Luận án Dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực

* Cấu trúc năng lực Việc xác định cấu trúc năng lực cho đến nay chưa hoàn toàn đồng nhất, nhưng nhìn chung cấu trúc năng lực bao giờ cũng bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ. Tuy nhiên không phải là sự cộng lại đơn giản, mà là kết quả của sự vận động tổng hợp đã đến độ chín muồi của kiến thức, kỹ năng, thái độ để tạo ra một chất mới, cho phép cá nhân thực hiện nhanh chóng, hiệu quả một loại hoạt động trong một tình huống cụ thể. Trong các yếu tố đó, kỹ năng là nòng cốt. * Phân loại năng lực Tiếp cận theo tính chất đặc trưng, trong chương trình dạy học của các nước thuộc khối OECD, năng lực được phân thành hai nhóm: Năng lực chung (Gendral competence) và Năng lực riêng (Specific competencies) [95, tr.17-18]. Năng lực chung (General competence): là năng lực cơ bản, cần thiết để mỗi người có thể chung sống và làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển từ nhiều môn học khác nhau, liên quan đến nhiều môn học. Năng lực riêng (specific competencies): là năng lực cụ thể, chuyên biệt, được hình thành và phát triển do một lĩnh vực ngành nghề hoặc môn học nào đó. Tiếp cận theo đặc điểm sinh lý cá nhân và kết quả đầu ra của quá trình đào tạo, UNESCO đã phân chia năng lực thành ba nhóm: Năng lực nhận thức (Cognitive competencies); Năng lực thái độ (Attitudinal competencies); Năng lực chuyên môn (Professional competencies) [128, tr.45-46]. Theo lĩnh vực tác động, Johanna Kramer (2009) phân loại thành: Năng lực chuyên môn; Năng lực phương pháp; Năng lực xã hội và Năng lực cá nhân. Tuy nhiên theo ông, sự phân chia này chỉ là tương đối, trên thực tế các năng lực này luôn đan xen với nhau, tác động thúc đẩy nhau. Trong mỗi năng lực đó cũng có những thành phần của các năng lực còn lại [126, tr10-12]. Cách tiếp cận của Johanna Kramer đã được tác giả Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường kế thừa và luận giải: Năng lực chuyên môn (Professional Competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn, bao gồm cả khả năng tư duy lôgíc, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khả năng nhận biết các mối quan hệ hệ thống và quá trình. Năng lực chuyên môn hiểu theo nghĩa hẹp là năng lực “nội dung chuyên môn”, theo nghĩa rộng bao gồm cả năng lực phương pháp chuyên môn. Năng lực phương pháp (Methodical Competency): Là khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.

pdf311 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 59 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14 1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án 14 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 30 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 34 2.1. Lý luận về dạy học theo hướng phát triển năng lực 34 2.2. Lý luận về dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực 42 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực 65 Chương 3 THỰC TRẠNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 71 3.1. Khái quát về các trường sĩ quan quân đội 71 3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 73 3.3. Phân tích kết quả khảo sát thực trạng dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực 76 3.4. Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực 98 3.5. Đánh giá chung về thực trạng 101 Chương 4 BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 108 4.1. Đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn theo hướng phát triển năng lực 108 4.2. Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy và học tập theo định hướng phát triển năng lực cho giảng viên và học viên 116 4.3. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực hóa hoạt động nhận thức trong dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn theo hướng phát triển năng lực 122 4.4. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn theo hướng phát triển năng lực 129 4.5. Tổ chức đánh giá kết quả học tập các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan theo hướng phát triển năng lực 140 Chương 5 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 149 5.1. Khái quát chung về thực nghiệm sư phạm 152 5.2. Tiến hành thực nghiệm 154 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC 185 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 Cán bộ quản lý, giảng viên CBQLGV 2 Điểm trung bình ĐTB 3 Độ lệch chuẩn ĐLC 4 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT 5 Hình thức tổ chức dạy học HTTCDH 6 Khoa học xã hội và nhân văn KHXH&NV 7 Mục tiêu dạy học MTDH 8 Lớp đối chứng LĐC 9 Lớp thực nghiệm LTN 10 Nội dung dạy học NDDH 11 Phát triển năng lực PTNL 12 Phương pháp dạy học PPDH 13 Quá trình dạy học QTDH 14 Tiếp cận năng lực TCNL 15 Trường sĩ quan quân đội TSQQĐ DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Bảng Nội dung Trang 3.1 Bảng Hopkins phân tích mối quan hệ tương quan 76 3.2 Kết quả khảo sát mục tiêu trong dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ 77 3.3 Kết quả khảo sát NDDH các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL 78 3.4 Kết quả khảo sát tần suất sử dụng các PPDH 80 3.5 Kết quả khảo sát hoạt động giảng dạy của giảng viên 83 3.6 Kết quả khảo sát HTTCDH các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL 83 3.7 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên 85 3.8 Kết quả khảo sát thực trạng thiết kế và tổ chức hoạt động dạy học theo hướng PTNL 86 3.9 Kết quả khảo sát hoạt động học tập các môn KHXH&NV của học viên theo hướng PTNL 89 3.10 Kết quả khảo sát thực trạng xác định mục tiêu KTĐG kết quả học tập các môn KHXH&NV 91 3.11 Kết quả khảo sát các phương pháp, hình thức KTĐG kết quả học tập các môn KHXH&NV theo hướng PTNL 93 3.12 Kết quả khảo sát tần suất sử dụng các công cụ chấm điểm trong đánh giá kết quả học tập các môn KHXH&NV ở TSQQĐ 95 3.13 Kết quả khảo sát điều kiện đảm bảo cho dạy học các môn KHXH&NV 96 3.14 Kết quả khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến dạy học các môn KHXH&NV 98 5.1 Bảng thống kê tần suất mức độ các năng lực của LTN1 và LĐC1 trước khi thực nghiệm 154 5.2 Bảng thống kê tần suất mức độ các năng lực sau thực nghiệm đợt 1 155 5.3 Bảng kiểm định T-test kết quả đo lường năng lực sau thực nghiệm đợt 1 156 5.4 Bảng phân phối tần suất mức độ PTNL trước và sau thực nghiệm 158 5.5 Bảng thống kê tần suất mức độ các năng lực của LTN2 và LĐC2 trước khi thực nghiệm 159 5.6 Bảng thống kê tần suất mức độ các năng lực sau thực nghiệm đợt 2 159 5.7 Bảng kiểm định T-test kết quả đo lường năng lực sau thực nghiệm đợt 2 160 5.8 Bảng phân phối tần suất mức độ PTNL trước và sau thực nghiệm 162 5.9 Bảng khảo sát những thuận lợi trong dạy học các môn KHXH&NV 163 Biểu đồ Nội dung Trang 3.1 Biểu đồ mức độ mô tả mục tiêu dạy học 78 3.2 Biểu đồ mức độ sử dụng các PPDH 82 3.3 Biểu đồ mức độ sử dụng các HTTCDH 85 3.4 Biểu đồ mức độ sử dụng các cách thức học tập của học viên 91 3.5 Biểu đồ mức độ sử dụng phương pháp KTĐG 94 3.6 Biểu đồ thể hiện các điều kiện bảo đảm 98 5.1 ĐTB năng lực của học viên trước thực nghiệm đợt 1 155 5.2 ĐTB năng lực của học viên sau thực nghiệm đợt 1 156 5.3 Tần suất % mức độ phát PTNL trước và sau thực nghiệm đợt 1 158 5.4 ĐTB năng lực của học viên trước thực nghiệm đợt 2 159 5.5 ĐTB năng lực của học viên sau thực nghiệm đợt 2 161 5.6 Tần suất % mức độ PTNL của học viên 162 5.7 Hứng thú của học viên khi học bằng PPDH theo hướng PTNL 163 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình Nội dung Trang 4.1 Sơ đồ mô tả tiến trình dạy học theo hướng PTNL 131 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Dạy học theo hướng PTNL người học là xu hướng chủ đạo của GD&ĐT trên thế giới vào những thập niên cuối của thế kỷ XX. Xu hướng này đã được nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến vận dụng, trở thành phong trào đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực đào tạo, nhất là đào tạo nghề. Những thành tựu từ dạy học theo định hướng PTNL người học đã tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực đào tạo, đồng thời được xem như chìa khóa để thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và yêu cầu của thị trường lao động. Ở Việt Nam, tư tưởng về một nền giáo dục PTNL người học đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến từ rất sớm, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường Người viết: “Ngày nay, các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [49, tr.34]. Trong lịch sử phát triển của giáo dục Việt Nam, vấn đề PTNL người học đáp ứng với đòi hỏi thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đã được đề cập đến từ thập niên 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu của thế kỷ XXI, trước sức ép của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế, cùng với sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư, vấn đề thay đổi quan điểm tiếp cận trong dạy học, nhằm hướng đến PTNL cho người học mới thực sự trở nên cấp thiết, nóng bỏng. Điều đó đã được khẳng định trong Nghị quyết số 29- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [18, tr.120]. Quan điểm này một lần nữa đã được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: 6 “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi...” [20, tr.136]. Có thể thấy, quan điểm của Đảng ta đã xác định rõ phương hướng, mục tiêu và biện pháp đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong đó, đặc biệt coi trọng đổi mới đồng bộ các thành tố của quá trình giáo dục nhằm hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực sáng tạo, năng lực hoạt động thực tiễn để đáp ứng kịp thời với yêu cầu đặt ra từ cuộc sống và nghề nghiệp của người học. Đây không chỉ là định hướng giáo dục cần hướng đến, mà còn là giải pháp quan trọng hàng đầu để giáo dục Việt Nam có thể tiến kịp với sự phát triển của khoa học trên thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới hiện nay. Các TSQQĐ là nơi đào tạo đội ngũ sĩ quan có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng kịp thời với yêu cầu thực tiễn hoạt động quân sự. Trong chương trình, nội dung đào tạo ở các TSQQĐ hiện nay, các môn KHXH&NV có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi vì, dạy học các môn KHXH&NV theo hướng PTNL không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, giúp học viên nhận thức đầy đủ, đúng đắn các quy luật vận động và phát triển trên các lĩnh vực của tự nhiên, xã hội, tư duy; những quy luật của hoạt động quân sự, về nhân tố con người trong lĩnh vực hoạt động quân sự; mà còn góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản, bồi dưỡng các phẩm chất chính trị tinh thần cho người sĩ quan Quân đội; đồng thời hình thành và phát triển ở học viên những năng lực cần thiết của người cán bộ lãnh đạo, cán bộ chỉ huy trong lĩnh vực hoạt động quân sự, nhất là năng lực quản lý, giáo dục, năng lực tư duy quân sự, năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng lý luận Giúp cho người sĩ quan cấp phân đội hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ của người cán bộ chỉ huy, quản lý, nhà 7 sư phạm, người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội. Thực tiễn QTDH các môn KHXH&NV theo hướng PTNL ở các TSQQĐ những năm qua bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những hạn chế, như: nội dung, chương trình dạy học chậm đổi mới, có những nội dung chưa thực sự phù hợp với thực tiễn; các hình thức tổ chức và PPDH chưa phát huy được tính tự giác, tích cực và vai trò chủ thể của người học; phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả còn thiên về đánh giá kiến thức, chưa quan tâm nhiều đến đánh giá theo năng lực. Bên cạnh đó, một số tác động từ sự phát triển của Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư, từ yêu cầu xây dựng Quân đội “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang có những diễn biến nhanh chóng, khó lường; đặc biệt là tác động tiêu cực từ mặt trái cơ chế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù địch bằng âm mưu chiến lược “diễn biến hòa bình” đến QTDH nói chung và quá trình phát triển nhân cách của người sĩ quan Quân đội nói riêng, chưa được đánh giá đúng và có biện pháp hạn chế kịp thời. Những năm gần đây, vấn đề dạy học theo hướng PTNL người học đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà giáo, nhà khoa học thuộc nhiều ngành khác nhau trong và ngoài Quân đội. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chủ yếu tiếp cận dưới góc độ quản lý, dưới góc độ giáo dục học, các nghiên cứu mới bàn về tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức người học, hay đổi mới PPDH, chưa có công trình nào nghiên cứu độc lập, có hệ thống và chuyên sâu về dạy học các môn KHXH&NV theo hướng PTNL cho người học. Bởi vậy, nghiên cứu làm rõ cả về lý luận và thực tiễn làm cơ sở để tổ chức hiệu quả QTDH các môn KHXH&NV hướng đến PTNL người sĩ quan đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội trong giai đoạn hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, NCS lựa chọn vấn đề “Dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển năng lực” làm đề tài nghiên cứu. 8 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL, đề xuất biện pháp dạy học các môn KHXH&NV theo hướng PTNL người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng Quân đội trong bối cảnh hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những vấn đề lý luận về dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL. Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL. Đề xuất biện pháp dạy học các môn KHXH&NV theo hướng PTNL cho học viên các TSQQĐ. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khoa học, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ. Đối tượng nghiên cứu Quá trình dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng PTNL, trong đó tập trung phát triển năng lực chung và năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho học viên đào tạo để trở thành sĩ quan cấp phân đội, bậc đại học. 9 Phạm vi về không gian: Luận án tập trung khảo sát, tọa đàm, trao đổi ở Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Công binh. Phạm vi về thời gian: Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu thực tiễn của luận án được giới hạn từ năm 2019 đến nay. 4. Giả thuyết khoa học Quá trình dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ còn tồn tại bất cập cả về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, nếu kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới mục tiêu, NDDH với bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy cho giảng viên, kỹ năng học tập cho học viên; đồng thời đẩy mạnh đổi mới phương pháp, HTTCDH và KTĐG kết quả học tập các môn KHXH&NV theo hướng PTNL, thì năng lực người học sẽ phát triển. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân ủy Trung ương về GD&ĐT, nhất là các quan điểm về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT hiện nay nhằm định hướng cho việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu, luận giải các nhiệm vụ của đề tài. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn dạy học các môn KHXH&NV và dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL. Đồng thời nghiên cứu các văn bản, báo cáo sơ kết, tổng kết; kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu ở một số công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án để luận giải, luận chứng cơ sở thực tiễn. Phương pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và tiếp cận cụ thể sau: Tiếp cận hệ thống - cấu trúc; Tiếp cận lịch sử - lôgic; Tiếp cận thực tiễn; Tiếp cận phát triển năng lực: 10 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Luận án xem xét QTDH các môn KHXH&NV theo hướng PTNL cho học viên là một bộ phận của QTDH ở các TSQQĐ. Vì vậy, cần nghiên cứu quá trình này trong mối quan hệ với các bộ phận, các yếu tố khác của QTDH, đồng thời tính đến các điều kiện khách quan và chủ quan tác động, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả QTDH các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ. Tiếp cận lịch sử - lôgic: Với cách tiếp cận này, dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL được xem xét trong hoàn cảnh lịch sử, cụ thể và trong mối quan hệ nhân quả giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Tiếp cận thực tiễn: Dạy các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng PTNL người học phải bám sát thực tiễn và nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn quá trình tổ chức dạy học các môn KHXH&NV theo hướng PTNL người học hiện nay, từ đó tạo chuyển biến tích cực về chất lượng dạy học. Mặt khác, nghiên cứu trong thực tiễn nhằm tăng độ tin cậy của các nhận định, đánh giá; trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tổ chức dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng PTNL và kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp trong thực tiễn. Tiếp cận phát triển năng lực: Phát triển năng lực người học vừa là mục tiêu, vừa là kết quả cuối cùng của QTDH. Do vậy, theo cách tiếp cận này, trước hết đòi hỏi các chủ thể phải có nhận thức đúng về năng lực, PTNL; tổ chức quá trình PTNL người học trong QTDH theo quan điểm hiện đại, trên cơ sở đó để tiến hành các hoạt động dạy học nhằm hình thành, PTNL cho người học đáp ứng kịp thời với sự phát triển của thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Đề tài sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết từ các tài liệu trong nước và ngoài nước về vấn đề dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL, đặc biệt một số tác phẩm kinh điển chủ 11 nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng, của cấp ủy các cấp về giáo dục, đào tạo; các giáo trình, sách chuyên khảo, các công trình, bài báo khoa học của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đã được công bố và đăng tải trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học. Từ đó rút ra những nhận định, đánh giá và luận giải các vấn đề lý luận liên quan đến luận án. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát: Quan sát các HTTCDH các môn KHXH&NV ở trường Đại học Chính trị (Trường Sĩ quan Chính trị) và Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục quân 1) nhằm thu thập những thông tin cần thiết hỗ trợ cho việc xử lý, đánh giá các kết quả điều tra; đảm bảo cho việc đánh giá được khách quan, chính xác. Trong đó, tập trung quan sát các giờ lên lớp, các hoạt động học tập các môn KHXH&NV của học viên. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi để khảo sát thực trạng về dạy học các môn KHXH&NV ở 4 TSQQĐ theo hướng PTNL với 2 mẫu điều tra (giảng viên, cán bộ quản lý và học viên). Điều tra bằng bảng hỏi còn được sử dụng để khảo sát ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý và học viên sau quá trình thực nghiệm. - Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với giảng viên, cán bộ quản lý và học viên ở các TSQQĐ để tìm hiểu thực trạng dạy học nói chung và thực trạng dạy học các môn KHXH&NV nói riêng theo hướng PTNL. - Phương pháp chuyên gia: Nhằm thu thập ý kiến của những người có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu dạy học theo hướng PTNL người học. Đặc biệt, luận án tập trung xin ý kiến chuyên gia của các nhà khoa học giáo dục trong lĩnh vực giáo dục quân sự. - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm: Thu thập, phân tích các sản phẩm hoạt động dạy học các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ. Bao gồm: Chương trình đào tạo, bài giảng, giáo án, báo cáo khoa học, bài tập/bài thi/bài kiểm tra, kết quả học tập của học viên... 12 - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm biện pháp dạy học các môn KHXH&NV ở Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1 theo hướng PTNL nhằm khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đã xác định. * Phương pháp thống kế toán học Đề tài sử dụng phương pháp thống kế toán học để xử lý các số liệu thu được từ điều tra thực trạng và thực nghiệm sư phạm, với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20. 6. Những đóng góp mới của luận án Một là, luận án hệ thống hoá và khái quát hoá cơ sở lý luận về dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL. Đặc biệt là xây dựng khái niệm trung tâm, tiến hành phân tích, làm rõ quy trình dạy học, cũng như các thành tố của QTDH các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL. Hai là, xây dựng những căn cứ khoa học cho việc đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học các môn KHXH&NV ở TSQQĐ theo hướng PTNL; Ba là, xác định và làm rõ những yếu tố có tác động trực tiếp đến QTDH các môn KHXH&NV ở các TSQQĐ theo hướng PTNL; Bốn là, tiến hành khảo sát đánh g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_hoc_cac_mon_khoa_hoc_xa_hoi_va_nhan_van_o_truong.pdf
  • doc1 BÌA LUAN AN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIENG VIET.doc
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIENG ANH.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH.doc
  • doc4 TTM TIENG ANH.doc
  • doc4 TTM TIENG VIET.doc
Luận văn liên quan