Luận án Định kiến xã hội về người cao tuổi ở Hải Phòng

(Bản scan) Trong những năm gần đây tốc độ già hóa diễn biến nhanh trên thế giởi và Việt Nam. Thế kỷ XXI được gọi là thế kỷ già hóa dân số (Theo Liên hợp quốc, tỷ lệ người cao tuổi 65+ chiếm 7% trở lên là dân số bước vào giai đoạn già hóa, chiếm từ 14% trở lên là dân số già, từ 21% trở lên là dân số siêu già, tương đương với nhóm tuổi 60+ là 10%,20%,30% ). Trên thế giởi, từ năm 2000 đến năm 2050 , tỷ lệ dân số trên 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi từ 11% đến 22%. Số lượng người từ 60 tuổi trở lên (tuổi 60+ ) được dự báo sẽ tăng từ 900 triệu năm 2015 lên 1400 triệu vào năm 2030 và 2100 triệu vào năm 2050, và có thể tăng lên 3200 triệu vào năm 2100 (WHO, 2016). Tại các nước ASEAN có gần 60 triệu người cao tuổi chiếm 9,3% tổng dân số; năm 2050 sẽ tăng lên 24% tổng dân số (UN, UNFPA, 2015) và trở thành khu vực dân số già. Già hóa dân số đang trở thành chủ đề được quan tâm không chỉ trên toàn thế giới mà còn là xu hướng ngày càng rõ tại Việt Nam. Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số (nhóm dân số 60 + tuổi chiếm 10% ) sang giai đoạn dân số già (nhóm dân số 60+ tuổi chiếm 20% ) nhu Australia (73 năm), Hoa Kỳ (69 năm), Canada (65 năm) thì Việt Nam chỉ mất 22 năm (Tạp chí Cộng sản, 2017). Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Dụ̣ báo đến năm 2039 chỉ số già hóa là 113 (chi số già hóa là tỉ số giữa NCT trên 60 so với trẻ em dưới 15 tuổi), lần đầu tiên trong lịch sử ở nước ta số người cao tuổi sẽ cao hơn số trẻ em.

pdf184 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Định kiến xã hội về người cao tuổi ở Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dinh_kien_xa_hoi_ve_nguoi_cao_tuoi_o_hai_phong.pdf
  • pdfCv Vũ Thái Hạnh.pdf
  • pdfThông tin luận án TS.pdf
Luận văn liên quan