Luận án Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay

1. Tính cấp thiết của đề tài Phương thức lãnh đạo (PTLĐ) của Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng và thắng lợi của cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng gần 90 năm qua đã chứng minh rằng, khi đã có đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, có tổ chức, bộ máy, cán bộ có chất lượng, nhưng không tạo lập được PTLĐ phù hợp thì chất lượng, hiệu quả lãnh đạo sẽ thấp, thậm chí không có hiệu quả. Tính đúng đắn, sự phù hợp của PTLĐ của Đảng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khả năng nhận thức và sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp, cách thức lãnh đạo của Đảng đối với mỗi nhiệm vụ và ở từng thời kỳ. Bởi vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt, khi chuyển giao giai đoạn cách mạng, hoặc khi lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ mới, trong những điều kiện và hoàn cảnh mới, Đảng không thể sử dụng rập khuôn, máy móc PTLĐ của “ngày hôm qua”, mà phải đổi mới, cải tiến, hoàn thiện các phương pháp, cách thức lãnh đạo của mình. Do đó, đổi mới PTLĐ của Đảng là một tất yếu khách quan đối với mỗi nhiệm vụ, mỗi đối tượng lãnh đạo trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả và tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị” [35, tr. 214]

pdf205 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 985 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ HÀ §æi míi ph-¬ng thøc l·nh ®¹o cña c¸c tØnh ñy vïng B¾c Trung Bé ®èi víi c«ng t¸c thanh niªn giai ®o¹n hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ HÀ §æi míi ph-¬ng thøc l·nh ®¹o cña c¸c tØnh ñy vïng B¾c Trung Bé ®èi víi c«ng t¸c thanh niªn giai ®o¹n hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Dương Trung Ý 2. PGS, TS Trương Thị Thông HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, số liệu, được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận án là trung thực. Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Hà MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Những công trình nghiên cứu trong nước 7 1.2. những công trình nghiên cứu ở nước ngoài 21 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu 27 Chương 2 : ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 31 2.1. Các tỉnh và tỉnh ủy vùng bắc trung bộ hiện nay 31 2.2. Công tác thanh niên, phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên 42 2.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ đối với công tác thanh niên - khái niệm, nội dung và những vấn đề có tính nguyên tắc 56 Chương 3 ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM 67 3.1. Thực trạng thanh niên và công tác thanh niên ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 67 3.2. Thực trạng đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên 79 3.3. Nguyên nhân và những kinh nghiệm đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên 104 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾUTIẾP TỤC ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN ĐẾN NĂM 2025 115 4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay 115 4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng bắc trung bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay 123 KẾT LUẬN 154 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BCH BTV BTB CNH, HĐH : Ban Chấp hành : Ban Thường vụ : Bắc Trung Bộ : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH CTTN CT- XH : Chủ nghĩa xã hội : Công tác thanh niên : Chính trị - xã hội HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT KT- XH LHTN : Hệ thống chính trị : Kinh tế - xã hội : Liên hiệp thanh niên MTTQ NXB : Mặt trận Tổ quốc : Nhà xuất bản PTLĐ TNCS : Phương thức lãnh đạo : Thanh niên cộng sản UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phương thức lãnh đạo (PTLĐ) của Đảng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chất lượng, hiệu quả lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng và thắng lợi của cách mạng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng gần 90 năm qua đã chứng minh rằng, khi đã có đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, có tổ chức, bộ máy, cán bộ có chất lượng, nhưng không tạo lập được PTLĐ phù hợp thì chất lượng, hiệu quả lãnh đạo sẽ thấp, thậm chí không có hiệu quả. Tính đúng đắn, sự phù hợp của PTLĐ của Đảng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khả năng nhận thức và sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp, cách thức lãnh đạo của Đảng đối với mỗi nhiệm vụ và ở từng thời kỳ. Bởi vậy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, nhất là ở những thời điểm có tính bước ngoặt, khi chuyển giao giai đoạn cách mạng, hoặc khi lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụ mới, trong những điều kiện và hoàn cảnh mới, Đảng không thể sử dụng rập khuôn, máy móc PTLĐ của “ngày hôm qua”, mà phải đổi mới, cải tiến, hoàn thiện các phương pháp, cách thức lãnh đạo của mình. Do đó, đổi mới PTLĐ của Đảng là một tất yếu khách quan đối với mỗi nhiệm vụ, mỗi đối tượng lãnh đạo trong mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Nâng cao hiệu quả và tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị” [35, tr. 214]. Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững, tiếp tục xây dựng nền tảng để sớm đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được mục tiêu đó, thì việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vô cùng cần thiết. Trong công cuộc đổi mới đất nước, thanh niên chính là nguồn nhân lực dồi dào, có mặt ở khắp các địa phương, các ngành, nghề trong cả nước. Thanh niên có 2 vai trò vô cùng to lớn đối với thắng lợi công cuộc đổi mới, song họ cũng chịu tác động nhiều chiều từ những biến đổi của tình hình trong nước và thế giới. Thực tế đó đặt công tác thanh niên (CTTN) của Đảng trước yêu cầu, nhiệm vụ và những thách thức mới. Để thanh niên tiếp tục xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và nhân dân, phát huy vai trò xung kích của thanh niên, xây dựng thanh niên thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi Đảng phải đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo đối với thanh niên và CTTN mà nhất đổi mới PTLĐ của Đảng đối với CTTN ở những vùng đất có nhiều tiềm năng, thế mạnh và thanh niên chiếm phần đông dân số và lực lượng lao động như ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ (BTB). BTB gồm 6 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đây là "vùng đất thép" của Tổ quốc, là địa bàn có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự ổn định và phát triển của cả nước. Để khai thác và phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH phải phát huy mạnh mẽ nguồn nhân lực, nhất là thanh niên - lực lượng chiếm hơn 30% dân số và 55% lực lượng lao động, các tỉnh ủy vùng BTB đã coi trọng đổi mới sự lãnh đạo nhất là đổi mới PTLĐ đối với CTTN. Do đó, tình hình thanh niên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, CTTN đã góp phần xây dựng được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và hành động sáng tạo; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nước. Các tỉnh uỷ đã lãnh đạo HTCT và toàn xã hội thực hiện tốt hơn CTTN. Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển thanh niên và nhiều chính sách về CTTN, tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên rèn luyện, cống hiến, trưởng thành. Công tác đoàn và phong trào thanh niên từng bước phát triển, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở rộng; số thanh niên trở thành đoàn viên, đảng viên ngày càng tăng. Vai trò của MTTQ, các đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên, CTTN đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình hình thanh niên cũng đang diễn biến hết sức phức tạp, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình 3 hình đất nước. Học vấn của một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, dân tộc thiểu số còn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo CTTN; việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về CTTN không thường xuyên, kịp thời; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực sự được coi trọng; chưa làm tốt công tác phát triển đảng trong thanh niên. Chính quyền chậm thể chế hoá và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về CTTN; thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với thanh niên; chưa có chính sách cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng tài năng trẻ; việc thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên còn hạn chế. Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN chưa theo kịp sự phát triển của tình hình thanh niên; khả năng chi phối và ảnh hưởng của Đoàn, Hội trong thanh niên chưa sâu rộng, tỉ lệ tập hợp thanh niên chưa cao; tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ đoàn, hội và đoàn viên, hội viên chưa cao. MTTQ và các đoàn thể nhiều nơi chưa phối hợp chặt chẽ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong CTTN. Như vậy, những thành tựu to lớn đã đạt được trong thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đang tạo ra môi trường mới để thanh niên phát triển tài năng, cống hiến cho xã hội, từng bước cải thiện đời sống. Bối cảnh trong nước và quốc tế cùng với những chuyển động không ngừng của tình hình thanh niên và CTTN của các tỉnh BTB tất yếu đòi hỏi sự đổi mới không ngừng cả về lý luận cũng như phương pháp tiếp cận thực tiễn; đổi mới mạnh mẽ PTLĐ của các tỉnh ủy đối với CTTN trong tình hình mới, góp phần quan trọng trong công tác vận động, tập hợp và đoàn kết thanh niên thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. 4 Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, việc lựa chọn và thực hiện đề tài “Đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay” có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài; đánh giá đúng thực trạng, luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong nước và nước ngoài liên quan trực tiếp đến đề tài luận án; chỉ ra những kết quả, xác định những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN trong giai đoạn hiện nay, gồm: đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ở các tỉnh BTB; khái niệm thanh niên, CTTN; khái niệm PTLĐ và đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN; nêu rõ những vấn đề có tính nguyên tắc trong đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN từ năm 2008 (từ khi có Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25-7- 2008 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa”) đến năm 2015; chỉ ra ưu, khuyết điểm, kết quả, nguyên nhân của thực trạng và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn; đồng thời, xác định những vấn đề có tính nguyên tắc trong đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm tiếp tục đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN trong giai đoạn hiện nay. 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. - Thời gian khảo sát: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng PTLĐ và quá trình đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN trong từ năm 2008 đến năm 2015, phương hướng, giải pháp đề xuất có giá trị đến năm 2025. - Không gian: Vùng BTB (gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế). 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng về thanh niên, CTTN và PTLĐ của Đảng đối với các tổ chức CT- XH; chính sách của Nhà nước về thanh niên và CTTN; - Cơ sở thực tiễn của luận án là tình hình thanh niên và CTTN, thực trạng đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy các tỉnh BTB đối với CTTN giai đoạn hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, đồng thời sử dụng các phương pháp chuyên ngành: lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, thống kê, so sánh, phương pháp chuyên gia... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN và những yêu cầu đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN. - Một số kinh nghiệm về đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN từ năm 2008 đến nay. - Hai nhóm giải pháp tiếp tục đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN đến năm 2025: Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thực sự là “thủ lĩnh” của thanh niên Hai là, khắc phục tình trạng “hành chính hóa” trong tổ chức và hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung và làm sáng rõ thêm những vấn đề lý luận về PTLĐ và đổi mới PTLĐ của Đảng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội. - Luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho các tỉnh ủy nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho hoạt động lãnh đạo của các tỉnh ủy nói chung và quá trình đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy đối với CTTN nói riêng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập ở các trường chính trị tỉnh, thành phố và ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương, 11 tiết, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong thời gian gần đây, vấn đề đảng cầm quyền, vai trò của lãnh đạo của Đảng, đổi mới, chỉnh đốn Đảng mà đặc biệt là đổi mới PTLĐ của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với thanh niên và CTTN giành được sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước với những phương diện, mức độ và mục tiêu khác nhau. Trên cơ sở tham khảo cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và kết quả của các công trình khoa học có liên quan đến vấn đề đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN giai đoạn hiện nay, tác giả xác định nội dung mà luận án cần tập trung nghiên cứu. 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phương thức lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng 1.1.1.1. Đề tài khoa học - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan báo chí ở nước ta hiện nay, do Ngô Mạnh Hà làm chủ nhiệm [44]. Từ việc đánh giá thực trạng báo chí và PTLĐ của Đảng đối với các cơ quan báo chí nước ta trong thời gian qua, các tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu đổi mới PTLĐ của Đảng đối với các cơ quan báo chí. Những giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với báo chí được đề cập sâu cần được tập trung thực hiện có hiệu quả là tiếp tục đổi mới việc ra nghị quyết lãnh đạo của Đảng về hoạt động của các cơ quan báo chí; tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với hoạt động của các cơ quan báo chí. - Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân do Phạm Ngọc Quang làm chủ nhiệm [84]. Các nhà khoa học đã luận chứng rõ hơn các vấn đề lý 8 luận về Đảng Cộng sản cầm quyền; PTLĐ của Đảng và các yếu tố liên quan. Nhóm tác giả đã nêu lên mối quan hệ của nội dung lãnh đạo và PTLĐ. Để thực hiện đúng và có hiệu quả nội dung lãnh đạo của Đảng, đòi hỏi phải có PTLĐ phù hợp để tác động đến đối tượng. Khi nội dung lãnh đạo thay đổi, PTLĐ cũng thay đổi theo. Theo các tác giả, PTLĐ cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: tổ chức bộ máy của Đảng và cơ chế vận hành, mối quan hệ, tác động qua lại giữa các bộ phận trong tổ chức bộ máy của Đảng; tổ chức bộ máy của Nhà nước, nguyên tắc phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước; cơ chế tổ chức bộ máy và mối quan hệ của các tổ chức đó, bộ máy của Đảng với các tổ chức CT - XH, trình độ đội ngũ cán bộ của Đảng, đạo đức và phong cách của những người lãnh đạo chủ chốt của Đảng; bối cảnh KT - XH trong nước và thế giới; nhận thức chính trị của quần chúng; trình độ phát triển của khoa học, công nghệ và khả năng sử dụng chúng để khoa học hóa, hiện đại hóa PTLĐ. Đây chính là những nội dung có giá trị tham khảo tốt khi nghiên cứu sinh luận giải những yếu tố tác động tới đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy BTB đối với CTTN. - Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng, do Nguyễn Văn Huyên làm chủ nhiệm [54]. Từ việc phân tích những nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng, nhóm tác giả đã chỉ rõ: Vấn đề mang tính nguyên tắc là đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng để trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền mà không trở thành chuyên quyền, độc đoán. Điều này đòi hỏi phương thức cầm quyền phải được đổi mới để đáp ứng tính đặc thù của điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. Trong nghiên cứu đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN có thể tham khảo những kết quả nghiên cứu của đề tài đó là trên một số khía cạnh: Một là, quan điểm của Hồ Chí Minh về PTLĐ của Đảng và xây dựng một đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh. Hai là, tính tất yếu của việc đổi mới phương thức cầm quyền để đáp ứng tính đặc thù của điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền. 9 Ba là, để có thể tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo trong điều kiện mới, đòi hỏi Đảng ta phải đáp ứng những yêu cầu mới: Tiếp tục nâng cao tính chính đáng của việc cầm quyền; đẩy mạnh thực hành dân chủ một cách rộng rãi; đảng lãnh đạo trên cơ sở “thượng tôn pháp luật”. - Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới do Trần Khắc Việt làm chủ nhiệm [130]. Đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc Chương trình Khoa học xã hội và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015”, Học viện Xây dựng Đảng (nay là Viện Xây dựng Đảng) thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức chủ trì. Sau khi đề tài được nghiệm thu nhóm tác giả đã xuất bản thành sách do PGS, TS Trần Khắc Việt, PGS, TS Nguyễn Văn Giang, TS Phạm Tất Thắng đồng chủ biên. Đây là tài liệu tham khảo có ý nghĩa quan trọng cho nghiên cứu sinh và là những gợi mở quan trọng, có tính định hướng. Trong nghiên cứu đổi mới PTLĐ của các tỉnh ủy vùng BTB đối với CTTN có thể tham khảo những kết quả nghiên cứu của đề tài ở một số nội dung sau: Thứ nhất, các quan niệm, khái niệm, nội dung, yêu cầu, nguyên tắc và những nhân tố quy định, chi phối việc đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước, MTTQ và các tổ chức CT - XH. Thứ hai, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về PTLĐ của Đảng Cộng sản
Luận văn liên quan