Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (số 29 - NQ/TW) của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo là
cần đổi mới căn bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Nhiệm vụ đặt ra là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng,
phát triển năng lực”
269 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2693 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học ở tiểu học dựa vào phong cách học tập của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN
DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC DỰA VÀO
PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN
DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC DỰA VÀO
PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH. NGUYỄN VĂN HỘ
HÀ NỘI - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả luận án
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TSKH. Nguyễn Văn
Hộ - người Thầy đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận án.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn PGS.TS. Vũ Trọng Rỹ, PGS.TS. Nguyễn
Tuyết Nga, PGS.TS. Đặng Thành Hưng, PGS.TS. Nguyễn Thị Tính và các
nhà khoa học của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đã đóng góp ý kiến
quý báu cho luận án.
Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Trung tâm Đào tạo và Bồi
dưỡng của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho
việc hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
- Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa và các cán bộ giảng viên đồng
nghiệp trong Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐHSP, ĐHTN đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ cho tác giả học tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, GV và HS Trường Tiểu học
Hợp Thành, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; Trường Tiểu học Lê Lợi,
thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, thị xã
Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đã phối hợp, giúp đỡ tác giả thực nghiệm luận án.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm, chia
sẻ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả luận án
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ................................................ ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ........................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 4
8. Những luận điểm bảo vệ ............................................................................... 8
9. Đóng góp của luận án .................................................................................... 8
10. Cấu trúc của luận án .................................................................................... 9
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC Ở
TIỂU HỌC DỰA VÀO PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ........ 10
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................... 10
1.1.1. Nghiên cứu về phong cách học tập ................................................... 10
1.1.2. Nghiên cứu về dạy học dựa vào phong cách học tập ........................ 13
1.2. Phong cách học tập ................................................................................... 19
1.2.1. Quan niệm về phong cách học tập .................................................... 19
1.2.2. Phân loại phong cách học tập ............................................................ 22
1.2.3. Mô hình phong cách học tập VARK ................................................. 27
iv
1.3. Dạy học dựa vào phong cách học tập của học sinh ................................. 32
1.3.1. Vai trò của dạy học dựa vào phong cách học tập của học sinh ........ 32
1.3.2. Các yếu tố tác động đến phong cách học tập của học sinh ............... 38
1.3.3. Cơ sở giáo dục học, sinh lý học của dạy học dựa vào PCHT
của HS ......................................................................................................... 40
1.4. Đặc điểm của học sinh giai đoạn cuối cấp tiểu học ................................. 44
1.4.1. Đặc điểm của quá trình nhận thức .................................................... 44
1.4.2. Đặc điểm sinh lý................................................................................ 47
1.4.3. Đặc điểm các kiểu phong cách học tập của học sinh tiểu học .......... 48
1.5. Thực trạng dạy học dựa vào PCHT của học sinh ở tiểu học ................... 49
1.5.1. Quá trình khảo sát ............................................................................. 49
1.5.2. Kết quả khảo sát và đánh giá ............................................................ 51
1.5.3. Kết luận ............................................................................................. 61
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 62
Chƣơng 2. QUY TRÌNH DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC DỰA VÀO
PHONG CÁCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH ........................................... 64
2.1. Nguyên tắc xây dựng quy trình dạy học dựa vào PCHT của HS ............ 64
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo phát huy thế mạnh PCHT của học sinh .......... 64
2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phát triển các năng lực của học sinh ............... 65
2.1.3. Nguyên tắc phát huy vai trò tổ chức, định hướng, hỗ trợ, tạo
điều kiện thuận lợi của người giáo viên ...................................................... 65
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt .................................. 65
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả ................................ 65
2.2. Quy trình dạy học dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK ................ 66
2.2.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị ....................................................................... 68
2.2.2. Giai đoạn 2: Tổ chức quá trình dạy học dựa vào PCHT của HS
theo mô hình VARK ................................................................................... 83
2.2.3. Giai đoạn 3: Đánh giá ....................................................................... 87
v
2.3. Thiết kế các bài học ở tiểu học ở tiểu học dựa vào PCHT của HS
theo mô hình VARK ....................................................................................... 94
2.3.1. Kế hoạch bài học 1 ............................................................................. 94
2.3.2. Kế hoạch bài học 2 .......................................................................... 102
2.3.3. Kế hoạch bài học 3 .......................................................................... 108
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 111
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .................................................. 113
3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm ....................................................... 113
3.1.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................... 113
3.1.2. Nội dung thực nghiệm ..................................................................... 113
3.1.3. Danh sách bài dạy thực nghiệm ...................................................... 113
3.1.5. Kế hoạch, phương pháp tiến hành thực nghiệm ............................. 115
3.1.6. Tiêu chí và thang đo trong thực nghiệm ......................................... 117
3.2. Thực nghiệm thăm dò (giai đoạn 1) ....................................................... 119
3.2.1. Mục tiêu .......................................................................................... 119
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm thăm dò ..................................................... 119
3.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm thăm dò .......................................... 120
3.3. Thực nghiệm tác động (giai đoạn 2) ...................................................... 128
3.3.1. Mục tiêu .......................................................................................... 128
3.3.2. Tiến hành thực nghiệm tác động ..................................................... 128
3.3.3. Kết quả thực nghiệm tác động ........................................................ 128
3.3.4. Xử lí chung kết quả thực nghiệm .................................................... 141
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 151
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 158
vi
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐC Đối chứng
GV GV
HS HS
PCHT PCHT
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
STN Sau thực nghiệm
TN Thực nghiệm
TTN Trước thực nghiệm
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhận thức của GV về vai trò của PCHT trong dạy học .............. 52
Bảng 1.2. Thực trạng thiết kế bài học ở tiểu học ......................................... 56
Bảng 1.3. Thực trạng sử dụng các PPDH, biện pháp, kĩ thuật dạy học ........... 57
Bảng 1.4. Thực trạng các cách thành lập nhóm học tập .............................. 58
Bảng 1.5. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học dựa
vào PCHT của HS ........................................................................ 59
Bảng 3.1. Danh sách các bài học thực nghiệm thăm dò ............................ 114
Bảng 3.2. Danh sách cách bài học thực nghiệm tác động .......................... 114
Bảng 3.3. Danh sách trường thực nghiệm .................................................. 114
Bảng 3.4. Tiêu chí và thang đo trong thực nghiệm .................................... 117
Bảng 3.5. Kết quả điểm kiểm tra lần 1 (gđ1) môn Khoa học của lớp
TN và ĐC ................................................................................... 120
Bảng 3.6. So sánh mức độ nhận thức của HS ở lớp TN và ĐC môn
Khoa học .................................................................................... 121
Bảng 3.7. Kết quả điểm kiểm lần 2 (gđ1) môn Khoa học của lớp TN
và ĐC ......................................................................................... 121
Bảng 3.9. Kết quả điểm kiểm tra lần 1 (gđ1) môn Lịch sử của lớp
TN và ĐC ................................................................................... 124
Bảng 3.10. Kết quả điểm kiểm tra đầu ra (gđ1) môn Lịch sử ở lớp TN
và ĐC ......................................................................................... 125
Bảng 3.11. So sánh mức độ nhận thức phần Lịch sử (gđ1) sau TN ............ 126
Bảng 3.14. Kết quả kiểm tra đầu vào phần Lịch sử của lớp TN và ĐC (gđ2) ..... 131
Bảng 3.15. So sánh mức độ nhận thức đầu vào phần Lịch sử (gđ2)
trước TN..................................................................................... 132
Bảng 3.16. Kết quả kiểm tra đầu ra (gđ2) môn Khoa học của lớp TN và ĐC ..... 132
viii
Bảng 3.17. Kết quả điểm kiểm tra đầu ra (gđ2) Lịch sử lớp TN và ĐC ...... 134
Bảng 3.18. Đánh giá vủa GV về các năng lực được hình thành của HS ..... 137
Bảng 3.19. Đánh giá của GV về hoạt động học tập của HS lớp học TN ......... 138
Bảng 3.20. Bảng theo dõi, so sánh kết quả kiểm tra của 1 số HS trước
và sau TN ................................................................................... 141
Bảng 3.21. Bảng tổng hợp kết quả của 2 nhóm TN và ĐC sau TN (gđ2) ........ 141
Bảng 3.22. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định t-test giữa nhóm TN và
nhóm ĐC .................................................................................... 143
Bảng 3.23. Mức độ ảnh hưởng của tác động ............................................... 144
Bảng 3.24. Bảng tiêu chí Cohen................................................................... 145
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU
Biểu đồ 1.1. Nhóm PCHT của HS tiểu học ................................................... 54
Biểu đồ 1.2. So sánh các nhóm PCHT giữa Nam và Nữ .............................. 55
Biểu đồ 1.3. Khảo sát thông tin HS trước khi lên lớp ................................... 56
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân phối số lượng điểm kiểm tra đầu ra môn Khoa
học (gđ1) .................................................................................. 123
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ phân phối số lượng điểm kiểm tra đầu ra phần
Lịch sử (gđ1) ........................................................................... 127
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ biểu diễn số lượng điểm kiểm tra đầu vào môn
Khoa học của nhóm TN và nhóm ĐC .................................... 130
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ biểu diễn số điểm của nhóm TN và ĐC sau TN
môn Khoa học ......................................................................... 133
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ so sánh số điểm của nhóm TN trước và sau TN
môn Khoa học ......................................................................... 134
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ so sánh số điểm của nhóm TN và nhóm ĐC phần
Lịch sử ..................................................................................... 135
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ so sánh số điểm của nhóm TN trước và sau TN
phần Lịch sử ............................................................................ 136
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ thể hiện số lượng các loại điểm của 2 nhóm TN
và ĐC .............................................................................. 142
Biểu đồ 3.9. Biểu đồ biểu diễn tần suất hội tụ tiến của nhóm TN và
nhóm ĐC ................................................................................. 143
Sơ đồ 2.1. Quy trình dạy học dựa vào PCHT của HS theo mô hình VARK ... 67
Sơ đồ 2.2. Quy trình tổ chức quá trình dạy học dựa vào PCHT của HS ... 83
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 (số 29 - NQ/TW) của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra yêu cầu đối với giáo dục và đào tạo là
cần đổi mới căn bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Nhiệm vụ đặt ra là: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến
khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng,
phát triển năng lực” [6].
Để thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết của Hội nghị trên đã nêu ra, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai kế hoạch xây dựng chương trình
giáo dục phổ thông (CTGDPT) giai đoạn sau 2015. Nội dung CTGDPT sau
2015 không chỉ chú trọng đến việc trang bị cho học sinh (HS) những kiến
thức, kĩ năng các môn học mà còn chú ý hướng tới việc phát triển cho HS
những năng lực cần thiết để các em có thể thành công trong học tập, tự chủ
trong cuộc sống, hòa đồng và đóng góp tích cực cho xã hội. Trong đó, các
năng lực chung, cốt lõi có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết cần hình
thành và phát triển cho HS, đó là: (1) Năng lực tự học; (2) Năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo; (3) Năng lực thẩm mĩ; (4) Năng lực thể chất; (5)
Năng lực giao tiếp; (6) Năng lực hợp tác; (7) Năng lực tính toán; (8) Năng lực
công nghệ thông tin và truyền thông [4, tr34]. Vậy, quá trình dạy học cần phải
đổi mới như thế nào để có thể đáp ứng yêu đó của xã hội?
2
Một trong những vấn đề còn tồn tại của cách dạy học truyền thống hiện
nay là mang tính đồng loạt, chủ trương áp dụng cho số đông, chưa chú ý tới
tính đa dạng của đối tượng HS. Điều này đặt ra một câu hỏi: Làm thế nào để
phát huy được tối đa khả năng của từng cá nhân người học? Để thực hiện
được điều đó thì cần phải thực hiện dạy học theo quan điểm phân hóa vì triết
lí của quan điểm này là nhằm hướng tới đáp ứng đối tượng học, tạo cơ hội
phù hợp nhất cho HS. Có thể dạy học phân hóa dựa vào năng lực, hứng thú
cũng như phong cách học tập (PCHT) của HS. Trong đó dạy học dựa vào
PCHT của HS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Mô hình dạy học dựa vào PCHT giúp giáo viên (GV) lập kế hoạch bài
học và chương trình giảng dạy với mục đích làm thế nào để HS có thể học tốt
nhất. Nhờ khả năng xác định PCHT của HS và có cách dạy phù hợp GV có thể
hỗ trợ HS đạt được kết quả học tập tốt hơn và cải thiện thái độ của các em đối
với việc học. Xác định PCHT cho phép GV có thể tận dụng điểm mạnh của HS
và có thể đơn giản hóa một kiến thức mà ban đầu các em gặp khó khăn. Từ đó
giúp HS phát huy hết các thế mạnh, tiềm năng của cá nhân để tiếp thu, chiếm
lĩnh và vận dụng kiến thức trong các tình huống mới trong cuộc sống.
Hiện nay, dạy học hướng đến nhu cầu, hứng thú, PCHT của từng cá
nhân người học đã bước đầu được chú ý và thực hiện. Ở tiểu học, trong thời
gian qua đã tích cực đẩy mạnh công tác đổi mới các phương pháp dạy và học
thông qua việc thụ hưởng các dự án VVOB, VNEN - một trong các điều kiện
thuận lợi để tổ chức dạy học dựa vào PCHT của HS - nhằm hướng đến nâng
cao năng lực tự học, tự khám phá tri thức của HS. Tuy nhiên, hiệu quả dạy
học vẫn chưa thực sự đạt được kết quả như mong muốn xuất phát từ nhiều
nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Cụ thể: Người dạy chưa được trang
bị một cách hệ thống về lí luận cũng như quy trình dạy học dựa vào PCHT
của HS; Bên cạnh đó, tâm lý e ngại sự thay đổi, e ngại cái mới luôn thường
trực trong tư duy của một bộ phận GV. Mặc dù nhận thức được tầm quan
3
trọng của việc dạy học dựa vào PCHT của HS nhưng GV ngại đầu tư thời
gian cho cái mới, đồng thời còn lúng túng trong việc thiết kế dạy học cũng
như lựa chọn các biện pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tượng người
học. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu, xây dựng quy trình, biện pháp
dạy học dựa vào PCHT của HS ở tiểu học. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa
có công trình khoa học nào tìm hiểu sâu, kĩ càng, tỉ mỉ về vấn đề này.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Dạy học ở tiểu học
dựa vào phong cách học tập của học sinh” để nghiên cứu là cần thiết, có giá
trị thực tiễn. Nhằm xác định mô hình lý thuyết của dạy học dựa vào PCHT, từ
đó xác định những định hướng cơ bản làm cơ sở để vận dụng vào thực tiễn
dạy học các môn học ở tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình dạy học dựa vào PCHT của HS nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học ở tiểu học.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên