Luận án Địa danh ở Thành phố Cần Thơ từ góc nhìn văn hóa học

Để có thể giải mã được những vấn đề của một giai đoạn lịch sử, một thời đại nào đó, các nhà nghiên cứu thường dựa trên những cứ liệu hoặc kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học để truy tìm những bằng chứng có liên quan. Một trong những nguồn tư liệu phong phú và đáng tin cậy chính là địa danh vì xét về bản chất, địa danh là một phạm trù lịch sử, mang những dấu vết của thời điểm mà nó ra đời, được xem là một “đài kỉ niệm” hay “tấm bia bằng ngôn ngữ độc đáo về thời đại mình” (Lê Trung Hoa, 2002, tr.45). Nói như tác giả Lê Trung Hoa, địa danh chính là “những tấm bia lịch sử - văn hóa bằng ngôn ngữ” (Lê Trung Hoa, 2002, tr.45). Ngay từ lúc hình thành, ngoài chức năng định danh, địa danh bao giờ cũng là những trang sử sống động và chân thật ghi lại nhiều biến cố của xã hội, khắc họa đời sống sinh hoạt, nét văn hóa đặc trưng, thể hiện những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của người dân. Đó chính là lí do các nhà khoa học thường chọn địa danh làm khách thể nghiên cứu để tìm hiểu về văn hóa. Dù việc nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhưng nhìn chung vẫn chưa lí giải một cách thấu đáo về bức tranh toàn cảnh của đời sống sinh hoạt, tâm thức của người dân bản địa. Vì vậy, việc lí giải địa danh đòi hỏi phải xuất phát từ nhiều góc nhìn, trong đó, góc nhìn văn hóa học sẽ là hướng tiếp cận phù hợp, vừa kế thừa những thành tựu của ngôn ngữ học, vừa đóng vai trò then chốt trong việc tìm hiểu địa danh một cách toàn diện, giải mã đời sống văn hóa qua địa danh một cách tường tận và mới mẻ hơn.

pdf305 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Địa danh ở Thành phố Cần Thơ từ góc nhìn văn hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH NGUYỄN THÚY DIỄM ĐỊA DANH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC TRÀ VINH, NĂM 2023 ISO 9001:2015 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH NGUYỄN THÚY DIỄM ĐỊA DANH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC Ngành: Văn hóa học Mã ngành: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. MAI NGỌC CHỪ LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận án xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Mai Ngọc Chừ. Các dữ liệu, số liệu, kết quả thống kê và phân tích trong luận án là khách quan, trung thực. Kết quả khoa học của luận án chưa từng được công bố trên bất kỳ nguồn thông tin nào. Cần Thơ, ngày tháng năm 2023 Tác giả luận án Nguyễn Thúy Diễm i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. iii MỤC LỤC ............................................................................................................................ i DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... iv A. MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................... 1 2. Câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 6 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ...................................................................... 7 7. Bố cục của luận án ........................................................................................................... 7 B. NỘI DUNG ..................................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................................................... 9 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................ 9 1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về địa danh ................................................................... 9 1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hoá và địa danh ........... 14 1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu về văn hoá và địa danh ở thành phố Cần Thơ ..... 17 1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC .. 21 1.2.1 Các khái niệm cơ bản ................................................................................................ 21 1.2.2 Lí thuyết nghiên cứu địa danh từ góc nhìn văn hoá học ........................................... 32 1.3 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................................... 35 1.3.1 Khái quát lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên và xã hội thành phố Cần Thơ ....... 35 1.3.2 Đặc điểm của phương ngữ ở thành phố Cần Thơ ..................................................... 42 1.3.3 Kết quả thu thập và phân loại địa danh của thành phố Cần Thơ .............................. 44 1.3.4 Đặc điểm địa danh thành phố Cần Thơ ..................................................................... 45 Tiểu kết chương 1............................................................................................................... 46 CHƯƠNG 2 VĂN HÓA NHẬN THỨC QUA ĐỊA DANH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................................................................................... 48 ii 2.1 VĂN HÓA NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN QUA ĐỊA DANH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ .................................................................................................. 48 2.1.1 Văn hóa nhận thức về môi trường sông nước ........................................................... 49 2.1.2 Văn hóa nhận thức về hệ thống động thực vật .......................................................... 55 2.1.3 Văn hóa nhận thức về nơi cư trú ............................................................................. 611 2.2 VĂN HÓA NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI QUA ĐỊA DANH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................................................ 655 2.2.1 Văn hóa nhận thức về mối quan hệ trong cộng đồng ................................................ 65 2.2.2 Văn hóa nhận thức về mối quan hệ với các cộng đồng tộc người khác ................... 69 2.2.2 Văn hóa nhận thức về vai trò của người phụ nữ trong cộng đồng ............................ 74 Tiểu kết chương 2............................................................................................................... 77 CHƯƠNG 3 VĂN HÓA TỔ CHỨC QUA ĐỊA DANH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................................................................................ 79 3.1. VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ QUA ĐỊA DANH Ở THANH PHỐ CẦN THƠ .......................................................................................................................... 80 3.1.1 Văn hóa tổ chức nông thôn ....................................................................................... 80 3.1.2 Văn hóa tổ chức đô thị ............................................................................................ 877 3.2 VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN QUA ĐỊA DANH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ .......................................................................................................................... 97 3.2.1 Tín ngưỡng ................................................................................................................ 98 3.2.2 Nghệ thuật ngôn từ .................................................................................................. 104 Tiểu kết chương 3........................................................................................................... 1088 CHƯƠNG 4 VĂN HÓA ỨNG XỬ QUA ĐỊA DANH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ 111 4.1 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN QUA ĐỊA DANH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................................................ 111 4.1.1 Văn hóa ứng xử với đất và nước ............................................................................. 112 4.1.2 Văn hoá ứng xử với động vật và thực vật ........................................................... 11824 4.2 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI QUA ĐỊA DANH Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................................................... 132 4.2.1 Sự phản ánh tâm lí cộng đồng ................................................................................. 132 iii 4.2.2 Sự tiếp nhận văn hóa Phật giáo ............................................................................... 137 4.2.3 Sự tiếp nhận văn hóa Nho giáo ............................................................................... 138 4.2.4 Sự giao lưu với văn hóa phương Tây ...................................................................... 141 Tiểu kết chương 4............................................................................................................. 143 C. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 150 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC THỐNG KÊ ..................................................................................................... 1 iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. 1 Cấu trúc của văn hóa......................................................................................... 30 Bảng 1. 2 Thống kê địa danh ở thành phố Cần Thơ ........................................................ 445 Bảng 2. 1 Bảng thống kê địa danh thể hiện văn hóa nhận thức ở thành phố Cần Thơ ...... 48 Bảng 2. 2 Bảng thống kê địa danh liên quan đến yếu tố sông nước .................................. 49 Bảng 3. 1 Thống kê địa danh thể hiện văn hóa tổ chức ở thành phố Cần Thơ .................. 78 Bảng 3. 2 Các hình thức tổ chức thôn ấp Tây Nam Bộ dưới thời nhà Nguyễn ................. 80 Bảng 4. 1 Bảng thống kê địa danh thể hiện văn hóa ứng xử qua địa danh ở thành phố Cần Thơ ................................................................................................................................... 110 Bảng 4. 2 So sánh nước nổi với lũ lụt .............................................................................. 112 Bảng 4. 3 Địa danh phản ánh tâm lí cộng đồng ở thành phố Cần Thơ ............................ 131 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về mặt lí luận Để có thể giải mã được những vấn đề của một giai đoạn lịch sử, một thời đại nào đó, các nhà nghiên cứu thường dựa trên những cứ liệu hoặc kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học để truy tìm những bằng chứng có liên quan. Một trong những nguồn tư liệu phong phú và đáng tin cậy chính là địa danh vì xét về bản chất, địa danh là một phạm trù lịch sử, mang những dấu vết của thời điểm mà nó ra đời, được xem là một “đài kỉ niệm” hay “tấm bia bằng ngôn ngữ độc đáo về thời đại mình” (Lê Trung Hoa, 2002, tr.45). Nói như tác giả Lê Trung Hoa, địa danh chính là “những tấm bia lịch sử - văn hóa bằng ngôn ngữ” (Lê Trung Hoa, 2002, tr.45). Ngay từ lúc hình thành, ngoài chức năng định danh, địa danh bao giờ cũng là những trang sử sống động và chân thật ghi lại nhiều biến cố của xã hội, khắc họa đời sống sinh hoạt, nét văn hóa đặc trưng, thể hiện những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của người dân. Đó chính là lí do các nhà khoa học thường chọn địa danh làm khách thể nghiên cứu để tìm hiểu về văn hóa. Dù việc nghiên cứu địa danh dưới góc độ ngôn ngữ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận nhưng nhìn chung vẫn chưa lí giải một cách thấu đáo về bức tranh toàn cảnh của đời sống sinh hoạt, tâm thức của người dân bản địa. Vì vậy, việc lí giải địa danh đòi hỏi phải xuất phát từ nhiều góc nhìn, trong đó, góc nhìn văn hóa học sẽ là hướng tiếp cận phù hợp, vừa kế thừa những thành tựu của ngôn ngữ học, vừa đóng vai trò then chốt trong việc tìm hiểu địa danh một cách toàn diện, giải mã đời sống văn hóa qua địa danh một cách tường tận và mới mẻ hơn. 1.2. Về mặt thực tiễn Trong tiến trình khai khẩn vùng đất phương Nam của những người mở cõi, Cần Thơ được khai phá muộn hơn với tên gọi đầu tiên là Trấn Giang. Vùng đất này chỉ bắt đầu hình thành khi Tổng trấn Mạc Thiên Tích đẩy mạnh công cuộc khai mở về vùng đất thuộc hữu ngạn sông Hậu và hoàn thành vào năm 1739 để sáp nhập vào đất Hà Tiên. Nhờ có vị trí chiến lược, Trấn Giang được Mạc Thiên Tích dốc sức xây dựng trên mọi lĩnh vực quân sự, kinh tế, thương mại và văn hoá. Từ đó, vùng đất này càng phát triển và trở thành “thủ sở” lớn mạnh ở miền Hậu Giang. Cùng với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, vùng đất Trấn Giang - Cần Thơ đã trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và địa giới hành chính. Mỗi giai đoạn lịch sử đều 2 ghi dấu những bước phát triển mới của vùng đất này nói chung, trong đời sống văn hóa nói riêng. Không chỉ là đồn thủ ở một địa điểm thuỷ lộ xung yếu, thủ sở Trấn Giang còn là nơi tập hợp người tứ phương về khai phá lập nghiệp. Nổi bật nhất là ba tộc người Khmer, Việt, Hoa đã cùng chung vai sát cánh với nhau sinh sống trên mảnh đất này từ những ngày đầu khai phá. Đây cũng chính là một trong những điều kiện thuận lợi cho quá trình giao lưu văn hóa diễn ra một cách đa dạng và phức tạp giữa các tộc người, tạo nên những nét văn hóa độc đáo cho miền đất Tây Đô. Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa nói trên, vùng đất Trấn Giang – Cần Thơ đã xứng đáng là một trong những cái nôi văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành vùng văn hóa Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện và có hệ thống về văn hoá ở Cần Thơ nói chung, văn hoá qua địa danh ở Cần Thơ nói riêng. Do đó, nghiên cứu về vấn đề này đã trở thành đề tài mang tính cấp thiết, phần nào giúp ích cho việc tìm hiểu lịch sử vùng đất, tâm thức cộng đồng cũng như sự giao lưu, tiếp biến văn hoá trên vùng đất Cần Thơ qua địa danh, góp một phần tích cực cho công tác quản lí văn hoá ở địa phương. Chính vì những lí do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Địa danh ở thành phố Cần Thơ từ góc nhìn văn hóa học” làm định hướng nghiên cứu của luận án. 2. Câu hỏi và các giả thuyết nghiên cứu 2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Địa danh ở thành phố Cần Thơ góp phần thể hiện văn hoá nhận thức về tự nhiên và xã hội của con người nơi đây trên những thành tố cơ bản nào? - Những đặc điểm chủ yếu của văn hoá tổ chức đời sống tập thể và đời sống cá nhân được phản ánh qua địa danh ở thành phố Cần Thơ như thế nào? - Những phương diện cơ bản nào của văn hoá ứng xử được thể hiện qua địa danh ở thành phố Cần Thơ? 2.2. Các giả thuyết nghiên cứu - Địa danh ở thành phố Cần Thơ phần nào thể hiện những tri thức, kinh nghiệm mà cư dân sở tại tích luỹ được về môi trường tự nhiên và các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng mà họ đang sinh sống. - Địa danh ở thành phố Cần Thơ có thể phác hoạ những đặc điểm cơ bản của văn hoá tổ chức đời sống tập thể ở nông thôn cũng như thành thị của vùng đất Trấn Giang – Cần Thơ và văn hoá tổ chức đời sống cá nhân của người dân địa phương. 3 - Địa danh ở thành phố Cần Thơ góp phần minh chứng cho những thành tố của văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của con người đang sinh sống trên vùng đất này. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Về mặt lí luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, giải mã những nội dung văn hoá được thể hiện qua địa danh. Về mặt thực tiễn: tìm ra được luận cứ nhằm củng cố minh chứng về văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử thể hiện qua địa danh ở thành phố Cần Thơ trong mối tương quan với vùng văn hóa Tây Nam Bộ. Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu về “Địa danh ở thành phố Cần Thơ từ góc nhìn văn hóa học” góp phần vào việc tìm hiểu vùng đất và tâm thức cộng đồng, từ đó đóng góp một phần nhỏ vào công tác quản lí văn hoá ở Cần Thơ. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Thống kê, phân loại địa danh thành phố Cần Thơ. - Khái quát về cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu địa danh; đề xuất được nội hàm các thuật ngữ nghiên cứu địa danh qua góc nhìn văn hóa học. - Giải mã được các thành tố văn hoá cơ bản (văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử) qua địa danh ở thành phố Cần Thơ. - Đề xuất một số ý kiến về cách đặt địa danh trên địa bàn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án lấy đối tượng nghiên cứu là địa danh của thành phố Cần Thơ để tìm hiểu những đặc trưng của văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử của các tộc người đang sinh sống trên vùng đất này. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: khảo sát qua các tài liệu thành văn, tư liệu điều tra điền dã; khảo sát địa danh hiện có và địa danh nay đã mất đi nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố văn hóa quý báu. - Phạm vi về không gian: Chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu về không gian là địa bàn thành phố Cần Thơ. Để có một cái nhìn sâu sắc và tổng quát hơn, không gian nghiên cứu sẽ được mở rộng sang các địa bàn từng thuộc về tỉnh Cần Thơ thời 4 Pháp thuộc (huyện Trà Ôn – nay thuộc tỉnh Vĩnh Long, huyện Cầu Kè – nay thuộc tỉnh Trà Vinh, huyện Phụng Hiệp – nay thuộc tỉnh Hậu Giang). - Phạm vi về thời gian: Chúng tôi tiến hành khảo sát từ thời điểm các Chúa Nguyễn thành lập thủ sở Trấn Giang năm 1739 cho đến nay. Việc bám sát vào quá trình hình thành địa danh sẽ cho thấy sự biến đổi và hình thành văn hóa thành phố Cần Thơ qua từng thời kỳ lịch sử. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Trong luận án này, người viết sử dụng cách tiếp cận liên ngành văn hoá học. Đây là sản phẩm của tư duy hệ thống hiện đại, là sự liên kết của nhiều ngành khác nhau để khám phá đối tượng. Theo chúng tôi, đây có thể nói là công cụ đặc biệt, cần thiết và hữu hiệu, giúp tác giả khai thác và xử lí hiệu quả nguồn tư liệu từ ngôn ngữ học, sử học, dân tộc học, địa lí học, để từ đó tìm hiểu những giá trị văn hoá của địa danh ở thành phố Cần Thơ. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: đây là phương pháp giúp người viết có được nguồn tư liệu phong phú, xác thực để nghiên cứu đề tài một cách hiệu quả nhất, bao gồm: + Thu thập dữ liệu sơ cấp: kết hợp với phương pháp điều tra điền dã và phương pháp phỏng vấn, tác giả thu thập số liệu và ý nghĩa, nguồn gốc của địa danh dân gian – loại địa danh hiện chỉ tồn tại trong tâm thức hoặc trong đời sống hàng ngày của người dân mà hầu như không xuất hiện trên các ấn phẩm hoặc văn bản hành chính. + Thu thập dữ liệu thứ cấp: chọn lọc và thu thập những tài liệu liên quan đến đề tài (sách, tạp chí, luận án, luận văn, website,); danh mục địa danh chính thức ở thành phố Cần Thơ từ các tài liệu của cơ quan Nhà nước (Cục thống kê, các Sở, ban, ngành có liên quan); từ các tài liệu của tác giả nghiên cứu về địa danh ở thành phố Cần Thơ; tư liệu địa danh dân gian hiện chỉ còn xuất hiện trên các ấn phẩm mà không tồn tại trên các văn bản hành chính (trong các tài liệu về Lịch sử Đảng bộ của tỉnh Cần Thơ (cũ), Lịch sử Đảng bộ của các quận, huyện, văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, văn học dân gian Cần Thơ, các tài liệu địa phương chí xuất bản giai đoạn Pháp thuộc, giai đoạn Việt Nam cộng hoà, Địa chí tỉnh Cần Thơ (cũ), các tài liệu biên khảo lịch sử 5 địa phương hiện nay). Đây đều là nguồn dữ liệu chính thống, đã được xuất bản và độ tin cậy cao. Với nguồn dữ liệu phong phú, đa dạng, được tổng hợp từ nhiều nguồn, tác giả luận án có phần thuận lợi hơn khi phân tích, đánh giá, nhìn nhận vấn đề. Tuy nhiên, với số lượng địa danh lên đến hàng nghìn, việc thu thập địa danh (đặc biệt là địa danh dân gian) gặp phải những khó khăn nhất định. Chẳng hạn như địa danh dân gian nằm rải rác trong các ấn phẩm, phải tốn nhiều thời gian tìm kiếm mới có thể thu thập hết được; địa danh dân gian hiện chỉ tồn tại trong đời sống sinh hoạt của người dân thì càng ít người biết (đôi khi không rõ nguồn gốc, ý nghĩa của địa danh) nên việc thu thập cũng gặp nhiều trở ngại. - Phương pháp thống kê và phân loại: từ những số liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành thống kê số lượng địa danh hiện tồn tại trên địa bàn thành phố Cần Thơ, sau đó phân loại theo 3 nhóm cơ bản: địa danh phản ánh văn hoá nhận thức, địa danh phản ánh văn hoá tổ chức và địa danh phản ánh văn hoá ứng xử. Kết quả của phương pháp này là cơ sở cho việc giải mã các địa danh từ góc nhìn văn hóa học một cách có hệ thống và toàn diện hơn. - Phương pháp phân tích tổng hợp: trên cơ sở số liệu phân loại được, người viết tiến hành phân tích nguồn gốc, ý nghĩa, giá trị văn hóa tồn tại trong địa danh ở thành phố Cần Thơ, kiểm chứng với các nguồn tài liệu có liên quan. Kết quả của phương pháp này sẽ được làm tư liệu, đối chiếu, đánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dia_danh_o_thanh_pho_can_tho_tu_goc_nhin_van_hoa_hoc.pdf
  • pdfCV 1459 - CONG VAN DANG THONG TIN LATS TRUOC BAO VE_NGUYEN THUY DIEM.pdf
  • pdfNEW CONTRIBUTIONS ABOUT ACADEMY, THEORY,NEW THESIS ON SCIENCE AND PRACTICE OF PHD DISSERTATION_NGUYE.pdf
  • pdfNHUNG-DIEM-MOI-VE-MAT-HOC-THUAT_NGUYEN THUY DIEM_101011702.pdf
  • pdfSUMMARY OF PHD DISSERTATION_NGUYEN THUY DIEM_101011702.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN _NGUYEN THUY DIEM_101011702.pdf
Luận văn liên quan