Một là, quá trình ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của một số nước và khu vực trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malayxia và một số khu công nghệ cao trên thế giới như thung lũng Silicon;
Khu Sophia Antipolis; thành phố khoa học Tsukuba của Nhật Bản; khu công nghệ cao Tân Trúc (Đài Loan) và một số khu công nghệ cao của Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển một số khu công nghệ cao ở Việt Nam.
Hai là, thực trạng nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao ở Việt Nam. Tác giả hệ thống lại một số văn bản pháp luật, chính sách về công nghệ tiên tiến, công nghệ cao ở Việt Nam; đưa ra một số nhận xét về hệ thống văn bản pháp luật, chính sách này. Công trình đã phân tích thực trạng nghiên cứu, phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao ở Việt Nam và rút ra một số nhận xét.
Ba là, quá trình hình thành, phát triển các khu công nghệ cao, khu phần mềm ở Việt Nam như khu công nghệ cao Hoà Lạc; khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh; các công viên phần mềm và đưa ra một số nhận xét có thể tham khảo.
Chương 5 cuốn sách trình bày về một số chủ trương, giải pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, trong đó cuốn sách đã trình bày về một số vấn đề về ứng dụng, phát triển công nghệ tiến tiến, công nghệ cao ở Việt Nam như chủ trương, định hướng, bước đi và đề xuất một số giải pháp phát triển công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, khu công nghệ cao, một số chính sách về chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam [21].
196 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HƯƠNG
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƯ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2023
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HƢƠNG
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƢ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
M :
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
. PGS.TS. VŨ VĂN PHÚC
. TS. NGUYỄN THANH SƠN
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nghiên cứu
sinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, tài liệu được trích dẫn theo đúng quy định và được ghi đầy đủ trong
danh mục tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Hƣơng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN 7
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp công nghệ cao
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư 7
1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố liên quan đến đề
tài luận án và các khoảng trống mà luận án tiếp tục nghiên cứu 28
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ
CAO TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 34
2.1. Những vấn đề chung về khu công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao
và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 34
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp
công nghệ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 56
2.3. Kinh nghiệm trong nước, quốc tế về phát triển doanh nghiệp công nghệ cao
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và bài học cho Đà Nẵng 66
Chương 3: THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ 86
3.1. Khái quát về khu công nghệ cao Đà Nẵng và chủ trương phát triển doanh
nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 86
3.2. Thực trạng của các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng giai
đoạn 2010 - 2022 96
3.3. Đánh giá chung về thực trạng doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng
giai đoạn 2010 - 2022 123
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO Ở ĐÀ NẴNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
LẦN THỨ TƯ 136
4.1. Dự báo bối cảnh quốc tế, trong nước và thành phố ảnh hưởng đến phát
triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng 136
4.2. Quan điểm phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư 143
4.3. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đến
năm 2030 151
KẾT LUẬN 173
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 174
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 175
PHỤ LỤC 186
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMCN Cách mạng công nghiệp
CNTT Công nghệ thông tin
KH&CN Khoa học và công nghệ
R&D Nghiên cứu và triển khai
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất tại khu công nghệ cao Đà Nẵng 88
Bảng 3.2: Kết quả thu hút các dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao
và cung ứng dịch vụ công nghệ cao (Giai đoạn 2010 – 2022) 97
Bảng 3.3: Kết quả thu hút các dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ cao
và cung ứng dịch vụ công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng theo từng
năm (Giai đoạn 2010-2022) 97
Bảng 3.4: Các doanh nghiệp công nghệ cao đã đi vào hoạt động ở khu công
nghệ cao Đà Nẵng (Giai đoạn 2010 - 2022) 99
Bảng 3.5: Các doanh nghiệp công nghệ cao, dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao và
cung ứng dịch vụ công nghệ cao đang làm thủ tục sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư ở khu công nghệ cao Đà Nẵng (Giai đoạn 2010 - 2022) 100
Bảng 3.6: Quy mô vốn ban đầu của các doanh nghiệp công nghệ cao có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở khu công nghệ cao Đà Nẵng (Giai đoạn 2010-2022) 107
Bảng 3.7: Quy mô vốn ban đầu của các doanh nghiệp công nghệ cao có vốn
đầu tư trong nước tại khu công nghệ cao Đà Nẵng (Giai đoạn 2010-2022) 108
Bảng 3.8: Nhân lực của các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao
Đà Nẵng (Tính đến 30/12/2022) 111
Bảng 3.9: Trình độ chuyên môn của nhân lực tại các doanh nghiệp công nghệ
cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng (Tính đến 30/12/2022) 117
Bảng 3.10: Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ cao ở
Đà Nẵng trong 2 năm 2021 và 2022. 121
Bảng 3.11: Kết quả thu hút các dự án tham gia sản xuất sản phẩm công nghệ
cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng phân
theo loại hình chức năng (Giai đoạn 2010-2022) 121
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trong bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) phát triển mạnh mẽ,
nhất là cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư, việc ứng dụng và phát triển công
nghệ cao đã trở thành nền tảng quan trọng mang tính chiến lược trong chuyển đổi mô hình
tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đảm bảo phát triển bền vững của
các quốc gia. Trước xu thế đó, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao là một đòi hỏi tất yếu
của các nước, yêu cầu các doanh nghiệp không chỉ có khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả
các nguồn lực, mà còn phải nhanh nhạy trong việc phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học
và công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, gắn chiến lược sản xuất, kinh doanh với hoạt động nghiên
cứu khoa học, để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Doanh nghiệp công nghệ cao có thể nằm
riêng lẻ, có thể được thu hút tập trung vào một khu gọi là khu công nghệ cao.
Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, khu công nghệ cao là một khu kinh tế -
kỹ thuật được xây dựng và phát triển trên cơ sở công nghệ cao, nhằm tập trung thu hút các
doanh nghiệp công nghệ cao trong và ngoài nước, đồng thời huy động các nguồn lực về
khoa học và công nghệ cao, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp hiệu
quả giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển công nghệ
cao và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Trong khu công nghệ cao, các doanh nghiệp công nghệ cao có vai trò
cực kỳ quan trọng. Cùng với việc đóng vai trò là các chủ thể nghiên cứu, chuyển giao, phát
triển công nghệ cao, các doanh nghiệp công nghệ cao còn là đầu tàu giữ vai trò hỗ trợ, bổ
sung cho các doanh nghiệp khác tạo thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh và
cùng nhau phát triển...
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực miền Trung
và Tây Nguyên. Thành phố đã xác định đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao là định hướng
chiến lược trong mục tiêu phát triển theo hướng xanh, bền vững. Để đáp ứng yêu cầu phát
triển, Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg
ngày 28/10/2010 về việc thành lập khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố nhằm thúc đẩy
đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ - doanh nghiệp công nghệ cao; hình thành và phát
2
triển các ngành công nghệ cao, gắn kết hiệu quả giữa nghiên cứu, ứng dụng với sản xuất, kinh
doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ của Đà Nẵng, góp phần phát triển
KH&CN của Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói chung. Do đó,
Chính phủ và chính quyền thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội đối
với khu công nghệ cao Đà Nẵng từ khi thành lập đến nay. Đặc biệt, không nằm ngoài xu thế
tất yếu, Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã rất quan tâm,
không ngừng nỗ lực triển khai các hoạt động xúc tiến thu hút các dự án đầu tư để phát triển
doanh nghiệp công nghệ cao theo đúng định hướng và phù hợp với tiềm năng của địa phương.
Bước đầu, doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đã có sự gia tăng về số lượng, có hiệu quả
về chất lượng, tạo lập nền tảng để phát triển các ngành công nghệ cao mũi nhọn và đóng góp
tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghệ cao
ở khu công nghệ cao Đà Nẵng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, khó khăn dẫn đến tình trạng:
sản xuất kinh doanh thiếu ổn định, doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp
chưa nhiều, chi đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chưa được chú trọng đúng mức, số
lượng lao động có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện R&D trên tổng số
lao động của một số doanh nghiệp biến động lớn...
Trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, việc nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về
doanh nghiệp công nghệ cao, đánh giá thực trạng doanh nghiệp công nghệ cao, tìm ra
những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát
triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng là vấn đề cấp bách và có
ý nghĩa thực tiễn đối với địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, nghiên cứu sinh chọn chủ đề “Doanh nghiệp
công nghệ cao ở Đà Nẵng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” làm đề
tài luận án tiến sỹ chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng của doanh nghiệp công nghệ cao
trong giai đoạn 2010 - 2022, luận án đề xuất giải pháp nhằm phát triển doanh
nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp công nghệ
cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư.
- Phân tích, đánh giá thực trạng doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng giai
đoạn 2010 - 2022.
- Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở
Đà Nẵng đến năm 2030.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Phát triển doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư là
như thế nào? Nội dung, tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp
công nghệ cao là gì?
- Thực trạng của doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong giai đoạn
2010 – 2022 như thế nào? Vấn đề gì đang đặt ra?
- Cần có giải pháp gì để phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng
trong bối cảnh CMCN lần thứ tư đến năm 2030?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là doanh nghiệp công nghệ cao ở Đà Nẵng trong
bối cảnh CMCN lần thứ tư.
Luận án tiếp cận theo đối tượng của kinh tế chính trị: Nghiên cứu quan hệ sản xuất
trong mối liên hệ với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Về quan hệ sản xuất: nghiên cứu mối quan hệ giữa các chủ thể trong việc thu hút,
phát triển doanh nghiệp công nghệ cao. Trong đó, chính quyền nhà nước là trọng tâm,
thông qua các cấp chính quyền, Ban quản lý khu công nghệ cao và các doanh nghiệp, các
trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu liên kết phối hợp.
Về lực lượng sản xuất: Nghiên cứu các nguồn lực, điều kiện để doanh nghiệp công
nghệ cao hoạt động, gồm: Vốn; con người; cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học công nghệ.
Về kiến trúc thượng tầng: Vai trò và năng lực, quyền hạn của chính quyền
nhà nước các cấp và các chủ thể liên quan trong thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, hỗ
trợ hoạt động của doanh nghiệp công nghệ cao.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4
- Phạm vi nội dung: Để phù hợp với mục tiêu và đảm bảo quy định về dung
lượng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp công nghệ cao trong bối
cảnh CMCN lần thứ tư dưới góc độ kinh tế chính trị, trong đó tập trung vào 3 nội dung:
số lượng, chất lượng và cơ cấu; không nghiên cứu góc độ công nghệ, kỹ thuật.
- Phạm vi không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu các doanh nghiệp công nghệ
cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. Đây là những
doanh nghiệp công nghệ cao đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí về dự án công
nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao trong quy định của Ban Quản lý khu công
nghệ cao Đà Nẵng [3]. Ban Quản lý đã xét chọn và hỗ trợ các doanh nghiệp này
trong quá trình thu hút đầu tư và hoạt động tại khu công nghệ cao Đà Nẵng.
- Phạm vi về thời gian: Luận án phân tích và đánh giá thực trạng của các
doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong giai đoạn 2010-
2022, đề xuất giải pháp đến 2030.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án vận dụng lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, cùng hệ
thống chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
doanh nghiệp công nghệ cao và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp trừu tượng hoá khoa học: Tác giả đã sử dụng phương pháp này
trong toàn bộ luận án. Trong chương 1, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những công trình
trong nước và nước ngoài có liên quan trực tiếp đến đề tài và khái quát những vấn đề chủ
yếu cần tiếp tục giải quyết. Trong chương 2, sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa
học trong xác định nội dung, tiêu chí và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp
công nghệ cao; tập trung khảo sát kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở
một số thành phố trong nước và nước ngoài để rút ra những bài học kinh nghiệm để phát
triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong bối cảnh CMCN
lần thứ tư. Trong chương 3, vận dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa học trong phần
phân tích, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà
5
Nẵng trong bối cảnh CMCN lần thứ tư, tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá kết quả
đạt được của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ
công nghệ cao điển hình, có quy mô lớn, có thành tựu nổi bật về phát triển các lĩnh vực
công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư. Trong chương 4, trên cơ sở các nguyên
nhân chủ yếu đã được đưa ra ở chương 3, luận án đề xuất các quan điểm và những giải
pháp cơ bản nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng
trong bối cảnh CMCN lần thứ tư.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này đã được nghiên cứu
sinh sử dụng xuyên suốt trong quá trình xây dựng luận án và được áp dụng phổ biến
ở chương 2 và chương 3 của luận án. Trong chương 2, trên cơ sở các dữ liệu định
tính mà tác giả đã thu thập được thông qua các văn bản, chính sách của Đảng, nhà
nước, địa phương và tài liệu có liên quan đến những vấn đề về doanh nghiệp công
nghệ cao và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao, nghiên
cứu sinh tiến hành phân tích, tổng hợp để xây dựng thành một hệ thống các quan
niệm và một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm khác, hình thành khung lý luận ở
chương 2 của luận án. Trong chương 3, trên cơ sở các báo cáo của Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng, của Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng, của các doanh
nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng..., nghiên cứu sinh đã tổng
hợp những dữ liệu định lượng về số lượng, tỉ lệ, mức độ... của các doanh nghiệp
công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng, nghiên cứu sinh đã tiến hành phân
tích và đưa ra các minh chứng cần thiết cho những nhận định của mình.
Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
ở chương 3 của luận án. Trên cơ sở các số liệu trong các báo cáo của Ủy ban nhân
dân thành phố Đà Nẵng, của Ban Quản lý khu công nghệ cao Đà Nẵng, của các
doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng..., nghiên cứu sinh đã
sử dụng phương pháp thống kê và so sánh để thấy được mức độ thay đổi về cơ cấu
và quy mô của các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng
cũng như để phân tích thành tựu, hạn chế của các doanh nghiệp công nghệ cao tại
địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2022.
Phương pháp lô gic và lịch sử: Phương pháp này đã được nghiên cứu sinh sử
dụng phổ biến ở chương 2, chương 3 và chương 4 của luận án. Trong chương 2,
6
nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp này trong khảo cứu kinh nghiệm phát triển
doanh nghiệp công nghệ cao của các thành phố trong nước và nước ngoài. Theo đó,
nghiên cứu sinh đã khái quát kinh nghiệm thành các luận điểm, phân tích và minh
chứng cho các luận điểm đó. Trong chương 3, sử dụng phương pháp lô gic và lịch
sử nhằm khái quát thực trạng bằng các luận điểm, sau đó chứng minh các luận điểm
với các số liệu hoặc mô tả các hiện tượng, quá trình kinh tế trong thực tiễn của các
doanh nghiệp công nghệ cao, trong đó, đặc biệt coi trọng minh họa, phân tích các ví
dụ điển hình nhằm đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp công nghệ cao ở khu
công nghệ cao Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 - 2022. Trong chương 4, nghiên cứu
sinh khái quát các quan điểm và giải pháp bằng các luận điểm, phân tích, lập luận
để minh chứng khẳng định sự cần thiết của các luận điểm đó.
6. Điểm mới và đóng góp của luận án
Một là, Góp phần làm rõ, bổ sung lý luận về doanh nghiệp công nghệ cao như
(1) Đưa ra khái niệm, vai trò của doanh nghiệp công nghệ cao, quan niệm về phát triển
doanh nghiệp công nghệ cao, yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp công nghệ cao trong
bối cảnh CMCN lần thứ tư, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến
doanh nghiệp công nghệ cao trong bối cảnh CMCN lần thứ tư; (2) Rút ra bài học kinh
nghiệm từ một số địa phương trong và ngoài nước về phát triển doanh nghiệp công
nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
Hai là, Đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp công nghệ cao ở khu
công nghệ cao Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2022 và đề xuất quan điểm, giải
pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ cao ở khu công nghệ cao Đà Nẵng
trong bối cảnh CMCN lần thứ tư đến năm 2030.
Ba là, Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các
cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu liên
quan đến phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.
7. Kết cấu của luận án
Luận án được kết cầu gồm phần mở đầu, 4 chương (11 tiết), kết luận, danh
mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến công nghệ cao, khu công nghệ cao
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, (Tập 46), [11]: Khi bàn đến các yếu
tố cấu thành lực lượng sản xuất, ngoài việc đề cao vai trò của hai yếu tố tư liệu sản
xuất và người lao động, C.Mác nhấn mạnh vai trò của khoa học, coi đó là một trong
những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Nghiên cứu tiến trình vận động và phát triển của xã hội loài người thông qua hoạt
động sản xuất vật chất, C.Mác nhận định: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho
thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành
lực lượng sản xuất trực tiếp” [11, tr.372]. Theo luận điểm trên, tri thức khoa học được ứng
dụng, được vật hóa thành máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công cụ sản xuất (tư bản cố định)
và được người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó, nó trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp. C.Mác khẳng định như sau:
“Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại
công nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa
học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có
những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt và đối
với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó t