Luận án Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường liên bang Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu

Tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã tham gia đàm phán 17 Hiệp định thương mại tự do (sau đây viết tắt là FTA) bao gồm cả FTA song phương, FTA khu vực và FTA hỗn hợp. Trong đó, có 14 FTA đã có hiệu lực, và 03 FTA đang trong quá trình đàm phán. Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và những ưu đãi khác theo các FTA đã thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh trong suốt 10 năm gần đây. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam (giai đoạn 2010-2020), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 là 71,6 tỷ USD, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức 281,5 tỷ USD – tăng trưởng gần 4 lần trong vòng 10 năm. Cùng với đó, các FTA là động lực để các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều áp lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, các FTA cũng đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chú trọng nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm và việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu thay vì chạy theo số lượng. FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu (VN-EAEU FTA) được ký kết vào năm 2015 và có hiệu lực kể từ năm 2016 là một bước tiến quan trọng trong phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu nói chung và Liên bang Nga nói riêng. Tuy nhiên, so với nhiều thị trường khác, thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu có một số đặc điểm riêng có thể tạo ra những rủi ro nhất định cho thương mại hàng hóa, đặc biệt là sự tồn tại của nhiều loại rào cản như: Yêu cầu về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật không ổn định, thiếu minh bạch, do đó rất khó dự kiến trước; quy trình, thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp và không rõ ràng, không nhất quán ngay trong bản thân nội khối; giao dịch với đối tác sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ tiếng Nga (chứ không sử dụng tiếng Anh thông dụng); thiếu thông tin về đối tác bạn hàng không sẵn có; cơ chế thanh toán không thuận tiện.

pdf170 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 11download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường liên bang Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------***---------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU Ngành: Kinh tế quốc tế TRẦN HUY ĐỨC Hà Nội – 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ----------***---------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 931.01.06 Nghiên cứu sinh: Trần Huy Đức Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Minh - Hướng dẫn 1 TS. Vũ Thành Toàn - Hướng dẫn 2 Hà Nội - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, dữ liệu, số liệu trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Trần Huy Đức ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vii PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT QUỐC GIA SANG THỊ TRƯỜNG ĐÃ KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO ............................................................................................. 19 1.1. Cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ..................................... 19 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hoá và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá .. 19 1.1.2. Các tiêu chí đánh giá việc xuất khẩu hàng hóa ............................... 20 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa ............................ 22 1.1.4. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ................................. 26 1.2. Một số vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do ..................................... 29 1.2.1. Khái niệm và nội dung của FTA ...................................................... 29 1.2.2. Cơ sở lý thuyết về hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong bối cảnh thực thi FTA ....................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU ............... 38 2.1. Khái quát về thị trường Liên bang Nga .................................................. 38 2.1.1. Quy mô và đặc điểm thị trường ....................................................... 38 2.1.2. Tình hình nhập khẩu của Liên bang Nga ......................................... 40 2.1.3. Một số quy định về nhập khẩu của Liên bang Nga.......................... 43 2.2. Khái quát về FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu ......................... 49 2.2.1. Bối cảnh ra đời của Liên minh kinh tế Á-Âu ................................... 49 2.2.2. Tiến trình đàm phán FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu ....... 50 2.2.3. Nội dung chính của FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu ......... 52 2.2.4. Các cam kết của Liên minh kinh tế Á-Âu trong hiệp định ............... 52 2.3. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu ............... 58 iii 2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ....................................... 58 2.3.2. Thị phần hàng hoá xuất khẩu .......................................................... 61 2.3.3. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu ............................................................. 62 2.3.4. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam ................. 65 2.4. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu .......................................................................................................................... 73 2.4.1. Nông sản .......................................................................................... 73 2.4.2. Thủy sản ........................................................................................... 82 2.4.3. Dệt may ............................................................................................ 88 2.5. Đánh giá chung về thực trạng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu ..................................................................................................... 91 2.5.1. Kết quả đạt được .............................................................................. 91 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 92 CHƯƠNG 3. TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI FTA VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU ........................... 96 3.1. Triển vọng về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu được thực thi sâu rộng hơn trong thời gian tới ....................................................... 96 3.1.1. Dự báo về thị trường Liên bang Nga trong thời gian tới ................ 96 3.1.2. Dự báo về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong thời gian tới .............................................................................. 99 3.2. Đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á- Âu ................................................................................................................... 105 3.2.1. Đề xuất giải pháp đối với Nhà nước .............................................. 105 3.2.2. Đề xuất giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu ....................... 112 3.2.3. Một số giải pháp cụ thể cho các ngành hàng chủ lực ................... 116 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 137 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 135 iv v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EAEU Eurasian Economic Union Liên minh kinh tế Á-Âu EC European Commission Hội đồng Châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa ITC International Commerce Center Trung tâm thương mại quốc tế MFN Most Favoured Nation Tối huệ quốc NAFTA North American Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ SPSs Sanitary and Phytosanitary Measure An toàn thực phẩm và Kiểm dịch động thực vật TBTs Technical Barriers to Trade Rào cản kỹ thuật WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Cam kết mở cửa của Liên minh kinh tế Á-Âu cho một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam ....................................................................................................... 55 Bảng 2.2. Ví dụ về Quy tắc xuất xứ đối với một số sản phẩm ............................... 56 Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2013 – 2020........................................................................................................ 58 Bảng 2.4. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2013 – 2020 ................................................................................................ 60 Bảng 2.5. Thị phần hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 ...................................................................................... 61 Bảng 2.6. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Liên bang Nga giai đoạn 2013 - 2020 ........................................................................................................ 64 Bảng 2.7. Tỷ trọng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong kim ngạch nhập khẩu nông sản của Liên bang Nga giai đoạn 2013 – 2020 ................ 75 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. GDP của Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020........................... 38 Hình 2.2. GDP bình quân đầu người của Liên bang Nga giai đoạn 2013 – 2020 39 Hình 2.3. GDP thành phần theo lĩnh vực của Liên bang Nga năm 2020 ............. 40 ..................................................................................................................................... 41 Hình 2.4. Kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga giai đoạn 2013 – 2020 ....... 41 Hình 2.5. Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Liên bang Nga trong năm 2020 ....... 42 Hình 2.6. Các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Liên bang Nga năm 2020 ............ 43 Hình 2.7. Cam kết mở cửa hàng hóa Liên minh kinh tế Á-Âu theo dòng thuế ... 54 Hình 2.8. Cam kết mở cửa hàng hóa Liên minh kinh tế Á-Âu theo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2015 ........................................................................... 54 Hình 2.9. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Liên bang Nga năm 2016 ...... 63 Hình 2.10. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam – Liên bang Nga năm 2020 ... 63 Hình 2.11. Số lượng doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2016 - 2020 ............................................................................... 72 Hình 2.12. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 ...................................................................................... 73 Hình 2.13. Cơ cấu các nước xuất khẩu cà phê sang thị trường Liên bang Nga theo giá trị năm 2020 ......................................................................................................... 76 Hình 2.14. Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 - 2020 ....................................................................................... 77 Hình 2.15. Cơ cấu các nước xuất khẩu hạt điều sang thị trường Liên bang Nga theo giá trị năm 2020 ................................................................................................. 78 Hình 2.16. Cơ cấu các nước xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Liên bang Nga theo giá trị năm 2020 ................................................................................................. 79 Hình 2.17. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 ................................................................................................ 83 Hình 2.18. Cơ cấu các nước xuất khẩu thủy sản sang thị trường Liên bang Nga theo giá trị năm 2020 ................................................................................................. 84 Hình 2.19. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 ................................................................................................ 85 viii Hình 2.20. Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 ................................................................................................ 86 Hình 2.21. Kim ngạch xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 .............................................................................. 88 Hình 2.22. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020 ...................................................................................... 89 Hình 2.23. Cơ cấu các nước xuất khẩu thủy sản sang thị trường Liên bang Nga theo giá trị năm 2020 ................................................................................................. 90 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tính đến hết năm 2020, Việt Nam đã tham gia đàm phán 17 Hiệp định thương mại tự do (sau đây viết tắt là FTA) bao gồm cả FTA song phương, FTA khu vực và FTA hỗn hợp. Trong đó, có 14 FTA đã có hiệu lực, và 03 FTA đang trong quá trình đàm phán. Với những cam kết về cắt giảm thuế quan và những ưu đãi khác theo các FTA đã thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng mạnh trong suốt 10 năm gần đây. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam (giai đoạn 2010-2020), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 là 71,6 tỷ USD, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức 281,5 tỷ USD – tăng trưởng gần 4 lần trong vòng 10 năm. Cùng với đó, các FTA là động lực để các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp nhiều áp lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời, các FTA cũng đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chú trọng nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm và việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa xuất khẩu thay vì chạy theo số lượng. FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu (VN-EAEU FTA) được ký kết vào năm 2015 và có hiệu lực kể từ năm 2016 là một bước tiến quan trọng trong phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu nói chung và Liên bang Nga nói riêng. Tuy nhiên, so với nhiều thị trường khác, thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu có một số đặc điểm riêng có thể tạo ra những rủi ro nhất định cho thương mại hàng hóa, đặc biệt là sự tồn tại của nhiều loại rào cản như: Yêu cầu về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật không ổn định, thiếu minh bạch, do đó rất khó dự kiến trước; quy trình, thủ tục nhập khẩu tương đối phức tạp và không rõ ràng, không nhất quán ngay trong bản thân nội khối; giao dịch với đối tác sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ tiếng Nga (chứ không sử dụng tiếng Anh thông dụng); thiếu thông tin về đối tác bạn hàng không sẵn có; cơ chế thanh toán không thuận tiện. 2 Nếu không vượt qua được những rào cản này, các lợi ích của việc loại bỏ thuế quan, mở cửa thị trường mà FTA mang lại sẽ bị vô hiệu hóa. Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý xử lý các rào cản để tiếp cận thị trường, tận dụng lợi ích thuế quan to lớn từ Hiệp định này mang lại. Đối với cam kết về thuế quan, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đứng trước những thách thức không nhỏ, như: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, khu vực tư nhân đã phát triển, song quy mô vẫn còn nhỏ và gặp nhiều hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ; các ngành sản xuất trong nước phải đối mặt với sức ép cạnh tranh về chất lượng và giá cả của hàng nhập khẩu. Tính đến hết năm 2020, Liên bang Nga có dân số là 145,9 triệu người (xếp thứ 9 thế giới) và GDP là 1.470 tỷ USD (xếp thứ 11 trong tổng số 196 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới), được coi là một cường quốc trên thế giới về kinh tế và quân sự. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại quốc tế (2020), kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga năm 2020 đạt 231,5 tỷ USD, xếp thứ 22 trên thế giới và thấp hơn khá nhiều so với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ (2.407 tỷ USD), Liên minh Châu Âu (2.335 tỷ USD), Trung Quốc (2.055 tỷ USD), Đức (1.172 tỷ USD), Với đặc điểm kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế năng lượng, các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Liên bang Nga bên cạnh các loại máy móc, thiết bị là các mặt hàng nông sản, thuỷ sản, may mặc, Liên bang Nga là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam ngay từ những năm 1990. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga bao gồm rau quả, cà phê, hồ tiêu, thủy sản và các mặt hàng may mặc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga ở mức khá nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cụ thể, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga đạt 2,85 tỷ USD, chỉ chiếm khoảng 1% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga cũng chưa thực sự đa dạng. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Khả năng thâm nhập thị trường Liên bang Nga của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam chưa phát huy tối đa hiệu quả và khó khăn khách quan về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ, chính trị. Rào cản về ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề 3 về thủ tục xuất nhập cảnh cũng tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa và vận chuyển nên đã hạn chế xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga. Trong bối cảnh FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, chính sách nhập khẩu của Liên bang Nga đã được điều chỉnh, các rào cản thương mại tăng cường được áp dụng đã gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu vào thị trường Nga. Nhóm hàng chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga vẫn là những sản phẩm thuộc nhóm hàng nông sản, may mặc, thủy sản là những nhóm hàng có giá trị gia tăng thấp và giá trị xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam tại Nga cũng ở mức thấp. Bên cạnh đó, tuy tổng kim ngạch xuất khẩu gia tăng nhưng cũng có nhiều mặt hàng sự tăng trưởng lại không đều, có năm tăng có năm giảm, do biến động kinh tế thế giới cũng như sự cạnh tranh về giá từ các nước xuất khẩu khác. Do đó, để nắm bắt được những cơ hội và ứng phó với những thách thức mà FTA này mang lại, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp xuất khẩu và các hiệp hội ngành hàng. Chính vì vậy, nghiên cứu “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu” đáp ứng tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Liên bang Nga, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Liên bang Nga trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu về tác động của FTA đến xuất khẩu Trong những năm gần đây, các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của các Hiệp định thương mại đã trở nên phổ biến, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như sau: Nghiên cứu “Do regional trade agreements increase members’ agricultural trade?” (Các hiệp định thương mại khu vực có làm tăng thương mại nông sản của các thành viên không?) của Grant và Lambert (2008) đã đánh giá tác động của các 4 hiệp định thương mại khu vực (NAFTA/CUSTA, EU, MERCOSUR, ASEAN, Andean Pact, CER) đến dòng chảy thương mại ngành nông nghiệp toàn cầu bằng mô hình lực hấp dẫn. Với các biến phụ thuộc trong mô hình bao gồm GDP, khoảng cách, nước láng giềng, ngôn ngữ, đất liền và FTA. Kết quả chỉ ra rằng các hiệp định trên có ảnh hưởng khác nhau đến ngành nông nghiệp như: ASEAN giúp làm tăng thương mại hàng năm của các nước nông ngh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_day_manh_xuat_khau_hang_hoa_sang_thi_truong_lien_ban.pdf
  • pdf2. FTU-Tran Huy Duc-KTQT-Tom tat LA_tieng Viet.pdf
  • pdf3. FTU-Tran Huy Duc-KTQT-Tom tat LA_tieng Anh.pdf
  • pdf4. FTU-Tran Huy Duc-KTQT-Trich yeu LA.pdf
  • pdf5. FTU-Tran Huy Duc-KTQT-diem moi_tieng Viet.pdf
  • pdf6. FTU-Tran Huy Duc-KTQT-diem moi_tieng Anh.pdf
  • pdf20220609_414_Cục CNTT_Trần Huy Đức.pdf