Ngày 01/5/1974, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Mười
cùng ông Dieter Doering- Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Dân chủ
Đức tại Việt Nam và ông Otto Knauer Trưởng đoàn chuyên gia Cộng hoà Đức xây
dựng thành phố Vinh cùng lãnh đạo Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh Nghệ An,
Thành uỷ, Uỷ ban Hành chính thành phố Vinh đặt viên gạch đầu tiên tại khu A, khu
phố Quang Trung, xây dựng lại thành phố Vinh. Từ đó, cho đến ngày 05/9/2008,
khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1210/QĐ-TTg công nhận Vinh là
đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Nghệ An, đô thị hóa trên địa bàn thành phố Vinh vừa
mang những nét chung vừa mang những nét riêng khá điển hình so với một số đô
thị khác ở vùng Bắc Trung bộ và cả nước.
Trong thời gian kéo dài suốt hơn 3 thập niên đó, quá trình đô thị hoá diễn ra
trên địa bàn thành phố Vinh liên tục, toàn diện, đưa thành phố Vinh trở thành đô thị
loại II vào ngày 13/8/1993 và chính thức trở thành đô thị loại I, trực thuộc tỉnh
Nghệ An vào ngày 05/9/2008. Sau mốc lịch sử đó, thành phố Vinh đang tiếp tục
được mở rộng cả không gian, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,. để từng bước trở
thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung bộ. Xét trên tất cả các
phương diện, đô thị hoá ở thành phố Vinh (1974 -2008) không chỉ là một trong
những tiêu chí phản ánh bức tranh kinh tế - xã hội mà còn là một trong những nhân
tố ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của các tầng lớp nhân
dân trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng, tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nói chung, rộng
hơn là cả vùng Bắc Trung bộ. Mặc dầu đã có một số công trình nghiên cứu đề cập
đến quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố Vinh trong những khoảng thời gian
khác nhau, nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về đô thị hoá ở
thành phố Vinh trong khoảng thời gian đề tài xác định một cách hệ thống, toàn diện.
206 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đô thị hóa ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ KIM SANG
ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN TỪ NĂM 1974 ĐẾN NĂM 2008
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ KIM SANG
ĐÔ THỊ HÓA Ở THÀNH PHỐ VINH,
TỈNH NGHỆ AN TỪ NĂM 1974 ĐẾN NĂM 2008
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 92 29 013
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN ĐỨC CƢỜNG
HÀ NỘI - 2023
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Trần Đức Cường,
giáo viên hướng dẫn, người luôn ủng hộ ý tưởng nghiên cứu khoa học và là chỗ dựa
tinh thần quan trọng giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Sử học, các thầy, cô trong
Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Khoa Lịch sử Học viện
Khoa học xã hội Viện Nam cùng các tập thể, cá nhân đã luôn quan tâm, giúp đỡ,
động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành
luận án này.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đồng
nghiệp thân thiết đã luôn gần gũi, chia sẻ, động viên để tôi vượt qua mọi khó khăn
trong cuộc sống, hoàn thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn !
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Kim Sang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các tài liệu tham khảo và sử dụng trong luận án là trung
thực, trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu
trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên
cứu của mình.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Kim Sang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .............................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................... 4
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ............................. 6
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ......................................................... 7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ........................................................ 8
7. Bố cục của luận án .......................................................................................... 9
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƢ
LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................... 10
1.1. Khái niệm đô thị, đô thị hoá ............................................................................ 10
1.2. Một số công trình nghiên cứu về đô thị và đô thị hoá ở Việt Nam .............. 12
1.2.1. Những công trình nghiên cứu về đô thị và đô thị hoá ở Việt Nam
nói chung .......................................................................................................... 12
1.2.2. Một số công trình nghiên cứu về đô thị và đô thị hoá ở thành
phố Vinh ........................................................................................................... 19
1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn
đề luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết .................................................. 28
1.3.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............. 28
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết .................. 29
Chƣơng 2: QUY HOẠCH, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ, XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VẬT CHẤT KỸ THUẬT, QUẢN LÝ, ĐIỀU
HÀNH ĐÔ THỊ VINH ......................................................................................................... 31
2.1. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến đô thị hoá ở thành phố Vinh từ năm
1974 đến năm 2008 .................................................................................................. 31
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội ................................................... 31
2.1.2. Nguồn lực dân cư ................................................................................... 35
2.1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp chính
quyền địa phương về tái thiết, xây dựng, phát triển thành phố Vinh ............... 38
2.2. Quy hoạch, mở rộng địa giới hành chính, không gian đô thị Vinh ............. 42
2.2.1. Quy hoạch, mở rộng địa giới hành chính không gian đô thị Vinh ......... 42
2.2.2. Chia tách, sáp nhập, thay đổi địa danh, địa giới hành chính các
phường, xã, dân cư trên địa bàn đô thị Vinh .................................................... 49
2.3. Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật ......................................... 53
2.3.1. Đầu tư xây dựng khu phố Quang Trung ................................................. 53
2.3.2. Đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ nội thị, bến xe ............................. 54
2.3.3. Đầu tư xây dựng ga Vinh, cảng Bến Thủy và sân bay Vinh .................. 57
2.3.4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành Bưu điện, Bưu chính viễn thông ..... 66
2.3.5. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động văn hóa, xã
hội của người dân ............................................................................................. 68
2.4. Quản lý, điều hành đô thị ................................................................................ 72
2.4.1. Quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên đất đai ............................................ 72
2.4.2. Quản lý việc thu gom, xử lý rác thác, nước thải, chất thải công
nghiệp, xây dựng, rác thải sinh hoạt ................................................................ 76
2.4.3. Xây dựng, quản lý văn hoá, trật tự, an ninh, an toàn xã hội................... 77
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 79
Chƣơng 3: CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ, TẬP TRUNG DÂN CƢ, PHÂN
TẦNG XÃ HỘI, XÂY DỰNG VĂN HOÁ - VĂN MINH ĐÔ THỊ ....................... 81
3.1. Sự chuyển đổi về kinh tế .................................................................................. 81
3.1.1. Chuyển đổi trong kinh tế nông nghiệp ................................................... 81
3.1.2. Chuyển đổi trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ........... 89
3.1.3. Các ngành dịch vụ, thương mại, du lịch ................................................. 97
3.2. Quá trình tập trung dân cƣ trên địa bàn thành phố Vinh ......................... 104
3.3. Vấn đề việc làm và phân tầng xã hội ............................................................ 109
3.4. Xây dựng, phát triển văn hóa, văn minh đô thị .......................................... 114
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 119
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VỀ ĐÔ THỊ HOÁ Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH
NGHỆ AN TỪ NĂM 1974 ĐẾN NĂM 2008 ....................................................... 121
4.1. Ảnh hƣởng tích cực của đô thị hoá ở thành phố Vinh đối với tỉnh
Nghệ Tĩnh, Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ ....................................................... 121
4.2. Tác động trái chiều của Đô thị hoá ở thành phố Vinh đối với Nghệ
An, Hà Tĩnh ........................................................................................................... 134
4.3. Một số bài học kinh nghiệm và ý kiến đề xuất ............................................ 141
Tiểu kết chƣơng 4 .................................................................................................. 143
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 167
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GD-ĐT Giáo dục - đào tạo
HĐND Hội đồng Nhân dân
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học - công nghệ
KT-XH Kinh tế - xã hội
UBMTTQ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
UBND Ủy ban Nhân dân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình dân cư ở thành phố Vinh (1990 - 2008) ................................... 35
Bảng 2.2: Dân số và tình hình tăng dân số tự nhiên ở thành phố Vinh từ năm 1975
đến năm 2008 ........................................................................................... 36
Bảng 2.3: Diện tích đất đai các xã thuộc huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc
sáp nhập vào thành phố Vinh theo Nghị định số 45/2008/NĐ -CP ngày
17/4/2008. ................................................................................................. 47
Bảng 2.4: Diện tích tự nhiên, dân số các xã: Nghi Ân, Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi
Kim thành phố Vinh (Nghệ An) năm 2008 .............................................. 52
Bảng 2.5: Các bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh từ năm 1974 đến năm 2008 64
Bảng 3.1: Diện tích trồng lúa trên địa bàn thành phố Vinh (1975 - 1985) ............... 81
Bảng 3.2: Diện tích cây trồng trên địa bàn thành phố Vinh (1986 - 2008) .............. 82
Bảng 3.3: Số lượng lao động làm việc trong các cơ sở công nghiệp ngoài quốc
doanh ở thành phố Vinh (1996 - 2005) .................................................... 91
Bảng 3.4: Cơ sở công nghiệp chính trên địa bàn thành phố Vinh (1998 - 2008)
không nằm trong các khu, cụm công nghiệp ............................................ 95
Bảng 3.5: Dân số và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở thành phố Vinh (1975 - 2009) ... 105
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tình hình dân số và tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ năm 1975 đến
năm 2008 .................................................................................................. 37
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu diện tích cây trồng trên địa bàn thành phố Vinh (1986 - 2008) ....... 83
Biểu đồ 3.2: Số lượng đàn trâu, bò, lợn trên địa bàn thành phố Vinh (1986 - 2005) ....... 86
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Ngày 01/5/1974, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Mười
cùng ông Dieter Doering- Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà Dân chủ
Đức tại Việt Nam và ông Otto Knauer Trưởng đoàn chuyên gia Cộng hoà Đức xây
dựng thành phố Vinh cùng lãnh đạo Tỉnh uỷ, Uỷ ban Hành chính tỉnh Nghệ An,
Thành uỷ, Uỷ ban Hành chính thành phố Vinh đặt viên gạch đầu tiên tại khu A, khu
phố Quang Trung, xây dựng lại thành phố Vinh. Từ đó, cho đến ngày 05/9/2008,
khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1210/QĐ-TTg công nhận Vinh là
đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Nghệ An, đô thị hóa trên địa bàn thành phố Vinh vừa
mang những nét chung vừa mang những nét riêng khá điển hình so với một số đô
thị khác ở vùng Bắc Trung bộ và cả nước.
Trong thời gian kéo dài suốt hơn 3 thập niên đó, quá trình đô thị hoá diễn ra
trên địa bàn thành phố Vinh liên tục, toàn diện, đưa thành phố Vinh trở thành đô thị
loại II vào ngày 13/8/1993 và chính thức trở thành đô thị loại I, trực thuộc tỉnh
Nghệ An vào ngày 05/9/2008. Sau mốc lịch sử đó, thành phố Vinh đang tiếp tục
được mở rộng cả không gian, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,... để từng bước trở
thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung bộ. Xét trên tất cả các
phương diện, đô thị hoá ở thành phố Vinh (1974 -2008) không chỉ là một trong
những tiêu chí phản ánh bức tranh kinh tế - xã hội mà còn là một trong những nhân
tố ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của các tầng lớp nhân
dân trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng, tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nói chung, rộng
hơn là cả vùng Bắc Trung bộ. Mặc dầu đã có một số công trình nghiên cứu đề cập
đến quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố Vinh trong những khoảng thời gian
khác nhau, nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về đô thị hoá ở
thành phố Vinh trong khoảng thời gian đề tài xác định một cách hệ thống, toàn diện.
Bởi vậy, chọn đề tài: “Đô thị hóa ở thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) từ năm
1974 đến năm 2008” làm đề tài luận án nhằm tái hiện lại một cách hệ thống về quá
trình đô thị hoá ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói riêng trong khoảng thời gian đề
tài xác định. Kết quả nghiên cứu đề tài hy vọng góp phần thiết thực vào việc nghiên
2
cứu quá trình đô thị hoá ở khu vực Bắc Trung bộ cũng như cả nước cuối thế kỷ XX
đầu thế kỷ XXI nói chung.
1.2. Hướng nghiên cứu về đô thị và đô thị hoá là một trong những hướng
nghiên cứu thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Sử học, Đô thị học,
Khảo cổ học, Kiến trúc, Kinh tế, Nhân học, ở nhiều nước trên thế giới trong suốt
nhiều thập kỷ qua. Từ cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, các nhà nghiên cứu Sử
học, Dân tộc học, Văn hóa học, Kinh tế học, Nhân học,Kiến trúc ở Việt Nam đã
công bố nhiều công trình nghiên cứu công phu về đô thị và đô thị hoá ở nhiều tỉnh
thành trong cả nước. Nhiều Hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia về các chủ đề liên
quan trực tiếp đến đô thị và đô thị hoá ở vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng Đông Nam
Bộ, Tây Nam Bộ, lần lượt được tổ chức. Một số NCS Tiến sĩ chuyên ngành Lịch
sử Việt Nam tại Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Vinh, đã chọn hướng nghiên cứu về đô thị hay
đô thị hoá ở một đô thị của nước ta làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử. Kết quả
nghiên cứu đạt được từ các luận án nêu trên góp phần không nhỏ vào việc giải quyết
những nhiệm vụ khoa học và thực tiễn mà đề tài đặt ra.
Do đó, chọn đề tài nghiên cứu “Đô thị hóa ở thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) từ
năm 1974 đến năm 2008” là góp phần giải quyết những nhiệm vụ khoa học và thực tiễn
mà đô thị hoá ở thành phố Vinh đặt ra. Kết quả đạt được hy vọng sẽ góp phần vào việc
nghiên cứu toàn bộ quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, vùng Bắc
Trung bộ rộng hơn là cả nước cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI nói chung.
1.3. Giống như nhiều thành phố khác ở Bắc Trung bộ và cả nước, đô thị hoá ở
thành phố Vinh từ năm 1974 đến năm 2008 đã mở rộng không gian đô thị thông qua con
đường sáp nhập thêm nhiều làng xã thuộc huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc vào
địa bàn thành phố, từng bước biến các làng, xã ấy thành các khối, phường. Việc biến
hàng vạn nông dân làng xã thành thị dân trên địa bàn thành phố Vinh đã và đang đặt ra
nhiều vấn đề cần được nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau. Vấn đề càng trở nên
cấp thiết hơn, khi đô thị Vinh được công nhận là đô thị loại I nhưng trên địa bàn thành
phố thiếu hẳn những ngành kinh tế mũi nhọn, những trung tâm thương mại, tài chính,
tiền tệ quy mô lớn, tập trung. Trong khi đó, một bộ phận thị dân vẫn lấy sản xuất nông
nghiệp làm chính, nhưng diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
3
Trong khoảng thời gian 34 năm (1974 -2008) đô thị hoá ở thành phố Vinh cũng
diễn ra theo chiều sâu,thông qua việc điều chỉnh quy hoạch, kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật,nhằm nâng cao đời sống văn hoá vật chất và tinh thần cho hơn 30 vạn cư
dân đô thị. Đây chính là nguyên nhân làm thay đổi toàn bộ diện mạo quy hoạch, kiến
trúc, không gian đô thị, kinh tế đô thị, dân cư đô thị, văn hoá, văn minh đô thị,ở
thành phố Vinh.
Tuy nhiên, đô thị hoá trên địa bàn thành phố Vinh đã/ đang đặt ra nhiều vấn đề
bất cập như: đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở thiếu đồng bộ, manh mún, việc khai
thác, sử dụng, quản lý đất đai, tình trạng ô nhiễm môi trường, sự phân hoá giàu
nghèo, tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng cao, lao động và việc làm, an sinh xã hội
có nhiều điều bất cập...
Vì những lý do cơ bản đó, chúng tôi chọn đề tài “Đô thị hóa ở thành phố Vinh
(tỉnh Nghệ An) từ năm 1974 đến năm 2008” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Sử học của
mình với hy vọng có thể góp phần làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn
đã/đang đặt ra dưới tác động của đô thị hoá ở thành phố Vinh cũng như các thành
phố, đô thị ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống đô thị hoá
(1/5/1974 -5/9/2008) ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, nhằm tái hiện lại bức tranh
toàn cảnh về điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư, kinh tế, văn hoá, văn minh đô thị,...
trong khoảng thời gian đề tài xác định. Từ đó, chỉ ra một số điểm chung, riêng của
đô thị hoá trên địa bàn thành phố Vinh so với một số đô thị khác ở vùng Bắc Trung
bộ và cả nước. Luận án cũng nhấn mạnh những ảnh hưởng (bao gồm cả tích cực và
tồn tại, bất cập) do chính đô thị hoá tạo nên đối với các tầng lớp nhân dân trong
không gian 16 phường 9 xã ở thành phố Vinh nói riêng rộng hơn là địa bàn tỉnh
Nghệ An và cả vùng Bắc Trung bộ nói chung.
3.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu
sau đây:
4
- Tập trung nguồn tư liệu về lý luận và thực tiễn có nội dung liên quan đến đô thị
hoá ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 1974 đến năm 2008.
- Nêu, phân tích những tiền đề thúc đẩy nhanh đô thị hoá ở thành phố Vinh
trong khoảng thời gian đề tài xác định. Trong đó, nhấn mạnh chủ trương của Đảng,
Nhà nước, tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh nhằm thúc đẩy nhanh, bền vững đô thị
hoá ở thành phố Vinh.
- Một trong những nhiệm vụ quan trọng của luận án là: Làm rõ đặc trưng nổi
bật của đô thị hoá ở thành phố Vinh(1/5/1974 -5/9/2008) chính là tiến hành đô thị
hoá trên nền tảng một thành phố lớn của miền Bắc (10/10/1963) đã bị chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ (5/8/1964 -29/12/1972) phá huỷ hoàn toàn, trở thành một
đô thị loại II và đô thị loại I vào những thập niên cuối thế kỷ XX và thập niên đầu
của thế kỷ XXI. Trong đó, chú trọng đến việc mở rộng không gian đô thị theo chiều
rộng và cả chiều sâu theo phương thức sáp nhập nhiều làng xã thuộc huyện Hưng
Nguyên và huyện Nghi Lộc để mở rộng địa giới hành chỉnh; đồng thời đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, văn hoá,để từng bước nâng cao đời sống văn hoá
vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Tập trung làm rõ sự chuyển đổi về kinh tế, văn hoá- xã hội, quản lý, điều
hành đô thị, quá trình địa phương hoá dân cư,trên địa bàn thành phố Vinh trong
khoảng thời gian đề tài xác định,
- Đưa ra một số nhận xét về đô thị hoá ở thành phố Vinh từ ngày 1 tháng 5
năm 1974 đến ngày 5 tháng 9 năm 2008; chỉ ra những tồn tại, bất cập do đô thị hoá
gây nên, từ đó rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn đô thị hoá ở thành phố Vinh,..
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là: đô thị hoá ở thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An từ ngày 01/5/1974 - khi công cuộc tái thiết, xây dựng lại thành
phố Vinh sau chiến tranh chính thức bắt đầu bằng sự kiện ông Đỗ Mười, đại diện
Đảng, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào đặt viên gạch đầu tiên tại lễ
khởi công xây dựng khu A, phố Quang Trung thành phố Vinh đến khi thành phố
Vinh được công nhận là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Nghệ An ngày 05/9/2008.
5
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Phạm vi không gian nghiên cứu chủ yếu của luận án là thành
phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, do đô thị hoá ở thành phố Vinh từ năm 1974
đến năm 2008 có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội,...cả hai tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh, vùng Bắc Trung bộ; do đó, trong quá trình phân tích, đánh giá
về phạm vi ảnh hưởng của đô thị hoá ở thành phố Vinh, không gian nghiên cứu
được mở rộng để có được những đánh giá khách quan, có sức thuyết phục cả về lý
luận và thực tiễn.
- Về thời