Luận án Dạy học các mô đun chuyên môn nghề điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Cao đẳng

Kể từ khi được chính thức đặt tên vào những năm 1960 tại Hoa Kỳ, đào tạo theo hướng phát triển năng lực đã trở thành một thước đo trực tiếp cho việc học tập của SV trong GDNN [24]. Phong trào đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN đã lan sang các nước châu Âu như Vương quốc Anh và Đức vào những năm 1980, áp dụng lần đầu tiên ở Nam Phi vào năm 1998 sau đó lan tỏa ra các nước Châu Phi khác [25]; Australia, Canada, New Zealand, Scottland cuối những năm 1980; sau đó là các quốc gia ở châu Á như Singapore, Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản [26]; Cho đến nay, đào tạo theo hướng phát triển năng lực đã trở thành mô hình đào tạo chính trong GDNN của phần lớn các quốc gia trên thế giới trong thế kỉ 21 [27]. Trong giới hạn phạm vi Luận án này, tác giả tập trung vào một số quốc gia điển hình cho phong trào đào tạo theo hướng phát triển năng lực, đại diện cho các khu vực khác nhau trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, đào tạo theo định hướng phát triển năng lực đã nổi lên từ những năm 1970, nó hướng tới việc đo lường chính xác kiến thức, kỹ năng và thái độ của mỗi cá nhân sau khi kết thúc mỗi chương trình học tập. Văn phòng Giáo dục Hoa Kỳ đã chính thức hóa cách tiếp cận dựa vào năng lực như một thước đo trực tiếp cho việc học tập của người học [24]. Mặc dù về mặt quản lý, GDNN ở Hoa Kỳ thay đổi theo từng tiểu bang, mỗi tiểu bang có một cách triển khai GDNN riêng, nhưng tư tưởng của đào tạo theo hướng phát triển năng lực là mô hình trung tâm. Tại Đức, đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực ban đầu được thực hiện thông qua các khái niệm về khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn chủ chốt ("Schlüsselqualifikationen"), xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1970 và tiếp tục có ảnh hưởng đến nay. Vào năm 1996, hệ thống GDNN của Đức bắt đầu đào tạo theo hướng phát triển năng lực, trong đó năng lực của người học được hiểu là "năng lực hành nghề" với từng cá nhân sau khi tốt nghiệp thể hiện ở sự sẵn sàng hành động một cách có hiệu quả, có trách nhiệm với xã hội trong các tình huống nghề nghiệp. Mô hình đào tạo nghề ban đầu phối kết hợp chính thức giữa đào tạo tại doanh nghiệp và đào tạo tại trường nghề nhằm giúp người học có được kiến thức, kỹ năng, năng lực thực hành và kinh nghiệm nghề đáp ứng yêu cầu của một nghề cụ thể. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng GDNN, Đức đã nghiên cứu và cập nhật các nội dung mới trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2020, đảm bảo sự hấp dẫn của GDNN trong việc đáp ứng nhu cầu lao động có năng lực cạnh tranh cao. Hiện nay, đào tạo nghề kép vẫn là mô hình đào tạo nghề chủ đạo, hiệu quả và là niềm tự hào của Đức. Đó là "chìa khóa vàng" cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia này [28].

docx232 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 68 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học các mô đun chuyên môn nghề điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Cao đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Lê Đức Minh DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Hà Nội - 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Lê Đức Minh DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUYÊN MÔN NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Mã số: 9140110 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Khánh Đức Hà Nội - 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu và kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, trung thực, khách quan và chưa từng được các tác giả khác công bố. Các thông tin trích dẫn trong Luận án được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2024 Giáo viên hướng dẫn Tác giả Luận án PGS.TS Trần Khánh Đức Lê Đức Minh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Khánh Đức - Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành Luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn: - Ban Đào tạo và Khoa Khoa học và Công nghệ Giáo dục, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. - Các chuyên gia giáo dục đã dành thời gian đọc và góp ý cho Luận án. - Ban Giám hiệu, tập thể trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ đã tạo điều kiện, hỗ trợ để tôi có thêm động lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. - Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên một số trường Cao đẳng đã giúp đỡ trong quá trình triển khai các hoạt động khảo sát và tổ chức dạy học thực nghiệm. Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người bạn đã luôn động viên, quan tâm, chia sẻ khi tác giả thực hiện Luận án. Hà Nội, ngày tháng 2 năm 2024 Tác giả Luận án Lê Đức Minh MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Viết đầy đủ BGDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BLĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ĐC Đối chứng GV Giảng viên GDNN Giáo dục nghề nghiệp ERIC Education Resources Information Center MĐK Mạch điều khiển MĐL Mạch động lực KĐB Không đồng bộ KĐT Khởi động từ OECD Organisation for Economic Cooperation and Development PPDH Phương pháp dạy học SPSS Statistical Package for the Social Sciences SV Sinh viên SĐĐD Sơ đồ đi dây SĐNL Sơ đồ nguyên lý TVET Giáo dục và đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp (Technical and Vocational Education and Training) TN Thực nghiệm DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình cấu trúc năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp 37 Hình 2.2: Khung "các kỹ năng thế kỷ 21" (21st Century Skills)[86] 39 Hình 2.3: Mô hình căn chỉnh kiến tạo (John Biggs) 49 Hình 2.4: Mô hình thiết kế dạy học 4 thành phần (4C/ID ) [90] 55 Hình 3.1: Biểu đồ thâm niên giảng dạy * trình độ chuyên môn của giảng viên 73 Hình 4.1: Quá trình tổ chức dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng 87 Hình 4.2: Tiến trình thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp 89 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Từ khóa tìm kiếm 10 Bảng 2.1: Mô tả các thành tố năng lực chung của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp 39 Bảng 3.1: Nội dung chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp trình độ cao đẳng 60 Bảng 3.2: Các thành tố năng lực chung được lồng ghép trong mục tiêu đào tạo của chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp trình độ cao đẳng 63 Bảng 3.3: Các thành tố năng lực chung được lồng ghép trong các mô đun chuyên môn nghề của chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp trình độ cao đẳng 64 Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của dữ liệu thu thập từ giảng viên và công cụ đo lường 68 Bảng 3.5: Thống kê chéo (Crosstabs) cho đặc điểm của mẫu 73 Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra Chi - bình phương (Chi - Square) xác định mối liên hệ giữa biến trình độ và biến thâm niên của giảng viên 74 Bảng 3.7: Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chung của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp 75 Bảng 3.8: Đánh giá của giảng viên về những thành tố năng lực chuyên môn của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp 76 Bảng 3.9: Quan niệm của giảng viên về năng lực nghề nghiệp của sinh viên cao đẳng Điện công nghiệp 77 Bảng 3.10: Ý kiến của giảng viên về những thành tố năng lực chung thường xuyên được tích hợp trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp 77 Bảng 3.11: Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu của quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp 79 Bảng 3.12: Ý kiến của giảng viên về đáp ứng các yêu cầu thiết kế hoạt động dạy học trong bài giảng mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp 81 Bảng 3.13: Ý kiến của giảng viên về những công cụ/ kỹ thuật đánh giá phù hợp trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp 82 Bảng 4.1: Ma trận mối quan hệ giữa nhiệm vụ học tập và các thành tố năng lực chung 90 Bảng 4.2: Gợi ý hoạt động dạy học theo hướng phát triển các thành tố năng lực chung 91 Bảng 4.3: Nhật ký học tập đánh giá năng lực nghề nghiệp trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp cho sinh viên cao đẳng (đối với từng sinh viên) 94 Bảng 4.4: Bảng tiêu chuẩn đánh giá kiến thức thực hành, quy trình và sản phẩm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp cho sinh viên cao đẳng 97 Bảng 4.5: Ma trận mối quan hệ giữa nhiệm vụ học tập và thành tố năng lực chung của ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ KĐB 3 pha rô to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'' 104 Bảng 4.6: Khung thiết kế hoạt động dạy học ''Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn'' 105 Bảng 4.7: Thống kê về thâm niên, trình độ học vấn và lĩnh vực chuyên môn của các chuyên gia 117 Bảng 4.8: Kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha của dữ liệu thu thập từ chuyên gia và công cụ đo lường 118 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn biến dữ liệu của 2 nhóm chuyên gia 119 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về về dữ liệu giữa 2 nhóm chuyên gia 119 Bảng 4.11: Ý kiến nhận xét của chuyên gia về nguyên tắc và yêu cầu trong tiến trình thiết kế, thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng 120 Bảng 4.12: Ý kiến nhận xét của chuyên gia về tính cần thiết trong tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng 121 Bảng 4.13: Ý kiến nhận xét của chuyên gia về tính khả thi trong tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng 122 Bảng 4.14: Ý kiến của chuyên gia về tính hiệu quả của Tài liệu dạy học thực nghiệm "Bài 2: Lắp mạch đảo chiều gián tiếp động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc dùng khởi động từ và nút ấn" trong "Mô đun 23: Trang bị điện 1" 123 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn biến điểm kết quả học tập lớp TN và ĐC trước thực nghiệm 127 Bảng 4.16: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về biến điểm lớp TN và ĐC trước thực nghiệm 127 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC trước thực nghiệm 127 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC trước thực nghiệm 128 Bảng 4.19: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn biến điểm lớp TN và ĐC sau thực nghiệm 129 Bảng 4.20: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về kết quả học tập lớp TN và ĐC sau thực thực nghiệm 129 Bảng 4.21: Bảng mô tả xếp hạng kết quả học tập lớp TN và ĐC sau thực nghiệm 129 Bảng 4.22: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC trước thực nghiệm 130 Bảng 4.23: Kết quả kiểm định phi tham số Mann-Whitney kiểm tra sự khác biệt về kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN và ĐC sau thực nghiệm 130 Bảng 4.24: Bảng mô tả xếp hạng năng lực chung lớp TN và ĐC sau thực nghiệm 131 Bảng 4.25: Kết quả kiểm định Kolmogorov - Smirnov và Shapiro-Wilk đánh giá phân phối chuẩn biến điểm trước và sau thực nghiệm lớp TN 132 Bảng 4.26: Kết quả kiểm định Sign test đánh giá sự khác biệt về kết quả học tập trước và sau thực nghiệm lớp TN 132 Bảng 4.27: Thống kê mô tả kết quả học tập trước và sau thực nghiệm lớp TN 132 Bảng 4.28: Thống kê tần suất khác biệt kết quả học tập trước và sau thực nghiệm lớp TN 133 Bảng 4.29: Kết quả kiểm định tương quan Pearson mối quan hệ kết quả học tập và kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN trước thực nghiệm 133 Bảng 4.30: Kết quả kiểm định tương quan Pearson mối quan hệ kết quả học tập và kết quả khảo sát năng lực chung lớp TN sau thực nghiệm 134 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Những yêu cầu từ thực tiễn trước sự thay đổi về kinh tế và xã hội trong kỷ nguyên số Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cùng với sự sáng tạo không ngừng của con người đã tạo nên những thay đổi ở tất cả các lĩnh vực, nó biến thế giới của chúng ta phẳng hơn và ngày càng phát triển trên nền tảng của công nghệ gắn liền với nền kinh tế tri thức. Điều này đã mang đến những yêu cầu tất yếu cho lực lượng lao động phải có khả năng kiểm soát một lượng thông tin, tri thức khổng lồ và sử dụng những tri thức ấy để đưa ra những giải pháp sáng tạo [1]. Hơn thế nữa, bên cạnh sự thay đổi về phương diện kinh tế, công dân của thời đại mới còn phải đối diện với những vấn đề của xã hội như sự đa dạng về văn hóa, sự gia tăng của bất công xã hội và những vấn đề về môi trường. Để giải quyết những vấn đề mới mẻ này, mọi công dân cần phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Trong bối cảnh ấy, vai trò của giáo dục trong việc chuẩn bị cho công dân những phẩm chất và năng lực phù hợp đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Những quan sát thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của người lao động cho thấy rằng những kỹ năng chuyên môn là không đủ để đạt được thành công trong nghề nghiệp. Một người lao động đạt được sự chuyên nghiệp nếu họ không chỉ có các kỹ năng cứng (hard skills) mà còn có các kỹ năng mềm (soft skills) phản ánh năng lực chung cần có như: giải quyết vấn đề, tư duy phản biện; sáng tạo; khả năng lãnh đạo, giao tiếp và hợp tác, học vấn thông tin, học vấn công nghệ, kỹ năng xã hội, làm việc năng suất, khởi xướng, sự linh hoạt... Do đó, thực tiễn đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối với các cơ sở GDNN, bên cạnh việc đào tạo năng lực chuyên môn, thì sự phát triển năng lực chung cho người học nghề là rất quan trọng. Nó cần thiết cho hoạt động sống và học tập, phát triển và tăng trưởng tiềm năng cá nhân, mở rộng cơ hội việc làm, đối phó với sự thay đổi việc làm và gia tăng sự thành công trong một xã hội thay đổi nhanh chóng [2]. Lao động nghề Điện công nghiệp cũng như các nghề khác, ngoài kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuần túy để làm việc an toàn, hiệu quả với các hệ thống và thiết bị điện (bao gồm năng lực hiểu các nguyên tắc về điện, xác định và sử dụng các công cụ và thiết bị thích hợp, diễn giải các sơ đồ và giản đồ điện, tuân thủ các quy trình an toàn, lắp đặt, sửa chữa thiết bị, khắc phục các sự cố về điện...), họ cần phải chủ động, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, phát kiến các giải pháp tối ưu, linh hoạt để chuyển từ ý nghĩ này sang ý nghĩ khác một cách nhanh chóng... Vì vậy, việc dạy học kiến thức, kỹ năng chuyên môn của nghề Điện công nghiệp cùng với các yếu tố nói trên sẽ cho phép những người thợ Điện công nghiệp đạt được kết quả tích cực trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với nền tảng là công nghệ số. 1.2. Bối cảnh thay đổi của đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực Trong ba thập kỷ qua, thế giới đã chứng kiến sự thay đổi từ đào tạo nghề truyền thống sang đào tạo nghề theo hướng phát triển năng lực ở nhiều quốc gia [3]. Đào tạo theo hướng phát triển năng lực đã được chấp nhận phổ biến như một phương pháp đào tạo chính trong lĩnh vực GDNN [4],[5],[6]. Trước đây, đào tạo theo hướng phát triển năng lực trong GDNN chỉ tập trung vào các kết quả hạn hẹp có thể đo lường được của các công việc nghề nghiệp chuyên môn cụ thể với sự ảnh hưởng của thuyết hành vi. Tuy nhiên, sự phát triển của thuyết nhận thức, thuyết kiến tạo và ứng dụng của khoa học thần kinh vào giáo dục đã tạo ra những chuyển biến về tư duy giáo dục trên rất nhiều khía cạnh. Phương pháp dạy học truyền thống, đã không còn đáp ứng được những mong muốn và kỳ vọng của cả phía người dạy, người học cũng như toàn xã hội. Tổ chức các hoạt động học tập một cách sáng tạo, có tính tương tác, phù hợp với từng cá nhân người học đã trở thành tiêu chuẩn nhưng cũng là những thách thức cho quá trình dạy học nói chung và dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp cho SV cao đẳng nói riêng. Theo đó, những thuật ngữ như "trí thông minh", "khả năng giải quyết vấn đề", "tư duy phản biện", "tư duy hệ thống" đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và được xem như là chuẩn mực để triển khai các hoạt động dạy học, đánh giá năng lực của người học [1]. Sản phẩm của quá trình dạy học theo hướng phát triển năng lực hiện nay phải là những cá nhân có xu hướng phát triển được sự nghiệp, được đảm bảo bởi cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng nghề nghiệp, khả năng chứng minh ý kiến ​​của bản thân, kết nối với mọi người, làm việc theo nhóm, nỗ lực tự học... [2]. Như vậy, việc dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp trong bối cảnh đào tạo nghề hiện nay không đơn thuần là truyền đạt kiến thức, kỹ năng mà cần phải tích hợp kiến thức, kỹ năng chuyên môn, tâm lý sẵn sàng cho hoạt động nghề nghiệp để SV có thể thực hiện công việc hiệu quả và đạt được thành công. 1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp Trong giai đoạn nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa rất cần một lực lượng lao động có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất và tác phong công nghiệp. Đại hội Đảng lần thứ XIII đã chỉ rõ mục tiêu "cùng với hoàn thiện đồng bộ thể chế; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thì phát triển nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược". Một trong những giải pháp then chốt để đạt được mục tiêu chiến lược này là đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng hiện đại, áp dụng hiệu quả đào tạo theo hướng phát triển năng lực. Luật Giáo dục nghề nghiệp (Số 74/2014/QH13, Điều 36) có quy định: "Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm" [7]. Chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 đã xác định: "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bám sát nhu cầu của thị trường lao động gắn kết với việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội và phát triển bền vững, bao trùm, phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của SV, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo". Bên cạnh đó, Tổng cục GDNN cũng có rất nhiều giải pháp nỗ lực chuyển đổi đào tạo nghề Việt Nam từ truyền thống sang đào tạo theo hướng phát triển năng lực. Trong khoảng 20 năm gần đây, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như ILO, Swisscontact và GIZ Tổng cục GDNN đã xây dựng nhiều tài liệu và tổ chức nhiều khóa tập huấn về đào tạo theo hướng phát triển năng lực như [8],[9]. Từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn của Tổng cục GDNN - Bộ LĐTBXH, các cơ sở GDNN tại Việt Nam đã và đang chuyển đổi mạnh mẽ sang tiếp cận đào tạo theo hướng phát triển năng lực. Tuy nhiên, các tài liệu hướng dẫn và các nghiên cứu học thuật về đào tạo theo hướng phát triển năng lực để triển khai tại các cơ sở GDNN tập trung chủ yếu vào hình thành, phát triển kiến thức, kỹ năng chuyên môn hẹp có thể đo lường được của nghề nghiệp, chứ chưa có những đề tài nghiên cứu và triển khai thích hợp để phát triển toàn diện năng lực nghề nghiệp cho SV. Từ những phân tích mục 1.1, 1.2, 1.3 cho thấy, có một khoảng trống để triển khai nghiên cứu đề tài "Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên cao đẳng", đồng thời việc nghiên cứu này là rất cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn nghề nghiệp trong xu hướng tiến bộ giáo dục của thế giới và quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. 2. Mục đích nghiên cứu - Tổng hợp cơ sở lý luận của dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và đánh giá khả năng vận dụng trong đào tạo nghề Điện công nghiệp cho SV cao đẳng. - Đề xuất tiến trình thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp trình độ cao đẳng tại các cơ sở GDNN ở Việt Nam. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Luận án này xác định ba đối tượng nghiên cứu cần làm rõ gồm: (1) Mô hình năng lực nghề nghiệp của SV cao đẳng Điện công nghiệp. (2) Mô hình lý thuyết để mô tả các thành phần dạy học và hướng dẫn thiết kế các hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp. (3) Tiến trình thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp trình độ cao đẳng theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nghiên cứu tổng quan tài liệu, phạm vi nghiên cứu tập trung vào cơ sở dữ liệu ERIC và Google Scholar. - Về cơ sở lý luận, Luận án tiếp cận "Mô hình căn chỉnh kiến tạo" của John Biggs để mô tả các thành phần của dạy học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp và tiếp cận "Mô hình 4C/ID" để hướng dẫn thiết kế các hoạt động dạy học. - Về nghiên cứu sản phẩm chương trình đào tạo, Luận án phân tích chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ. - Về thực trạng, Luận án tiến hành khảo sát tại trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, trường Cao đẳng Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh, trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp, trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ, trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình. - Về thực nghiệm sư phạm, Luận án tiến hành tại trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ. 4. Giả thuyết khoa học  - Các GV đã chú trọng đến phát triển năng lực chuyên môn nghề Điện công nghiệp nhưng chưa thiết kế và thực hiện hiệu quả việc phát triển năng lực chung trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp. - Dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp có tác động tích cực đến sự hình thành, phát triển cả năng lực chuyên môn và năng lực chung cho SV cao đẳng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan tài liệu để phát hiện xu hướng nghiên cứu của thế giới và khoảng trống kiến thức cho Luận án. - Xây dựng cơ sở lý luận về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng. - Phân tích hiện trạng tích hợp năng lực chung trong chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng Cơ điện Phú Thọ. - Khảo sát thực trạng về dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp. - Đề xuất tiến trình thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Điện công nghiệp theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho SV cao đẳng. - Tổ chức thực nghiệm sư phạm. 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_day_hoc_cac_mo_dun_chuyen_mon_nghe_dien_cong_nghiep.docx
  • pdf1.Luận án.pdf
  • docx2.Tóm tắt luận án.docx
  • pdf2.Tóm tắt luận án.pdf
  • docx3.Trích yếu luận án.docx
  • pdf3.Trích yếu luận án.pdf
  • doc4.1.Thông tin đưa web Tiếng Việt.doc
  • pdf4.1.Thông tin đưa web Tiếng Việt.pdf
  • doc4.2.Thông tin đưa web Tiếng Anh.doc
  • pdf4.2.Thông tin đưa web Tiếng Anh.pdf
Luận văn liên quan