Trong thời đại ngày nay, khi xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh
mẽ thì ranh giới giữa các quốc gia ngày càng trở nên ít quan trọng, các nhà
đầu tư dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tới các thị trường của một quốc gia.
Nguy cơ tụt hậu kinh tế giữa các quốc gia nói chung, các địa phương trong
nước nói riêng ngày càng thể hiện rõ rệt, do đó để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tạo ra nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tế cũng như ổn
định và nâng cao đời sống của nhân dân các bộ tộc, một điều kiện cần thiết
và quan trọng là phải có sự đầu tư phát triển kinh tế cũng như phải sử dụng
hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư cho công cuộc phát triển.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Đảng bộ Thủ đô, Ủy ban nhân dân Thủ
đô Viêng Chăn đã đưa ra nhiều giải pháp để thu hút đầu tư phát triển kinh tế-
xã hội của Thủ đô, huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến
năm 2015 cơ bản đưa Thủ đô ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ
rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để
Viêng Chăn cơ bản trở thành Thủ đô công nghiệp hóa hiện đại hóa trước năm
2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế phấn đấu bình quânhàng năm tăng 12,62%.
Thực hiện chủ trương trên Thủ đô đã ban hành nhiều quyết định về thu hút
đầu tư, các quy trình đầu tư liên quan đến cấp phépđầu tư, báo cáo đánh giá
tác động môi trường, thanh quyết toán vốn đầu tư, dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp, tổ chức hội nghị mời gọi đầu tư tại Viêng Chăn và đã có những thành
công nhất định như tạo môi trường đầu tư thuận lợi,giải quyết những vướng
mắc cho nhà đầu tư. Phát triển phải đứng trên quan điểm bền vững đảm bảo
hiệu quả của sự phát triển đó phát huy tác dụng lâudài. Điều đó đặt ra cho đất
nước cũng như các Thủ đô, thành phố phải chủ động, sáng tạo, khai thác triệt
2
để các lợi thế để phát triển kinh tế. Quá trình nàyđòi hỏi phải có sự nghiên
cứu, phân tích cho Thủ đô, thành phố để tìm ra những đặc điểm, lợi thế riêng
từ đó xác định phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế cho phù hợp. Trên
cơ sở lý luận và thực tiễn đó mà tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đầu tư phát
triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007- 2011 và tầm nhìn đến
năm 2020”. Qua đề tài sẽ làm rõ những cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt động
đầu tư phát triển, đầu tư phát triển kinh tế, phân tích những điểm mạnh, yếu,
thuận lợi và khó khăn để đề xuất những giải pháp vàphương hướng cho sự
phát triển kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn.
176 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007- 2011 và tầm nhìn đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án là
trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác
giả công bố trên tạp chí, không trùng với bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả luận án
BOUNGNUEN XAYKUEYACHONGTUA
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG CƠ SỞ
LÝ LUẬN THỰC TIỄN ........................................................................................ 7
1.1. Khái niệm đầu tư phát triển kinh tế địa phương và tác động của đầu
tư phát triển kinh tế đến tăng trưởng và phát triển ........................................ 7
1.1.1. Các khái niệm .................................................................................. 7
1.1.2. Tác động của đầu tư phát triển kinh tế đến tăng trưởng và phát
triển ..................................................................................................... 14
1.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế ..................................................... 19
1.2.1. Bản chất của nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế ......................... 19
1.2.2. Nguồn vốn đầu tư trong nước ....................................................... 22
1.2.3. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài ....................................................... 23
1.2.4. Mối quan hệ tác động qua lại giữa hai loại nguồn vốn ................. 25
1.4. Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế ..................... 33
1.4.1. Định hướng đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương ...................... 34
1.4.2. Tạo lập khuôn khổ pháp luật thuận lợi cho đầu tư phát triển
kinh tế ở địa phương ................................................................................ 35
1.4.3. Tổ chức chỉ đạo, điều hành hoạt động đầu tư phát triển kinh tế
ở địa phương ............................................................................................ 36
1.4.4. Kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh hoạt động đầu tư phát triển
kinh tế ở địa phương ................................................................................ 36
iii
1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu đầu tư phát triển kinh tế địa
phương ......................................................................................................... 37
1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư phát triển
kinh tế địa phương ................................................................................... 37
1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển
kinh tế địa phương ................................................................................... 41
1.6. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển kinh tế
trên địa bàn địa phương ............................................................................... 46
1.6.1. Môi trường chính trị, thể chế, phong tục tập quán, văn hóa ......... 47
1.6.2. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên
nhiên ..................................................................................................... 48
1.6.3. Các yếu tố kinh tế chủ yếu ............................................................ 48
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦ ĐÔ
VIÊNG CHĂN ........................................................................................................ 51
2.1. Khái quát chung về kinh tế xã hội Thủ đô Viêng Chăn ..................... 51
2.1.1 Vị trí địa lý...................................................................................... 51
2.1.2 Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 51
2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................. 54
2.2 Tình hình đầu tư phát triển ở Thủ đô Viêng Chăn những năm gần
đây ......................................................................................................... 58
2.2.1 Đầu tư phát triển kinh tế phân theo nguồn vốn .............................. 61
2.2.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư vào các ngành kinh tế cơ bản ...... 64
2.3 Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển kinh tế .......... 94
2.3.1 Xây dựng định hướng đầu tư phát triển kinh tế cơ bản đã được
thực hiện .................................................................................................. 94
2.3.2 Môi trường đầu tư được tạo dựng thông thoáng và có lòng tin
hơn ........................................................................................................... 95
iv
2.3.3 Thực hiện hỗ trợ, điều tiết đầu tư phát triển kinh tế ....................... 96
2.3.4 Công tác thanh tra, kiểm tra ........................................................... 97
2.4 Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn
giai đoạn 2007 2012 ................................................................................... 97
2.4.1 Những kết quả và hiệu quả đầu tư ............................................... 97
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân ..................................................... 112
2.4.3 Hạn chế và yếu kém ..................................................................... 122
2.4.4 Nguyên nhân của các hạn chế ...................................................... 126
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH VIÊNG CHĂN ĐẾN NĂM 2020 .................. 129
3.1.Quan điểm và định hướng đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng
Chăn ....................................................................................................... 129
3.1.1.Các bối cảnh phát triển quốc tế và trong nước ............................. 129
3.1.2. Quan điểm đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn trong
thời gian tới ............................................................................................ 132
3.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn .......................... 134
3.2.Phân tích SWOT trong đầu tư phát triển kinh tế của Thủ đô Viêng
Chăn ....................................................................................................... 138
3.2.1.Điểm mạnh ................................................................................... 138
3.2.2.Điểm yếu ...................................................................................... 139
3.2.3.Cơ hội ........................................................................................... 139
3.2.4.Thách thức .................................................................................... 140
3.3.Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát triển kinh
té Thủ đô Viêng Chăn thời gian tới ........................................................... 140
3.3.1.Giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý nhà nước về
đầu tư phát triển kinh tế Viêng Chăn .................................................... 141
v
3.3.2 Tái cấu trúc đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn góp
phần làm tăng hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kinh tế
Thủ đô .................................................................................................... 145
3.3.3 Giải pháp huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển
kinh tế Thủ đô Viêng Chăn ................................................................... 148
3.3.4 Giải pháp tổ chức điều hành và kiểm tra, kiểm soát hoạt động
đầu tư phát triển kinh tế ......................................................................... 151
3.3.5. Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phát triển kinh
tế ............................................................................................................ 154
3.3.6. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển kinh
tế ............................................................................................................ 155
3.3.7. Nâng cao năng lực nguồn nhân lực và doanh nghiệp của Thủ
đô ........................................................................................................... 158
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 162
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................... 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 166
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND Lào : Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
CNH HĐH : Công nghiệp hoá hiện đại hoá
DN : Doanh nghiệp
DNNN : Doanh nghiệp nhà nước
DNNQD : Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
DNTW : Doanh nghiệp Trung ương
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(Foreign Direct Investment)
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
NSNN : Ngân sách nhà nước
NQD : Ngoài quốc doanh
ODA : Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(Official Development Assistance)
TP : Thành phố
TTCK : Thị trường chứng khoán
TW : Trung ương
VĐT : Vốn đầu tư
VĐTNN : Vốn đầu tư nước ngoài
XD : Xây dựng
XH : Xã hội
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích, dân số các đơn vị hành chính ......................................... 52
Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu dân số dự báo năm 2010 và năm 2020 ............. 55
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thủ đô Viêng Chăn theo từng lĩnh
vực từ năm 2007 2011 ................................................................... 59
Bảng 2.4: Cơ cấu tổng sản phẩm trong Thủ đô giai đoạn 2007 2011 ............ 59
Bảng 2.5: Vốn đầu tư phát triển kinh tế toàn xã hội Thủ đô Viêng Chăn
giai đoạn 2007 2011 (giá hiện hành) ............................................ 60
Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển kinh tế theo nguồn vốn giai đoạn 2007
2011 (theo giá thực tế) ..................................................................... 62
Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo các thành phần kinh tế ..................... 63
Bảng 2.8: Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn của Thủ đô Viêng Chăn giai
đoạn 2007 2011 ............................................................................... 63
Bảng 2.9: Vốn đầu tư vào các ngành lĩnh vực của Thủ dô Viêng Chăn ......... 64
Bảng 2.10: Số lượng nhà máy và cơ sở chế biến gỗ Thủ đô Viêng Chăn
tính đến cuối năm 2011 ................................................................... 68
Bảng 2.11: Các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống .............. 71
Bảng 2.12: Sản lượng khai thác đến 2010 và dự báo đến 2020 ...................... 71
Bảng 2.13: GDP và vốn đầu tư cho du lịch Viêng Chăn đến 2010 và dự
báo nhu cầu đến 2020 ...................................................................... 84
Bảng 2.14: Cơ cấu GDP của Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007 2011 ....... 98
Bảng 2.15: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn
giai đoạn 2007 2011 ........................................................................ 99
Bảng 2.16: Tốc độ tăng trưởng GDP của Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn
2007 2011 ...................................................................................... 100
viii
Bảng 2.17: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Thủ đô Viêng Chăn giai
đoạn (2007 – 2011)........................................................................ 102
Bảng 2.18: Giá trị sản xuất công nghiệp Thủ đô Viêng Chăn ...................... 104
Bảng 2.19: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế ................ 105
Bảng 2.20: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế ................................. 106
Bảng 2.21: Quy mô lao động Thủ đô Viêng Chăn ........................................ 107
Đồ thị 1.1. Tác động của đầu tư đến tổng cung và tổng cầu .......................... 15
Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tư phát triển kinh tế toàn xã hội Thủ đô Viêng Chăn
giai đoạn 2007 2011 .................................................................... 61
Biểu đồ 2.2: Vốn đầu tư vào một số lĩnh vực của Viêng Chăn từ 2007 2011 65
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng kinh tế BQ giai đoạn 2007 2011............... 100
Biểu đồ 2.4: Tổng sản phẩm Thủ đô Viêng Chăn năm 2007 ........................ 101
Biểu đồ 2.5: Tổng sản phẩm Thủ đô Viêng Chăn năm 2011 ....................... 101
Biểu đồ 2.6: Giá trị sản xuất công nghiệp ..................................................... 106
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, khi xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh
mẽ thì ranh giới giữa các quốc gia ngày càng trở nên ít quan trọng, các nhà
đầu tư dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tới các thị trường của một quốc gia.
Nguy cơ tụt hậu kinh tế giữa các quốc gia nói chung, các địa phương trong
nước nói riêng ngày càng thể hiện rõ rệt, do đó để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tạo ra nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như ổn
định và nâng cao đời sống của nhân dân các bộ tộc, một điều kiện cần thiết
và quan trọng là phải có sự đầu tư phát triển kinh tế cũng như phải sử dụng
hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư cho công cuộc phát triển.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Đảng bộ Thủ đô, Ủy ban nhân dân Thủ
đô Viêng Chăn đã đưa ra nhiều giải pháp để thu hút đầu tư phát triển kinh tế
xã hội của Thủ đô, huy động tối đa mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến
năm 2015 cơ bản đưa Thủ đô ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ
rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để
Viêng Chăn cơ bản trở thành Thủ đô công nghiệp hóa hiện đại hóa trước năm
2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế phấn đấu bình quân hàng năm tăng 12,62%.
Thực hiện chủ trương trên Thủ đô đã ban hành nhiều quyết định về thu hút
đầu tư, các quy trình đầu tư liên quan đến cấp phép đầu tư, báo cáo đánh giá
tác động môi trường, thanh quyết toán vốn đầu tư, dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp, tổ chức hội nghị mời gọi đầu tư tại Viêng Chăn và đã có những thành
công nhất định như tạo môi trường đầu tư thuận lợi, giải quyết những vướng
mắc cho nhà đầu tư. Phát triển phải đứng trên quan điểm bền vững đảm bảo
hiệu quả của sự phát triển đó phát huy tác dụng lâu dài. Điều đó đặt ra cho đất
nước cũng như các Thủ đô, thành phố phải chủ động, sáng tạo, khai thác triệt
2
để các lợi thế để phát triển kinh tế. Quá trình này đòi hỏi phải có sự nghiên
cứu, phân tích cho Thủ đô, thành phố để tìm ra những đặc điểm, lợi thế riêng
từ đó xác định phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế cho phù hợp. Trên
cơ sở lý luận và thực tiễn đó mà tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đầu tư phát
triển kinh tế Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2007 2011 và tầm nhìn đến
năm 2020 ”. Qua đề tài sẽ làm rõ những cơ sở lý luận, thực tiễn về hoạt động
đầu tư phát triển, đầu tư phát triển kinh tế, phân tích những điểm mạnh, yếu,
thuận lợi và khó khăn để đề xuất những giải pháp và phương hướng cho sự
phát triển kinh tế của Thủ đô Viêng Chăn.
2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về phát triển kinh tế tại các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia tuỳ theo quan niệm
khác nhau cả vấn đề chủ quan và khách quan của các nhà lãnh đạo đã lựa
chọn những con đường phát triển khác nhau: Nhấn mạnh vấn đề tăng trưởng
nhanh, nhấn mạnh vấn đề bình đẳng, công bằng xã hội và phát triển toàn diện.
Theo học thuyết kinh tế chính trị học của Các Mác đã phản ánh bản
chất yếu tố tăng trưởng kinh tế như quá trình tuần hoàn, chu chuyển của tư
bản, cơ cấu kỹ thuật tái sản xuất xã hôi Các Mác đã đề cập đến quá trình hình
thành cơ sở vật chất tạo “Cái cốt” cho nền kinh tế phát triển qua các giai đoạn.
Hiệp tác và công trường thủ công là quá trình chuyển sang chuyên môn hoá
lao động, góp phần làm tăng sức sản xuất. Quá trình công nghiệp hoá thay đổi
cơ cấu sản xuất là tác nhân tăng năng suất lao động và làm tăng hiệu quả của
nền sản xuất xã hôi, mở rộng sản lượng tiền năng của nền kinh tế. Do đó tăng
tích luỹ đầu tư vốn, thay đổi cơ cấu kỹ thuật của sản xuất là cơ sở của tăng
trưởng và động thái tăng trưởng trong nền kinh tế phát triển. ( tr118 – 119)
* Ở Việt Nam đã có nhiều nhà nghiên cứu viết về vấn đề liên qua đến
đầu tư phát triển kinh tế thể hiện như sau:
Luận án tiễn sĩ, Nguyễn Phương Bắc ,Trường đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội. “ Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc
3
Ninh ” : Luận án cũng đã nêu ra Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển
trong nền kinh tế của một quốc gia. Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế và
định hướng, giải pháp chủ yếu về đầu tư phát triển kinh tế ở Bắc Ninh, nhưng
về phạm vi, thời gian và mức độ nghiên cứu và đánh giá của luận án là có sự
khác nhau.
Đề tài luận án tiến sỹ: “ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát
triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2001 –2010”, của
NCS Trần Đức Lộc, năm 2005. Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nghiên cứu sâu và tương đối kỹ vào
lĩnh vực hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư. Làm rõ thêm các cơ sở lý luận về
đầu tư phát triển nói chung và việc sử dụng vốn đầu tư như thế nào là hợp lý
nhất. Hiệu quả nhất, nhưng tác giả cũng chưa nghiên cứu sâu về đầu tư phát
triển kinh tế của một vùng hoặc địa phương nhất định;
Luận án tiến sĩ : Từ Quang Phương (hiện tại là PGS.TS), Hiệu quả
đầu tư và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp
nhà nước/ Từ Quang Phương, 2003. Tác giả đã làm rõ thêm những vấn đề lý
luận chung về hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp, nêu ra thực trạng
hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước ở thời điểm
nghiên cứu, những quan điểm định hướng và một số giải pháp chủ yếu;
Luận án tiến sĩ: Nguyễn Thị Thu Hương, “ Hoàn thiện công tác xúc
tiến đầu tư nhằm phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam” ; 2005. Luận án
đã đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát
triển các khu công nghiệp. Thực trạng của công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát
triển các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua. Sau đó định hướng
và đề ra một số giải pháp để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát
triển các khu công nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới. Đề tài nghiên cứu
sâu về công tác xúc tiến đầu tư phát triển với góc độ của doanh nghiệp;
Luận văn thạc sĩ: Nguyễn Ngọc Tú, “ Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh
Yên Bái thực trạng và giải pháp” , 2010. Luân văn đã nêu ra các vấn đề về
4
đầu tư phát triển kinh tế và từ đó phân tích các khía cạnh như nguồn vốn;
Luận văn thạc sĩ : Phạm Thị Mai Anh, “ Nghiên cứu thống kê mối
quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn
1995 – 2001”, 2003. Lý luận chung về vốn đầu tư phát triển và tăng trưởng
kinh tế. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu thống kê mối quan hệ giữa vốn đầu tư
phát triển với tăng trưởng kinh tế, phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát
triển với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1995 – 2001;
Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh Thực trạng và giải pháp,
Nguyễn Trọng Bình, 2008.
Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2001 2015: Thực
trạng và giải pháp/ Hoàng Thị Ngọc Huệ, 2008.
Giải pháp thu h