Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế
dưới dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi vừa đóng vừa mở. Nội dung cần
thu thập được thao tác hóa và xây dựng các thang đo dựa vào các nội dung nghiên
cứu sau:
- Thông tin cá nhân của phụ nữ nghèo: Trình độ học vấn, tôn giáo, nghề
nghiệp chính, thu nhập từ nghề nghiệp chính, tình trạng hôn nhân, số nhân khẩu
trong gia đình, tình hình sức khỏe,
- Thực trạng DVCTXH đối với phụ nữ nghèo gồm các thông tin: Các loại
hình DVCTXH được hỗ trợ hiện nay (Dạy nghề, Giới thiệu việc làm, Tư vấn/tham
vấn, Hỗ trợ pháp lý, vốn vay); Các nguồn vay mượn được hỗ trợ từ địa phương và
các tổ chức tín dụng với năm mức độ dánh giá việc tiếp cận là: 1. Rất khó khăn, 2.
Khó khăn, 3. Bình thường, 4. Dễ dàng, 5. Rất dễ dàng. Bên cạnh đó, luận án còn
thu thập thông tin về người thường xuyên nhất trong gia đình thực hiện các công
việc như Lao động chính (tạo thu nhập chính); quản lý tài chính; mua sắm chi tiêu
hàng ngày (đi chợ, ); nấu ăn, chăm sóc các thành viên trong gia đình, .và ai là
người quyết định chính các việc như công việc làm ăn của gia đình; con trai, con
gái đi học; gả chồng/ cưới vợ cho con; chi tiêu ăn uống hàng ngày; mua sắm các
tài sản có giá trị lớn; vay vốn làm ăn, .
- Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của phụ nữ nghèo đối với DVCTXH: Tìm hiểu
những vấn đề tâm lý phụ nữ nghèo thường gặp phải, những nhu cầu hiện nay của
phụ nữ nghèo là những nhu cầu nào (Vốn/tài chính; Nhà ở; chăm sóc sức khỏe;
tham gia hoạt động giải trí; bản thân được đào tạo nghề và có cơ hội tiếp cận việc
làm; các thành viên trong gia đình được đào tạo nghề và có cơ hội tiếp cận việc
làm; trợ giúp pháp lý; tư vấn/tham vấn (giới thiệu việc làm và hướng dẫn cách làm
ăn); hỗ trợ Phương tiện sinh kế; được tôn trọng; giao tiếp với bạn bè và mọi người
xung quan; kiến thức và kỹ năng; hỗ trợ học phí cho con; chồng được đưa đi cai
nghiện; sửa nhà). Phụ nữ nghèo tham gia Tổ chức, Hội, Câu lạc bô, Đội, Nhóm
nào tại địa phương như thế nào?
190 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ HÀ THƯƠNG
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
NGHÈO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
HÀ NỘI, 2023
i
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ HÀ THƯƠNG
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
NGHÈO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Công tác xã hội
Mã số: 976 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Thị Minh Thi
2. TS. Lê Hải Thanh
HÀ NỘI, 2023
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Nội
dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực. Những kết
luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn và tri ân sâu sắc đến hai thầy cô hướng dẫn, đó là
PGS. TS Trần Thị Minh Thi và TS. Lê Hải Thanh. Chính sự hỗ trợ, hướng dẫn tận
tình và sự động viên từ hai Thầy Cô, tôi mới có thể hoàn thành luận án của mình. Tôi
cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô của Khoa Xã hội học, Tâm lý
học và Công tác xã hội nói riêng và Quý Thầy Cô của Học viện Khoa học xã hội nói
chung đã luôn tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành xong luận án.
Trong quá trình thu thập các báo cáo, số liệu phục vụ cho luận án, tôi xin được
gửi lời cảm ơn đến Quý Cơ quan/đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp
cận khách thể nghiên cứu và hỗ trợ cung cấp các báo cáo liên quan đến luận án của
tôi.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô là tập thể lãnh đạo Trường Đại học Tôn
Đức Thắng cùng Quý Thầy Cô và các anh/chị đồng nghiệp, gia đình đã luôn đồng
hành và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian làm luận án.
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................. 12
1.1.1. Nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo ............... 12
1.1.2. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với
phụ nữ nghèo ............................................................................................................. 16
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước .............................................. 25
1.2.1. Nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo ............... 25
1.2.2. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với
phụ nữ nghèo ............................................................................................................. 32
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án ........ 40
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ NGHÈO ................................................................................................... 43
2.1. Khái niệm nghèo, phụ nữ nghèo .................................................................... 43
2.1.1. Nghèo ..................................................................................................... 43
2.1.2. Phụ nữ nghèo .......................................................................................... 45
2.2. Đặc điểm, nhu cầu và khó khăn của phụ nữ nghèo ....................................... 45
2.3. Các dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo........................................ 46
2.3.1. Khái niệm Công tác xã hội ..................................................................... 46
2.3.2. Nhân viên công tác xã hội ...................................................................... 48
2.3.3. Khái niệm Dịch vụ xã hội và Dịch vụ Công tác xã hội .......................... 48
2.3.4. Vận dụng khái niệm dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo ...... 50
2.3.5. Các dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo ................................ 51
2.4. Các lý thuyết tiếp cận trong nghiên cứu ........................................................ 56
2.4.1. Tiếp cận dựa trên thuyết sinh thái .......................................................... 56
2.4.2. Lý thuyết sinh kế bền vững .................................................................... 57
2.4.3. Lý thuyết văn hóa nghèo khổ ................................................................. 58
2.5. Thể chế, chính sách về dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo ......... 59
v
2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ
nghèo ......................................................................................................................... 63
2.6.1. Yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân phụ nữ nghèo ................................... 63
2.6.2. Yếu tố thuộc về đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội .................... 64
2.6.3. Yếu tố thuộc về thể chế, chính sách cung cấp dịch vụ công tác xã hội . 65
2.7. Khung phân tích ............................................................................................. 67
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ
NỮ NGHÈO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................... 69
3.1. Khái quát về địa bàn và đặc điểm khách thể nghiên cứu............................... 69
3.1.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu ................................................................. 69
3.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu .................................................................. 71
3.2. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của phụ nữ nghèo ............................................. 73
3.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo ............................ 77
3.3.1. Dịch vụ hỗ trợ vốn vay ........................................................................... 78
3.3.2. Dịch vụ hỗ trợ tư vấn/tham vấn .............................................................. 83
3.3.3. Dịch vụ hỗ trợ dạy nghề ......................................................................... 87
3.3.4. Dịch vụ hỗ trợ giới thiệu việc làm .......................................................... 90
3.3.5. Dịch vụ trợ giúp pháp lý ......................................................................... 93
3.4. Yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội đối với phụ
nữ nghèo .................................................................................................................... 96
3.4.1. Yếu tố đặc điểm cá nhân phụ nữ nghèo ................................................. 96
3.4.2. Yếu tố đội ngũ cung cấp dịch vụ công tác xã hội ................................ 108
3.4.3. Yếu tố thể chế, chính sách cung cấp dịch vụ công tác xã hội .............. 117
CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG THAM VẤN NHÓM VÀ GIẢI
PHÁP CẢI THIỆN DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
NGHÈO .................................................................................................................. 130
4.1. Thực nghiệm hoạt động tham vấn nhóm ..................................................... 130
4.2. Giải pháp cải thiện dịch vụ công tác xã hội đối với phụ nữ nghèo ............. 142
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................. 153
vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 154
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 165
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
BBSHN Biên bản sinh hoạt nhóm
BLĐ-TB&XH Bộ Lao động-Thương binh và xã hội
CTXH Công tác xã hội
DVCTXH Dịch vụ công tác xã hội
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
ILO International Labour Organization
Tổ chức Lao động quốc tế
NVCTXH
NV
Nhân viên công tác xã hội
Nhóm viên
PNN Phụ nữ nghèo
PVS Phỏng vấn sâu
SL Số lượng
STT Số thứ tự
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể khảo sát .............................................................. 71
Bảng 3.2a. Những vấn đề tâm lý phụ nữ nghèo đang gặp phải .......................... 74
Bảng 3.2b. Đặc điểm cá nhân của phụ nữ nghèo theo đặc điểm tâm lý đang gặp
phải ...................................................................................................................... 74
Bảng 3.3. Những nhu cầu của phụ nữ nghèo ...................................................... 76
Bảng 3.4. Các loại hình dịch vụ công tác xã hội phụ nữ nghèo được hỗ trợ ...... 78
Bảng 3.5. Đơn vị cung cấp hỗ trợ vốn vay ......................................................... 79
Bảng 3.6. Đánh giá việc tiếp cận các nguồn vốn vay của phụ nữ nghèo ............ 80
Bảng 3.7. Đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực của người cung cấp dịch vụ hỗ
trợ vốn vay .......................................................................................................... 82
Bảng 3.8. Đánh giá mức độ hiệu quả của dịch vụ hỗ trợ vốn vay để làm ăn của
phụ nữ nghèo ....................................................................................................... 82
Bảng 3.9. Đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực của người cung cấp dịch vụ tư
vấn/tham vấn ....................................................................................................... 84
Bảng 3.10. Đánh giá mức độ hiệu quả dịch vụ tư vấn/tham vấn sử dụng vốn hiệu
quả, lựa chọn nghề nghiệp và khơi gợi tiềm năng vốn có của người nghèo cho phụ
nữ nghèo .............................................................................................................. 85
Bảng 3.11. Đơn vị cung cấp dịch vụ dạy nghề ................................................... 88
Bảng 3.12. Đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực của người cung cấp dịch vụ dạy
nghề ..................................................................................................................... 88
Bảng 3.13. Đánh giá mức độ hiệu quả dịch vụ dạy nghề của phụ nữ nghèo ...... 89
Bảng 3.14. Đơn vị cung cấp dịch vụ giới thiệu việc làm .................................... 90
Bảng 3.15. Đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực của người cung cấp dịch vụ giới
thiệu thiệu việc làm ............................................................................................. 91
Bảng 3.16. Đánh giá mức độ hiệu quả dịch vụ giới thiệu việc làm của phụ nữ
nghèo ................................................................................................................... 92
Bảng 3.17. Đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý ........................................... 93
ix
Bảng 3.18. Đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực của người cung cấp dịch vụ trợ
giúp pháp lý ......................................................................................................... 94
Bảng 3.19. Đánh giá mức độ hiệu quả dịch vụ trợ giúp pháp lý của phụ nữ nghèo
............................................................................................................................. 94
Bảng 3.20. Tỷ lệ phụ nữ nghèo sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo đặc điểm cá
nhân phụ nữ nghèo ............................................................................................ 100
Bảng 3.21. Đánh giá về các lĩnh vực trong đời sống gia đình .......................... 102
Bảng 3.22. Người thường xuyên nhất trong gia đình thực hiện các công việc . 103
Bảng 3.23. Tỷ lệ phụ nữ nghèo sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo vai trò giới trong
gia đình ............................................................................................................... 106
Bảng 3.24. Đánh giá chung kiến thức, kỹ năng, năng lực của người cung cấp dịch
vụ công tác xã hội ............................................................................................. 111
Bảng 3.25. Tỷ lệ phụ nữ nghèo sử dụng dịch vụ công tác xã hội theo đánh giá chung
kiến thức, kỹ năng, năng lực của người cung cấp dịch vụ công tác xã hội....... 112
Bảng 3.26. Các chương trình/chính sách phụ nữ nghèo và gia đình được hỗ
trợ ...................................................................................................................... 123
Bảng 3.27. Đánh giá chung của phụ nữ nghèo về mức độ hiệu quả của các dịch
vụ công tác xã hội phụ nữ nghèo được hỗ trợ ................................................... 126
Bảng 3.28. Lý do phụ nữ nghèo chưa hài lòng về các chương trình hỗ trợ giảm
nghèo tại địa phương ......................................................................................... 126
Bảng 4.1. Đặc điểm nhóm viên tham gia tham vấn nhóm ................................ 133
Bảng 4.2. Mức độ hiểu biết về các bước giải quyết vấn đề trong cuộc sống trước
và sau khi thực nghiệm ..................................................................................... 138
Bảng 4.3. Mức độ hiểu biết về các bước quản lý vốn vay hiệu quả trước và sau
khi thực nghiệm ................................................................................................. 139
Bảng 4.4. Mức độ hiểu về các Chính sách xã hội dành cho hộ nghèo và hộ cận
nghèo trước và sau khi thực nghiệm ................................................................. 140
Bảng 4.5. Đánh giá mức độ hiệu quả của các nội dung sau khi thực nghiệm .. 141
Bảng 4.6. Mức độ dự kiến vận dụng các nội dung được tập huấn đối với cuộc sống
sau này sau khi thực nghiệm ............................................................................. 142
x
DANH MỤC BIỂU, HÌNH
Biểu đồ 3.1. Đơn vị cung cấp dịch vụ Tư vấn/tham vấn (Đvt: %) ......................... 83
Hình 3.1. Tỷ lệ nghèo theo trình độ học vấn của chủ hộ ........................................ 96
Hình 3.2. Việc làm theo trình độ học vấn, 2014 ..................................................... 97
Hình 3.3. Xu hướng thu nhập do học vấn 2011-2014 ............................................. 97
Hình 4.1. Tương tác nhóm trong buổi sinh hoạt nhóm số 1 ................................. 134
Hình 4.2. Tương tác nhóm trong buổi sinh hoạt nhóm số .................................... 136
Hình 4.3. Tương tác nhóm trong buổi sinh hoạt nhóm số 5 ................................. 137
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Quan niệm về nghèo không còn đơn thuần là nghèo về thu nhập mà nó bao
hàm nghèo nhìn từ các khía cạnh khác trong cuộc sống con người qua các dịch vụ
xã hội cơ bản như: sức khoẻ, kiến thức, điều kiện sống. Như vậy, với cách tiếp cận
nghèo đa chiều sẽ khắc phục được những nhược điểm trong phương pháp tiếp cận
nghèo đơn chiều, đồng thời đáp ứng được nhu cầu thực tế mà người nghèo cần
được trợ giúp. Mức độ nghèo theo từng khía cạnh là khác nhau giữa các địa
phương, tuỳ thuộc vào chính sách kinh tế xã hội cũng như thứ tự ưu tiên của mỗi
địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2021 của cả nước ước tính là
4,4%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với năm 2020, trong đó khu vực thành thị là
1%, giảm 0,1 điểm phần trăm và khu vực nông thôn là 6,5%, giảm 0,6 điểm phần
trăm. Trong các vùng miền, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo
tiếp cận đa chiều cao nhất (13,4%); vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận
đa chiều thấp nhất cả nước (0,2%) [136].
Do vậy, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã có nhiều chủ trương khuyến
khích, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho dân nghèo nhằm giúp họ được
tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước thu hẹp khoảng cách
về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có
9.669 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 0,39% tổng hộ dân Thành phố) và 22.860 hộ cận
nghèo (chiếm tỷ lệ 0,93% tổng hộ dân Thành phố). Thành phố tiếp tục triển khai
thực hiện các giải pháp cho vay vốn từ các nguồn Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ
quốc gia về việc làm, để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố nhằm
giải quyết việc làm, trợ giúp trực tiếp chăm lo hộ nghèo và thực hiện chính sách
ưu đãi xã hội cho người nghèo, hộ nghèo [5]. Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày
23/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo
bền vững đến năm 2030, Hội Liên hiệp phụ nữ TP.HCM xây dựng Kế hoạch Số 02/KH-
BTV ngày 21/01/2022 về Thực hiện chương trình “Giảm nghèo bền vững” năm 2022, các
cấp phối hợp các đơn vị hiện thực hóa các chỉ tiêu đề ra bằng những giải pháp cụ thể nhằm
kịp thời hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo có phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đơn thân, phụ nữ khuyết
tật, phụ nữ dân tộc, phụ nữ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Chính vì vậy, trong công
tác hỗ trợ người nghèo cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng cần phải chú ý
đến đối tượng phụ nữ nghèo (PNN) để nhằm đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía
sau trong quá trình phát triển chung của xã hội. Bởi, đây là một lực lượng đóng vai
trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của thành
phố trong giai đoạn 2021-2030. Theo Báo cáo Phân tích giới trong thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững 2016-2020 do ba tổ chức
2
CARE Quốc tế, Oxfam và Tổ chức Phát triển Hà Lan tại Việt Nam (2019) phối
hợp thực hiện cho thấy Chương trình đã lồng ghép bình đẳng giới qua nguyên tắc
ưu tiên phụ nữ được thể hiện xuyên suốt trong văn kiện thiết kế và các văn bản liên
quan [16]. Theo thiết kế chương trình, căn cứ vào Quyết định số 1722/2016/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối tượng chung của Chương trình được quy định
là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước; ưu tiên
hộ nghèo dân tộc thiểu số, phụ nữ thuộc hộ nghèo. Các nội dung cụ thể của Chương
trình đều xác định đối tượng hưởng lợi ưu tiên là phụ nữ [43]. Trong các hộ nghèo,
số giờ công lao động hưởng lương của nam giới và phụ nữ là tương đương nhau.
Bên cạnh đó, phụ nữ có nguy cơ trở thành lao động gia đình cao hơn gấp đôi so
với nam giới; Năm 2019, 2/3 lao động gia đình ở Việt Nam là phụ nữ (5 triệu lao
động gia đình là nữ). Họ chiếm gần 1/4 việc làm của phụ nữ nông thôn (17,6 triệu
lao động nữ nông thôn), so với chỉ 2,7 triệu lao động gia đình là nam giới, chiếm
13% của tổng số việc làm của nam giới ở nông thôn (19,5 triệu). Đồng thời, lao
động gia đình không được trả công ở nam giới là 9,2%, con số này ở nữ giới cao
gấp hơn 2 lần, 19,4% trong năm 2019 [141]. Như vậy, phụ nữ có rất ít hoặc không
có thời gian để tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã hội và tiếp tục nâng cao
trình độ học vấn. Một vấn