Thông tin (tiếng La tinh: informatio, tiếng Anh: information) là sự phản ánh
của tự nhiên và xã hội bằng ngôn từ, kí hiệu, hình ảnh, nói rộng hơn là bằng tất
cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người. Từ xa xưa, thông tin là
nguồn lực mang tính quyết định đối với mọi hoạt động trong học tập, lao động và
cuộc sống của con người. Trong thế giới phẳng như hiện nay, thông tin trở thành
một trong những loại tài nguyên để phát triển. Bên cạnh công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, thông tin được xem là một trong bốn vấn đề
quan trọng nhất của thế kỉ XXI.
VBTT là VB có đặc điểm, hình thức chuyển tải nội dung riêng biệt, cung cấp
thông tin về mọi lĩnh vực của đời sống một cách trung thực, khách quan. VBTT là loại
VB có tính thời sự và ứng dụng cao, phổ biến ở các loại: VB hành chính, hợp đồng,
quảng cáo, bản tin, cơ sở dữ liệu, và hữu dụng trong việc: thông báo, chỉ dẫn, mô tả
công việc, giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, Loại VB này giữ vai trò quan
trọng trong khoa học và đời sống của con người. Trong thực tế, có tới 80% đối tượng
đọc của người trưởng thành là VBTT. Đọc hiểu VBTT là một trong những năng lực
thiết yếu để xây dựng các kỹ năng của công dân thế kỷ XXI gắn với tư duy phê phán,
giao tiếp và hợp tác.
Đọc hiểu VBTT là năng lực cần có cho sự phát triển của mỗi cá nhân khi giao
tiếp xã hội. “Đọc đúng hiểu đúng, đọc nhanh hiểu kĩ, đọc diễn cảm hiểu tinh tế là một
yêu cầu cấp thiết của mọi người để tiếp nhận và giải mã thông tin”[67, tr.7]. Đặc biệt
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế,
HS không chỉ tiếp cận với các VB ở dạng viết mà có cơ hội và điều kiện thuận lợi để
tiếp cận với các VB điện tử. Do vậy, HS cần được dạy học ĐH loại VB này trong nhà
trường để ứng dụng vào thực tiễn và phục vụ cho việc học tập suốt đời.
213 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 16
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
PHÙNG THỊ VÂN ANH
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hà Nội, 2023
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
PHÙNG THỊ VÂN ANH
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn
Mã số: 9 14 01 11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN THỊ HẠNH
2. TS. ĐÀO THỊ BÌNH
Hà Nội, 2023
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình là kết quả nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh và TS. Đào Thị Bình.
Các số liệu, đánh giá, kết luận trong luận án là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kì công trình nghiên cứu trước đó. Kết quả nghiên cứu và ý tưởng
của các tác giả khác, nếu có, đều được trích dẫn nguồn gốc chính xác, minh bạch.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Phùng Thị Vân Anh
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự trân quý, lòng biết ơn sâu sắc với PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh
và TS. Đào Thị Bình đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các tác giả, các cá nhân, đơn vị đã
cung cấp văn bản, ngữ liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài; Ban giám hiệu, giáo
viên và học sinh của một số trường trung học phổ thông đã đồng hành với tôi trong
quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo, quý Thầy/Cô, Trung tâm Đào tạo, Bồi
dưỡng, Hợp tác quốc tế và Nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học giáo dục Việt
Nam; Lãnh đạo, chuyên viên Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên
cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi thực hiện luận án.
Tôi xin được dành lời tri ân thành kính gửi đến những người thân yêu trong gia
đình đã thấu hiểu, sẻ chia, động viên, khích lệ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập,
nghiên cứu của mình.
Tác giả luận án
Phùng Thị Vân Anh
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................... 9
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 11
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 11
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 12
6. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 13
7. Đóng góp của luận án ...................................................................................... 13
8. Cấu trúc của luận án ....................................................................................... 13
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN
BẢN THÔNG TIN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............ 15
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho
học sinh trung học phổ thông .............................................................................. 15
1.1.1. Nghiên cứu về năng lực đọc hiểu văn bản ................................................... 15
1.1.2. Nghiên cứu về đọc hiểu văn bản thông tin ............................................... 20
1.1.3. Nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ................................... 22
1.1.4. Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông với việc dạy học đọc hiểu văn
bản thông tin theo tiếp cận năng lực .................................................................... 27
1.2. Cơ sở lý luận về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung
học phổ thông ....................................................................................................... 29
1.2.1. Văn bản thông tin .......................................................................................... 29
1.2.2. Đọc hiểu văn bản thông tin và năng lực đọc hiểu văn bản thông tin ......... 43
1.2.3. Dạy học đọc hiểu văn bản thông tin theo tiếp cận năng lực ........................... 47
1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 59
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế ..................................................................................... 59
1.3.2. Thực tiễn ở Việt Nam .................................................................................... 69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................ 80
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG
TIN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC .................................................................. 81
2.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản thông tin
theo tiếp cận năng lực .......................................................................................... 81
2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản thông tin theo tiếp
cận năng lực ......................................................................................................... 85
2.2.1. Biện pháp 1: Thiết kế chuẩn NL ĐH VBTT .............................................. 85
2.2.2. Biện pháp 2: Xác định nội dung dạy học ĐH VBTT ................................... 94
2.2.3. Biện pháp 3: Xác định quy trình, phương pháp và kĩ thuật dạy học ĐH
văn bản thông tin ................................................................................................ 103
6
2.2.4. Biện pháp 4: Xác định phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá NL ĐH
VBTT của HS THPT .......................................................................................... 114
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................. 126
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .................................................. 127
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................ 127
3.2. Nội dung, đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............................................ 127
3.3. Thời gian thực nghiệm ................................................................................ 128
3.4. Quy trình thực nghiệm ............................................................................... 128
3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................. 129
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................. 154
KẾT LUẬN .................................................................................................. 156
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........... 158
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................ 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 159
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 164
7
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT Từ/cụm từ viết tắt Từ/cụm từ viết đầy đủ
1 CT Chương trình
2 ĐC Đối chứng
3 ĐH Đọc hiểu
4 GV Giáo viên
5 GDĐT Giáo dục và Đào tạo
6 GDPT Giáo dục phổ thông
7 HS Học sinh
8 KT Kiến thức
9 KN Kĩ năng
10 NL Năng lực
11 PPDH Phương pháp dạy học
12 PPĐG Phương pháp đánh giá
13 SGK Sách giáo khoa
14 SGV Sách giáo viên
15 THCS Trung học cơ sở
16 THPT Trung học phổ thông
17 TN Thực nghiệm
18 VB Văn bản
19 VBND Văn bản nhật dụng
20 VBVH Văn bản văn học
21 VBNL Văn bản nghị luận
22 VBTT Văn bản thông tin
8
DANH MỤC HÌNH, BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc của năng lực ĐH VBTT ..................................................... 47
Hình 1.2. Sách giáo khoa Literature 10 (Mỹ) ................................................... 67
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh văn bản thông tin với VBVH, VBNL .................................. 42
Bảng 1.2. So sánh đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực .................................................................................. 55
Bảng 1.3. Thống kê số lượng VBTT trong SGK Ngữ văn 2006 ........................ 69
Bảng 1.4. Thống kê một số đặc điểm của VBTT trong SGK Ngữ văn 2006 ...... 70
Bảng 1.5. Yêu cầu cần đạt về năng lực đọc văn bản thông tin .......................... 73
Bảng 1.6. So sánh VBND trong CT 2006 và VBTT trong CT 2018 .................. 76
Bảng 2.1. Tiêu chí chất lượng NL đọc hiểu VBTT của HS THPT .................... 87
Bảng 2.2. Chuẩn đọc hiểu VBTT cho HS THPT .............................................. 88
Bảng 2.3. Chuẩn đọc hiểu VBTT cho HS lớp 11 .............................................. 89
Bảng 2.4. Các mức độ yêu cầu cần đạt của NL ĐH VBTT cho HS THPT ......... 90
Bảng 2.5. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn ĐH VBTT ................................................ 106
Bảng 3.1. Phân bổ tần số, tần suất kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC (lớp
11) .......................................129
Bảng 3.2. Phân bố tần suất phân loại kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC...131
Bảng 3.4. Tổng hợp các tham số đặc trưng của lớp TN và ĐC (lớp 11) .......... 132
Bảng 3.5. Số liệu thống kê về kiểm định sự bằng nhau của 2 phương sai tổng thể .. 132
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá NL ĐH VBTT đầu vào của HS (qua quan sát) ............ 132
BẢNG 3.7. Kết quả đánh giá NL ĐH VBTT đầu ra của HS (qua quan sát) ........... 132
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ phát triển ý tưởng trong VB “Lễ kỉ niệm của Ông nội” .......... 68
Sơ đồ 1.2. Các mức độ yêu cầu của câu hỏi ĐH VBTT ......................................... 107
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 1.1. Mức năng lực ĐH VBTT của HS THPT ....................................... 54
Biều đồ 1.2. Kết quả nhận thức về khái niệm VBTT, vai trò của VBTT ........... 77
Biểu đồ 1.3. Kết quả khảo sát thực tiễn DH ĐH VBTT .................................... 78
Biểu đồ 1.4. Kết quả đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá NL ĐH VBTT ..... 79
Biểu đồ 3.1. Tần suất biểu diễn kết quả điểm kiểm tra của lớp TN và ĐC (lớp
11) ........................................................................ 130
Biểu đồ 3.2. Tần suất biểu diễn phân loại kết quả điểm KT của lớp TV và ĐC131
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Đường lũy tích biểu diễn kết quả của lớp TN và ĐC (lớp 11) ....... 131
9
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Vai trò của văn bản thông tin trong đời sống
Thông tin (tiếng La tinh: informatio, tiếng Anh: information) là sự phản ánh
của tự nhiên và xã hội bằng ngôn từ, kí hiệu, hình ảnh, nói rộng hơn là bằng tất
cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người. Từ xa xưa, thông tin là
nguồn lực mang tính quyết định đối với mọi hoạt động trong học tập, lao động và
cuộc sống của con người. Trong thế giới phẳng như hiện nay, thông tin trở thành
một trong những loại tài nguyên để phát triển. Bên cạnh công nghệ sinh học, công
nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, thông tin được xem là một trong bốn vấn đề
quan trọng nhất của thế kỉ XXI.
VBTT là VB có đặc điểm, hình thức chuyển tải nội dung riêng biệt, cung cấp
thông tin về mọi lĩnh vực của đời sống một cách trung thực, khách quan. VBTT là loại
VB có tính thời sự và ứng dụng cao, phổ biến ở các loại: VB hành chính, hợp đồng,
quảng cáo, bản tin, cơ sở dữ liệu, và hữu dụng trong việc: thông báo, chỉ dẫn, mô tả
công việc, giới thiệu, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, Loại VB này giữ vai trò quan
trọng trong khoa học và đời sống của con người. Trong thực tế, có tới 80% đối tượng
đọc của người trưởng thành là VBTT. Đọc hiểu VBTT là một trong những năng lực
thiết yếu để xây dựng các kỹ năng của công dân thế kỷ XXI gắn với tư duy phê phán,
giao tiếp và hợp tác.
Đọc hiểu VBTT là năng lực cần có cho sự phát triển của mỗi cá nhân khi giao
tiếp xã hội. “Đọc đúng hiểu đúng, đọc nhanh hiểu kĩ, đọc diễn cảm hiểu tinh tế là một
yêu cầu cấp thiết của mọi người để tiếp nhận và giải mã thông tin”[67, tr.7]. Đặc biệt
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế,
HS không chỉ tiếp cận với các VB ở dạng viết mà có cơ hội và điều kiện thuận lợi để
tiếp cận với các VB điện tử. Do vậy, HS cần được dạy học ĐH loại VB này trong nhà
trường để ứng dụng vào thực tiễn và phục vụ cho việc học tập suốt đời.
1.2. Vị trí của văn bản thông tin trong nhà trường
Ở Việt Nam, khái niệm “văn bản thông tin” chưa được đề cập đến như một loại
VB đọc trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành theo Quyết
định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (sau đây gọi
tắt là Chương trình 2006), mặc dù việc đọc hiểu dạng văn bản này rất cần thiết. Trong
thực tế, không chỉ với môn Ngữ văn, HS được tiếp cận với VBTT trong SGK nhiều
môn học: Toán học, Hoá học, Vật lí, Lịch sử, Giáo dục công dân, Tuy nhiên, ở các
môn học này, HS chủ yếu được hướng dẫn đọc hiểu để lĩnh hội kiến thức, kĩ năng
thuộc lĩnh vực môn học đó, HS chưa được học cách đọc sách giao khoa các môn học
trong nhà trường với tư cách là một dạng thức của VBTT.
Ngay trong môn Ngữ văn, HS chủ yếu được hướng dẫn ĐH VBVH/VB văn
10
chương. Các thành tựu trong nghiên cứu và trong nhà trường đa phần tập trung ở loại
VB đó. Trong khi, đối tượng đọc của HS rất phong phú, bao gồm VBVH, VBNL và
VBTT. Nếu không được học cách đọc loại VB này, việc đọc của HS không đạt được
hiệu quả như mong đợi. Vì vậy, HS cần được dạy học đọc hiểu loại VB này trong nhà
trường để ứng dụng vào thực tiễn.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (sau đây gọi tắt là
Chương trình 2018), bất cập nêu trên đã được khắc phục. VBTT là đối tượng ĐH được
quy định chính thức trong chương trình với mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học
và kiểm tra, đánh giá cụ thể. Việc giảng dạy VBTT trong chương trình khẳng định đặc
trưng nội dung mang tính tổng hợp của môn Ngữ văn (bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo
đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa
lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải
nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,) đồng thời biểu hiện cụ thể nguyên tắc
dạy Ngữ văn gắn với đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu dạy học Ngữ văn ở phổ
thông là phát triển NL người học.
Chương trình 2018 đã xác định chủ đề của VBTT, những yêu cầu cần đạt về đọc
hiểu VBTT cấp THPT, tuy nhiên phân loại VBTT, chưa xác định yêu cầu cần đạt của
từng loại VB cụ thể, chưa hướng dẫn ĐH theo đặc trưng từng thể loại. Bên cạnh đó,
sách giáo khoa và tài liệu tham khảo được biên soạn và thẩm định theo lộ trình thực
hiện chương trình của Bộ GDĐT. Vì thế, để thực hiện dạy học đọc hiểu VBTT theo
Chương trình 2018, giáo viên còn nhiều lúng túng trong cách lựa chọn ngữ liệu đọc
hiểu, cách dạy đọc hiểu các thể loại của VBTT, cách kiểm tra, đánh giá để phát triển
NL ĐH VBTT cho HS. Do vậy, cần có những nghiên cứu chuyên sâu về dạy học ĐH
VBTT và VB hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn cụ thể để tháo gỡ những khó khăn,
thách thức này của GV khi dạy ĐH loại VB này trong thực tiễn.
1.3. Sự quan tâm của HS THPT đến việc đọc hiểu VBTT
Trong Chương trình 2018, VBTT là loại VB được dạy xuyên suốt ở cả ba cấp, từ
tiểu học đến THCS, THPT. Ở cấp THPT, HS phần lớn có độ tuổi từ 15 đến 18, có đặc
điểm tâm sinh lí khá phức tạp. Đây là giai đoạn phát triển và dần hoàn thiện về thể
chất, cấu trúc tâm lý, các phẩm chất nhân cách, chuẩn bị cho các em bước vào cuộc
sống xã hội với tư cách là một người trưởng thành. HS THPT từng bước thể hiện nhận
thức, tình cảm, cảm xúc một cách có lý trí trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, nhà
trường, xã hội. Giai đoạn này quyết định sự hình thành của thế giới quan - hệ thống
quan điểm về xã hội, về tự nhiên, về các nguyên tắc ứng xử. Đặc biệt, ở độ tuổi này,
HS nảy sinh, phát triển rõ ràng, sâu sắc hơn về tình bạn khác giới và tình yêu tuổi học
trò. Những mối quan hệ này ảnh hưởng rất lớn và giữ vai trò quan trọng trong đời sống
tình cảm của HS. Dù vậy, với các em, việc học tập trong nhà trường vẫn là hoạt động
11
chủ đạo, cơ bản được thực hiện với tinh thần độc lập, tự giác, tích cực. Khuynh hướng
học tập của HS đã xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. HS đã biết cách vận dụng tri
thức một cách sáng tạo với định hướng nghề nghiệp tương lai. Vì thế, trong quá trình
học tập môn Ngữ văn ở trường THPT, HS đặc biệt quan tâm đến việc đọc hiểu VBTT,
nhất là các loại văn bản như: bài phát biểu, nói chuyện, bài báo, tiểu sử, văn bản khoa
học, văn bản thuyết minh, văn bản hướng dẫnNhững loại văn bản này thường xuyên
được cập nhật về đề tài, chủ đề nên thu hút hứng thú và sự quan tâm của HS
THPTMặt khác, trong bối cảnh phát triển công nghệ số như hiện nay, HS có khả
năng và nhiều điều kiện thuận lợi để sử dụng hiệu quả các cách thức, phương tiện hỗ
trợ tìm kiếm thông tin mà người viết đã sử dụng trong văn bản như: bảng thông tin,
dòng chú thích, đường dẫn, biểu đồ, đồ thị, hình ảnh minh hoạ, để đọc hiểu VBTT.
Nếu đọc tốt loại VB này, HS có thể ĐH tốt VBTT thuộc các môn học khác trong nhà
trường và các VBTT ngoài đời sống.
Từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề “Dạy học đọc
hiểu văn bản thông tin cho học sinh trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở thiết lập khung lý luận về năng lực ĐH VBTT, luận án đề xuất các
biện pháp dạy học ĐH VBTT cho HS THPT đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển NL.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp dạy học ĐH VBTT cho học sinh THPT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về VBTT và dạy học ĐH VBTT cho HS THPT theo
tiếp cận NL.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học ĐH VBTT cho HS THPT hiện nay theo tiếp cận NL.
- Đề xuất biện pháp dạy học ĐH VBTT cho HS THPT theo tiếp cận NL.
- Thực nghiệm sư phạm về các biện pháp đề xuất dạy học ĐH VBTT cho HS
THPT theo tiếp cận NL.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp dạy học ĐH VBTTcho HS THPT trong
phạm vi được giới hạn như sau:
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: VBTT bao gồm nhiều thể loại, tồn tại ở cả dạng
đơn phương thức và đa phương thức với hình thức in ấn hoặc trực tuyến/kĩ thuật số.
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát và đề xuất các
biện pháp dạy học ĐH VBTT qua hai kiểu VBTT là: văn bản thuyết minh có lồng
ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên
cứu (dùng phương thức biểu đạt bằng ngôn từ và hình ảnh tĩnh theo Chương trình 2018).
12
- Phạm vi địa bàn khảo sát: một số trường THPT trên địa bàn các tỉnh/thành phố:
Hà Nội, Bắc Giang, Yên Bái, Hà Giang, Đồng Tháp, TP. Hồ Chí Minh.
- Phạm vi đối tượng khảo sát: GV và HS lớp 10,11.
- Phạm vi địa bàn thực nghiệm: một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội (quận
Đống Đa, huyện Thạch Thất).
- Phạm vi đối tượng thực nghiệm: HS lớp 11.
- Phạm vi nội dung thực nghiệm: ĐH VBTT lớp 11. SGK Ngữ văn lớp 11 thuộc
Chương trình 2006 chưa có VBTT nên tác giả luận án căn cứ vào các kiểu loại của
VBTT trong môn Ngữ văn Chương trình 2018 để lựa chọn ngữ liệu ĐH. Do đó, để
đảm bảo thực hiện đúng CT,