Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, mặc dù xu hướng tự do hóa và
toàn cầu hóa vẫn được tiếp tục nhưng có những trở ngại không nhỏ. Chủ
nghĩa bảo hộ nổi lên ở một số khu vực. Bên cạnh đó, thế giới xuất hiện một số
sự kiện quan trọng có thể làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới vốn tồn tại trong
mấy thập niên qua. Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc chưa có hồi
kết; Liên minh châu Âu (EU) bị chia rẽ hơn sau tiến trình Brexit, xung đột
Nga và Ucraine làm trật tự châu Âu đang thay đổi . Trung tâm kinh tế toàn
cầu đang có xu hướng dịch chuyển sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Những tình huống đó làm cho môi trường đầu tư bị tác động đáng kể. Các tập
đoàn kinh tế có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vì thế đang có những điều
chỉnh cần thiết trên qui mô toàn cầu. Đây là cơ hội cho các quốc gia mới nổi
dòng vốn dòng đầu tư đang được cơ cấu lại này.
Kể từ khi Đổi mới, Việt Nam đã tích cực hội nhập với kinh tế thế giới và
hội nhập trở thành một yếu tố quan trọng cho kết quả tăng trưởng khá cao
trong suốt một thời gian dài. Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định
thương mại song phương, đa phương, đặc biệt là các Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Anh
(UKVTFA) là các FTAs thế hệ mới đang đem lại cơ hội mới cho dòng vốn
thêm FDI. Bên cạnh các chính sách và chương trình tạo thuận lợi hóa môi
trường đầu tư Việt Nam đã đảm bảo được một môi trường ổn định về kinh tế
vĩ mô và ổn định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt Việt Nam đã thích ứng tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19,
tạo ra lợi thế không nh trong cạnh tranh dòng vốn FDI ở khu vực. Trong2
năm 2021, vốn đăng ký FDI đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2%, vốn thực hiện đạt
19,74 tỷ USD. Việt Nam là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong
khu vực và là một trong số nước ASEAN vẫn duy trì được tăng trưởng dòng
vốn FDI ổn định qua nhiều năm. Khu vực FDI cho đến 2021 đã chiếm khoảng
25% tổng vốn đầu tư xã hội, 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Các
doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, góp phần chuyển đổi
cơ cấu hàng xuất khẩu từ nguyên liệu thô, khoáng sản sang công nghiệp chế
biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao.
186 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Kiên Giang trong bối cảnh mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN DUY LINH THẢO
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
TẠI TỈNH KIÊN GIANG TRONG BỐI CẢNH MỚI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - năm 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN DUY LINH THẢO
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI
TẠI TỈNH KIÊN GIANG TRONG BỐI CẢNH MỚI
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Bùi Quang Tuấn
2. PGS. TS. Đỗ Phú Trần Tình
Hà Nội - năm 2022
LỞI CAM ĐOAN
Luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Quang Tuấn và PGS.TS Đỗ
Phú Trần Tình. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong
luận án hoàn toàn trung thực, là do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách
quan, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
NGƢỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Duy Linh Thảo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 11
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................... 11
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu giải thích động cơ đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài ............................................................................................... 11
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) ...................................................................... 17
1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về thực trạng dòng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) của các địa phương Việt Nam ............................. 24
1.1.4. Nhóm công trình nghiên cứu về giải pháp thu hút dòng vốn FDI 30
1.1.5. Các lý thuyết về các yếu ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào một địa phương ................................................... 33
1.2. Khoảng trống nghiên cứu và vấn đề cần giải quyết ............................ 43
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI (FDI) VÀO MỘT ĐỊA PHƢƠNG .............. 45
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 45
2.1.1. Đầu tư nước ngoài ......................................................................... 45
2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài .......................................................... 46
2.1.3. Nội dung và các hình thức dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ....... 48
2.1.4. Vai trò của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển
của một địa phương ................................................................................. 50
2.1.5. Lược khảo các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào địa
phương..................................................................................................... 55
2.1.6. Tiêu chí đo việc dòng vốn FDI vào một địa phương .................... 58
2.2. Một số kinh nghiệm thu hút dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
vào một địa phƣơng....................................................................................... 61
2.2.1 Trường hợp của Trung Quốc ......................................................... 61
2.2.2 Trường hợp của một số nước châu Á ............................................ 63
2.2.3. Bài học kinh nghiệm dòng vốn FDI vào Bình Dương .................. 65
2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho việc dòng vốn FDI vào Kiên Giang ..... 66
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 67
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN DÒNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở TỈNH KIÊN
GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 ................................................................. 69
3.1 Khái quát về thể chế và môi trƣờng đầu tƣ ở Kiên Giang .................. 69
3.1.1. Các chính sách của địa phương ..................................................... 69
3.1.2. Quản lý nhà nước về FDI .............................................................. 70
3.2. Thực trạng dòng vốn FDI của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010 – 2020 75
3.2.1. Dự án FDI theo ngành/lĩnh vực .................................................... 79
3.2.2. Dự án FDI theo đối tác .................................................................. 80
3.3. Phân tích các nhân tố tác động theo mô hình “Quyết định đầu tƣ” . 82
3.3.1. CPTPP, EVFTA và Thương chiến Hoa Kỳ - Trung Quốc ........... 82
3.3.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn
FDI vào tỉnh Kiên Giang ......................................................................... 82
3.3.3. Phân tích số liệu ............................................................................ 85
3.4. Đánh giá chung ...................................................................................... 112
3.4.1. Phân tích so sánh dòng vốn FDI tỉnh Kiên Giang ...................... 112
3.5. Thành tựu - hạn chế ............................................................................. 117
3.5.1. Thành tựu .................................................................................... 117
3.5.2. Hạn chế........................................................................................ 118
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 120
CHƢƠNG 4: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT DÒNG VỐN
FDI VÀO TỈNH KIÊN GIANG TRONG NHỮNG NĂM TỚI ................ 121
4.1 Xu hƣớng dịch chuyển dòng vốn FDI hiện nay .................................. 121
4.2. Phân tích SWOT về dòng vốn FDI ở tỉnh Kiên Giang .................... 124
4.3. Định hƣớng thu hút dòng vốn FDI ở tỉnh Kiên Giang ..................... 127
4.3.1. Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng thị trường, xu hướng và đối tác
đầu tư ..................................................................................................... 128
4.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư 128
4.3.3. Xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư .................................. 128
4.3.4. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ xúc tiến đầu tư ............ 129
4.3.5. Quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ
hội đầu tư ............................................................................................... 129
4.3.6. Đào tạo, tập huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư ........ 130
4.3.7. Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư ................................................. 130
4.3.8. Hợp tác về xúc tiến đầu tư .......................................................... 131
4.4 Các giải pháp thu hút vốn FDI ở tỉnh Kiên Giang trong bối cảnh mới 131
4.4.1. Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, xây dựng môi
trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng ...................... 131
4.4.2. Huy động các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng, tạo sức lan t a,
th c đẩy hợp tác dòng vốn đầu tư ......................................................... 132
4.4.3. Giải pháp về chính sách và cơ chế đối thoại doanh nghiệp ........ 133
4.4.4. Thiết lập mối liên kết hợp tác, mở rộng quan hệ để thu h t nguồn
lực đầu tư phát triển .............................................................................. 133
4.4.5. Giải pháp truyền thông về xúc tiến đầu tư .................................. 134
KẾT LUẬN .................................................................................................. 135
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 138
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 148
DANH SÁCH KHẢO SÁT ......................................................................... 164
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, mặc dù xu hướng tự do hóa và
toàn cầu hóa vẫn được tiếp tục nhưng có những trở ngại không nh . Chủ
nghĩa bảo hộ nổi lên ở một số khu vực. Bên cạnh đó, thế giới xuất hiện một số
sự kiện quan trọng có thể làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới vốn tồn tại trong
mấy thập niên qua. Cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc chưa có hồi
kết; Liên minh châu Âu (EU) bị chia rẽ hơn sau tiến trình Brexit, xung đột
Nga và Ucraine làm trật tự châu Âu đang thay đổi. Trung tâm kinh tế toàn
cầu đang có xu hướng dịch chuyển sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Những tình huống đó làm cho môi trường đầu tư bị tác động đáng kể. Các tập
đoàn kinh tế có đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vì thế đang có những điều
chỉnh cần thiết trên qui mô toàn cầu. Đây là cơ hội cho các quốc gia mới nổi
dòng vốn dòng đầu tư đang được cơ cấu lại này.
Kể từ khi Đổi mới, Việt Nam đã tích cực hội nhập với kinh tế thế giới và
hội nhập trở thành một yếu tố quan trọng cho kết quả tăng trưởng khá cao
trong suốt một thời gian dài. Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định
thương mại song phương, đa phương, đặc biệt là các Hiệp định Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự
do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Anh
(UKVTFA) là các FTAs thế hệ mới đang đem lại cơ hội mới cho dòng vốn
thêm FDI. Bên cạnh các chính sách và chương trình tạo thuận lợi hóa môi
trường đầu tư Việt Nam đã đảm bảo được một môi trường ổn định về kinh tế
vĩ mô và ổn định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt Việt Nam đã thích ứng tốt trong việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19,
tạo ra lợi thế không nh trong cạnh tranh dòng vốn FDI ở khu vực. Trong
2
năm 2021, vốn đăng ký FDI đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2%, vốn thực hiện đạt
19,74 tỷ USD. Việt Nam là nước tiếp nhận nguồn vốn FDI lớn thứ 3 trong
khu vực và là một trong số nước ASEAN vẫn duy trì được tăng trưởng dòng
vốn FDI ổn định qua nhiều năm. Khu vực FDI cho đến 2021 đã chiếm khoảng
25% tổng vốn đầu tư xã hội, 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Các
doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu, góp phần chuyển đổi
cơ cấu hàng xuất khẩu từ nguyên liệu thô, khoáng sản sang công nghiệp chế
biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao.
Mặc dù vậy, nhiều địa phương với nhiều điều kiện sẵn có cực kỳ thuận
lợi rất hấp dẫn với dòng FDI để phát triển kinh tế - xã hội địa phương nhưng
vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, chưa được tận dụng được lợi thế để dòng
vốn FDI. Do vậy, FDI vào một số địa phương vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu
tập trung một số địa phương như khu vực Đông Nam bộ, Đồng Bằng Sông
Hồng, khu vực miền Trung nổi bật là thành phố Đà Nẵng. Ở vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long chỉ có tỉnh Long An là đáng kể - chiếm thứ hạng 12/63 cả
nước về dòng vốn FDI.
Dòng vốn dòng vốn FDI vào tỉnh Kiên Giang đang gặp nhiều hạn chế.
Tình hình dòng vốn đầu tư FDI cho thấy, nếu tính lũy kế, các dự án còn hiệu
lực đến ngày 20/12/2020 của Kiên Giang là 62 dự án với tổng vốn đăng ký
trên 4,8 tỷ USD, đứng thứ 20 cả nước và thứ 2 ở vùng Đồng bằng sông Cửu
Long về vốn đầu tư FDI. Về đối tác đầu tư có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã
có mặt tại Kiên Giang, đầu tư vào các lĩnh vực như du lịch, nông nghiệp, công
nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại dịch vụ....Trong khi đó, xét về điều kiện
tự nhiên, Kiên Giang có nhiều lợi thế nổi trội, có nhiều tiềm năng phát triển
kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch như đảo Phú Quốc và các đảo, quần đảo và
có nhiều khu vực ven biển có thể phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh, đô
3
thị kiểu mẫu, công nghiệp chế biến, nông nghiệp, thuỷ sản... Bên cạnh việc
dòng vốn FDI còn khiêm tốn, xu hướng dòng vốn FDI vào Kiên Giang có dấu
hiệu chững lại trong thời gian gần đây. Như vậy, chắc chắn phải có nhiều
nguyên nhân tác động đến dòng vốn FDI vào tỉnh. Các nguyên nhân đó là gì
hiện nay chưa được mổ xẻ thấu đáo. Thêm vào đó, hiện chưa có nhiều nghiên
cứu chuyên sâu, đánh giá việc dòng vốn FDI vào Kiên Giang cũng như những
hạn chế, bất cập trong việc dòng vốn FDI vào địa phương, đặc biệt là từ góc
độ thể chế chính sách. Đây là khoảng trống lớn trong nghiên cứu để có thể có
những đề xuất giải pháp chính sách đẩy mạnh dòng vốn FDI vào Kiên Giang,
tận dụng được lợi thế ven biến và hải đảo của Kiên Giang. Vì thế nghiên cứu
FDI vào Kiên Giang là vấn đề rất cấp thiết để giúp phát hiện những yếu tố
đang là rào cản, kìm hãm hoặc có tiềm năng để tạo động lực dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Kiên Giang. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh
chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại tỉnh Kiên Giang trong
bối cảnh mới” làm luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Kiên
Giang, luận án đưa ra các các giải pháp nhằm th c đẩy dòng vốn đầu tư FDI ở
tỉnh Kiên Giang trong bối cảnh mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(i) Tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lý luận và bài học kinh nghiệm về
thu hút FDI vào một địa phương.
4
(ii) Phân tích và đánh giá thực trạng FDI tại tỉnh Kiên Giang, chỉ ra
những điểm hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
(iii) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến FDI trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang.
(iv) Đề xuất giải pháp th c đẩy dòng vốn đầu tư FDI ở tỉnh Kiên Giang
trong bối cảnh mới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng FDI của tỉnh Kiên Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Luận án này xem xét thực trạng dòng vốn FDI góc độ của chuyên ngành
kinh tế và chỉ trọng tâm vào xem xét các nhóm yếu tố bên trong của một địa
phương, cụ thể là tỉnh Kiên Giang, trong dòng vốn FDI đến tỉnh, gắn với một
số yếu tố bối cảnh mới của thế giới và Việt Nam, giới hạn của Luận án bao
gồm: Thiên tai/dịch bệnh, tác động của các Hiệp định thương mại tư do thế hệ
mới, chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc.
Do số liệu hạn chế, luận án chưa đi sâu xem xét các vấn đề chuyển giao
công nghệ và lan t a của FDI về công nghệ và quản lý mà chỉ xem xét từ góc
độ đo lường mức độ dòng vốn và đóng góp của FDI cho địa phương.
5
3.2.2. Phạm vi không gian
Luận án xem xét tình hinh dòng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có
so sánh với vùng Kinh tế trọng điểm Đồng Bằng Sông Cửu Long và tổng thể
cả nước.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Luận án xem xét dữ liệu trong giai đoạn 2010 - 2020 và các giải pháp
cho đến năm 2030.
4. Các tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận
Cách tiếp cận hệ thống: Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống, gắn kết
giữa lý luận về sự vận động của dòng FDI và thực tiễn dòng vốn FDI ở địa
phương, xem xét một địa phương như tỉnh Kiên Giang gắn với một vùng là
vùng Đồng bằng sông Cửu long có những đặc thù của địa phương vùng
này, và đặt dòng vốn FDI như là một phần đóng góp quan trọng cho phát
triển kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét kinh nghiệm quốc
tế để có thể có những bài học kinh nghiệm rút ra cho một địa phương như
tỉnh Kiên Giang.
Cách tiếp cận thể chế: Thể chế luôn là một trong những nội dung quan
trọng nhất khi bàn đến vấn đề dòng vốn FDI vì liên quan đến thuận lợi hóa
môi trường đầu tư và kinh doanh. Do vậy, luận án sẽ tập trung xem xét phân
tích thực trạng thể chế ở các cấp, đánh giá tác động của thể chế đối với dòng
vốn FDI và tìm ra các điểm nghẽn và hạn chế về thể chế trong việc tạo ra môi
trường dòng vốn FDI vào tỉnh Kiên Giang.
6
Cách tiếp cận định tính và định lượng: Luận án kết hợp cả cách tiếp cận
nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng (thông qua ph ng vấn chuyên
gia và thảo luận nhóm tập trung với các đối tượng khảo sát) để để đo lường
các khái niệm nghiên cứu và nghiên cứu tác động của các biến số đến đối
tượng nghiên cứu bằng mô hình định lượng. Các mô hình kinh tế lượng đã
được kiểm định để phục vụ ước lượng các tác động của các yếu tố đến việc
dòng vốn FDI là câu h i nghiên cứu chính của luận án.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp
Luận án sử dụng phương pháp phân tích, xem xét sâu các nội dung của
vấn đề lớn, tìm hiểu các yếu tố tác động, các nguyên nhân của thực trạng hạn
chế và yếu kém trong dòng vốn FDI vào tỉnh. Từ kết quả phân tích thực tế,
luận án tiến hành tổng hợp, khái quát chung thành các vấn đề có tính lý luận
và thành những nhận định tổng quát. Luận án cũng tổng hợp các kinh nghiệm
tốt của quốc tế và trong nước trong dòng vốn FDI để đ c r t thành bài học
kinh nghiệm. Phương pháp này được sử dụng trong các chương của luận án.
4.2.2. Phương pháp thống kê mô tả và so sánh
Phương pháp phân tích thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các số
liệu thống kê từ các nguồn sơ cấp và thứ cấp để phân tích các xu hướng vận
động của các biến số được quan tâm. Các số liệu thống kê cũng được sử dụng
để phân tích và so sánh thực trạng và tình hình của các năm theo thời gian và
theo tỉnh, vùng hoặc quốc gia. Các phương pháp này được sử dụng trong
chương 3 để mô tả thực trạng và có so sánh đối chiếu giữa FDI của tỉnh Kiên
Giang với cả nước và trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
7
4.2.3. Phương pháp SWOT
Luận án cũng sử dụng phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức (SWOT) khi nghiên cứu thực trạng tại chương 3 để kết hợp
kết quả phân tích của chương 4 để dự báo và đề xuất giải pháp.
4.2.4. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các thông tin thứ cấp trong giai đoạn 2010 - 2020, các văn bản, báo cáo,
các nghiên cứu, dữ liệu thống kê của cơ quan nhà nước, các nghiên cứu được
công bố, trong và ngoài nước, v.v.
4.2.5. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Có nhiều lý thuyết chọn mẫu và cách lựa chọn phương pháp lấy lẫu,
trong đó ước tính cỡ mẫu là một khâu rất quan trọng trong thiết kế nghiên
cứu. Cỡ mẫu nh sẽ không giúp phát hiện sự khác biệt, ngược lại cỡ mẫu lớn
sẽ hao tốn tiền bạc và thời gian. Nhiều người cảm thấy lúng túng phải tính cỡ
mẫu cho một nghiên cứu bởi vì việc tính cỡ mẫu không phải chỉ đơn thuần là
thế số vào một công thức đã định sẵn mà tùy thuộc vào kinh nghiệm và kiến
thức của nhà nghiên cứu.
Tuy nhiên do số lượng doanh nghiệp FDI tại Kiên Giang là 62, nên Luận
án sẽ lấy cỡ mẫu này cũng là tổng thể của dữ liệu nghiên cứu. Để tăng độ tin
cậy, tác giả sẽ tăng kích thước mẫu bằng cách mỗi doanh nghiệp sẽ khảo sát
từ 1, 2 hoặc 3 phiếu.
Các bước tiến hành như sau:
Thu thập 2 đối tượng: Cán bộ quản lý (trung ương và địa phương) có liên
quan đến hoạt động FDI và các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại tỉnh
Kiên Giang.
8
Bươc 1: Khảo sát thử bằng cách ph ng vấn cán bộ quản lý (Trung ương
và địa phương), các chuyên gia trong và ngoài nước, là đáp viên để xác định
lại các yếu tố đồng thời điều chỉnh và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo
lường cấu tr c thang đo. H i họ xem câu ph ng vấn dễ hiểu rõ ràng hoặc có
đề nghị bổ sung, sửa đổi gì không. Ngoài ra, khi phân tích kết quả sẽ tiếp tục
tham khảo cán bộ quản lý, nhằm có thêm thông tin phân tích và có góc nhìn
đa chiều hơn, bổ trợ hữu hiệu cho kết quả phân tích định lượng.
Bước 2: Thực hiện khảo sát chính thức lấy ý kiến tại các doanh nghiệp
FDI đang hoạt động tại tỉnh Kiên Giang và có thể mở rộng thêm một số nhà
đầu tư tiềm năng có mối quan hệ với tác giả.
4.3. Công cụ phân tích
Tác giả sử dụng công cụ phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông
qua hệ số Cronbach‟s Alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratary
Factor Analysis); hồi quy tuyến tính (OLS - Ordinary least squares) được sử
dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dòng vốn FDI.
4.4. Quy trình nghiên cứu
Luận án sẽ thực hiện thu thập các lý thuyết gồm: (i) nghiên cứu cơ sở lý
thuyết về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (ii) thực hiện tổng qu