốc gia 45 Hình 2.2. Ba cấp độ phân tích thị trường PPP năm 2009 46 Hình 2.3. Ba cấp độ phân tích thị trường PPP năm 2012 47 Hình 2.4. Mô hình về thuyết hành động hợp lý TRA 51 Hình 2.5 Mô hình TPB về lý thuyết hành vi có kế hoạch 52 Hình 2.6. Đề xuất mô hình nghiên cứu 56 Hình 3.1. Đường cong trưởng thành của thị trường PPP các quốc gia 59 Hình 3.2. Số lượng xe điện tương ứng với cơ sở hạ tầng sạc điện trong giai đoạn 2010–2016 75 Hình 3.3. Cấu trúc công ty tư vấn PPP - OPP Deutschland AG 87 Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng GDP của CHLB Đức giai đoạn 2012- 2022 89 Hình 3.5. GDP CHLB Đức giai đoạn 2012 - 2022 90 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Các nhà kinh tế đều thừa nhận đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, do đặc thù bối cảnh kinh tế - xã hội tại mỗi thời điểm và mỗi quốc gia mà bài toán kinh tế đặt ra là đầu tư vào đâu và đầu tư bằng cách nào và như thế nào để hiểu quả. Đây là câu hỏi không chỉ dành cho chính phủ các quốc gia khi muốn thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà cũng là băn khoăn của phía tư nhân khi họ cũng mu ốn đạt được những mục tiêu và lợi ích nhất định. Một trong những lĩnh vực mà các quốc gia cần chú trọng đầu tư xuyên suốt nhiều thập kỷ gần đây là dịch vụ công. Nhiều lập luận đã khẳng định dịch vụ công hết sức quan trọng trong công cuộc đổi mới toàn diện vì dịch vụ công cung cấp hệ thống vận hành cho gần như tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tại Việt Nam từ thập niên 90, đời sống và các nhu cầu thiết yếu của người dân được đảm bảo và ngày càng đi lên đã thể hiện rõ ràng vai trò của dịch vụ công. Qua nhiều năm phát triển, dịch vụ công cung cấp một hệ thống vận hành về các vấn đề hành chính, sự nghiệp, dịch vụ công ích, làm nền móng để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy dịch vụ công có sự khác nhau tương đối tùy vào bối cảnh mỗi quốc gia, nhưng về cơ bản, dịch vụ công là những hoạt động phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân, lợi ích chung của xã hội, do Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội (Nhà nước trực tiếp đảm nhận hoặc ủy quyền cho khu vực tư thực hiện), mục đích nhằm đảm bảo hiệu quả, ổn định và công bằng xã hội. Định nghĩa nêu trên cũng khẳng định các quốc gia đều nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ công, từ đó, chú trọng và huy động mọi nguồn lực phục vụ cho việc đầu tư phát triển dịch vụ công. Tuy tầm quan trọng của dịch vụ công là hết sức rõ ràng, nhưng việc đầu tư phát triển dịch vụ công tại Việt Nam nhiều năm trở lại đây vẫn chỉ được tập trung chú trọng từ phía Nhà nước. Muốn giải quyết được các bất cập từ hình thức truyền thống này, Việt Nam nói riêng và các quốc gia đang phát triển nói chung cần (1) thu hút được các nguồn lực từ khu vực tư nhân, và (2) học tập kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới, để rút ra bài học, tìm ra giải pháp hiệu quả. 2 Việc huy động các nguồn lực từ khu vực tư nhân cùng hợp tác đầu tư phát triển dịch vụ công có thể giải quyết được nhiều vấn đề đang tồn đọng. Để các quốc gia giám sát và đảm bảo tính hiệu quả, tính công bằng, việc cung ứng dịch vụ công phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc tất cả công dân được tiếp nhận bình đẳng. Vì vậy, Nhà nước phải dành các nguồn lực quan trọng cho cung ứng dịch vụ công. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu về dịch vụ công tăng nhanh dẫn đến tình trạng khoản chi phí cho những dịch vụ này vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước. Mặt khác, năng lực quản lý dịch vụ công của nhà nước cũng chưa tương xứng với yêu cầu của sự phát triển. Thực tế trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng ở Châu Âu, với Hy Lạp là quốc gia đầu tiên bước vào vòng xoáy, kèm theo đó là những hậu quả tai hại, ảnh hưởng nặng nề đến toàn bộ nền kinh tế. Nguyên nhân sâu xa chính là sự yếu kém của chính phủ trong quản lý hoạt động chi tiêu công. Việc kiểm soát chi tiêu kém, để thất thoát, bớt xén làm cho chất lượng hàng hóa, dịch vụ công thấp cũng là một yếu tố làm giảm hiệu quả chi tiêu của chính phủ. Chính phủ với tư cách là bộ máy lãnh đạo xã hội, đồng thời là một nhân tố có trách nhiệm cung cấp hàng hóa và dịch vụ công đảm bảo cho sự phát triển, phải được đánh giá hiệu quả hoạt động bằng sản phẩm của mình, được cụ thể hóa bằng các tiêu chí về mức cải thiện đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân trong dài hạn. Chính vì vậy, việc huy động các nguồn lực từ khu vực tư nhân để kết hợp cùng nguồn lực từ phía Nhà nước, cùng với đó sự xuất hiện của một cơ chế vận hành và quản lý hiệu quả đang là một nhu cầu cấp thiết. Hiện nay, trong các loại hình hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, hình thức đối tác công - tư (Public - Private - Partnership - PPP), huy động khu vực t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dau_tu_duoi_hinh_thuc_doi_tac_cong_tu_public_private.pdf
  • pdf2. FTU - Nguyen Son Tung - KTQT - Tom tat LA - Tieng Viet.pdf
  • pdf3. FTU - Nguyen Son Tung - KTQT - Tom tat LA - Tieng Anh.pdf
  • pdf4. FTU - Nguyen Son Tung - KTQT - Diem moi - Tieng Viet.pdf
  • pdf5. FTU - Nguyen Son Tung - KTQT - Diem moi - Tieng Anh.pdf
  • docx6. FTU - Nguyen Son Tung - KTQT - Trich yeu LA.docx
  • pdf6. FTU - Nguyen Son Tung - KTQT - Trich yeu LA.pdf
  • pdfCV gửi Cục CNTT _ Nguyễn Sơn Tùng.pdf
Luận văn liên quan