Luận án Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay

Kinh tế thị trường là môi trường lý tưởng để phát triển Doanh nghiệp (DN), Hợp tác xã (HTX). Thông qua các cơ chế của thị trường, nhiều DN, HTX đã mở rộng sản xuất, kinh doanh, không ngừng thiết lập những quy mô mới và nâng tầm danh tiếng trên thị trường. Tuy nhiên, cũng với những cơ chế đó đã tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt, dẫn tới không ít DN, HTX không đáp ứng đủ các yêu cầu của thị trường đã phải ―hụt hơi‖ trong cuộc đua giành thị phần, hoạt động sản xuất ngưng trệ, các khoản nợ gia tăng, mất khả năng thanh toán và kết quả là lâm vào tình trạng khánh kiệt về tài sản dẫn đến phá sản. Để giải quyết tình trạng phá sản của các DN, HTX, cơ chế tự nhiên cho phép DN đó tự ngừng sản xuất và rút lui khỏi thị trường. Tuy nhiên, đối với các DN có tình trạng nợ, cơ chế này sẽ dẫn tới hệ lụy tiêu cực về thanh toán nợ cho các chủ nợ. Theo đó, DN, HTX sẽ tự ý tiến hành trả nợ riêng rẽ, ưu tiên các con nợ thân quen hoặc đòi nợ trước, dẫn tới các chủ nợ khác bị ảnh hưởng quyền lợi do ít thân quen hơn hoặc do đòi nợ sau. Điều này nhìn rộng ra ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động kinh tế và an ninh, trật tự xã hội. Chính vì thế, khi lâm vào tình trạng khánh kiệt, các DN và HTX phải tuân theo một thủ tục pháp lý được nhà nước quy định chặt chẽ với tên gọi là thủ tục phá sản – vốn được hiểu sát nghĩa là một thủ tục đòi nợ tập thể.

pdf176 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÁI TRƢỜNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – năm 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÁI TRƢỜNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9. 38. 01. 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VIẾT TÝ HÀ NỘI – năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo hướng dẫn khoa học. Mọi thông tin được trình bày trong luận án đều có tính trung thực, được trích dẫn nguồn chi tiết và khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm nếu luận án có những vi phạm về quy tắc khoa học. Tác giả Nguyễn Thái Trường LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Viết Tý - Thầy giáo hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi từ định hướng tư duy đến kỹ năng nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin được cảm ơn Học viện Khoa học xã hội đã tạo ra một môi trường nghiên cứu cởi mở, chất lượng. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý nhà khoa học trong suốt quá trình bảo vệ các cấp của luận án đã cho tôi những lời khuyên chân thành và giá trị để giúp luận án của tôi ngày một hoàn thiện hơn. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở phạm vi nước ngoài ............................. 8 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở phạm vi trong nước ............................ 21 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................. 30 1.4. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........ 33 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 37 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN ............................................. 38 2.1. Khái niệm và đặc điểm địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản .............................................................................................................. 38 2.2. Sự cần thiết ghi nhận địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản .............................................................................................................. 49 2.3. Nội dung địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản ............ 52 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 69 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH ... 70 3.1. Lược sử hình thành và phát triển địa vị pháp lý của Quản tài viên. .......... 70 3.2. Thực tiễn quy định của pháp luật phá sản Việt Nam về địa vị pháp lý của quản tài viên ............................................................................................... 72 3.3. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam về địa vị pháp lý của quản tài viên ...................................................................... 102 3.4. Đánh giá thực trạng địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam ........................................................................................... 118 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 132 Chƣơng 4: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................................................................................. 133 4.1. Bối cảnh xây dựng giải pháp hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên ở Việt Nam hiện nay .......................................................... 133 4.2. Những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay ..................... 137 4.3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay ............................................................. 142 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 156 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................... 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 160 DANH MỤC VIẾT TẮT TT TỪ VIẾT TẮT TỪ NGUYÊN NGHĨA 1 DN Doanh nghiệp 2 HTX Hợp tác xã 3 QTV Quản tài viên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế thị trường là môi trường lý tưởng để phát triển Doanh nghiệp (DN), Hợp tác xã (HTX). Thông qua các cơ chế của thị trường, nhiều DN, HTX đã mở rộng sản xuất, kinh doanh, không ngừng thiết lập những quy mô mới và nâng tầm danh tiếng trên thị trường. Tuy nhiên, cũng với những cơ chế đó đã tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt, dẫn tới không ít DN, HTX không đáp ứng đủ các yêu cầu của thị trường đã phải ―hụt hơi‖ trong cuộc đua giành thị phần, hoạt động sản xuất ngưng trệ, các khoản nợ gia tăng, mất khả năng thanh toán và kết quả là lâm vào tình trạng khánh kiệt về tài sản dẫn đến phá sản. Để giải quyết tình trạng phá sản của các DN, HTX, cơ chế tự nhiên cho phép DN đó tự ngừng sản xuất và rút lui khỏi thị trường. Tuy nhiên, đối với các DN có tình trạng nợ, cơ chế này sẽ dẫn tới hệ lụy tiêu cực về thanh toán nợ cho các chủ nợ. Theo đó, DN, HTX sẽ tự ý tiến hành trả nợ riêng rẽ, ưu tiên các con nợ thân quen hoặc đòi nợ trước, dẫn tới các chủ nợ khác bị ảnh hưởng quyền lợi do ít thân quen hơn hoặc do đòi nợ sau. Điều này nhìn rộng ra ảnh hưởng rất tiêu cực đến hoạt động kinh tế và an ninh, trật tự xã hội. Chính vì thế, khi lâm vào tình trạng khánh kiệt, các DN và HTX phải tuân theo một thủ tục pháp lý được nhà nước quy định chặt chẽ với tên gọi là thủ tục phá sản – vốn được hiểu sát nghĩa là một thủ tục đòi nợ tập thể. Thủ tục phá sản có mục đích cuối cùng giúp cho quá trình rút lui khỏi thị trường của một DN, HTX diễn ra trong trật tự và việc thanh toán nợ cho các chủ nợ được thực hiện theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng và hợp lý. Thẩm quyền tuyên bố phá sản thông thường được trao cho Toà án cùng với sự tham gia của con nợ và các chủ nợ. Mỗi chủ thể kể trên đều có một mục đích khác nhau trong quan hệ pháp luật về phá sản, do đó rất cần đến một chế định trung gian để thay mặt tất cả họ điều phối lợi ích chung. Chế định đó được gọi là Quản tài viên (QTV) hoặc Quản trị viên tuỳ vào từng nền pháp lý. QTV có bản chất là định chế trung gian, là người không có quyền và lợi ích liên quan đến thủ tục phá sản DN, HTX trước khi được chỉ định tham gia thủ tục đó. Định chế này có địa vị pháp lý độc lập, được các chủ thể thừa nhận và thay mặt các chủ thể thực hiện các thủ tục giải quyết phá sản cho DN và HTX. Trong đó, chủ yếu là quản lý, thanh lý sản nghiệp phá sản và thanh lý nợ cho các chủ nợ. Cơ sở để 2 QTV thực thi nhiệm vụ là quy định của pháp luật, chính vì thế sự ghi nhận của pháp luật phá sản về địa vị pháp lý của QTV đóng vai trò cốt lõi đối với việc xác lập vị trí, vai trò của định chế này trong thủ tục phá sản. Tại Việt Nam, QTV được pháp lý hoá từ năm 2014 với Luật Phá sản năm 2014 nhằm thay thế cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản tồn tại trong các văn bản pháp luật về phá sản trước đó. Địa vị pháp lý của QTV cũng được Luật Phá sản năm 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành quy định tương đối chi tiết, tạo điều kiện xác lập một nghề mới và cũng là cơ sở thể hiện vị trí, vai trò của QTV trong giải quyết thủ tục phá sản ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, cho đến nay, sau hơn sáu năm xác lập, địa vị pháp lý của QTV vẫn còn chưa hoàn thiện. Nhiều cấu thành địa vị pháp lý quan trọng của QTV còn thiếu hoặc chưa được làm rõ như: trình tự thực hiện nghiệp vụ của QTV chưa được xây dựng; cơ chế đảm bảo thù lao cho QTV chưa vững chắc; một số nội dung quyền và nghĩa vụ của QTV còn chung chung và chưa được văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành; điều kiện được chỉ định tham gia thủ tục phá sản của QTV chưa chi tiết, vẫn còn những yếu tố cảm tính, không có đơn vị đo lường Sự thiếu đầy đủ này của địa vị pháp lý của QTV khiến cho việc thực thi địa vị này trên thực tiễn gặp nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, đến nay QTV vẫn chưa được xem là một nghề, thay vào đó chỉ là một hoạt động kiêm nhiệm; nhiều vụ việc phá sản kéo dài trên mười năm do không thể tìm ra phương án giải quyết thù lao cho QTV; tình trạng các QTV từ chối tham gia khi có sự chỉ định của toà án diễn ra nhưng không có cơ chế giải quyết; những người có chứng chỉ hành nghề QTV thiếu sự hứng thú, gắn bó với công việc Những khuyết điểm này làm cho hoạt động của QTV trên thực tế chưa được đánh giá cao và các thủ tục phá sản DN, HTX gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài gây thiệt hại công sức, tiền của cho cả con nợ, chủ nợ lẫn nhà nước. Thực tiễn này đòi hỏi phải có một hoạt động nghiên cứu khoa học bài bản về địa vị pháp lý của QTV và thực tiễn thực thi địa vị pháp lý của QTV hiện nay, để có những đánh giá, đề xuất hoàn thiện địa vị pháp lý của định chế này. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, cho đến nay nghiên cứu về QTV nói chung còn hạn chế, nghiên cứu trực tiếp địa vị pháp lý của QTV ở quy mô lớn dường như chưa được thực hiện. Xuất phát từ những vướng mắc trong thực tiễn và khoảng trống trong nghiên cứu khoa học trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: Địa vị pháp lý của Quản tài viên 3 theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế, mã số 9. 38. 01. 07. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Luận án được nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật phá sản hiện hành ở Việt Nam về địa vị pháp lý của QTV. Để đạt được mục đích nghiên cứu kể trên, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án như sau: Thứ nhất, hệ thống và phân tích lịch sử nghiên cứu vấn đề địa vị pháp lý của QTV theo luật phá sản. Từ đó rút ra được những đánh giá, nhận định về tình hình nghiên cứu cũng như xác định các ―khoảng trống‖ nghiên cứu của đề tài luận án. Thứ hai, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến địa vị pháp lý của QTV trong pháp luật phá sản như: khái niệm; bản chất; đặc điểm; mục đích và ý nghĩa; các cấu thành địa vị pháp lý của QTV theo pháp luật phá sản. Thứ ba, dẫn chiếu và phân tích thực tế địa vị pháp lý của QTV ở một số quốc gia trên thế giới và rút ra các kinh nghiệm cho Việt Nam,. Thứ tư, thống kê và phân tích thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật đó về địa vị pháp lý của QTV giai đoạn từ năm 2015 đến nay. Trên cơ sở đó, tiến hành đánh giá thực trạng để rút ra được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân. Thứ năm, xác lập các quan điểm, xây dựng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của QTV theo pháp luật phá sản ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là các quy định pháp luật và thực hiện các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: phạm vi không gian nghiên cứu lý thuyết của đề tài luận án bao gồm cả ở Việt Nam và trên thế giới. Phạm vi nghiên cứu thực tiễn và giải pháp của đề tài luận án là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. - Phạm vi nội dung: phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là Luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế. - Phạm vi thời gian: phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài luận án được xác định từ năm 2015 đến hết năm 2020. Năm 2015 là thời điểm có hiệu lực của Luật 4 Phá sản năm 2014 (hiện hành), đồng thời đây cũng là thời điểm chế định về QTV lần đầu tiên có hiệu lực trên thực tiễn. Năm 2020 là năm có báo cáo tổng kết hoạt động gần nhất so với thời điểm hoàn thành luận án (2021). Đồng thời, các giải pháp được luận án đề xuất có phạm vi thời gian áp dụng định hướng đến năm 2025 và mở rộng đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là những lý luận cơ bản của phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận án. Theo đó, phương pháp luận chung được sử dụng là Triết học Mác-Lênin bao gồm hai phương pháp luận cụ thể: lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Cụ thể, lý luận chủ nghĩa duy vật lịch sử đặt ra yêu cầu tiến trình lịch sử của việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu và chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra yêu cầu về quan hệ tương hỗ, kế thừa của các phương pháp nghiên cứu. Bên cạnh đó, trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về kinh tế thị trường và vấn đề pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng là phương pháp luận của đề tài luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện bởi nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó, tác giả chia thành hai nhóm phương pháp nghiên cứu sau: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận và Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn của đề tài luận án. a. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Bằng cách thu thập các tài liệu thứ cấp gồm: sách, báo, báo cáo khoa học và pháp luật thực định, tác giả tiến hành nghiên cứu, sàng lọc và tập hợp các thông tin thứ cấp nhằm tạo nguyên liệu thông tin đầu vào cho hoạt động nghiên cứu. Đây là phương pháp thu thập thông tin cơ bản trong nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. Phương pháp này chủ yếu được vận dụng tại Chương 1 và Chương 2 của luận án. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. Sau khi đã có được những thông tin đầu vào từ phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để tiến hành làm sâu sắc các thông tin lý luận. Sau đó cùng với tư duy nghiên cứu khoa học của bản thân, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp các luận điểm lý 5 luận của đề tài thành các vấn đề nghiên cứu cần làm rõ. Phương pháp này chủ yếu được vận dụng tại Chương 1 và Chương 2 của luận án. - Phương pháp so sánh luật học. Phương pháp này được tác giả sử dụng tập trung chủ yếu tại Chương 2 của Luận án bằng cách nghiên cứu thực tiễn quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và so sánh với nhau nhằm tìm ra những điểm khác biệt. - Phương pháp lịch sử. Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ diễn trình lịch sử của những vấn đề lý luận của đề tài luận án. Bằng cách thống kê, phân tích, đánh giá diễn trình lịch sử đó, tác giả sẽ rút ra được những giá trị lý luận cần kế thừa trong đề tài luận án. Phương pháp này chủ yếu được tác giả sử dụng trong Chương 1 và Chương 2 của luận án. b. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Bằng việc thu thập và nghiên cứu các báo cáo thực tiễn, các luận văn, luận án và các bài báo khoa học có đề cập đến vấn đề thực tiễn pháp luật và thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV, tác giả có được các thông tin thứ cấp để cùng với phương pháp quan sát khoa học hoàn thiện hệ thống dữ liệu về nghiên cứu thực tiễn phù hợp với nhu cầu của đề tài. - Phương pháp phân tích, thống kê. Trên cơ sở những dữ liệu có được, tác giả tiến hành phân tích để làm sâu sắc các vấn đề thực tiễn của đề tài. Từ đó tiến hành thống kê những vấn đề thực tiễn cần đối chiếu để làm rõ và đưa ra những nhận định đánh giá về cả thực tiễn pháp luật và thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. Phương pháp này ứng dụng chủ yếu tại các mục của Chương 3 và Chương 4. - Phương pháp quan sát khoa học. Phương pháp quan sát là một trong ba phương pháp thu thập dữ liệu của đề tài. Theo đó, tác giả tiến hành quan sát trực quan hoạt động của QTV trong một số vụ việc phá sản tiêu biểu để rút ra được những kết luận mang tính trường hợp về thực tiễn thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV trên thực tế. Phương pháp này được sử dụng trong mục 3.3 của Chương 3. - Phương pháp lịch sử. Phương pháp này được sử dụng tại mục 3.1 nhằm khái quát lịch sử hình thành của luật phá sản cũng như địa vị pháp lý của QTV trong luật phá sản. Phương pháp này còn được sử dụng một phần ở mục 3.2 khi phân tích thực trạng quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV. - Phương pháp chuyên gia. Phương pháp chuyên gia được thực hiện thông qua các hình thức như: tham dự hội nghị, hội thảo và tham khảo ý kiến các chuyên gia về vấn đề 6 cần nghiên cứu nhằm làm phong phú hơn nhận thức về lý luận và thực tiễn địa vị pháp lý của QTV. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt đề tài luận án và được biểu hiện chủ yếu bằng kết quả nghiên cứu của mục 4.2 thuộc Chương 4 của luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới về khoa học sau: Luận án góp phần kiến giải những vấn đề lý luận mới về QTV và địa vị pháp lý của QTV. Qua đó làm rõ những nội hàm nội dung về địa vị pháp lý của QTV hiện nay. Bên cạnh đó, luận án còn cung cấp một bức tranh toàn cảnh thực tiễn về các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam về địa vị pháp lý của QTV. Qua đó, luận án đã đánh giá, phân tích thực trạng quy định của pháp luật cũng như kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam trong thời gian qua. Những kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ khuyết vào những khoảng trống trong nghiên cứu thực tiễn về vấn đề địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam hiện nay. Những giải pháp được luận án nghiên cứu đề xuất cũng là những đóng góp mới quan trọng về mặt khoa học. Những giải pháp này được rút ra từ hoạt động nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và sẽ cung cấp thêm những ý tưởng, giải pháp về hoàn thiện pháp luật và nâng cao địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần làm phong phú, đa dạng thêm những giá trị khoa học về địa vị pháp lý của QTV nói riêng và pháp luật về phá sản nói chung. Bên cạnh đó, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, luận án hứa hẹn sẽ là sự gợi mở về những hướng nghiên cứu mới liên quan đến pháp luật về phá sản và vai trò của QTV trong thủ tục phá sản. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả nghiên cứu thực trạng của luận án cung cấp cho các nhà quản lý một bức tranh tổng thể về quy định và thực hiện các quy định của pháp luật phá sản hiện hành về địa vị pháp lý của QTV. Đồng thời, với những phân tích, đánh giá thực tiễn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao thực tiễn đó nếu được các nhà quản lý đồng thuận sẽ trở thành một tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho những dự định cải cách sắp tới. Bên cạnh đó, luận án cũng có thể trở thành tài liệu có giá trị 7 phục vụ cho công tác giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học các ngành Luật Kinh tế; Thương mại ở những góc độ nhất định. 7. Kết cấu của Luận án Luận án ngoài Phần Mở đầu; Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo thì phần Nội dung chính được kết cấu thành 04 Chương theo kiểu truyền thống. Gồm: - Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu; - Chương 2. Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản; - Chương 3. Thực trạng địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam và thự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dia_vi_phap_ly_cua_quan_tai_vien_theo_phap_luat_pha.pdf
  • pdfQD_NguyenThaiTruong.pdf
  • pdfTT Eng NguyenThaiTruong.pdf
  • pdfTT NguyenThaiTruong.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThaiTruong.pdf
Luận văn liên quan