Trong bối cảnh môi trường kinh doanh liên tục biến động với những đặc điểm
vừa là cơ hội vừa là thách thức, quản trị chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển bền vững của các tổ chức. Quản trị chiến lược giúp các tổ
chức nói chung, các doanh nghiệp nói riêng định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ
mạng và mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp luôn
có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường. Ngoài ra, quản trị chiến lược giúp
doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội
và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm
mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp, từ đó nâng cao vị thế cạnh
tranh cho mình trên thương trường [5] [70] [36].
Quản trị chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh chỉ thực sự bắt đầu được nghiên
cứu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Vấn đề chiến lược kinh doanh được phát triển
bởi các nhà nghiên cứu của nhóm tư vấn Boston BCG, nhóm GE từ những năm 1970,
tiếp theo đó, các công trình nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của Michael Porter
đã thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp. Từ năm 1990 đến nay, quản trị chiến
lược đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay Quản trị chiến lược
(Strategic management) là bộ môn không thể thiếu trong chương trình đào tạo Quản
trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học không những ở Việt Nam mà còn ở các
trường kinh tế danh tiếng trên thế giới [15, tr.9]. Do đó, việc nghiên cứu các thuật
ngữ sử dụng trong lĩnh vực quản trị chiến lược sẽ mang lại nhiều ý nghĩa về lý luận
và thực tiễn.
Nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam đã trải qua các thời kỳ
phát triển khác nhau trong gần thế kỉ qua với nhiều thành tựu rực rỡ về cả số lượng
và chất lượng, bao gồm các công trình lý luận và ứng dụng về thuật ngữ thuộc các
ngành khoa học khác nhau như kinh tế, y học, dầu khí, thời trang, xây dựng, du lịch,
xã hội học, v.v. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu thuật ngữ hiện nay hướng
theo các cách tiếp cận như miêu tả đặc điểm của hệ thuật ngữ tiếng Việt; đối chiếu hệ
thuật ngữ giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Nhật, v.v. dựa trên các tiêu chí như con đường hình thành thuật ngữ, đặc điểm cấu
tạo, đặc điểm định danh nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ
thuật ngữ tiếng Việt với hệ thuật ngữ tiếng nước ngoài trong lĩnh vực khoa học cụ
thể. Ngoài ra, cũng có một số luận án hướng nghiên cứu đến chuẩn hóa thuật ngữ
hoặc nghiên cứu tương đương dịch thuật ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Như vậy, có thể thấy rằng, ở Việt Nam vẫn còn thiếu các nghiên cứu về thuật
ngữ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận - hướng nghiên cứu về thuật ngữ mới
nổi trên thế giới. Bên cạnh đó, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên
sâu về đối chiếu thuật ngữ quản trị chiến lược (QTCL) tiếng Anh và tiếng Việt.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu thuật ngữ quản
trị chiến lược Anh-Việt” để thực hiện luận án tiến sĩ nhằm tìm hiểu những điểm tương
đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và miền nguồn ý niệm
trong hình thành thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, luận án sẽ góp phần
xây dựng lý thuyết chung về thuật ngữ học, làm cơ sở cho việc biên soạn từ điển thuật
ngữ quản trị chiến lược Anh-Việt, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và
thực hành quản trị chiến lược.
309 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đối chiếu thuật ngữ quản trị chiến lược Anh - Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ANH -VIỆT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội, năm 2023
i
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH
ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ANH -VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu
Mã số: 9.22.20.24
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hiển
Hà Nội, năm 2023
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận án tiến sĩ “Đối chiếu thuật ngữ quản trị chiến
lược Anh-Việt” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả thu được
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thúy Hạnh
iii
LỜI CẢM ƠN
Luận án được nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tại Khoa Văn hóa - Ngôn ngữ
học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam dưới sự
hướng dẫn của TS. Phạm Hiển.
NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Hiển, người đã tận tình
hướng dẫn, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu. Thầy luôn động viên, khích
lệ NCS trong nghiên cứu để NCS có thể hoàn thành luận án đúng thời gian quy định.
NCS xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội, quý
thầy cô Học viện Khoa học Xã hội, Khoa Văn hóa - Ngôn ngữ học đã tạo điều kiện
học tập, và giảng dạy, truyền đạt cho NCS nhiều kiến thức về ngôn ngữ học so sánh,
đối chiếu.
NCS xin chân thành cảm ơn các Nhà khoa học trong và ngoài Học viện đã
đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp NCS kịp thời bổ sung, hoàn thiện nội dung luận
án.
Cuối cùng lời cảm ơn đặc biệt nhất, NCS xin dành cho gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ NCS cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình
học tập và viết luận án..
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thúy Hạnh
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN.......................................................................................................................... 9
1.1. Dẫn nhập .......................................................................................................... 9
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... 9
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về thuật ngữ .......................................... 9
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về thuật ngữ ......................................... 17
1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về thuật ngữ Quản trị chiến lược ........................... 19
1.3. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 21
1.3.1. Cơ sở lý luận về thuật ngữ quản trị chiến lược .......................................... 21
1.3.2. Cơ sở lý luận về định danh thuật ngữ ......................................................... 39
1.3.3. Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm .................................................................... 43
1.3.4. Cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu ................................................... 54
1.4. Tiểu kết ............................................................................................................... 58
CHƯƠNG 2. ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ANH-VIỆT
VỀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH ................................... 60
2.1. Dẫn nhập ......................................................................................................... 60
2.2. Đối chiếu thuật ngữ quản trị chiến lược Anh - Việt về đặc điểm cấu tạo ...... 60
2.2.1. Đối chiếu phương thức cấu tạo thuật ngữ quản trị chiến lược Anh-Việt ... 61
2.2.2. Đối chiếu đặc điểm thành tố cấu tạo cụm từ trong thuật ngữ QTCL tiếng
Anh và tiếng Việt .......................................................................................... 68
2.2.3. Nhận xét về những điểm tương đồng và khác biệt của đặc điểm cấu tạo
thuật ngữ QTCL trong tiếng Anh và tiếng Việt ............................................ 82
2.3. Đối chiếu thuật ngữ quản trị chiến lược Anh - Việt về đặc điểm định danh .. 85
2.3.1. Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ quản trị chiến lược Anh-Việt xét
theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ ................................................................ 85
2.3.2. Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ quản trị chiến lược Anh-Việt xét
theo cách thức biểu thị của thuật ngữ ............................................................ 88
v
2.3.3. Phân loại thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt theo phạm trù nội dung
....................................................................................................................... 91
2.3.4. Các mô hình định danh thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt ............ 94
2.3.5. Nhận xét về những điểm tương đồng và khác biệt về đặc điểm định danh
thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt .................................................... 110
2.4. Tiểu kết ......................................................................................................... 111
CHƯƠNG 3. ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG THUẬT NGỮ QUẢN TRỊ
CHIẾN LƯỢC ANH-VIỆT .................................................................................... 114
3.1. Dẫn nhập ....................................................................................................... 114
3.2. Khái quát về ẩn dụ ý niệm trong các thuật ngữ quản trị chiến lược tiếng Anh
và tiếng Việt ......................................................................................................... 114
3.3. Đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong các thuật ngữ quản trị chiến lược tiếng Anh và
tiếng Việt .............................................................................................................. 117
3.3.1. Ẩn dụ có miền nguồn QUÂN SỰ trong thuật ngữ QTCL tiếng Anh và
tiếng Việt ..................................................................................................... 117
3.3.2. Ẩn dụ có miền nguồn XÂY DỰNG trong thuật ngữ QTCL tiếng Anh và
tiếng Việt ..................................................................................................... 122
3.3.3. Ẩn dụ có miền nguồn CON NGƯỜI trong thuật ngữ QTCL tiếng Anh và
tiếng Việt ..................................................................................................... 127
3.3.4. Ẩn dụ có miền nguồn HÀNH TRÌNH trong thuật ngữ QTCL tiếng Anh và
tiếng Việt ..................................................................................................... 133
3.3.5. Ẩn dụ có miền nguồn THỂ THAO trong thuật ngữ QTCL tiếng Anh và
tiếng Việt ..................................................................................................... 138
3.3.6. Ẩn dụ có miền nguồn CÂY trong thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt
..................................................................................................................... 141
3.3.7. Ẩn dụ có miền nguồn ĐỘNG VẬT trong thuật ngữ QTCL tiếng Anh và
tiếng Việt ..................................................................................................... 143
3.3.8. Ẩn dụ có miền nguồn KHÔNG GIAN trong thuật ngữ QTCL tiếng Anh và
tiếng Việt ..................................................................................................... 148
3.3.9. Ẩn dụ trong thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt được kích hoạt từ
vi
các miền nguồn khác ................................................................................... 154
3.4. Tiểu kết ............................................................................................................. 159
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 162
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................. 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 168
NGUỒN TƯ LIỆU KHẢO SÁT............................................................................. 180
PHỤ LỤC ............................................................................................................... PL1
PHỤ LỤC 1. THỐNG KÊ DỤ DẪN TRONG CÁC THUẬT NGỮ ẨN DỤ
TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ......................................................................... PL3
PHỤ LỤC 2. THỐNG KÊ THUẬT NGỮ ẨN DỤ THUỘC LĨNH VỰC QTCL
TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........................................................ PL15
PHỤ LỤC 3. NGỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................... PL48
vii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
TT Tên bảng/ hình Trang
1 Bảng 2.1. Thống kê thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt có cấu
tạo là từ
66
2 Bảng 2.2. Số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ QTCL tiếng Anh và
tiếng Việt
68
3 Bảng 2.3. Thuật ngữ QTCL Anh-Việt thuộc các phạm trù ngữ nghĩa 92
4 Bảng 2.4. Thuật ngữ QTCL Anh-Việt thuộc đơn vị định danh phái
sinh
93
5 Bảng 3.1. Lược đồ ánh xạ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC LÀ HOẠT
ĐỘNG QUÂN SỰ
117
6 Bảng 3.2. Thống kê số lượng thuật ngữ ẩn dụ QUẢN TRỊ CHIẾN
LƯỢC LÀ HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ
121
7 Bảng 3.3. Lược đồ ánh xạ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC LÀ XÂY
DỰNG
123
8 Bảng 3.4. Thống kê số lượng thuật ngữ ẩn dụ QUẢN TRỊ CHIẾN
LƯỢC LÀ XÂY DỰNG
126
9 Bảng 3.5. Lược đồ ánh xạ TỔ CHỨC LÀ CON NGƯỜI 128
10 Bảng 3.6. Thống kê số lượng thuật ngữ ẩn dụ TỔ CHỨC LÀ CON
NGƯỜI
132
11 Bảng 3.7. Lược đồ ánh xạ KINH DOANH LÀ MỘT CUỘC HÀNH
TRÌNH
133
12 Bảng 3.8. Thống kê số lượng thuật ngữ ẩn dụ KINH DOANH LÀ
MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH
137
13 Bảng 3.9. Lược đồ ánh xạ CẠNH TRANH LÀ CUỘC THI ĐẤU
THỂ THAO
138
14 Bảng 3.10. Thống kê số lượng thuật ngữ ẩn dụ CẠNH TRANH LÀ
CUỘC THI ĐẤU THỂ THAO
140
15 Bảng 3.11. Lược đồ ánh xạ TỔ CHỨC LÀ CÂY 141
viii
16 Bảng 3.12. Thống kê số lượng thuật ngữ ẩn dụ TỔ CHỨC LÀ CÂY 143
17 Bảng 3.13. Thống kê số lượng thuật ngữ ẩn dụ có miền nguồn ĐỘNG
VẬT
144
18 Bảng 3.14. Thống kê số lượng thuật ngữ ẩn dụ có miền nguồn
KHÔNG GIAN
153
19 Bảng 3.15. Thống kê số lượng thuật ngữ ẩn dụ được kích hoạt từ các
miền nguồn khác
154
20 Hình 1.1. Mô hình quản trị chiến lược tổng quát 31
21 Hình 3.1. Tần suất xuất hiện các miền nguồn ẩn dụ trong thuật ngữ
QTCL tiếng Anh và tiếng Việt
116
ix
DANH MỤC VIẾT TẮT
TT Ký hiệu Cụm từ được viết tắt
1 QTCL quản trị chiến lược
2 AD ẩn dụ
3 TN thuật ngữ
4 ĐTĐD đặc trưng định danh
5 YTĐD yếu tố định danh
6 VD ví dụ
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh liên tục biến động với những đặc điểm
vừa là cơ hội vừa là thách thức, quản trị chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển bền vững của các tổ chức. Quản trị chiến lược giúp các tổ
chức nói chung, các doanh nghiệp nói riêng định hướng rõ tầm nhìn chiến lược, sứ
mạng và mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp luôn
có các chiến lược tốt, thích nghi với môi trường. Ngoài ra, quản trị chiến lược giúp
doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội
và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong môi trường bên ngoài, phát huy các điểm
mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp, từ đó nâng cao vị thế cạnh
tranh cho mình trên thương trường [5] [70] [36].
Quản trị chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh chỉ thực sự bắt đầu được nghiên
cứu từ những năm 50 của thế kỷ XX. Vấn đề chiến lược kinh doanh được phát triển
bởi các nhà nghiên cứu của nhóm tư vấn Boston BCG, nhóm GE từ những năm 1970,
tiếp theo đó, các công trình nghiên cứu về chiến lược kinh doanh của Michael Porter
đã thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp. Từ năm 1990 đến nay, quản trị chiến
lược đã trở nên phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay Quản trị chiến lược
(Strategic management) là bộ môn không thể thiếu trong chương trình đào tạo Quản
trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học không những ở Việt Nam mà còn ở các
trường kinh tế danh tiếng trên thế giới [15, tr.9]. Do đó, việc nghiên cứu các thuật
ngữ sử dụng trong lĩnh vực quản trị chiến lược sẽ mang lại nhiều ý nghĩa về lý luận
và thực tiễn.
Nghiên cứu về thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam đã trải qua các thời kỳ
phát triển khác nhau trong gần thế kỉ qua với nhiều thành tựu rực rỡ về cả số lượng
và chất lượng, bao gồm các công trình lý luận và ứng dụng về thuật ngữ thuộc các
ngành khoa học khác nhau như kinh tế, y học, dầu khí, thời trang, xây dựng, du lịch,
xã hội học, v.v.... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu thuật ngữ hiện nay hướng
theo các cách tiếp cận như miêu tả đặc điểm của hệ thuật ngữ tiếng Việt; đối chiếu hệ
2
thuật ngữ giữa tiếng Việt với một ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng
Nhật, v.v... dựa trên các tiêu chí như con đường hình thành thuật ngữ, đặc điểm cấu
tạo, đặc điểm định danh nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ
thuật ngữ tiếng Việt với hệ thuật ngữ tiếng nước ngoài trong lĩnh vực khoa học cụ
thể. Ngoài ra, cũng có một số luận án hướng nghiên cứu đến chuẩn hóa thuật ngữ
hoặc nghiên cứu tương đương dịch thuật ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
Như vậy, có thể thấy rằng, ở Việt Nam vẫn còn thiếu các nghiên cứu về thuật
ngữ dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận - hướng nghiên cứu về thuật ngữ mới
nổi trên thế giới. Bên cạnh đó, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên
sâu về đối chiếu thuật ngữ quản trị chiến lược (QTCL) tiếng Anh và tiếng Việt.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đối chiếu thuật ngữ quản
trị chiến lược Anh-Việt” để thực hiện luận án tiến sĩ nhằm tìm hiểu những điểm tương
đồng và khác biệt về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và miền nguồn ý niệm
trong hình thành thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt. Từ đó, luận án sẽ góp phần
xây dựng lý thuyết chung về thuật ngữ học, làm cơ sở cho việc biên soạn từ điển thuật
ngữ quản trị chiến lược Anh-Việt, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và
thực hành quản trị chiến lược.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là tìm hiểu, đối chiếu nhằm làm sáng tỏ
những điểm tương đồng và khác biệt của hệ thuật ngữ quản trị chiến lược trong ngôn
ngữ Anh và Việt xét về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh thuật ngữ và các miền
nguồn ý niệm trong hình thành thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu và hệ thống hóa các quan điểm lý luận về thuật
ngữ khoa học và thuật ngữ QTCL trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập
cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu của luận án;
(2) Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ QTCL trong tiếng Anh và tiếng Việt;
3
(3) Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ QTCL trong tiếng Anh và tiếng
Việt;
(4) Khảo sát, đối chiếu các miền nguồn Ẩn dụ ý niệm trong hình thành thuật ngữ
QTCL trong tiếng Anh và tiếng Việt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thuật ngữ QTCL tiếng Anh và
tiếng Việt trích rút trong các từ điển và giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành
quản trị chiến lược viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Chúng tôi quan niệm thuật ngữ
QTCL là những từ và cụm từ cố định biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh
vực quản trị chiến lược.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án là đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, các
mô hình ẩn dụ ý niệm của thuật ngữ QTCL trong tiếng Anh và tiếng Việt xét theo
miền nguồn để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ. Đặc
điểm thành tố và số lượng thành tố cấu tạo các thuật ngữ QTCL là từ không nằm
trong phạm vi nghiên cứu của luận án.
4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu và giải quyết được các nhiệm vụ nghiên
cứu đã đề ra, Luận án sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để miêu tả đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định
danh, cũng như các miền nguồn ý niệm trong khối ngữ liệu nghiên cứu. Thuật ngữ
QTCL tiếng Anh và tiếng Việt được miêu tả song song trong từng tiêu chí đối chiếu.
Trong số nhiều thủ pháp của phương pháp miêu tả, luận án lựa chọn sử dụng
các thủ pháp sau:
+ Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp
Thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp là thủ pháp thuộc phương pháp miêu tả
4
bên trong. Thủ pháp này được áp dụng để phân tích cấu tạo thuật ngữ theo thành tố
trực tiếp nhằm xác định các yếu tố tạo nên thuật ngữ.
+ Thủ pháp phân tích nghĩa tố
Thủ pháp này được sử dụng để phân tích cấu trúc ngữ nghĩa để quy loại khái
niệm của đối tượng được định danh và chọn đặc trưng định danh, qua đó xác định các
phạm trù ngữ nghĩa và các đặc trưng định danh thuật ngữ QTCL; đồng thời làm cơ
sở xây xác định và phân loại các miền nguồn ý niệm của các thuật ngữ ẩn dụ.
+ Thủ pháp phân tích ý niệm
Thủ pháp phân tích ý niệm được sử dụng trong phân tích thuộc tính của miền
ý niệm nguồn, miền ý niệm đích, làm rõ bản chất và vai trò của ẩn dụ ý niệm trong
thuật ngữ QTCL.
+ Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp thống kê, phân loại được sử dụng để tìm hiểu số lượng, tần suất xuất
hiện, tỉ lệ phần trăm của phương thức cấu tạo, số lượng thành tố cấu tạo thuật ngữ là
cụm từ, các phương thức định danh, các mô hình định danh và thống kê phân loại các
các ẩn dụ ý niệm theo miền nguồn trong hệ thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt.
Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp so sánh, đối chiếu hai chiều sẽ được sử dụng chính và xuyên suốt
trong đề tài để so sánh, đối chiếu trên bình diện từ vựng về đặc điểm cấu tạo, đặc
điểm định danh và các ẩn dụ ý niệm trong hệ thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng
Việt; từ đó tìm ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thuật ngữ.
Quy trình đối chiếu song song được áp dụng trong Luận án, theo đó, chúng tôi
miêu tả thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt song song và tiến hành đối chiếu
theo từng tiêu chí nhỏ thuộc đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh, các lược đồ ánh
xạ trong các mô hình ẩn dụ ý niệm theo từng miền nguồn cụ thể.
Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng kết hợp thủ pháp diễn dịch và quy nạp để đưa
ra kết quả nghiên cứu trong Chương 2 và Chương 3. Chúng tôi vận dụng các khung
lý thuyết đã được thực hiện trong các nghiên cứu trước làm nền tảng cơ sở xây dựng
các mô hình nghiên cứu trong Luận án. Bên cạnh đó, dựa trên nguồn ngữ liệu thu
5
thập được, chúng tôi bổ sung các kết quả nghiên cứu mới vào khung lý thuyết nghiên
cứu về thuật ngữ.
4.2. Ngữ liệu nghiên cứu
Để đảm bảo được tính đa dạng, đầy đủ và tương đương về số lượng các thuật
ngữ trong phạm vi nghiên cứu và hiện đang được sử dụng trong lĩnh vực quản trị
chiến lược nhằm rút ra được những nhận xét, đánh giá chính xác và khách quan về
các đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh và miền nguồn ý niệm trong cấu tạo thuật
ngữ cùng các mô hình ẩn dụ của thuật ngữ QTCL tiếng Anh và tiếng Việt, luận án
dựa vào nhiều nguồn ngữ liệu khác nhau như: 03 cuốn từ điển thuật ngữ QTCL tiếng
Anh; 03 từ điển kinh tế Anh-Việt (vì hiện nay chưa xuất bản từ điển chuyên ngành
về thuật ngữ QTCL tiếng Việt, hoặc từ điển thuật ngữ QTCL Anh-Việt). Tuy nhiên,
số lượng QTCL tiếng Anh và tiếng Việt trong những cuốn từ điển này còn khiêm tốn,
chưa phản ánh được sự phong phú và cập nhật của hệ thuật ngữ hiện nay. Vì vậy,
luận án thu thập thêm ngữ liệu từ các nguồn khác, bao gồm 19 cuốn giáo trình, tạp
chí, sách chuy